Trang bị kiến thức về xuất bản phẩm giáo dục cho sinh viên ngành thư viện - thông tin

Tóm tắt Trang bị kiến thức về xuất bản phẩm giáo dục cho sinh viên ngành thư viện - thông tin: ... nhiệm vụ xây dựng vốn tài liệu đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh, xây dựng vốn tài liệu, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người học. Trong bài viết này do thời lượng có hạn, tôi chủ yếu đi vào trình bà...hụ huynh học sinh, giáo viên tránh được rủi ro khi lựa chọn xuất bản phẩm, tạo tâm lý yên tâm thoải mái và hạn chế được sự khó khăn của học sinh trong việc tiếp cận các doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm tại những vùng miền khó khăn do mạng lưới phân phối yếu kém. Để có thể cung ứng xuất b...ện trường phổ thông ban hành theo quyết định 61/1998/QĐ – BGD & ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998. - Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có nhiều chỉ đạo về công tác thư viện trường học như: Ban hành chương trình công tác thư viện hàng năm; tổ chức cuộc thi giáo viên thư viện giỏi từ cấp cơ sở đến cấp to...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Trang bị kiến thức về xuất bản phẩm giáo dục cho sinh viên ngành thư viện - thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRANG BỊ KIẾN THỨC VỀ XUẤT BẢN PHẨM GIÁO DỤC CHO 
SINH VIÊN NGÀNH THƯ VIỆN - THÔNG TIN 
NCS. Phùng Quốc Hiếu 
Trưởng Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục 
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 
Khoa Thư viện - Thông tin với 50 năm đào tạo, 50 năm phấn đấu và trưởng thành là sự 
nỗ lực không mệt mỏi của cả thầy và trò với biết bao thế hệ. Có thể nói trong số hàng 
chục cơ sở đào tạo cán bộ ngành thư viện ở Việt Nam, Khoa Thư viện - Thông tin 
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội luôn là cơ sở đào tạo uy tín nhất, bài bản nhất trong lĩnh 
vực thư viện. Với 50 năm đào tạo, hàng chục thế hệ sinh viên đã ra trường và hôm nay 
hàng trăm sinh viên đang tiếp tục theo học tại Trường và tại khắp các vùng miền của cả 
nước đã khẳng định vị thế tiên phong của Khoa trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt trong 
giáo dục đại học hiện nay. 
Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Khoa Thư viện - Thông tin và đến với Hội thảo khoa 
học của Khoa, tôi xin có một vài ý kiến tham vấn với mong muốn sự nghiệp đào tạo của 
Khoa và Nhà trường ngày càng phát triển ổn định - bền vững. 
Hiện nay nhu cầu hưởng thụ các xuất bản phẩm giáo dục là rất lớn, nó xuất phát từ số 
lượng đông đảo người sử dụng xuất bản phẩm giáo dục dưới dạng bắt buộc và tự chọn 
(khoảng 20 triệu học sinh và giáo viên ở tất cả các bậc học). Nhà xuất bản Giáo dục Việt 
Nam và rất nhiều các nhà xuất bản, đơn vị phát hành luôn coi xuất bản phẩm giáo dục với 
các loại ấn phẩm khác nhau là mặt hàng chiến lược trong quá trình xuất bản và kinh 
doanh. Ngành thư viện - thông tin và hệ thống các thư viện (đặc biệt là thư viện chuyên 
ngành, đa ngành - thư viện trường học) cũng không đứng ngoài trọng trách này khi xem 
xét nó cả dưới góc độ phục vụ và kinh doanh. Để làm rõ thêm vấn đề này tôi xin có một 
vài ý kiến trong việc hoàn thiện nội dung, trang bị kiến thức về xuất bản phẩm giáo dục 
cho sinh viên ngành thư viện nhằm hoàn thiện quy trình đào tạo cán bộ thư viện của 
Khoa. 
1. Vài nét về xuất bản phẩm giáo dục 
Xuất bản phẩm là tên gọi chung của những sản phẩm xuất bản được in thành nhiều bản 
để phát hành như: sách, báo, tranh ảnh, băng đĩa... Luật Xuất bản năm 2004 tại Điều 4 
quy định: “Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo 
dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng 
Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài và còn được thể hiện bằng hình 
ảnh, âm thanh trên các vật liệu, phương tiện kỹ thuật khác nhau”. Tài liệu theo quy định 
của Luật Xuất bản bao gồm tài liệu tuyên truyền, cổ động, hướng dẫn học tập, thi hành 
chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước Trong lĩnh vực giáo dục hiện 
nay việc phổ biến các ấn phẩm giáo dục được Đảng và Nhà nước ta dành sự quan tâm đặc 
biệt. Chính phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo trong công tác xuất 
bản các loại ấn phẩm phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. 
Xuất phát từ khái niệm gốc về “xuất bản phẩm” (Điều 4, Luật Xuất bản năm 2004) ta có 
thể đưa ra khái niệm: Xuất bản phẩm giáo dục là các loại tài liệu về lĩnh vực giáo dục 
đào tạo được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài 
và được thể hiện trên giấy in, dưới dạng hình ảnh, âm thanh thông qua các loại băng, 
đĩa. Các loại xuất bản phẩm giáo dục nói trên hiện nay chủ yếu do ngành giáo dục tổ 
chức xuất bản thông qua Nhà xuất bản Giáo dục và cung ứng cho hệ thống giáo dục quốc 
dân. Các xuất bản phẩm này bao gồm một số loại cụ thể sau: Sách, báo, tạp chí, bản đồ, 
tranh ảnh giáo dục, băng - đĩa giáo khoa. Trong số những sản phẩm nói trên có thể nói 
Sách giáo dục (bao gồm sách giáo khoa, sách tham khảo, sách giáo trình) chiếm một tỉ 
trọng lớn nhất trong thành phần mặt hàng xuất bản phẩm giáo dục. 
2. Sự cần thiết của việc trang bị thông tin, kiến thức về xuất bản phẩm giáo dục cho 
sinh viên ngành thư viện trước yêu cầu của thực tiễn 
Hiện nay ở nước ta trong lĩnh vực thư viện có 2 loại hình chủ yếu là thư viện công cộng 
và thư viện đa ngành, chuyên ngành. Thư viện công cộng là thư viện có vốn tài liệu tổng 
hợp thuộc mọi ngành, lĩnh vực khoa học, phục vụ rộng rãi mọi đối tượng bạn đọc. Theo 
Pháp lệnh Thư viện và Nghị định 72/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2002 quy định chi 
tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện thì thư viện công cộng bao gồm: 
- Thư viện Quốc gia Việt Nam. 
- Thư viện do Ủy ban Nhân dân các cấp thành lập. (thư viện cấp tỉnh; thư viện cấp 
huyện; thư viện cấp xã). 
Thư viện đa ngành là thư viện có vốn tài liệu thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khoa 
học khác nhau. Thư viện chuyên ngành là thư viện có vốn tài liệu chuyên sâu về một 
ngành, một lĩnh vực khoa học nào đó. 
Pháp lệnh Thư viện cũng quy định thư viện của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác 
được thành lập nhằm phục vụ nhu cầu của cán bộ, nhà giáo, người học trong phạm vi của 
nhà trường. Thư viện của các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ xây 
dựng vốn tài liệu đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Đổi mới giáo dục, 
nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh, xây dựng vốn tài liệu, rèn 
luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người học. 
Trong bài viết này do thời lượng có hạn, tôi chủ yếu đi vào trình bày việc trang bị kiến 
thức về xuất bản phẩm giáo dục đối với giáo dục phổ thông (Giáo dục Tiểu học; Trung 
học cơ sở; Trung học phổ thông) ở nước ta hiện nay. 
Như đã phân tích ở trên xuất bản phẩm giáo dục là dạng tài liệu quan trọng nhất trong 
các nhà trường, cơ sở giáo dục. Chất lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập 
của học sinh, sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất, học liệu của mỗi nhà 
trường. Hiện nay ở nước ta theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2010 – 
2011 cả nước có 28.593 trường phổ thông với 14.851.820 học sinh và 818.538 giáo viên 
trong đó có 24.746 trường có thư viện, trong đó chỉ một nửa số này đạt chuẩn (13.580 
trường). Đội ngũ cán bộ thư viện có 26.578 người nhưng chỉ có khoảng gần 50% số này 
là cán bộ chuyên trách (13.580 người). Kinh phí đầu tư cho thư viện trường học năm 
2009 – 2010 là hơn 202 tỷ đồng, như vậy nếu tính bình quân 1 trường học được đầu tư 
7,4 triệu đồng, nếu chia lượng tiền đầu tư này/ học sinh thì đây quả là con số rất khiêm 
tốn. 
Nếu như thời kỳ trước đây, xuất bản phẩm giáo dục chủ yếu được phát hành qua hệ 
thống: Sở giáo dục  Phòng giáo dục  Trường học  Học sinh (thông qua thư viện 
trường học) với việc phát huy vai trò của Tủ sách giáo khoa dùng chung để sinh viên 
mượn thì hiện nay, hầu hết lượng xuất bản phẩm giáo dục được bán trực tiếp cho mọi đối 
tượng học sinh. Tủ sách giáo khoa dùng chung trong thư viện trường học chủ yếu chỉ 
phát huy vai trò đối với đối tượng học sinh chính sách; công tác cho mượn sách nghiệp 
vụ, tài liệu hỗ trợ giảng dạy hỗ trợ giáo viên cũng không đầy đủ do kinh phí nhà nước hỗ 
trợ mua sách hạn chế. 
Việc xuất bản phẩm giáo dục được bán tự do cho học sinh rất cần thiết có sự tư vấn của 
nhà trường thông qua đầu mối quan trọng là cán bộ thư viện tại mỗi trường học. Trên 
thực tế mối liên hệ giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo (NXB Giáo dục)  Sở Giáo dục (Cty 
Sách & TBTH)  Phòng Giáo dục  Trường học trong thời điểm hiện nay vẫn khá chặt 
chẽ, thậm chí ở một số khâu trong kênh phân phối còn mang tính “độc quyền”. Tuy nhiên 
thực tế công tác phát hành xuất bản phẩm giáo dục trong tình hình hiện nay đặt ra yêu cầu 
mà người cán bộ thư viện bắt buộc phải thích ứng. Đó là: 
- Cần nắm bắt nhu cầu mua của học sinh và giáo viên để có thể tư vấn mua cho học sinh 
một cách hợp lý nhất. 
- Kết hợp với Công ty Sách & Thiết bị trường học của các tỉnh xây dựng kế hoạch đặt 
mua xuất bản phẩm giáo dục phục vụ nhu cầu mua của học sinh, phụ huynh học sinh, 
giáo viên trong nhà trường một cách có hiệu quả góp phần tạo ra lợi nhuận kinh tế để có 
thể tái đầu tư (bổ sung vốn tài liệu và nâng cấp điều kiện làm việc) cho thư viện. 
- Sử dụng nguồn tài chính hợp lý để khai thác vốn tài liệu theo hướng dẫn của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo đồng thời phát huy được nhu cầu, mong muốn của giáo viên và học sinh 
trong nhà trường. 
Việc tư vấn và cung ứng xuất bản phẩm giáo dục một cách có hiệu quả tại nhà trường sẽ 
giúp cho học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên tránh được rủi ro khi lựa chọn xuất bản 
phẩm, tạo tâm lý yên tâm thoải mái và hạn chế được sự khó khăn của học sinh trong việc 
tiếp cận các doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm tại những vùng miền khó khăn do 
mạng lưới phân phối yếu kém. 
Để có thể cung ứng xuất bản phẩm giáo dục kịp thời cho giáo viên và học sinh trước khi 
bước vào mỗi học kỳ và năm học mới, Nhà xuất bản Giáo dục và các công ty sách và 
thiết bị trường học ở các tỉnh thường xuyên có sự phối hợp nghiệp vụ với các cán bộ thư 
viện trường học thông qua văn bản chỉ đạo và các buổi tập huấn. Với vai trò là các doanh 
nghiệp cung ứng Nhà xuất bản Giáo dục và các công ty sách phải xây dựng kế hoạch 
phục vụ hiệu quả mới có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và qua đó mỗi năm hàng 
trăm triệu bản sách giáo dục đã được phát hành tới tay học sinh và giáo viên đem lại 
doanh số kinh doanh mỗi năm lên tới hàng trăm tỷ đồng (Thống kê chưa đầy đủ năm 
2009 doanh số đạt 870 tỷ đồng, đây là mức doanh số cao nhất nếu so sánh với các nhà 
xuất bản tại Việt Nam). Hiện nay có tới hàng trăm đơn vị tham gia phối kết hợp với Nhà 
xuất bản Giáo dục trong việc in ấn, vận chuyển và tiêu thụ xuất bản phẩm giáo dục mà 
chủ yếu trong đó là sách giáo khoa và sách tham khảo. Trong công tác cung ứng và phát 
hành xuất bản phẩm giáo dục tới giáo viên và học sinh chúng ta không thể phủ nhận sự 
góp sức đáng kể của các cán bộ thư viện đặc biệt là cán bộ thư viện trường học. 
3. Công tác thư viện trường học đối với phát triển giáo dục ở Việt Nam 
Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của thư viện trường học trong việc cung ứng 
xuất bản phẩm giáo dục tới các nhà trường, giáo viên và học sinh, ngành giáo dục trong 
nhiều chục năm qua đã xây dựng các chủ trương, cơ chế khuyến khích hoạt động cho 
công tác thư viện trường học. Hệ thống văn bản pháp quy về lĩnh vực thư viện nói chung 
và thư viện trường học được xây dựng và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mô 
hình thư viện chuyên ngành này. Một số văn bản quan trọng có thể nêu ra như sau: 
- Pháp lệnh Thư viện do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 28/12/2000, có hiệu 
lực từ ngày 1/4/2001. 
- Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành theo quyết định số 
01/2003/QĐ – BGD & ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003, ban hành Quy định tiêu chuẩn 
thư viện trường phổ thông thay thế cho quyết định số 659/QĐ/NXB-GD ngày 09/07/1990 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước đây. Trong đó đề ra 5 tiêu chuẩn của thư viện trường 
học phổ thông với mức độ yêu cầu cao hơn và cụ thể hoá rõ hơn (1- Về sách, báo, tạp 
chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa; 2- Về cơ sở vật chất; 3- Về nghiệp 
vụ; 4- Về tổ chức hoạt động; 5- Về danh hiệu thư viện và qui trình công nhận). 
- Thông tư 35/2006/TTLT BGD&BNV của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Nội vụ, ngày 
23/8/2006 “Hướng dẫn định mức biên chế ở các cơ sở trường phổ thông công lập”: 
trường tiểu học hạng 1 có 2 biên chế thiết bị và thư viện; trường tiểu học hạng 2, 3 có 1 
biên chế công tác thiết bị và thư viện; trường THCS, THPT có 1 biên chế thư viện. 
- Thông tư 30/TT-LB ngày 26/7/1990 của Liên Bộ Tài Chính & Bộ Giáo dục - Đào tạo 
quy định về định mức kinh phí cho hoạt động thư viện trường học. 
- Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông ban hành theo quyết định 
61/1998/QĐ – BGD & ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998. 
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có nhiều chỉ đạo về công tác thư viện trường học như: 
Ban hành chương trình công tác thư viện hàng năm; tổ chức cuộc thi giáo viên thư viện 
giỏi từ cấp cơ sở đến cấp toàn quốc 2 năm/1 lần; chỉ đạo thành lập “Tủ sách đạo đức”; 
“Tủ sách pháp luật”; tiếp tục duy trì “Tủ sách giáo khoa dùng chung” trong các trường 
phổ thông 
- Tại mỗi tỉnh các Ủy ban nhân dân; Sở Giáo dục và Đào tạo đều ban hành hướng dẫn 
hoạt động cho thư viện trường phổ thông để các trường vận dụng thực hiện. 
- Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn bổ sung vốn tài liệu theo danh 
mục sách tham khảo dành cho thư viện trường phổ thông. 
Căn cứ vào những văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn nói trên, sinh 
viên ngành thư viện cũng như các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực thư viện trường 
học cần xác định rõ nhiệm vụ vẻ vang và nặng nề để phục vụ tốt trong lĩnh vực thư viện 
trường học. Và bên cạnh việc tiếp thu những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cơ bản của 
ngành thư viện như: Xây dựng và phát triển vốn tài liệu, công tác biên mục tài liệu, ứng 
dụng công nghệ thông tin trong quản lý thư viện cần có sự tìm hiểu khảo sát thêm 
những thông tin, yêu cầu mang tính đặc trưng của việc khai thác vốn tài liệu giáo dục, 
quản lý tài liệu giáo dục, đáp ứng tốt nhất nhu cầu dùng tin gắn với mục tiêu và nguyên lý 
giáo dục. 
Về cơ bản những văn bản pháp luật nêu trên đã xây dựng được cơ sở pháp lý trong hoạt 
động thư viện. Tuy nhiên hệ thống thư viện trường học ở nước ta hoạt động vẫn còn yếu 
kém bởi một số nguyên nhân sau: 
- Cơ sở vật chất, nguồn tài chính đầu tư cho thư viện ở các trường phổ thông chưa đồng 
bộ và còn thiếu; 
- Nguồn nhân lực phục vụ thư viện trường học còn yếu và không ổn định (chỉ có 50% 
cán bộ qua đào tạo): trình độ đào tạo không đồng đều, cán bộ thư viện trường học có số 
đông chưa qua đào tạo cơ bản và thường là lao động hợp đồng hoặc lao động dôi dư, 
kiêm nhiệm tại các trường phổ thông. Việc kiểm tra giám sát công tác quản lý thư viện 
trường học và các hoạt động nghiệp vụ còn mang tính hình thức, chưa nhấn mạnh yêu 
cầu nghiệp vụ chuyên môn và những đặc trưng nghiệp vụ thư viện trường học gắn với 
mục tiêu và nguyên lý giáo dục đó là: Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, 
có tri thức, đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc. Học đi 
đôi với hành gắn kết giữa lý luận và thực tiễn 
Mặt khác, thư viện trường học cần xây dựng theo hướng trở thành một trung tâm văn 
hóa và khoa học của nhà trường. Cán bộ thư viện cần hỗ trợ giáo viên và học sinh tìm tài 
liệu để đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập qua đó thư viện góp phần nâng cao 
chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và 
xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà 
trường phổ thông, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời qua 
đó thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống 
văn hóa mới cho các thành viên trong trường. Để đạt được những yêu cầu này cán bộ thư 
viện trường học cần có đủ biên chế, được đào tạo nghiệp vụ bài bản đảm bảo điều kiện 
làm việc tốt, kinh phí bổ sung vốn tài liệu phải được cấp thường xuyên và đáp ứng yêu 
cầu của giáo viên và sinh viên. 
Xuất phát từ thực tiễn như trên, để đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập tại các 
nhà trường, cần đặt ra vấn đề cấp bách hiện nay là đội ngũ cán bộ thư viện trường học ở 
nước ta cần phải được trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ bài bản, kết hợp với kỹ 
năng kiến thức đặc thù trong việc khai thác và cung ứng xuất bản phẩm giáo dục. Cần 
ban hành các văn bản pháp quy có hiệu lực mạnh mẽ hơn nữa tạo sự chuyển biến về chất 
đối với phát triển hệ thống thư viện trường học, cần có sự vào cuộc cụ thể hơn của các 
doanh nghiệp hỗ trợ cho giáo dục đặc biệt là các doanh nghiệp đang trực tiếp xuất bản và 
kinh doanh các xuất bản phẩm giáo dục như Nhà xuất bản Giáo dục và các công ty sách 
& thiết bị trường học. Qua đó mới có thể góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong 
phát triển giáo dục nói chung và phát triển thư viện trường học nói riêng. 
Tài liệu tham khảo 
1. Luật Giáo dục 2005 
2. Luật Xuất bản 2004 
3. Pháp lệnh Thư viện 2001 
4. Các nghị định, thông tư, quyết định, quy chế về lĩnh vực thư viện và thư viện 
trường học. 
5. Từ điển Xuất bản – Nxb. Từ điển Bách khoa 
6. Lê Văn Viết. Văn bản pháp quy Việt Nam về thư viện, Nxb. Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
7. Bản tin Thư viện – CNTT (T.12/2010), Tr.5, tác giả Lê Ngọc Oánh. 
8. Website: Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
9. Website: Nxb. Giáo dục. 
10. Website: Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, TP. HCM và các địa phương. 
11. Báo điện tử: Dantri.com.vn. Số CN ngày 2/5/2010. Tác giả: Tuyết Nga, Ngọc 
Anh (Đất việt). 

File đính kèm:

  • pdftrang_bi_kien_thuc_ve_xuat_ban_pham_giao_duc_cho_sinh_vien_n.pdf