Tìm hiểu chương trình giáo dục tích hợp song ngữ cho trẻ mầm non tại Hàn Quốc
Tóm tắt Tìm hiểu chương trình giáo dục tích hợp song ngữ cho trẻ mầm non tại Hàn Quốc: ...rong sinh hoạt hàng ngày. (iii) Giáo viên cần lưu ý đến đặc điểm phát triển của lứa tuổi khi dạy song ngữ cho trẻ. Cụ thể là: - Khi dạy cho trẻ 3 tuổi, giáo viên cho trẻ làm quen với từ tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ dơn giản, khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Anh giao tiếp bằng câu đơn giả...l today?/ How was you weekend?/ Welcome back! (Đối với trẻ nghỉ học hôm qua)/ I’m really glad to see you again/ It’s really good to have you back/ Wow! You made it on time (Đối với trẻ thường xuyên đi trễ nhưng hôm nay lại đi học đúng giờ). - Thời điểm trả trẻ: Good bye/ See you tomo...____________________ 40 very busy spider. Câu nói có vần có điệu (chant): Autumn, Leaves, Little leaves. Thơ: Autumn Leaves are Falling Down, The Pumpkins on the vine, If you are thankful, We are going on a walk. Nhạc kịch (Musical): The Ant and the Grasshopper. - Mĩ thuật: Trang ...
ngữ được thực hiện ở ngay từ thời kì trẻ em và trong trường mầm non, cả cô và trẻ đều sử dụng cả hai ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Ở thời đại quốc tế hóa, năng lực sử dụng song ngữ được coi là lợi thế. Theo quan điểm song ngữ quân bình, so với trẻ chỉ sử dụng duy nhất tiếng mẹ đẻ, trẻ sử dụng thành thạo cả hai ngôn ngữ có sự phát triển trí tuệ, tình cảm xã hội mạnh hơn. [6], [8], [16] 3. Chương trình giáo dục tích hợp dạy song ngữ cho trẻ mầm non 3.1. Mục tiêu của chương trình Chương trình giáo dục song ngữ cho trẻ mầm non được xây dựng nhằm mục đích giúp trẻ lĩnh hội và giao tiếp bằng tiếng Anh một cách tự tin, thoải mái giống như tiếng mẹ đẻ của mình. Cụ thể là: - Phát triển toàn diện nhân cách và ngôn ngữ thứ hai cho trẻ thông qua chương trình giáo dục tích hợp; - Phát triển khả năng sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ thông qua phương pháp hướng dẫn tổng hợp bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; - Cung cấp môi trường giáo dục song ngữ để trẻ có thể tiếp cận với tiếng Anh một cách thoải mái thông qua tương tác xã hội và sinh hoạt hàng ngày. 3.2. Nguyên tắc xây dựng chương trình Chương trình giáo dục tích hợp song ngữ cho trẻ mầm non được thực hiện theo hướng tiếp cận Dự án (Project) thông qua các hoạt động giáo dục theo chủ đề nhằm giúp trẻ cùng sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày. Chương trình được xây dựng theo các nguyên tắc sau đây: (i) Giáo viên cần dạy tiếng Anh kết hợp với dạy tiếng mẹ đẻ thông qua các hoạt động giáo dục theo chủ đề. (ii) Giáo viên cần dạy song ngữ cho trẻ theo cách tiếp cận trọng tâm giao tiếp (communication approach), tức là dạy trẻ giao tiếp hiệu quả trong sinh hoạt hàng ngày. (iii) Giáo viên cần lưu ý đến đặc điểm phát triển của lứa tuổi khi dạy song ngữ cho trẻ. Cụ thể là: - Khi dạy cho trẻ 3 tuổi, giáo viên cho trẻ làm quen với từ tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ dơn giản, khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Anh giao tiếp bằng câu đơn giản. Tỉ lệ sử dụng tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ là 70/30. - Khi dạy song ngữ cho trẻ 4 tuổi, giáo viên khuyến khích trẻ thường xuyên lặp lại các từ tiếng Anh đã học trong các tình huống sinh hoạt. Tỉ lệ sử dụng tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ là 60/40. - Ở trẻ 5 tuổi, giáo viên khuyến khích trẻ ghi nhớ từ bằng cách lặp đi lặp lại thường xuyên thông qua ngữ cảnh cụ thể. Tỉ lệ sử dụng tiếng Anh và tiếng mẹ là 50/50. (iv) Giáo viên cần phát triển tổng hợp bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết khi dạy trẻ học song ngữ. (v) Xây dựng môi trường giáo dục song ngữ phong phú trong và ngoài lớp học. 3.3. Tổ chức thực hiện chương trình Chương trình giáo dục dạy song ngữ cho trẻ mầm non được tiến hành theo Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Nguyễn Nguyên Hân _____________________________________________________________________________________________________________ 37 hai cách. Cách thứ nhất là trường mầm non hình thành kĩ năng giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày bằng tiếng Anh cho trẻ mầm non. Cách thứ hai là tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề bằng tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ. Nếu quyết định chủ đề hoạt động, giáo viên sẽ ghi lại câu hỏi của trẻ, hình thành mạng chủ đề và thảo luận với trẻ về phương pháp khám phá và thể hiện chủ đề một cách cụ thể. Giáo viên chia hoạt động chủ đề đã được lập kế hoạch trước bằng cách thảo luận với trẻ thông qua ba hoạt động nhỏ: hoạt động mở đầu chủ đề, hoạt động phát triển chủ đề, hoạt động kết thúc chủ đề. Hoạt động mở đầu chủ đề là hoạt động nhằm mục đích gây hứng thú và động cơ tích cực của trẻ. Hoạt động phát triển chủ đề là hoạt động khám phá và thể hiện chủ đề. Hoạt động kết thúc chủ đề được tổ chức nhằm mục đích tổng hợp quá trình tiến hành chủ đề, cho trẻ thấy được kết quả hoạt động của mình và của bạn. Ở hoạt động kết thúc, giáo viên thường tổ chức triển lãm tranh hay sản phẩm của trẻ, tiệc sinh nhật, chương trình ca nhạc, biểu diễn thời trang, đóng kịch bằng tiếng Anh Mỗi hoạt động thường khoảng 30 - 50 phút tùy theo lứa tuổi và nội dung hoạt động. Khi lập kế hoạch, giáo viên cần lưu ý khả năng tập trung chú ý của trẻ để lựa chọn nội dung hoạt động (tạo hình, âm nhạc, đọc truyện, đàm thoại,). Cấu trúc của kế hoạch dành cho trẻ 3, 4, 5 tuổi như sau: mục tiêu hoạt động, mục tiêu phát triển ngôn ngữ, thời gian, chuẩn bị, tiến trình hoạt động, tình huống lưu ý, hoạt động mở rộng, thông tin về sách tranh và bài hát tiếng Anh sử dụng cho hoạt động. 3.4. Đánh giá chương trình Chương trình tích hợp giáo dục song ngữ sử dụng hai hình thức đánh giá: đánh giá hình thành và đánh giá tổng quát. Đánh giá hình thành là đánh giá được thực hiện trong lúc trẻ và cô đang tiến hành hoạt động nhằm xem xét mục tiêu giáo dục đã đạt được ở mức độ nào và hoạt động giáo dục có được tiến hành theo đúng như kế hoạch đề xuất hay không. Đánh giá hình thành sử dụng các phương pháp đánh giá như phiếu quan sát và ghi chép của giáo viên, phiếu danh sách hành động, sản phẩm hoạt động của trẻ, trò chuyện với phụ huynh, đánh giá tiêu chuẩn, đánh giá do giáo viên tự chế tác, đánh giá Portfolio [15]. Thông qua đánh giá hình thành, giáo viên xác định được mục tiêu đã đề xuất khi lập kế hoạch có tiếp tục phù hợp với trình độ phát triển của trẻ hay không, nhằm điều chỉnh phương hướng và nội dung của chương trình theo như kết quả đánh giá. Đánh giá tổng quát nhằm kiểm chứng hiệu quả của chương trình và sự phù hợp của phương pháp, nội dung chương trình. Ở phương pháp đánh giá tổng quát, giáo viên thu thập và phân tích dữ liệu, xác định mục tiêu của chương trình có hoàn thành hay không, chương trình có ảnh hưởng gì đến trẻ, giáo viên và phụ huynh, khả năng tiếp tục thực hiện của chương trình. Kết quả của đánh giá tổng quát sẽ là kim chỉ nam (guideline) cho chương trình kế tiếp. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 42 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 38 Chương trình cung cấp môi trường giáo dục song ngữ phong phú, tự nhiên cho trẻ nhằm mục đích giúp trẻ hình thành và phát triển năng lực hiểu và giao tiếp bằng hai ngôn ngữ. Khi tiến hành đánh giá hình thành và đánh giá tổng quát, việc quan trọng là giáo viên cần lưu ý đến năng lực sử dụng song ngữ của trẻ phát triển ở mức độ nào. 3.5. Áp dụng chương trình giáo dục tích hợp song ngữ cho trẻ trong trường mầm non 3.5.1. Giáo dục song ngữ trong sinh hoạt hàng ngày Giáo viên cần giúp tạo môi trường song ngữ phong phú để trẻ được thoải mái sử dụng tiếng Anh trong mọi thời điểm sinh hoạt của trường mầm non. Sau đây là một số mẫu câu thường sử dụng trong các tình huống tương ứng. a) Ở thời điểm đón trẻ và trả trẻ - Thời điểm đón trẻ: Good morning/ Hello/ Hi/ How are you today?/ How do you feel today?/ How was you weekend?/ Welcome back! (Đối với trẻ nghỉ học hôm qua)/ I’m really glad to see you again/ It’s really good to have you back/ Wow! You made it on time (Đối với trẻ thường xuyên đi trễ nhưng hôm nay lại đi học đúng giờ). - Thời điểm trả trẻ: Good bye/ See you tomorrow/ See you later/ Have a nice day/ Take care, everyone!/ Have a good weekend (Vào thứ 6). See you Monday/ Enjoy your vacation. (Khi nghỉ lễ hoặc nghỉ hè)/ Please remember to bring OOO1 to shool tomorrow. b) Trong giờ học - Mở đầu giờ học: Để chuẩn bị bắt đầu giờ học, giáo viên có thể cho trẻ luyện tập diễn đạt một số câu tiếng Anh để tạo tâm thế hứng thú cho trẻ nhằm hướng sự chú ý của trẻ vào giờ học, như: It’s time to start the class/ Please put away everything/ Please sit down (in a circle, on a chair)/ Please pay attention to the front/ Is everyone ready to start?/ Let’s be quite/ Let’s get started/ Shall we start?/ How is the weather today?/ What is the weather like today?/ What day is it today?/ What date is it today?/ What month are we on?/ Is anyone missing today?/ Who is not here today? Let’s count how many children are here today. - Tiến hành giờ học: We are going to learn about OOO today/ Let’s read a book called OOO/ The name of the book is XYZ/ Please listen carefully/ What do you think this book is about?/ Can anyone tell me?/ What will happen next?/ What’s your favorite part?/ Do you understand the story?/ Let’s learn a song/ Let’s listen to the song first/ Please repeat after me/ Let’s do it line by line/ Who can sing this?/ Let’s sing together/ Let’s practice/ Who can show me OOO?/ Who can fix this?/ Can everyone see this? / Can you guess?/ Please speak up/ Please look at me/ I want to see your eyes looking at me/ Let’s start the work/ Please seat with your group/ Please take out your color pencils/ I’ll hand out the worksheet/ Please raise your hand if you need any help/ How can we say OOO in English?/ Can you tell me in English? Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Nguyễn Nguyên Hân _____________________________________________________________________________________________________________ 39 - Kết thúc giờ học: Are you finished?/ It’s time to wrap up/ Please finish in five minutes/ You have five more minutes/ Let’s clean up/ Please clean up your desk/ Please throw trash away/ Please hand in your work/ Please sit on your chair if you are done/ Does anybody need help?/ Let’s review what we learned today/ Please line up when you are finished/ Let’s all stop there. c) Khi khen thưởng Good Job!/ Well done!/ Excellent work!/ Thank you for helping me out/ Your drawing (work/ writing) is wondeful. I like the way you drew (did/ wrote)/ Nice try! Very good! How nice! Good for you!/ You have improved a lot/ Good guess!/ I’m very proud you did it!/ I’m so glad to hear that!/ I can see that you made an effort. d) Khi hướng dẫn nội quy và nề nếp kỉ luật (discipline) Please listen carefully/ Please be quite/ Please look at me (board/ book/ front). Can I have your beautiful eyes looking at me?/ Please pay attention, please? Can I have your attention?/ Please walk. Let’s walk. I love to see your walking feet/ Please put away/ Please line up/ Please get in two by two. Find your partner and het in line, please/ Please follow me. Please stay with me. e) Hoạt động chuyển tiếp (transition period) Please take out your crayon (paper/pencil/glue) now/ Now, go back to your seat please/ Please finish up what you are doing now/ Let’s line up/ Now, let’s go to the reading section/ Please put away blocks and take out your workbook. f) Giờ ăn Please wash your hands/ Keep in mind to use a soap, please/ Let’s line up/ Let’s go to the cafeteria now/ Please wait in line for your meal/ Please try to eat everything/ It’s delicious! Ummm, Yummy!/ Who wants some more?/ Today’s menu is OOO/ Please be careful/ Please throw your trash away/ Let’s brush our teeth after eating. g) Giờ thư giãn You can choose what you want to play/ Please stay in the classroom/ You may go to the restroom/ What do you want to do?/ Let me know if you need anything/ Please clean up after you are finished/ I think you can do this by yourself/ Please share with your friends/ Who wants to do first?/ Please take turns. 3.5.2. Tổ chức hoạt động giáo dục song ngữ theo chủ đề Lee Sun Hyong (2010) [15] đã trình bày ví dụ về thực tế tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp song ngữ theo chủ đề “Mùa thu” cho trẻ 5 tuổi như sau: a) Mạng chủ đề Giáo viên cùng trẻ thiết kế mạng chủ đề bao gồm chủ đề lớn: “Mùa thu” nằm ở vị trí trung tâm, xung quanh là các nhánh nhỏ là tiểu chủ đề: Thời tiết (Bầu trời, Nhiệt độ), Cây và Hoa, Lễ hội mùa thu (Trung thu, Halloween), Côn trùng, Mùa vụ . b) Mạng hoạt động - Làm quen văn học: Truyện cổ tích: It’s Fall, Why Do Leaves Change Color? The Night before Thanks-giving, The Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 42 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 40 very busy spider. Câu nói có vần có điệu (chant): Autumn, Leaves, Little leaves. Thơ: Autumn Leaves are Falling Down, The Pumpkins on the vine, If you are thankful, We are going on a walk. Nhạc kịch (Musical): The Ant and the Grasshopper. - Mĩ thuật: Trang trí cây theo mùa, trang trí vườn mùa thu, làm sách theo chủ đề, vẽ tranh về buổi dạo chơi, làm mặt nạ, làm bánh hình dạng côn trùng. - Ngôn ngữ: Tập trung suy nghĩ về mùa thu, trò chuyện về Tết trung thu, so sánh tết Trung thu của Việt Nam và lễ hội Halloween, trò chuyện về buổi dạo chơi, về cách thiết kế khu vườn mùa thu, học từ liên quan đến các mùa trong năm, đọc sách, viết từ về chủ đề mùa thu - Toán và Khoa học: Nhận biết và so sánh số lượng, màu sắc, hình dáng của hoa quả, côn trùng, nhiệt độ thời tiết - Đóng kịch/ sắm vai: Trẻ sắm vai các loại côn trùng luyện tập và biểu diễn âm nhạc c) Bảng triển khai hoạt động Tiểu chủ đề và tên hoạt động Lĩnh vực hoạt động Hình thức tổ chức Nội dung hoạt động Making a seasonal tree Tạo hình, Phát triển vốn từ, Làm quen chữ viết, Mĩ thuật Cả lớp/ Nhóm Đọc sách về đặc trưng của từng mùa trong năm và học từ liên quan đến các mùa. Chia làm 4 nhóm để thực hiện hoạt động tô màu lá cây và làm cây theo mùa theo sự hướng dẫn của cô Making autumn word cards Phát triển ngôn ngữ, Làm quen chữ viết, Mĩ thuật Cả lớp/ Cá nhân Đọc sách tranh về mùa thu và học từ liên quan đến mùa thu. Vẽ tranh và sao chép từ vừa học để làm thẻ từ Making autumn flowchart Toán, Phát triển ngôn ngữ Cả lớp/ Nhóm Giáo viên chia trẻ thành nhóm nhỏ và hướng dẫn trẻ gắn các thẻ từ lên mảng tường cô đã chuẩn bị sẵn tạo thành mạng chủ đề Thank – you book for Thanksgiving Tình cảm xã hội, Phát triển ngôn ngữ, Làm quen chữ viết, Tạo hình Cả lớp/ Cá nhân So sánh tết Trung thu của Việt Nam và ngày lễ khác vào mùa thu của Mĩ như Halloween. Học từ liên quan đến tết Trung thu, viết suy nghĩ, làm sách về tết Trung thu Making a Spider cookies Vận động âm nhạc, Toán, Khám phá khoa học, Ngôn ngữ, Mĩ thuật Cả lớp/ Cá nhân Thông qua hoạt động làm bánh có hình dạng côn trùng, trẻ nhận biết màu sắc, hình dạng, luyện tập đếm và so sánh số lượng. Trẻ nghe, hiểu nội dung hướng dẫn cách làm bánh của giáo viên A walk to the park Ngôn ngữ, Mĩ thuật, Tìm hiểu thiên nhiên Cả lớp/ Cá nhân Cho trẻ dạo chơi công viên và trải nghiệm với thiên nhiên, học cách sử dụng các từ tiếng Anh liên quan. Sau khi đi dạo chơi, cho trẻ vẽ về Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Nguyễn Nguyên Hân _____________________________________________________________________________________________________________ 41 điều gây ấn tượng nhất trong buổi dạo chơi và diễn đạt suy nghĩ bằng câu đơn giản Decorating the classroom like an “Autumn Garden” Tình cảm xã hội, Ngôn ngữ, Mĩ thuật Nhóm nhỏ Giáo viên cùng trẻ thảo luận về cách thiết kế lớp học thành một “khu vườn mùa thu”. Sau đó, cho trẻ sử dụng nhiều vật liệu phong phú và hợp tác với nhau để thiết kế Autumn Garden. Under the spreading chestnut tree Ngôn ngữ, Vận động Âm nhạc Cả lớp Trẻ cải biên bài hát mà trẻ đã thuộc là: “Dưới tán cây hạt dẻ (Under the spreading chestnut tree)” bằng tiếng Anh. Sau đó, giáo viên cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc: “Đổi động từ trong bài hát” Autumn in my dictionary Ngôn ngữ, tình cảm xã hội, Toán, Hát Cả lớp/ Nhóm Tìm từ tiếng Anh đã học trong từ điển. Giáo viên hướng dẫn trẻ học cách tra từ trong từ điển Autumn musical – The Ants and the Grasshopper I Ngôn ngữ, Làm quen chữ viết Cả lớp Sau khi cho trẻ học từ và phân vai diễn ở buổi nhạc kịch (musical) <The Ants and the Grasshopper), giáo viên đọc sách cho trẻ nghe. Sau đó, giáo viên trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện và hành động vai của các nhân vật Autumn musical – The Ants and the Grasshopper II Làm quen chữ viết, Ngôn ngữ, Tạo hình Cả lớp/ Cá nhân Cho trẻ làm mặt nạ nhân vật rồi viết tên của nhân vật lên mặt nạ. Hoạt động này giúp trẻ phát triển cơ bàn tay và hình thành kĩ năng đọc viết cho trẻ Autumn musical – The Ants and the Grasshopper III Làm quen chữ viết, Ngôn ngữ, Trò chơi sắm vai/ Đóng kịch, Vận động cơ thể, tình cảm xã hội Cả lớp/ Nhóm Từng nhóm lần lượt diễn xuất theo những phân đoạn ngắn. Trẻ cùng hát với nhau, chú ý đến vai diễn của bạn, diễn xuất phù hợp theo vai 4. Kết luận Chương trình giáo dục song ngữ cho trẻ mầm non đã được xây dựng và thực hiện một cách hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc, mặc dù sử dụng hệ thống ngôn ngữ Hangul của Hàn Quốc khác với ngôn ngữ Alphabet của tiếng Anh. Hi vọng qua bài viết này, chúng tôi đã bước đầu cung cấp một số kinh nghiệm cần thiết cho việc xây dựng chương trình giáo dục song ngữ Việt – Anh dành cho trẻ mầm non. 1: OOO: thay thế cho tên của trẻ Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 42 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 1. Baker, C. (2007), A parent’s and teacher’s guide to bilingualism (3rd ed.), PA: Multilingual Matters Ltd. 2. Bloomfield, L. (1933), Language, New York: Holt. 3. Haugen, E. (1953), The Norwegian in America, Philadelphia: University of Pennsylvania Press. 4. MacNamara, J. (1967), “The Bilingual’s Linguistic Performance, A Psychological Overview”, Journal of Social Issue, 23, tr. 35-47. 5. Miline, R., Clarke, P. (1993), Bilingual Early Childhood Education in Child Care and Preschool Centres, Autralian Dept. of Employment, Education and Training, Canberra. 6. Mulhern, M. N. (2002), “Two kindergarteners’ constructions of superficial learning in Spanish: A challenge to superficial balanced literacy instruction”, In ternational Journal of Bilingual Education and Bilingualism, 5(1), tr. 20-39. 7. Lambert, W. (1955), “Measurement of the linguistic dominance of bilinguals”, Journal of Abnormal and Social Psychology, 50(2), tr. 197-200. 8. O’ Toole, S., Aubeeluck, A., Cozens, B., & Cline, T. (2001), “Development of reading proficiency in English by bilingual children and their monolingual peers”, Psychological Reports, 89, tr. 279-282. 9. Vera P.J., & Vivian, M. H. (1971), Early Childhood Bilingual Education, New York: Modern Language Associate of America. TIẾNG HÀN 10. Hong Jong Son (2000), “Nghiên cứu về giáo dục song ngữ và giáo dục ngoại ngữ tại Hàn quốc”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục tiếng Anh, 21, tr. 79-100. 11. Huang Hye Shin (2004), “Tiếng Anh thời kì đầu ảnh hưởng đến sự phát triển song ngữ của trẻ mầm non”, Tạp chí Khoa học xã hội Hàn Quốc, 13(4), tr. 497-506. 12. Huang Hye Shin (2007), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển song ngữ và giáo dục tiếng Anh thời kì đầu”, Tạp chí Khoa học xã hội Hàn Quốc, 16(4), tr. 699-710. 13. Kywon Sun Hye (2009), “Chính sách và tầm quan trọng của giáo dục song ngữ”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục học quốc ngữ Hàn quốc, 34, tr. 57-115. 14. Lee Kuy Ok, Jon Hyo Jong, Pak Hye Kwon, Kang Wan Suk, Jang My Ja (2004). “ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển song ngữ Hàn - Trung của trẻ vùng Jo Son Trung Quốc”, Tạp chí Tâm lí học phát triển, 17(1), tr. 113-129. 15. Lee Sun Hyong (2010), Giáo dục song ngữ cho trẻ mầm non, Nxb Hak Ji Sa, Hàn Quốc. 16. Pak Myn Yong, Ko Do Hung, Lee Yun Kyong (2006), “Năng lực nhận biết âm vị của trẻ sử dụng song ngữ Hàn – Anh”, Tạp chí Giáo dục Mầm non Hàn Quốc, 1(2), tr. 175-192. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 12-11-2012; ngày phản biện đánh giá: 24-12-2012; ngày chấp nhận đăng: 28-12-2012)
File đính kèm:
- tim_hieu_chuong_trinh_giao_duc_tich_hop_song_ngu_cho_tre_mam.pdf