Top 10 khuynh hướng nghệ thuật đương đại
Tóm tắt Top 10 khuynh hướng nghệ thuật đương đại: ...ái bóng bẩy, tinh tế và kỹ thuật cao. Trong khi đó, nghề thủ công thiên về những kinh nghiệm cảm giác của vật chất xúc giác và gợi lên ký ức về mối liên hệ người với người”. Điều này rất thích hợp với tác phẩm của Larry Krone tại triển lãm cá nhân ở Bảo tàng Nghệ thuật đương đại St. Louis mùa thu nà...òn những người khỏa thân nắm tay nhau quanh lửa trại trong rừng; trong khi đó “Những kế hoạch mới đầy tham vọng” (2005) mang khoảnh khắc chính trị hiện tại. De Balincourt nói ông đang nghĩ về sự vô ích của cộng đồng đối với những nhà chính trị ngày nay. Triển lãm của Carol Bove tại Maccarone, New Y...ng gián đoạn; Ann Veronica Janssens thôi miên người xem với những vòng đèn lớn màu xanh chớp tắt; và Redl tạo ra chòm sao gồm những bóng đèn xanh lượn trong bóng tối quanh những đường kẻ ô 3 chiều vô tận. Cũng như những cây nấm trong buổi triển lãm, thật thần kỳ với những nhãn cầu liếc mắt đưa tình ...
ủ công, những đồ làm bằng tay, người Mỹ gốc Phi, nữ giới” “Những bộ đồ âm thanh” của Nick Cave được may từ những đồ trang trí lòe loẹt bỏ đi. Được đặt tên do những âm thanh phát ra khi mặc trong những buổi trình diễn khiêu vũ, từ tiếng huýt như rắn khi di chuyển những đồng xu cho đến tiếng gõ lách cách của những nắp chai. Những bộ trang phục kín người và những bộ tóc cầu kỳ của Cave tại gallery Jack Shainman, New York, đã biến những người mặc nó thành những ông già tuyết ghê tởm với những nhánh cây, những đôi vớ cũ, bầu đựng nước, hoa làm bằng rơm, tóc người, khăn lông. Theo như Amy Smith Stewart, người phụ trách Trung tâm Nghệ thuật đương đại P.S.1 ở thành phố Long Island thì: “Nền văn hóa tiêu thụ tôn thờ những cái bóng bẩy, tinh tế và kỹ thuật cao. Trong khi đó, nghề thủ công thiên về những kinh nghiệm cảm giác của vật chất xúc giác và gợi lên ký ức về mối liên hệ người với người”. Điều này rất thích hợp với tác phẩm của Larry Krone tại triển lãm cá nhân ở Bảo tàng Nghệ thuật đương đại St. Louis mùa thu này, Krone nối những mảnh vải thành một màn gió dài 45 foot. Chắp lại từ những tấm trải giường đầy màu sắc của Mylar. Những dải vải này khi treo lên cửa sổ của bảo tàng, nó sẽ tỏa sáng lung linh như kiếng màu có vạch, được sử dụng như phông nền của màn trình diễn về gia đình và những người bạn của ông, mặc những trang phục cầu kỳ do ông may bằng tay. Sự đa dạng về chất liệu có thể thấy trong tác phẩm của Randy Wray “Những cái lọ linh hồn” (2004 - 05) là 1 bộ sưu tập những bình gốm màu sáng làm bằng tay được phủ với mảnh gương, vỏ sò, kim tuyến, nắp chai và nấm khô, đã đẩy nghề thủ công trang trí chai lọ thông thường lên đỉnh điểm rồ dại. Khi những ngọn nến được thắp sáng và đặt vào giữa hai cái chai màu trắng cao nhất, tác phẩm trở thành một bàn thờ, gợi nhớ tới những ký ức Thiên Chúa Giáo. Tại Trung tâm Nghệ thuật Thị giác MIT List, người phụ trách Bill Arning, thường viết bài về Wray, chỉ ra rằng: “Thậm chí ở thời đại chúng ta, khi mà mọi thứ đều tiến triển, những kỹ thuật mỹ thuật vẫn mang hơi hướng hàn lâm. Việc chuyển sang những kỹ thuật thủ công cho phép những nghệ sĩ để thế giới nội tâm của mình tự nở hoa”. Những nghệ sỹ không hề lung túng khi sử dụng vải, hột, đất sét và những vật liệu thủ công khác để tạo ra những tác phẩm và “để tự thế giới bên trong chúng nở hoa” Carly Berwick HÒA BÌNH, TÌNH YÊU VÀ SỰ HIỂU LẦM Một khuôn mặt quen thuộc lởn vởn phía trên một đống những lon nước súp Campbell, những huy hiệu đoàn thể và tính cách mạng của những nắm tay giơ lên trong tác phẩm “Hoàng đế nước xốt cà chua” (2004) của Justin Faunce. Đó là Michael Jackson, với cái mũ beret của Che Guevara và mái tóc giống những hình của Alberto Korda, nhe răng cười như con mèo Cheshire trong vùng đất thần tiên hiện đại. Những tác phẩm của Faunce sàng lọc những thần tượng văn hóa Pop và đặt họ vào trong một kính vạn hoa cỡ lớn. Chẳng có tính chất cấp tiến cũng như đạo đức trong một xã hội tiêu thụ, điều đó được thể hiện trong những tác phẩm của Faunce. "Hoàng đế nước sốt cà chua"của Justin Faunce, 2004 Những nghệ sĩ đang làm việc với những phương tiện khác nhau, để định lại giá trị của sự theo đuổi một thế giới hoàn hảo. Từ những trình diễn hài hước, châm biếm của Tamy Ben-Tor nói lên những đặc tính của một con người tự do ở phương Tây sầu khổ và của một quý bà đi dạo, cho đến những video của Sue de Beer tập hợp những sự lo âu tuổi thiếu niên và bạo lực cách mạng. Nhiều tác phẩm của họ là sự phản ứng lại những đổ vỡ của mộng tưởng sôi nổi. Phần lớn những nghệ sĩ này sinh ra trong những năm 1970, theo gót chân những cuộc cách mạng sinh viên năm 1968, trong thời đại của sự tái chế, nhận diện chính trị, chủ nghĩa chống vật chất. Sau thế chiến thứ nhất, những nghệ sĩ từ trường phái Xây dựng Nga như Vladimir Tatlin cho tới những nghệ sĩ Vị Lai, những sinh viên trường phái Bauhaus, tìm kiếm cách tạo ra những hình ảnh hoàn toàn của một xã hội lý tưởng bằng những bản tuyên ngôn mạnh mẽ. Trong những thập kỷ kế tiếp, nhiều nghệ sĩ thể hiện lý tưởng nghệ thuật thuần khiết của họ trong việc gắn bó với một phong cách nhất định, như Trừu tượng hay Tối thiểu. Nhưng các chấn thương những năm gần đây, từ chiến tranh Iraq cho tới những cuộc tấn công nước Mỹ ngày 11 - 9, đã thúc đẩy “việc coi lại mối quan tâm rõ ràng về chính trị của nghệ sĩ” (Biesenbach) Để trả lời cho nhận thức này, nhiều nghệ sĩ đang tìm cách tạo ra một sự cân bằng giữa dư luận xã hội và sự tham gia đầy hy vọng. Nghệ sĩ Thụy Sỹ Thomas Hirschharn đã viết e-mail cho tờ ART News rằng “Tôi tin nghệ thuật có thể thay đổi thế giới. Tôi không làm việc cho hòa bình và tình yêu. Tôi muốn làm việc bây giờ và ở đây, trong cái thô bạo và tình trạng không thể thấu hiểu được của thế giới”. Sắp đặt của ông “Sự quan tâm bề mặt” tại gallery Gladstone, New York, gồm sân khấu bằng gỗ được bao bọc bằng giấy cứng, lá kim loại, hình cắt ra từ tạp chí về cuộc chiến ở Iraq. Sắp đặt “Người đàn ông tiền sử ” (2002), ông đã biến gallery thành cái hang bằng giấy cứng, chứa đầy sách và những bộ phận TV hư và viết nguệch ngoạc những khẩu hiệu như “Một người đàn ông = một người đàn ông”. Trong sắp đặt “Không tưởng, không tưởng” (2005) tại Viện Wattis, trường Cao đẳng Nghệ thuật California, ông thể hiện chủ đề về ý tưởng và thực tế của “sự trang trọng thật sự” – kiểu phong cách được nâng lên từ những người tiên phong của nền văn hóa mới. Trong tác phẩm của Josephine Meckseper, nền văn hóa thương mại, quyến rũ, thịnh vượng chịu sự chi phối bởi nền văn hóa mới suy tàn. Gần đây, cô lại trét bột lên những cửa sổ phía trước của gallery Elizabeth Gee – New York với những huy hiệu của gallery Duane Reade & Gagosian. Bên trong, những khối hộp bằng kiếng, một hộp hiển thị cái búa, liềm bằng bạc phản chiếu sự trang trọng thực sự tới tột đỉnh. Cô cũng mắc một khăn choàng đầu của người Palestin vòng quanh một mannequin mảnh mai. Gần đó, video về cuộc chống chiến tranh gần đây, nhìn có vẻ như cuối những năm 1960. Cũng như với những tác phẩm của Hinschhorn, sự bất mãn của cô đối với xã hội đương thời xuất phát từ mong muốn làm cho nó tốt hơn. Một ký ức ngậm ngùi cho chủ nghĩa lạc quan của thế hệ hòa bình và tình yêu, có thể tìm thấy trong “Những kẻ chống đối hòa bình” (2003) của Jules de Belincourt. Một vòng tròn những người khỏa thân nắm tay nhau quanh lửa trại trong rừng; trong khi đó “Những kế hoạch mới đầy tham vọng” (2005) mang khoảnh khắc chính trị hiện tại. De Balincourt nói ông đang nghĩ về sự vô ích của cộng đồng đối với những nhà chính trị ngày nay. Triển lãm của Carol Bove tại Maccarone, New York, gồm những sắp đặt nghiên cứu phi thường với những sách cẩm nang cuối những năm 1960 - 70. Bove thể hiện sự pha trộn giữa sự mong đợi và sự coi thường đối với quá khứ gần đây “Tôi nghĩ đó là giai đoạn đầy thích thú mà mọi người cố gắng làm lại thế giới”. Nhưng cô cũng nói “Những vấn đề của chúng ta hiện nay có nguồn gốc từ cuối những năm 1960. Tôi không thấy nó tách rời với thời đại chúng ta ngày nay”. Nỗ lực làm lại bản thân và thế giới có thể mang những hình thức khác nhau. Video “Preah” (2005) của Corey McCorkle được chiếu vào mùa thu năm ngoái trong một nhà chứa thịt cũ ở New York. Video được quay ở Cambodia, có cảnh con bò liếm đầu của những người cầu xin, vì họ tin vào tính chữa bệnh của nước miếng động vật. McCorkle cũng quay tư liệu một thành phố ở nam Ấn Độ được sắp xếp trật tự xoắn theo nguyên lý “sự hỗn loạn thần thánh”, và ngôi làng xa xăm của Findhorn, Scotland, nơi những người dân nói những cái cây trò chuyện với họ. Qua đó ông muốn tìm tới cái cốt lõi của sự thiền định và tình yêu, hòa bình vẫn là những ý tưởng tốt. Những nghệ sĩ hoài nghi đang nhận định lại sự theo đuổi của một thế giới hoàn hảo HILARIE M.SHEETS NƠI NHỮNG CÂY NẤM THẦN KỲ NỞ HOA Sự quá tải về cảm giác của cái đẹp phiêu diêu đã gây phấn khích cho đôi mắt và tinh thần “Luôn luôn có sự hấp dẫn để làm mọi thứ đều có nghĩa. Nhưng vùng đất phiêu diêu trong sự hiểu biết của bạn là nơi tất cả sự hỗn loạn và mọi thứ đều nở hoa cùng lúc”. Tình cảm này của Lisa Beck, 47 tuổi, họa sĩ Brooklyn, vang vọng trong những tác phẩm của cô về những vòng tròn được sắp xếp ngẫu nhiên “trở thành có trật tự”, khi cô lập lại cái cách của Rorschach và khi cô phản chiếu chúng lộn ngược từ phía sau trong những trái banh acrylic. Xin chào mừng tới vùng đất phiêu diêu của thế kỷ 21: hình ảnh thị giác, không cần đến những loại ma túy mạnh. "Căn phòng nấm lộn ngược", 2002, của Carsten Holler Một trong những tác phẩm của Beck “Glimmerer” (2004) được trưng bày trong triển lãm “Những đồ pha lê kỳ lạ của sự tinh khiết bất thường” tại Trung tâm Mỹ thuật đương đại P.S.1, New York. “Cảm nghĩ về buổi triển lãm là những thứ lạ lẫm, đẹp đẽ gây phấn khích cho đôi mắt và tinh thần bạn, và thời gian đang dần chậm lại một chút”. Đó là ý kiến của Nickas, người đã xếp những tác phẩm thôi miên thị giác của những nghệ sĩ như Alex Brown, Jim Drain, Ara Peterson, và Fred Tomaselli bên cạnh tác phẩm của những bậc tiền bối như Bruce Conner và Harry Smith những năm 1960. Trong một nền văn minh đang đối mặt với sự tràn ngập của hình ảnh và thông tin, tính chất trang trí lộng lẫy vẫn nổi trội hơn tất cả. Như “Những vòng pháo hoa 1-35” (2005) của Drain và Peterson, một không gian như kính vạn hoa của những vòng pháo hoa xoay tròn khổng lồ trong triển lãm “Hypnogoogia” của họ ở Deitch Projects, New York mùa thu vừa rồi. Nhưng những nghệ sĩ vẫn tiếp tục phát huy khả năng trong loại nghệ thuật dẫn đầu này, từ căn phòng đầy những cây nấm quá cỡ của Carsten Holler cho đến sắp đặt ánh sáng của Erwin Redl Nikas. Tác phẩm “Bàn tay giới hạn sa mạc” (2002) của Trisha Donelly, một tấm ảnh đen trắng chụp chân sau của con Sphinx. “Cô tưởng tượng rằng nếu chân của Sphinx nhấc lên thì tất cả các hạt cát đều bay vào trong không gian. Đó không phải do những màu sắc sáng và cuộn xoáy, mà nó thể hiện nhiều hơn về nhận thức và mơ mộng” Những dự án Deitch đã khai thác trào lưu Tân phiêu diêu này trong catalogue gần đây “Hãy sống qua cái này: New York vào năm 2005”, để tôn vinh 25 nghệ sĩ, bao gồm Jules de Balincour, và những nhà sưu tập như Dearraindrop và Paper Rad, những người đến với nghệ thuật như là một trải nghiệm sống và tự do. Tác phẩm những vòng pháo hoa của Drain và Peterson có giá 150.000 $ cũng có mặt trong catalogue. Hai nghệ sĩ này trước đây là thành viên của nhóm 4 người trong bộ sưu tập Forcefield ở Providence. Tại giải thưởng 2 năm Whitney 2002, nhóm đã gây nhiều sự chú ý với cái hang không gian nhốt những sinh vật có trang phục ngoài trái đất vừa nhấp nháy vừa kêu bíp bíp. Mặc dù bộ sưu tập có tiếng vang từ giải thưởng 2 năm, song tác phẩm của họ vẫn tác động tới những nghệ sĩ trẻ tuổi. Nhưng những nhà cách tân này không hẳn là sao chép phong cách những năm 1960; đúng hơn là họ đang cập nhật nó trong sự trả lời với thế giới quanh họ. Beck noi: “Tôi nghĩ nền văn hóa của chúng ta ngày nay đang đặt giác quan của con người vào vùng nước xoáy, và nó đang xoay sở giữa việc tránh ra hay là bơi vào trong đó” Người phụ trách Paul Schimmel cũng cảm thấy những nghệ sĩ đương đại đang sử dụng phong cách những năm 1960 như là một “ván nhún” hơn là những ký ức. Thực chất, ông định ra những khu vực tái hiện của tính phiêu diêu như một sự thúc đẩy phía sau cuộc triển lãm “Trạng thái xuất thần bên trong và về những tình trạng bị thay đổi” tại Bảo tàng Mỹ thuật đương đại ở Los Angeles. Với buổi triển lãm, Schimmel đã chọn 29 nghệ sĩ và những bộ sưu tập với những tác phẩm có ý tưởng của sự nhận thức mới. Trong khi Franz Ackermann và bộ sưu tập thể hiện không gian sinh động tập trung vào cách sử dụng màu và sắp xếp, những nghệ sĩ khác lại nghiên cứu về sự choáng ngợp của cảm giác và những thí nghiệm về ánh sáng. Olafur Eliasson tạo ra một vòi phun mưa lộng lẫy trong căn phòng tối được chiếu sáng gián đoạn; Ann Veronica Janssens thôi miên người xem với những vòng đèn lớn màu xanh chớp tắt; và Redl tạo ra chòm sao gồm những bóng đèn xanh lượn trong bóng tối quanh những đường kẻ ô 3 chiều vô tận. Cũng như những cây nấm trong buổi triển lãm, thật thần kỳ với những nhãn cầu liếc mắt đưa tình như trong những bức tranh và điêu khắc hoạt hình ở Takashi Murakami, đang mọc lên từ sàn nhà trong tác phẩm “Cánh đồng Psilocybe Cubensis” (1977) của Roxy Paine, hay những cây nấm khổng lồ đung đưa từ trên trần nhà trong “Căn phòng nấm đảo ngược” (2000) của Holler. Đạo diễn Christoph Grunenberg đã triển lãm “Mùa hè của tình yêu: Nghệ thuật của thời đại phiêu diêu”, đặt tại Liverpool và Schirn Kunsthalle Frankfurt. Ông đã gộp tất cả những poster, sắp đặt, những trình diễn ánh sáng, phim, thời trang, những vật thiết kế, và tranh của những nghệ sĩ như Robert Indiana, Yayoi Kusama, Verner Panton, và Andy Warhol, cũng như của Isaac Abrams và Mati Klarwein. Trong catalogue, ông giải thích về sở thích của mình đối với những chủ đề đang phục hưng của phong cách này. Sự trộn lẫn giữa nghệ thuật vama túy từ lâu đã thể hiện trong những tác phẩm của Tomaselli, trong đó có tác phẩm “Trạng thái xuất thần”. Những viên thuốc có màu như kẹo và những lá cây gai dầu là những thành phần thiết kế trong tác phẩm cắt dán độc đáo trên những tấm ván đen phủ nhiều lớp nhựa cây trong suốt. Cái ý tưởng tiền hiện đại của hội họa như một cánh cửa mở ra một thế giới khác đó là những trải nghiệm của tác giả với ma túy. Meredith Mendelsoln NHỮNG NGHỆ SĨ LÃNG MẠN MỚI Trong “Đại dương mênh mông” (2001) của Ena Swansea, một bé trai đang đứng bên một bờ biển giận dữ. Bức tranh gợi nhớ lại tác phẩm của những họa sĩ Lãng mạn thế kỷ 19 như Caspar David Friedrich và J.M.W. Turner. Nhưng với ánh sáng chói, màu điện tử và vẻ dữ dằn của biển, tác phẩm của Swansea mang một vẻ lãng mạn đương đại – cùng sự giận dữ của những phong cách 2 thế kỷ trước. Cảnh biển báo trước điềm gở của J.M.W Turne có một diện mạo mới trong "Dự cảm", 2004, của Dan Ford Là một trong những chủ nghĩa khó nắm bắt của lịch sử nghệ thuật, phong cách Lãng mạn hiện thân của nó có nhiều hình thức. Như một trào lưu, nó nổi lên vào cuối thế kỷ 18 như một phản ứng với chủ nghĩa duy lý hình thành ở thời đại Ánh sáng. Bị vỡ mộng bởi Cách mạng Pháp và những hậu quả hỗn loạn của nó, cũng như cách mạng công nghệ và những căn bệnh tinh thần của nó, những nghệ sĩ Lãng mạn nhấn mạnh đến tính xúc cảm và chủ quan trên tính duy lý và khoa học. Chủ đề của họ thường là những đề tài huyền thoại, lịch sử, linh hồn, hay những ý nghĩa, tính nguyên thủy trong thiên nhiên, để chuyển tải những trạng thái tâm lý và những trải nghiệm vượt qua những cái tầm thường. Hơn 200 năm sau, nhiều nghệ sĩ đã quay về với những chủ đề và phong cách của trường phái Lãng mạn. Anoelm Kiefer với niềm đam mê lịch sử và huyền thoại Đức, Bill Viola với những chân dung video đầy cảm xúc. Nhưng ngày nay, có những nghệ sĩ quan tâm tới những điều cơ bản đặc thù của trào lưu này, trong phong cách lẫn chủ đề, từ những nhát cọ điên cuồng và màu sắc rực rỡ đến những chiếc tàu chìm và hình ảnh cô độc của con người trong khung cảnh thiên nhiên. Người phụ trách Martina Weinhart của nhà Schirn Kunsthalle ở Frankfurt nói: “Cả một thế hệ nghệ sĩ trẻ có vẻ như đang làm sống lại linh hồn Lãng mạn”. Ông tổ chức “Những thế giới lý tưởng: trường phái Lãng mạn mới trong nghệ thuật đương đại” tại Schim mùa hè vừa rồi với Max Hollein. Triển lãm bao gồm những tác phẩm của 13 nghệ sĩ, từ những bức ảnh mang không khí sầu muộn của những người đàn bà trẻ trên bãi biển mờ sương của Justine Kurland cho đến những tượng rùng rợn với đồ trang sức đầu sói của David Altmejd. Weinhart nói những nghệ sĩ này đi theo những “thiên đường, cái đẹp, và chuyện thần tiên”. Kể cả những khu rừng trăng sáng trong sách truyện của Laura Owen, những bức màu nước của Hernan Bas về những người đàn ông trầm ngâm trong những phong cảnh mơ màng và những bức tranh cắt dán giấy về những tòa nhà uy nghi trong những phong cảnh tuyệt vời của David Thorpe. Đối với những nghệ sĩ Lãng mạn thời quá khứ cũng như hiện tại, sự hiện diện của thiên nhiên là không thể biết và không thể kiểm soát, phong cảnh là một nơi tồn tại những nhận thức của huyền thoại. Vì lý do nào đó, những huyền thoạ này nhường chỗ cho sự suy đoán không tưởng; mặt khác, chúng là nguyên nhân của sự khủng hoảng cuộc sống. Trong khi những họa sĩ Lãng mạn thế kỷ 19 thấy phong cảnh là nơi biểu lộ cái chất hùng vĩ đầy tín ngưỡng, thì những nghệ sĩ ngày nay lại ít thiên về tâm linh hơn. Họ tìm cách mô tả sự cô lập của con người – trong một thế giới xa lạ đầy tính xã hội và kỹ thuật. WHITNEY BEDFORD. Không đề. 2005 Peter Doig, cũng trong nhóm “Những thế giới lý tưởng”, thường đưa hình ảnh đơn độc trong phong cảnh của ông với những hình thức thưa thớt, mềm mại, các mảng màu trong những hình bóng vẽ bằng pastel. Ông là một trong vài họa sĩ nằm trong bộ sưu tập của Charle Saatchi về những nghệ sĩ Anh trẻ đầu những năm 1990. Trong khi những đồng nghiệp của mình tập trung vào nghệ thuật ý niệm, Doig đã tạo ra những tác phẩm lấy cảm hứng từ Friedric. “Tôi đã vẽ theo sở trường của ông ta về phạm vi và sự dằn vặt đối với hiện thực. Những bức tranh mang phong cách hiện thực, nhưng là một thế giới được sáng tạo”. Tác phẩm của Doig sẽ được triển lãm ở gallery Michael Werner và Gavin Brown’s Enterprise ở New York cuối năm nay (với giá từ 40.000 $ đến 250.000 $). Ông tạo hình ảnh bằng cách kết hợp những thành phần từ nhiều bức ảnh, tranh của ông đầy vẻ hồi tưởng và mơ mộng, nhưng cái hình dáng trung tâm thường có vẻ không hợp với phong cảnh chung quanh, mang lại một cảm giác không thoải mái. Doig nói, một trong những mục đích của ông là “với tới cái không thật”. Martin Oppel vẽ thành phố đang lan tràn và những khung cảnh sa mạc để nối những phong cảnh trường phái Lãng mạn với những vấn đề của thế giới hiện đại, thể hiện một cảm giác thất vọng. Trong “Những ngọn đồi Miami” (2004) tại Galerie Emmanuel Perratin ở Miami năm ngoái, một bầu trời màu hồng và xanh cuộn xoáy phía trên những đống gạch đổ nát lờ mờ, với những ống khói ở phía xa. Vẻ uy nghiêm của thiên nhiên đang cạnh tranh với những sáng tạo của con người. Ernesto Caivano đã mang những kiểu Lãng mạn truyền thống về thiên nhiên và huyền thoại kết hợp với những tàu vũ trụ và những sinh vật tương lai trong câu chuyện khoa học giả tưởng về những tình nhân bị đày đọa. Loạt tranh 300 bức vẽ bằng mực “Sau những cánh rừng” (2001 - 05) kể câu chuyện về một công chúa và chàng hiệp sĩ bị lạc mất nhau một nơi mà Caivano gọi là “vũ trụ mới”. Công chúa dùng những con chim để liên lạc với hiệp sĩ, nhưng chàng hiệp sĩ lại giết những con chim để lấy lông mà không phát hiện ra những thông tin chúng mang theo. Cuối câu chuyện, nàng công chúa biến thành tàu vũ trụ và chàng hiệp sĩ biến thành bộ đồ du hành. Đó là một thiên sử thi về sự thất bại trong sự giao tiếp. Những nghệ sĩ khác sử dụng trực tiếp những hình ảnh bi kịch từ thế kỷ 19. Dan Ford vẽ những bức họa về biển với hiểm họa báo trước đầy cảm xúc, đặt thêm vào những đồ chứa dầu bị chìm hay những tàu chở dầu ngập chìm trong khói đen. Ford nói ông ta đang cố gắng kéo sự chú ý phi thương mại giữa vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Ryan Taber trộn lẫn những yếu tố từ những bức tranh khoa học của những họa sĩ Lãng mạn Mỹ – như những họa sĩ trường Hudson River, Thomas Cole, Albert Bierstadt và Frederic Edwin Church – với những nội dung lịch sử nghệ thuật khác. Trong một công trình điêu khắc, phiên bản phóng lớn của tảng đá non bộ Nhật Bản có mô hình của một con tàu Norse và cảnh một tranh nhà thờ. Taber rất thích khám phá những vật có vẻ bên ngoài khác so với nội dung gốc của nó, nhưng ông cũng cố gắng chỉ ra sự liên lạc giữa những trào lưu lịch sử. Đối với Whitney Bedford, đó là “những hình ảnh khải huyền” của những nghệ sĩ Lãng mạn ngày nay. Mang một trong những phong cách chính yếu của thế kỷ 19, cô vẽ những con tàu đang đáp vào trong những vũng sơn của lối vẽ đắp “Chất sơn tự nó đang cố nhấn chìm con tàu”. Với những màu sền sệt , những bức tranh này vừa lạc quan vừa đầy vẻ chết chóc, vừa rạng rỡ vừa u sầu. Đó là tính hai mặt mà những nghệ sĩ Lãng mạn mới luôn mang trong lòng như những bậc tiền bối của mình. PHẠM VĂN ĐỨC
File đính kèm:
- top_10_khuynh_huong_nghe_thuat_duong_dai.docx