Tiểu luận Lịch sử Việt Nam
Tóm tắt Tiểu luận Lịch sử Việt Nam: ... cách mạng Việt Nam trong tình tình mới. Điều đó chỉ ra yêu cầu bức thiết của phong trào yêu nước Việt Nam thời điểm này cần nhanh chóng thoát khỏi những bế tắc của thời đại. Và quan trọng là mau chóng tìm ra một hệ tư tưởng mới chỉ đạo cho con đường cứu nước giành độc lập tự do. Những chuyển biến ...ưởng trong nhân dân càng lớn, thực tế phong trào đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết yêu nước sôi nổi. Đông Kinh nghĩa thục trở thành nguy cơ lớn đối với thực dân Pháp ở Việt Nam. Chính vì vậy, cuối năm 1907, thực dân Pháp bắt đầu bắt đóng cửa trường. Năm 1908, pháp bắt các sĩ phu Đông Kinh nghĩa...ủa ông mới dừng lại ở bên ngoài, chưa bắt nguồn từ những nhận thức, tư tưởng. Nhưng sự kiện này cũng chứng tỏ Phan Bội Châu luôn là người yêu nước nhiệt thành, thực sự cầu thị, sẵn sàng thay đổi phương châm, đường hướng miễn là đạt được mục đích cuối cùng. Tháng 6 năm 1925, thực dân Pháp bắt Phan Bộ...
ình, những người tiếp nối trực tiếp phong trào vũ trang kháng Pháp cuối thế kỉ XIX, đã đứng ra tiếp nhận và truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây vào nước ta. Hơn nữa, tư tưởng này du nhập vào nước ta lúc bấy giờ chủ yếu từ Nhật Bản, Trung Quốc qua Tân thư, Tân văn đã bị biến dạng qua cái nhìn của những nhà tư tưởng theo chế độ quân chủ lập hiến. Nền giáo dục Pháp-Việt chưa phát triển, tư tưởng dân chủ tư sản từ Pháp chưa ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam. Vì thế, tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá lúc này chưa sâu sắc và thiếu hệ thống. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là hai đại diện tiêu biểu cho lực lượng trí thức Nho học tư sản hóa tiếp thu tư tưởng tiến bộ vào những năm cuối thế kỉ XIX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Cả hai Cụ đều còn mang trong mình ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến và chưa xóa sạch những hạn chế của chế độ lỗi thời. Giai cấp tư sản dân tộc là tiền đề quan trọng cho sự xuất hiện và tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản. Nhưng đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới trở thành một giai cấp. Tuy nhiên, tư sản Việt Nam rất non yếu do bị tư sản nước ngoài và chính quyền thực dân chèn ép, số lượng có tăng lên nhưng vẫn còn ít. Tư sản Việt Nam là con đẻ của chính sách thuộc địa, yếu kém về kinh tế, bạc nhược về chính trị, nặng nề về tư tưởng cải lương. Đó là nguyên nhân tư sản Việt Nam không thể đưa khuynh hướng dân chủ tư sản lên thành một cuộc cách mạng triệt để. Còn tầng lớp trí thức tiểu tư sản là những người tham gia trực tiếp vào cuộc cách mạng nhưng đặc điểm chung là chưa bao giờ họ thực hiện triệt để. Họ không là một giai cấp mà đứng ở tầng lớp trung gian. Xét về mặt tư tưởng giai cấp và giá trị kinh tế, tầng lớp tiểu tư sản trí thức không đại diện cho một phương thức sản xuất cụ thể để đưa ra những đường lối chính trị. Họ cũng không đại diện cho quyền lợi của giai cấp nào mà thường nhờ một giai cấp khác đại diện cho quyền lợi của mình. Vì thế trong cách mạng đã có những lúc quyền lợi của họ bị người đại diện tước đoạt. Các tầng lớp tiểu trí thức, do đời sống kinh tế bấp bênh nên họ dễ hoang mang, dao động. Trí thức Nho học xuất thân từ xã hội phong kiến khi tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào đã chuyển hoạt động của mình theo khuynh hướng mới-khuynh hướng dân chủ tư sản. Hay những tầng lớp trí thức Tây học sau này trong Tâm Tâm xã, Tân Việt lúc đầu đứng trên lập trường của giai cấp tư sản đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhưng khi chủ nghĩa Mác-Lênin có ảnh hưởng sâu rộng thì các tổ chức này cũng dần dần phân hóa, ngã ngũ sang khuynh hướng vô sản. Vì không có lập trường chính trị rõ ràng nên thiếu cơ sở trong quần chúng, quần chúng bị lôi kéo đấu tranh chủ yếu vì tinh thần dân tộc. Một nguyên nhân mang tính chủ quan khác nữa là nền tảng kinh tế-xã hội của Việt Nam bấy giờ cho hệ tư tưởng tư sản là không vững chắc. Một mặt, nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX là nửa tư bản, nửa phong kiến; mặt khác, giai cấp tư sản thì số lượng không nhiều mà thực lực yếu kém và các tư tưởng dân chủ thì đều du nhập từ nước ngoài, Giai cấp tư sản Việt Nam được hình thành rất muộn, thậm chí còn sau cả giai cấp công nhân. Sự yếu kém và hình thành muộn của giai cấp tư sản biểu hiện ngay trong những phong trào đấu tranh của nó. Những đại diện đầu tiên cho khuynh hướng này không phải là các nhà tư sản, mà lại chính là các sĩ phu Hán học, có tinh thần yêu nước và thức thời trong việc đi theo tư tưởng tiến bộ. Hơn thế, giai cấp tư sản cũng có sự phân tán, không chỉ về mặt nguồn gốc và còn về mặt tư tưởng và thái độ chính trị. Ngay cả trong những phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu tiên đã có sự khác nhau giữa đường lối giữa bạo lực và hòa bình (Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh). Trong thời gian sau đó là sự khác biệt phong trào quốc gia cải lương với phong trào quốc gia cách mạng; và trong thời kì cuối cùng là bạo động vũ trang của Việt Nam Quốc Dân Đảng với một trong những đảng phái tiêu biểu khác là Đảng Tân Việt ngày càng ngả theo khuynh hướng cộng sản. Một nền tảng trong nước không vững chắc của khuynh hướng dân chủ tư sản còn biểu hiện ở các phong trào ở Việt Nam lúc đầu, dù ít hay nhiều đều phải dựa vào lực lượng bên ngoài. Đó là việc Phan Bội Châu cầu viện Nhật Bản, Phan Châu Trinh mong dựa vào Pháp để duy tân. Dường như hai ông không phải tự bản thân có chủ trương dựa vào bên ngoài, mà là một lực lực quá kém của tư sản Việt Nam buộc họ phải lựa chọn việc tìm kiếm một chỗ dựa vững chắc hơn. Bên cạnh khuynh hướng cải lương, cũng có những phong trào dựa vào thực lực trong nước, tiêu biểu với Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhưng sau cùng cũng thất bại cùng với khởi nghĩa Yên Bái vào năm 1930. Nguyên nhân thất bại của tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam cũng xuất phát từ bản thân khuynh hướng này. Bản chất của khuynh hướng tư tưởng tư sản, suy cho đến cùng, là đối lập lại giai cấp công nhân và người lao động. Vậy nên khi xã hội Việt Nam chuyển từ chế độ phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản hay đúng hơn là thực dân nửa phong kiến, chưa qua một cuộc cách mạng tư sản, thì giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam cũng đã biết đến bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Do đó, khuynh hướng tư sản khó có thể tập hợp được lực lượng công nhân, nông dân thực sự đông đảo cho phong trào của mình, mà nó lôi kéo mọi người tham gia đấu tranh chủ yếu dựa vào tinh thần dân tộc hơn là các mục tiêu dân chủ, công bằng xã hội. Khuynh hướng dân chủ tư sản cũng không tạo được thế lực đủ mạnh do: Thứ nhất, bởi vì các phong trào đấu tranh thật sự đều không có một đường lối đúng đắn, cụ thể và lâu dài, chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau để cùng chống Pháp. Phan Bội Châu đã nhiều lần thay đổi quan điểm về đấu tranh. Phan Châu Trinh chủ trương duy tân, khuyến học, nhưng không chỉ rõ được sau đó làm gì. Phong trào đấu tranh của tư sản sau chiến tranh thì chủ yếu nhằm đòi quyền lợi kinh tế và “một chút dân chủ do Pháp ban cho”. Đảng Tân Việt thì “tùy tình hình mà bạo động hay hòa bình” và liên lạc với các tổ chức cách mạng “xem chủ trương của họ thế nào”. Quốc Dân Đảng là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của phong trào tư sản thì lại lấy khủng bố, ám sát, “không thành công cũng thành nhân”, Rõ ràng vai trò của đảng cách mạng là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự thành hay bại của cách mạng nhưng dường như các tổ chức của khuynh hướng tư sản không đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thứ hai, hệ tư tưởng dân chủ tư sản không tạo ra được thế lực lớn từ bình diện quốc tế cho cách mạng, hầu như đơn độc đối đầu với không chỉ thực dân Pháp, mà là cả một hệ thống các nước tư bản. Ở đây, có thể thấy sự khác biệt giữa hệ tư tưởng tư sản và cộng sản bấy giờ. Từ những năm 1920, hệ tư tưởng cộng sản chống lại đế quốc không những được sự hậu thuẫn của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mà cả của nhân dân trong nước cũng như sự hậu thuẫn từ chủ nghĩa cộng sản quốc tế đang bùng phát mạnh mẽ và chuyển dần sang thế tấn công. Còn khuynh hướng dân chủ tư sản thì không có ưu thế đó. Những hạn chế của nó về cả đường lối đấu tranh, lực lượng trong nước và sự ủng hộ bên ngoài cũng là một nguyên nhân góp phần đưa đến thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam, khuynh hướng dân chủ đã “không gặp thời”. Điều đó một mặt thể hiện ở lực lượng trong nước chưa vững mạnh cho khuynh hướng tư tưởng này “bám rễ”. Hơn thế nữa, con đường đấu tranh ôn hòa, tiêu biểu với phong trào Duy Tân và khuyến học như của Phan Châu Trinh chỉ có thể thắng lợi trong điều kiện Việt Nam còn chưa bị đô hộ, và con đường bạo động của Phan Bội Châu chưa đủ sức lay chuyển chính quyền thực dân PhápVậy nên có thể nhận xét về thời gian mà các cuộc đấu tranh tư sản ở Việt Nam diễn ra là: nền tảng của các phong trào thì quá yếu mà chủ nghĩa đế quốc thì đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh đến nổi đầu thế kỉ XX, không có một phong trào dân tộc chống đế quốc nào có thể thành công được. Mặt khác, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam có những bước tiến trong đấu tranh dân tộc bằng việc thành lập các chính đảng tư sản nhưng đó cũng chính là lúc khuynh hướng dân chủ tư sản đã dần trở nên lạc hậu khi so sánh nó với tư tưởng cộng sản chủ nghĩa đã thành công rực rỡ ở nước Nga năm 1917 và ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang phương Đông. Ở Việt Nam, nhờ có những tiền đề về mặt xã hội và những bước đi thích hợp, chủ nghĩa cộng sản ngày càng lấn át khuynh hướng tư sản trong những năm cuối thập niên hai mươi của thế kỉ XX. Nếu nhìn nhận về sự cạnh tranh của hai khuynh hướng này để giành lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc thì tư tưởng dân chủ tư sản rõ ràng thua kém. Từ năm 1930, nó chính thức phải nhường chỗ cho khuynh hướng đấu tranh cộng sản chủ nghĩa. Thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái là một nhân tố dẫn đến sự chấm dứt của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam. Với những nguyên nhân như thế, có thể nhận thấy rằng khuynh hướng đấu tranh dân chủ tư sản tất yếu sẽ thất bại ở Việt Nam. Nguyên nhân thất bại của nó xuất phát từ nền tảng kinh tế-xã hội không vững chắc và sự phân tán về tư tưởng, non yếu về kinh tế lẫn chính trị của giai cấp tư sản dân tộc. Từ chính những đường lối của khuynh hướng tư sản không phù hợp với tình hình thực tế của các phong trào, và từ những điều kiện lịch sử hạn chế của nó. Phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thất bại là do thiếu hẳn một lực lượng cách mạng đông đảo và tính cố kết, thiếu một chính đảng có tổ chức chặt chẽ, sáng suốt và thiếu hẳn một thời cơ cách mạng, nên thực dân Pháp đủ sức để đàn áp. Đặc biệt, tư tưởng dân chủ tư sản từ sau cách mạng Tháng Mười Nga đã bị thời đại vượt qua, đối với Việt Nam, nó không còn tiến bộ và phù hợp nữa. II.5. Vị trí của khuynh hướng dân chủ tư sản trong cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam Dù thất bại, song các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản vẫn có một vị trí quan trọng trong cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam. Vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, hệ tư tưởng phong kiến không còn ý nghĩa tiến bộ, đủ sức đảm nhiệm vai trò lịch sử để chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc, phát triển xã hội. Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước diễn ra sâu sắc, trầm trọng trên đất nước ta. Việc tìm lối ra cho khủng hoảng là nhu cầu nóng bỏng nhất của dân tộc lúc bấy giờ. Trong lúc cách mạng Việt Nam đang bế tắc thì xuất hiện một tư tưởng mới giải quyết yêu cầu lịch sử đặt ra, đó là tư tưởng dân chủ tư sản. Thời đại đã tạo cho tư tưởng này một “thế đứng tiến bộ” vì tính đến lúc đó, trước cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, chưa có một tư tưởng nào vượt qua. Do đặc điểm của cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là nước thuộc địa nửa phong kiến nên các khuynh hướng chính trị-tư tưởng không thể tách rời các phong trào đấu tranh chống Pháp để giải phóng dân tộc. Do đó, một tư tưởng mới du nhập vào Việt Nam trong cơn khủng hoảng, nó được tiếp nhận nồng nhiệt và nhanh chóng phát triển thành phong trào đấu tranh rầm rộ với nhiều hình thức khác nhau. Tư tưởng dân chủ tư sản xuất hiện đúng lúc, đem đến cho nhân dân một niềm hy vọng, một niềm tin mới. Tư tưởng dân chủ tư sản còn có tác dụng lớn trong việc bồi đắp thêm lòng yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân trong lúc khuynh hướng cứu nước cũ đã mất vai trò lãnh đạo. Bên cạnh đó, tư tưởng này còn thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức tiên tiến tiếp nhận một con đường mới, một giải pháp cứu nước mới phù hợp với xu thế thời đại đáp ứng nguyện vọng nhân dân. Trong cách mạng Việt Nam, khuynh hướng dân chủ tư sản còn có một ý nghĩa lớn. Đó là việc truyền bá sâu rộng tư tưởng dân tộc-dân chủ trong nhân dân qua các phong trào yêu nước. Yêu cầu chống đế quốc và chế độ phong kiến lần đầu tiên được đặt ra trong xã hội Việt Nam. Chống xâm lược giành độc lập dân tộc là vấn đề không gì mới mẻ đối với bề dày truyền thống yêu nước, tự cường của dân tộc Việt Nam. Nhưng chống phong kiến đòi dân chủ lại là vấn đề mang tính “cách mạng tư tưởng” đối với nước ta khi hệ tư tưởng Nho giáo đã ảnh hưởng lâu đời. Trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến, các tầng lớp nhân dân đều ít nhiều bị áp bức, bóc lột, bị kìm kẹp mất tự do, thì “dân chủ” đặt ra càng có tác dụng phát động nhanh chóng phong trào quần chúng, thúc đẩy các phong trào yêu nước đòi tự do dân tộc dâng cao, làm cho cách mạng ngày càng phát triển. Đặc biệt là các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, trong đó tuyên truyền bằng báo chí có tác động to lớn trong việc lôi kéo đông đảo quần chúng tham gia. Hình thức này phát triển mạnh mẽ vào những năm hai mươi của thế kỉ XX trong giới trí thức tiểu tư sản. Đây là lực lượng rất nhạy bén với cái mới. Họ nhanh chóng tiếp thu và truyền bá những tư tưởng tiến bộ vào nhân dân. Chính vì thế, họ đã góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin cùng khuynh hướng cứu nước theo con đường vô sản vào nước ta rồi nhanh chóng biến thành làn sóng đấu tranh theo tư tưởng mới. Đó là sự phân hóa các tổ chính chính trị của tầng lớp trí thức tiểu tư sản, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản. Đây còn gọi là thời kì “quá độ” cho bước chuyển tư tưởng trong cách mạng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Nó đặt cơ sở xã hội, chuẩn bị những tiền đề cho sự vận động sang một khuynh hướng mới, khuynh hướng vô sản, phù hợp vói cách mạng Việt Nam và đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. KẾT LUẬN Khuynh hướng dân chủ tư sản đã thất bại trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam. Nó thật sự chấm dứt và chuyển quyền lãnh đạo cách mạng sang khuynh hướng vô sản kể từ cuối năm 1930. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà khuynh hướng dân chủ tư sản bị coi là tồn tại thừa, tồn tại một cách vô nghĩa trong lịch sử dân tộc. Những đóng góp to lớn của khuynh hướng dân chủ tư sản vẫn có giá trị mãi đến ngày nay. Khuynh hướng dân chủ tư sản xuất hiện là một cuộc “cách mạng tư tưởng” cho dân tộc khi mà hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu đang thống trị. Trong sự tuyệt vọng, bế tắc với con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến thì tư tưởng dân chủ tư sản xuất hiện. Nó đã mang lại niềm tin, vực dậy sức sống cho phong trào cứu nước ở Việt Nam. Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm từ đó mà phát huy các phong trào đấu tranh vì vậy bùng lên mạnh mẽ. Lần đầu tiên “dân chủ” làm mục tiêu đấu tranh đã xuất hiện ở Việt Nam. “Dân chủ” đã trở thành ngọn cờ cao nhất tập hợp nhanh chóng lực lượng đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Đó là cơ sở cho tinh thần đoàn kết thành một khối vững chắc trong cách mạng khi có một tổ chức cách mạng ra đời. Không có khuynh hướng dân chủ tư sản với tư tưởng mới “dân chủ” tồn tại trong cách mạng Việt Nam thì sẽ không có cơ sở quần chúng để đấu tranh chống chế độ phong kiến. Cách mạng Việt Nam sẽ mãi dừng lại ở mỗi mục tiêu “dân tộc” một cách riêng lẻ, sẽ bị thời đại vượt qua với mục tiêu “dân tộc-dân chủ” đi liền và đã phổ biến trên thế giới hàng thế kỉ. Ở Pháp, là một nước độc lập, “dân chủ” đã “lên ngôi” vào thế kỉ XVIII. Ở Mĩ, “dân tộc- dân chủ” đã được thực hiện qua hai lần cách mạng (năm 1776 và những năm 1861-1865). Nhật Bản là nước châu Á sớm tiếp xúc vấn đề đề “dân chủ” nhưng cũng mãi đến cuối thế kỉ XIX. Ở Việt Nam thì tư tưởng dân chủ tư sản những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX mới được truyền bá vào, đó là một sự chậm trễ để hòa nhập vào nền văn minh thế giới. Ngay từ đầu, cơ sở kinh tế-xã hội đã vốn không phù hợp cho khuynh hướng này phổ biến, tồn tại. Đó cũng là một trong những nguyên nhân thất bại của các phong trào đấu tranh gắn liền với hệ tư tưởng tư sản lúc bấy giờ. Về mặt dân tộc, Việt Nam lúc này đã có sự nhảy vọt, từ phạm trù phong kiến truyền thống sang phạm trù tư duy thời cận đại, chuẩn bị cho những bước tiếp theo. Khuynh hướng vô sản xuất hiện, lãnh đạo cách mạng, và đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, kế thừa rất nhiều từ khuynh hướng dân chủ tư sản, đặc biệt là vấn đề “dân chủ”, nguồn gốc tạo nên sức mạnh trong cách mạng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Nhờ tìm hiểu có hệ thống tư tưởng dân chủ tư sản, chủ yếu là tư tưởng của Tôn Trung Sơn, Nguyễn Ái Quốc đã khái quát chủ nghĩa dân tộc thành mấy điểm: - Chủ nghĩa dân tộc: độc lập cho mọi dân tộc; - Chủ nghĩa dân quyền: tự do cho nhân dân; - Chủ nghĩa dân sinh: hạnh phúc và hưởng thụ của nhân dân; Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền mới được thành lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy ba khái niệm: Độc lập-Tự do-Hạnh phúc để đặt tiêu ngữ cho nước Việt Nam mới. Đó chính là ba nguyên tắc lớn của chủ nghĩa dân tộc của Tôn Trung Sơn, và cũng là mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam mà Bác-đại diện xuất sắc cho khuynh hướng vô sản tiếp thu từ khuynh hướng dân chủ tư sản. Dân chủ là vấn đề rất quan trọng, là vấn đề của mọi thời đại, chứ không chỉ trong hoàn cảnh của một nước bị ách áp bức thực dân, phong kiến. Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) xác định “lấy dân làm gốc”. Hiện nay, Việt Nam luôn nêu cao khẩu hiệu xây dựng “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Đó là cơ sở của sự công bằng, văn minh của bất kì một xã hội nào. Đó là cơ sở cho sự phấn đấu của mỗi cá nhân để xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh”, ổn định và không ngừng phát triển. Sự tiếp xúc với tư tưởng dân chủ tư sản còn làm cho tư tưởng nhân dân Việt Nam có sự mềm dẻo hơn, nhạy bén hơn với thời cuộc luôn thay đổi. Tính quốc tế, tính thời đại được quan tâm hơn và được tiếp nhận một cách dễ dàng vì vốn tính bảo thủ đã bị xóa bỏ. Tóm lại, dù khuynh hướng dân chủ tư sản không đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng nhưng những gì mà khuynh hướng này để lại là hết sức có giá trị. Đó là vấn đề mà thế hệ sau phải nghiên cứu, nhìn nhận và phát huy những cái tốt đẹp đó trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hôm nay và tương lai xa hơn nữa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Công Bá (2002), Lịch sử Việt Nam, Nxb Thanh Hóa. 2. Nguyễn Công Bình (1959), Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội. 3. Đỗ Thanh Bình (1996), Một số vấn đề về Lịch sử thế giới, Nxb Giáo dục. 4. PGS.TS Trương Văn Chung, PGS.TS Doãn Chính (đồng chủ biên) (2005), Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên) (2005), Lịch sử Việt Nam từ năm 1858-1918, Nxb Đại học sư phạm. 6. Đinh Trần Dương (2002), Sự chuyển biến của phong trào yêu nước trong ba mươi năm đầu thế kỉ XX, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 7. Trần Bá Đệ (chủ biên) (2007), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 8. Trần Bá Đệ (2001), Lịch sử Việt Nam từ 1858-nay, Nxb Chính trị quốc gia. 9. GS Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, tập II- Hệ ý thức tư sản và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Thị Thanh Hương (2008), Phong Trào chống thuế ở Bình Định năm 1908, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 382, trang 49-50. 11. Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (2005), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb Giáo dục. 13. Đinh Xuân Lâm (1998), Lịch sử cận-hiện đại Việt Nam một số vấn đề nghiên cứu, Nxb Thế giới, Hà Nội. 14. Nguyễn Đình Lễ (chủ biên) (2005), Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945, Nxb Đại học sư phạm. 15. Trần Huy Liệu (2003), Lịch sử 80 năm chống Pháp, Nxb Khoa học xã hội. 16. Trần Viết Nghĩa (2008), Hoạt động chấn hưng thực nghiệp của tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 387, trang 23-33. 17. Lê Nguyễn (2005), Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc, NXB Văn hóa thông tin. 18. Nguyễn Phan Quang (1995), Việt Nam cận đại-Những sự kiện mới, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 19. Nguyễn Quyết Thắng (2004), Phong trào Duy Tân các khuôn mặt tiêu biểu, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 20. Trần Nam Tiến (2001), Thành phố Hồ Chí Minh 100 sự kiện, Tạp chí xưa và nay, Nxb Trẻ. 21. PTS Vũ Tình (1998), Nghiên cứu tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng 1sản, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 22. Nguyễn Khánh Toàn (2004), Lịch sử Việt Nam, tập II (1958-1945), Nxb Khoa học xã hội.
File đính kèm:
- tieu_luan_lich_su_viet_nam.doc