Tiểu luận Công nghệ sản xuất bìa carton, giấy vàng mã

Tóm tắt Tiểu luận Công nghệ sản xuất bìa carton, giấy vàng mã: ...ạng chất thải. 1.Khí thải. Một trong những vấn đề về phát thải khí đáng chú ý ở nhà máy sản xuất là mùi. Quá trình nấu tạo ra khí H2S có mùi rất khó chịu, methyl mercaptant, dimethyl sulphide. Các hợp chất này còn thường được gọi là tổng lượng lưu huỳnh dạng khử (TRS). Các hợp chất này được thoá..., sấy khô. Bảng: Thành phần nước thải của một số nhà máy sản xuất giấy và bột giấy với nguyên liệu là gỗ và giấy thải : II. Đánh giá mức độ ô nhiễm. Ô nhiễm không khí. Đối với công nghệ tái chế giấy ô nhiễm không khí không phải là vấn đề nghiêm trọng: -Nồng độ bụi, khí tại các cơ sở tái chế ...52 5 CO 0.14 0.13 Bảng ước tính lượng chất thải ô nhiễm khi áp dụng sản suất sạch II. Giải pháp khoa học kỹ thuật trong công đoạn xeo giấy. Trong quá trình tạo bột của công nghiệp xeo giấy, những chất hữu cơ (có thể chiếm tới 50% thành phần nguyên liệu như lignin, chất bán sợi, phụ gi...

docx28 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Công nghệ sản xuất bìa carton, giấy vàng mã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạch bột. Hóa chất sử dụng thường là: dung dịch nước Javen (NaCl + NaOCl); dung dịch nước Clo (Cl2); dung dịch xút NaOH.
 -Sau đó nguyên liệu được đem đi nghiền thủy lực, đánh tơi mục đích là tạo độ mịn cho bột khi bột giấy đã được nghiền mịn, bột giấy sẽ được làm đặc sệt (có sử dụng hóa chất). Tiếp đó bột giấy được đưa đến công đoạn xeo giấy để tạo tờ, tùy thuộc loại giấy và chất lượng giấy mà giấy sẽ được xeo khác nhau. Giấy sau xeo được đem đến công đoạn sấy đẻ làm khô giấy. Giấy sau sấy được cắt xén theo yêu cầu và bao gói thành sản phẩm.
I. Sơ đồ công nghệ sản xuất bìa carton.
 Nguyên liệu chính : Giấy phế liệu.
 Nguyên liệu phụ : kiềm, nhựa thông, chất tẩy trắng.
 Nguyên liệu sau khi được phân loại giấy, bìa, báo phế liệu được ngâm trong nước cho mủn sau đó được nghiền nhỏ, hòa loãng và đánh tơi tạo bôt. Bột giấy được xeo than bìa, sấy và được cuộn thành lô, hơi nước đươc cấp từ lò đốt than. Trong một số trường hợp Javen được sử dụng để tẩy trắng.
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
II. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy vàng mã.
 Nguyên liệu chính : bìa carton loại , giấy loại
 Nguyên liệu phụ: kiềm, nhựa thông, chất tẩy
Giấy phế liệu sau khi được phân loại,được ngâm vào dung dịch nước cho mủn sau đó được đưa đi ngâm kiềm và tẩy trắng bằng nước javen, nghiền nhỏ, pha loãng, và đánh tơi. Giấy vàng mã sau khi xeo được sấy bằng hơi nước cuộn vào lô cắt thành cuộn nhỏ và bao gói thành sản phẩm.
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG III
Nhận diện các dạng chất thải và đánh giá mức độ ô nhiễm
 I. Nhận diện các dạng chất thải.
 1.Khí thải.
 Một trong những vấn đề về phát thải khí đáng chú ý ở nhà máy sản xuất là mùi. Quá trình nấu tạo ra khí H2S có mùi rất khó chịu, methyl mercaptant, dimethyl sulphide. Các hợp chất này còn thường được gọi là tổng lượng lưu huỳnh dạng khử (TRS). Các hợp chất này được thoát ra từ quá trình nấu, khi phóng bột. các hợp chất mùi phát sinh khác có tỉ lệ tương đối nhỏ hơn so với TRS và có chứa hydrocarbons. Khí thải từ các lò hơi trong công đoạn sấy khô :CO, SO2 ,NO2.
 Một nguồn ô nhiễm không khí khác là do quá trình tẩy trắng bột giấy . Tại đây khí clo phân tử bị rò rỉ theo lượng nhỏ trong cả quá trình tẩy, hơi kiềm, hơi dung môi phát sinh trong công đoạn ngâm nguyên liệu trong NaOH và đánh tơi. Tuy nồng độ ô nhiễm không cao nhưng loại phát thải này cực kì độc hại.
 Hoạt động của các cơ sở sản xuất giấy tái chế, sử dụng lò hơi cung cấp nhiệt cho máy xeo giấy, công đoạn sấy khô đã tiêu thụ một lượng lớn than (khoảng 500 tấn than/ngày), khí thải phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu cho các nồi hơi không được xử lý (có chứa các khí độc hại như SO2 ,CO, NOx) thải trực tiếp ra môi trường . Các ô-xít lưu huỳnh được sinh ra từ các nhiên liệu có chứa sulphur (như than đá, dầu FO,...) được sử dụng cho nồi hơi để tạo hơi nước. Phát thải bụi cũng được quan sát thấy tại một số lò hơi đốt than khi không có đủ các thiết bị kiểm soát bụi(cyclon, túi lọc, ép...).một lượng nhỏ bụi cũng được thoát ra khi cắt bao gói thành sản phẩm. Bên cạnh những loại phát thải này còn có rất nhiều loại phát thải tức thời khác từ quá trình sản xuất.
 2. Chất thải rắn.
 Chất thải rắn bao gồm : băng gián, ghim sắt, kim loại, nilon thu được từ khâu phân loại nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra, đó là bùn, tro, tạp sàng, phần tách loại từ quá trình ngâm kiềm, ngâm tẩy,làm sạch ly tâm, cát và sạn. Nguồn chính của bùn là cặn của bể lắng, và cặn từ tầng làm khô của trạm xử ký nước thải. Bên cạnh đó khi sử dụng than, xỉ và phần than chưa cháy từ lò hơi cũng là nguồn thải rắn cần phải được thải bỏ một cách an toàn. Giấy vụn, giấy lỗi, giấy rách từ công đoạn cắt, bao gói để ra sản phẩm cuối cùng.
 3.Nước thải.
 Tùy theo công nghệ và sản phẩm, lượng nước cần thiết để sản xuất 1 tấn giấy thành phẩm dao động từ 80 m3 đến 450m3. Vì vậy lượng nước thải ra từ ngành công nghiệp này cũng rất lớn, nước thải ngành giấy chủ yếu là dịch đen từ công đoạn nấu, tẩy trắng và xeo giấy. Có hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, COD cao, đặc biệt trong nước thải nhà máy giấy thường chứa nhiều lignin, chất này khó hòa tan và khó phân hủy, có khả năng tích tụ sinh học trong cơ thể sống như các hợp chất clo hữu cơ. Nguồn nước thải này nếu không xử lý triệt để và thải trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của sinh vật và sức khỏe của con người. 
Hiện nay có khoảng 100 nhà máy giấy đang hoạt động trong cả nước.Trong công nghệ sản xuất giấy và bột giấy nói chung và theo công nghệ giấy tái chế nói riêng thì phần nước thải từ nhà máy giấy chủ yếu là nước thải từ khâu xeo giấy, và ngâm tẩy nguyên liệu ,tạp chất cơ bản là cặn lơ lửng (thường là xơ sợi giấy, bột độn, bột màu, phụ gia), thành phần chất hữu cơ thường không quá cao, BOD5 của nước xeo thường dao động từ 150 ÷ 350 mgO2/L. Đối với các nhà máy có sản xuất bột giấy thì loại nước thải đậm đặc và khó xử lý nhất nước thải dịch đen, lượng kiềm dư có thể lên tới 20 g/L, COD dao động ở mức hàng chục ngàn tới 100.000 mg/L. Đối với các nhà máy sản xuất giấy từ giấy thải thì thành phần ô nhiễm chủ yếu là SS, COD, và BOD5 với nồng độ cao. 
 Mức độ ô nhiễm của nước thải phụ thuộc vào từng loại công nghệ sản xuất giấy và bột giấy.Qua khảo sát một số cơ sở sản xuất giấy tại Việt Nam, các dòng thải chính của nhà máy sản xuất bột giấy và giấy (mẫu được lấy tại đầu ra nước thải của các cơ sở sản xuất) bao gồm:
 -Dòng thải rửa nguyên liệu chứa các chất hữu cơ hoà tan, cát, thuốc bảo vệ thực vật, v.v...
 - Dòng thải của quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hoà tan, các hoá chất và một phần xơ sợi gọi là dịch đen. Dịch đen, theo thuật ngữ củangành giấy có nồng độ chất khô khoảng 25÷35 %, tỉ lệ giữa chất hữu cơ và vô cơ là 70:30. 
 - Ngoài ra, trong quá trình tạo bột xeo giấy, để tạo nên sản phẩm đặc thù (giấy vàng mã, bìa các-tông), người ta còn sử dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác. Những chất này nếu không được xử lý mà xả thẳng ra sông ngòi sẽ làm ô nhiễm nặng nguồn nước.
 Dòng thải từ công đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương pháp hoá học và bán hoá học chứa các hợp chất hữu cơ, vô cơ, các chất thải sơ cấp có thể phản ứng với nhau tạo ra chất thải thứ cấp với mức độ độc hại cao hơn, có thể gây ra tích tụ sinh học trong cơ thể sống như các hợp chất hữu cơ. Dòng thải này có độ màu, giá trị BOD và COD cao.
 - Dòng thải từ quá trình nghiền bột và sản xuất giấy chủ yếu chứa sợi xơ mịn, bột giấy lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh....
 - Nước ngưng tụ như là dòng thải từ quá trình ngưng tụ trong hệ thống xử lý để thu hồi hóa chất từ dung dịch đen. Mức độ nhiễm của dòng thải phụ thuộc vào nguyên liệu và công nghệ sản xuất
 - Nước thải từ quy trình sản xuất giấy chủ yếu chứa bột giấy và các chất phụ gia. Nó được tách ra từ quy trình sản xuất giấy như là trong quá trình khử nước và ép giấy, sấy khô. 
 Bảng: Thành phần nước thải của một số nhà máy sản xuất giấy và bột giấy với nguyên liệu là gỗ và giấy thải :
II. Đánh giá mức độ ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí.
 Đối với công nghệ tái chế giấy ô nhiễm không khí không phải là vấn đề nghiêm trọng:
-Nồng độ bụi, khí tại các cơ sở tái chế giấy thường vượt cho phép 5÷20 lần.
-Tiếng ồn thường xuyên từ 90-110 dB
-Ô nhiễm bụi khí thải do các lò đốt ,lò hơi dẫn đến nồng độ SO2 và NOx vượt tiêu chuẩn từ 2,5÷5 lần.
 2. Ô nhiễm môi trường nước.
 Ngành công nghiệp giấy nói chung công nghệ sản xuất giấy tái chế nói riêng lại là một trong những ngành gây ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt đối với các nguồnnước.So với nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác, ngành giấy có mức độ ô nhiễm cao và dễ gây tác động đến con người và môi trường xung quanh do ô nhiễm từ nguồn nước thải xử lý không đạt yêu cầu. 
 Công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn rất lạc hậu. Để sản xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng từ 30÷100 m3 nước,trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7÷15 m3/tấn giấy. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn đưa ra sông, rạch lượng nước thải khổng lồ.
 Trong các cơ sở công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình PH=9 ÷ 11, chỉ số BOD có thể lên đến 700mg/l và chỉ số COD có thể lên đến 2.500mg/l. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt nước có chứa cả kim loại nặng, lignin (dịch đen), phẩm màu, xút, các chất đa vòng thơm, clo hoá là những hợp chất có độc tính sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thư, rất khó phân huỷ trong môi trường. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải vượt nhiều lần so với quy chuẩn cho phép: BOD5 vượt từ 4.5 ÷ 13 lần; COD vượt từ 6.2 ÷ 19 lần. Chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 17 ÷ 18 lần. Đặc biệt các hóa chất dặc trưng như Cl- vượt từ 7 ÷ 21 lần. Tổng lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất thải ra bên ngoài khoảng 5000m3/ngày đêm.Có những nhà máy giấy, lượng nước thải lên tới 4.000 ÷ 5.000m3/ngày, các chỉ tiêu BOD, COD gấp 10 ÷18 lần tiêu chuẩn cho phép; lượng nước thải này không được xử lý mà đổ trực tiếp ra môi trường. 
Dưới đây là bảng thông số
Ô nhiễm của nhà máy giấy và bột giấy điển hình tại Việt Nam
 Thông số
 Giá trị
Lưu Lượng (m3/t)
 150 - 300
BOD5 (kg/t)
 90 - 330
COD (kg/t)
 270 - 1200
SS (kg/t)
 30 - 50
 Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy (QCVN 12:2008/ BTNMT) ta có bảng giá trị nồng độ của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy khi thải vào các nguồn nước tiếp nhận nước thải:
STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị C
A
B
Cơ sở chỉ sản xuất giấy (B1)
Cơ sở có sản xuất bột giấy (B2)
1
pH
6-9
5.5-9
5.5-9
2
BOD5 ở 200C
mg/l
30
50
100
3
COD
Cơ sở mới
mg/l
50
150
200
Cơ sở đang hoạt động
mg/l
80
200
300
4
TSS
mg/l
50
100
100
5
Độ màu
Cơ sở mới
Pt-Co
20
50
100
Cơ sở đang hoạt động
Pt-Co
50
100
150
6
Halogen 
mg/l
7.5
15
15
Bảng: Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép
Trong đó 
 Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy khi thải vào các nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
 Cột B quy định giá trị C của các thông số làm cơ sở tín toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải cuae cơ sở chỉ sản xuất giấy(không sản xuất bột giấy) hoặc cơ sở sản xuất bột giấy, liên hợp sản xuất giấy và bột giấy khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
CHƯƠNG IV
Các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất giấy bìa carton , giấy vàng mã.
 I. Sản xuất sạch hơn.
 Là việc sử dụng hiệu quả nguyên liệu và năng lượng cũng như tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
 1. Các giải pháp giảm thiểu chất thải.
 Giải pháp giảm thiểu chất thải tại nguồn để tìm hiểu tận gốc nguồn phát sinh ô nhiễm nhằm đánh giá , phân tích tìm hiểu quá trình sản xuất và sự quản lý của cơ sở sản xuất tránh phát sinh thêm dòng thải ra môi trường.
Giải pháp thay đổi công suất cấp khí cho lò hơi: để tiết kiệm nguồn nhiên liệu mà chúng ta hay bỏ qua như lượng than dùng để đốt chưa được sử dụng hiệu quả , do đó dẫn đến sự lãng phí nhiên liệu làm cho nồng độ của các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình đốt thải ra môi trường.
T
T 
Tác nhân nhiễm 
ô 
 Trước khi áp dụng 
SXSH 
Khi 	áp 
dụng SXSH 
1 
Xỉ 
76.5 
74.7 
2 
Bụi 
1.83 
1.7 
3 
CO2 
1452.04 
1419 
4 
SO2 
5.87 
5.73 
5 
CO 
0.14 
0.125 
 Ước tính tải lượng chất thải ô nhiễm sau khi áp dụng SXSH
 2. Giải pháp tuần hoàn nước ngưng. 
 Giả sử tuần hoàn được 11,09 tấn nước ngưng cho tất cả 2 máy xeo( áp dụng cho quy mô sản xuất 4.36 tấn/ngày) với định mức là 0.11 Kwh/tuần nước,ước tính lượng điện tiết kiệm được là do không tuần hoàn được 11.09 tấn nước.với phương pháp này lượng than tiêu thụ sẽ giảm được 3÷4 % dẫn tới giảm lượng bụi và ô nhiễm không khí phát sinh.
S
T
T 
Tác 	nhân nhiễm 
ô 
Trước khi chưa áp dụng SXS 
Khi 	áp 
dụng SXS 
1 
Xỉ 
76.5 
73 
2 
Bụi 
1.83 
1.72 
3 
CO2 
1452.04 
1364.7 
4 
SO2 
5.87 
5.52 
5 
CO 
0.14 
0.13 
 Bảng ước tính lượng chất thải ô nhiễm khi áp dụng sản suất sạch
 II. Giải pháp khoa học kỹ thuật trong công đoạn xeo giấy.
 Trong quá trình tạo bột của công nghiệp xeo giấy, những chất hữu cơ (có thể chiếm tới 50% thành phần nguyên liệu như lignin, chất bán sợi, phụ gia chất khoáng, chất có thể chiết xuất, loại đa đường) sẽ xuất hiện trong dịch thải và sẽ gây ô nhiễm nặng đối với môi trường nếu không kịp thời thu hồi được dịch đen.
Dịch đen là dịch thải chưng nấu cũng là nguồn tài nguyên tái sinh trong quá trình tạo bột xeo giấy , bao gồm 70% chất rắn hữu cơ có thể thu hồi để ttais sử dụng và 30% chất rắn vô cơ . Vì vậy mà mức độ ô nhiễm từ nước thải công nghiệp xeo giấy tỷ lệ nghịch với khả năng thu hồi dịch đen.
Những chất ô nhiễm chủ yếu của nghành tạo bột xeo giấy đối với các nguồn nước bao gồm :
Vật huyền phù : là những hạt rắn không chìm trong nước , bao gồm chất vô cơ, cát bụi, quặng hoặc những chất hữu cơ như dầu , cặn hữu cơ . Nhiều vật huyền phù xả xuống nguồn nước dần dần sẽ hình thình các bãi sợi và tạo ra quá trình lên men , từ đó tiêu hao oxy hòa tan trong nước làm ảnh hưởng sự sống các sinh vật trong nước , gây cản trở các hoạt động bình thường
Các vật chất có độc : rất nhiều vật chất có độc đối với sinh vật xuất hiện trong nước thải của công nghiệp giấy như colophon và axit béo không bão hòa trong dịch đen , dịch thải của đoạn tẩy trắng , dịch thải rút xút .
Bên cạnh các vật chất độc hại trên , nước thải của nghành công nghiệp giấy cũng làm ảnh hưởng trầm trọng tới chỉ số PH của nguồn nước , hoặc ngăn cản ánh sang tác động đến quá trình quang hợp , từ đó làm mất cân bằng sinh thái trong môi trường nước .
Xử lý ô nhiễm ở công đoạn này chia làm hai phần : xử lý trong nhà xưởng và xử lý ngoài nhà xưởng . Xử lý ngoài nhà xưởng gồm 3 cấp : sử dụng vòng tuần hoàn để thu hồi , tái tận dụng , xử lý các vật chất trước khi thải ra môi trường . Xử lý trong nhà xưởng có những biện pháp thiết thực xử lý hoặc làm giảm bớt ô nhiễm phát sinh ngay trong quá trình sản xuất .
Những biện pháp xử lý trong nhà xưởng có hiệu quả kinh tế cao hơn , tiết kiệm năng lượng và nước , thu hồi khá triệt để những thành phần có ít. Trình độ xử lý chất thải trong nhà xưởng càng cao thì chi phí xử lý ngoài nhà xưởng càng thấp . Vì vậy cần phải áp dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến để xử lý tốt ngay trong nhà xưởng.
 III. Các biện pháp xử lý ô nhiễm không khí.
Đối với công nghệ tái chế giấy ô nhiễm không khí không ảnh hưởng tới mức nghiêm trọng nhưng cần phải xử lý triệt để vấn đề này để đáp ứng lượng chất thải ra môi trường không khí , ta có một số biện pháp sau :
 -Phải điều chỉnh và bảo dưỡng định kỳ các chi tiết truyền động của thiết bị ( các máy xeo giấy , máy nghiền  ) để giảm thiểu tiếng ồn .
 -Thiết kế lắp đặt các hệ thống hút khí tại các vị trí phát sinh chất ô nhiễm độc hại , nâng cao ống khói lò hơi 
 IV. Các biện pháp xử lý môi trường nước.
 1. Xử lý thu hồi xơ sợi.
 Nước thải từ các cơ sở tái sinh giấy chứa nhiều xơ sợi và bột giấy có kích thước nhỏ bị lọt qua nước xeo , chỉ cần tách tận thu xơ sợi này ngay cả tại tùng cơ sở sản xuất trước khi nhập dòng thải chung để xử lý .để tách xơ sợi và bột giấy trong nước thải có thể áp dụng các biện pháp sau:
 a. Xây dựng bể lắng : Đơn giản và hiệu quả nhất là xây dựng bể lắng ngang định kỳ nạo vét tận thu lại lượng xơ sợi lắng ở dưới bể.lựa chọn thiết kế điển hình bể lắng ngang chiều dài l= 18m,bề rộng b=3m,thời gian lưu nước thải t= 1h,số ngăn bể lắng N= 1,chiều cao của bể H= 3.5 m.kết quả là có thể tận thu được 50÷60 % lượng bột giấy.
 b. Kết hợp bể lắng và lọc túi: cho dòng nước thải chảy vào túi lọc( bằng vải hay bao tải xác rắn) và đặt nằn ngang ở ngay bể vào của các bể lắng.xơ sợi và bột giấy mịn được giữ lại trong túi.khi một túi nào đó đã đầy xơ sợi thì đóng cửa nước thải vào ngăn đó và thay bằng túi mới .xơ sợi trong túi sau khi được tách nước sẽ tận thu đem trộn với nguyên liệu đầu ở bể ngâm kiềm như vậy sẽ giảm được tiêu hao nguyên liệu giấy vụn và giảm chất ô nhiễm trong dòng thải giảm nhẹ khâu xử lý phía sau.kết quả là 60-65% lượng xơ sợi nhưng không thuận lợi trong khâu vận hành vì phải thay thế túi lọc định kỳ và chọn loại giấy bọc phù hợp do bột giấy có thể chứa kiềm và một số loại hóa chất tẩy
 c. Kết hợp tuyển nổi và lắng:đây là biện pháp tách xơ sợi trong nước thải triệt để hơn.ở đầu bể lắng được bố trí bộ phận phân phối để cấp khí vào nước thải có kích thước bột mịn( khoảng 0.2mm) xơ sợi và bọt khí sẽ bám xung quanh các bọt khí và nổi lên trên bề mặt.trên bề mặt bể lắng có bố trí bánh xe gạt xơ bột vào máng thu riêng.sau đó định kỳ đưa xơ tận thu về trộn với nguyên liệu giấy vụn ở bể ngâm kiềm.
1
2
3
4
5
 Sơ đồ xử lý nước thải của cơ sở giâý
 1-Bể lắng cát ; 2-Bể điều hòa ; 3-Bể tuyển nổi 
 4-Hồ sinh học ; 5-Ngăn thu hồi 
 d. Phương pháp xử lý bằng hồ sinh học hiếu khí( có thông khí nhân tạo).
 Công nghệ xử lý nước thải trong quá trình sản xuất giấy thường được chọn là phương pháp sử lý bùn hoạt tính kết hợp với hồ thông khí tức là phương pháp sử lý hồ sinh học hiếu khí kết hợp với làm thoáng nhân tạovề cơ bản cũng giống như quá trình sử lý trong bể aeroten nhưng không có tuần hoàn bùn và thời gian lưu lượng lớn theo phương pháp này hồ ổn định nước thải hiếu khí phải được thiết kế sao cho có điều kiện thoáng khí tốt nhất từ bề mặt xuống đáy hồ.có thế tăng cường thoáng khí bằng các thiết bị sục khí bề mặt,bố trí 1÷ 2 cách khuấy bề mặt đặt trên 3 phao nổi .Thời gian lưu trung bình khoảng 10 ngày thuy nhiên với ao tăng cường thoáng khí thời gian có thể ngắn hơn.
 e. Phương pháp hấp thụ băng bentonit. 
 Đối với công nghệ tái sản xuất giấy có sử dụng phẩm màu hiệu quả của quá trình làm sạch dòng thải bằng bentonit phụ thuộc vào thành phần của nước thải. Với mẫu chất thải có COD cao với độ màu cao thì lượng bentonit thích hợp dao động trong khoảng 1,0÷2,1 Kg/m 3 nước thải. Sau khi lọc hiệu quả sử lý đạt 96÷98% và có thể thải trực tiếp vào nguồn thải lượng bùn này có thể sử dụng trong nông nghiệp. 
 Đặc điểm nổi bật trong phương pháp này là sử dụng bentonit là một chất hấp thụ hữu cơ trong nước thải.Đây là nguyên liệu rất dễ kiếm, có nhiều trong thiên nhiên, giá thành rẻ và rất phù hợp với điều kiện kinh tế. 
Nước thải
betonit
Thiết bị hấp thụ 
màu
Khuấy trộn 20 phút
Lắng 30
-
 phút
60
Lọc
bentonit
Sơ đồ hệ thống thiết bị xử lý nước thải có phẩm màu bằng 
bentonit
 1- Bể chứa nước thải ; 2-Bơm nước thải 
 3-Thiết bị khuấytr ; 4- Bể chứa và làm khô bùn 
 5- Bơm lọc thiết bị ; 6-Thiết bịlọc
 7-Máng dẫn nước đã xử lý
 Quy trình công nghệ :
 Nước thải có màu trong quá trình sản xuất giấy được dẫn vào bể chứa,có bố trí một tấm lước mịn để thu hồi các sợi bột giấy bị kém theo dòng thải.Sau đó nước được bơm vào thiết bị khuấy trộn có chứa lượng bentonit thích hợp và khuấy trộn liên tục trong 15 đến 20 phút để bentonit có đủ thời gian hấp thụ màu và chất hữu cơ có trong chất thải.Để hỗn hợp nước và bentonit lắng khoảng từ 30-60 phút, sau đó tháo phần bùn xuống bể chứa bùn thải.
 f. phương pháp sử lý hiếu khí bằng phương pháp Aroten. 
 Phương pháp sử lý hiếu khí dối với nước thải từ quá trình sản xuất giấy không sử dụng màu áp dụng với nồng độ COD tơi 3000 mg/l. Hệ thống này có thể làm việc liên tục hay gián đoạn.
 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Sơ đồ hệ thống thiết bị sử lý nước thải tái chế giấy không có phẩm màu.
1 - Bể chứa nước thải ; 2- Bơm nước thải ; 3- Máy thổi khí 
4 - Bể aroten ; 5- Ống phân phối khí ; 6- Bể tiêu hủy khí bùn 
7- Thùng chuẩn bị chất dinh dưỡng(N.P)
Kết Luận
Trên đây là toàn bộ sơ lược về công nghệ tái chế giấy,một ngành công nghiệp đang phát triển tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.Khi mà ô nhiễm môi trường do các ngành công nghiệp khác thải ra đang là một vấn đề lớn,đáng lo ngại thì công nghiệp tái chế nói chung và công nghệp tái chế giấy nói riêng là một giải pháp hữu hiệu nhất giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_cong_nghe_san_xuat_bia_carton_giay_vang_ma.docx