Truyện cười với hiệu quả dạy học ở trường tiểu học hiện nay
Tóm tắt Truyện cười với hiệu quả dạy học ở trường tiểu học hiện nay: ... quá vụn vặt, quá quen thuộc nên chúng ta chẳng còn mấy quan tâm, vậy mà ảnh hưởng của chúng đối với công việc dạy học, giáo dục học sinh thì chẳng nhỏ chút nào. Cái ngô nghê trong câu trả lời của cậu học trò nhỏ, sự ngây thơ, máy móc trong cách giao tiếp của đứa bé trong hai câu chuyệ...hể của bộ sách, giúp giáo viên và học sinh có điều kiện “thay đổi khẩu vị”, tăng hứng thú dạy học. Những truyện kể được lựa chọn không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, cả văn học truyền thống lẫn văn học hiện đại, tạo thêm sự phong phú về nguồn ngữ liệu, làm cho học sinh bước đầu ...người biết mà mách cho tên trộm đang ở đâu thì lại nói thầm. Cái lí và chiều sâu của tiếng cười trong Bốn cẳng và sáu cẳng (Tiếng Việt 3 - tập 2 - trang 142) nằm ở chỗ: chú lính cứ tưởng rằng tốc độ chạy nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng cẳng: ngựa và người cùng chạy, số cẳng càng ...
Tiếng Việt tiểu học mới không chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức, kĩ năng cho học sinh mà còn chú trọng rèn luyện cho người học phương pháp suy nghĩ, đánh giá nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cả đức, trí, thể, mĩ. Các truyện cười trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học có ở hầu hết các khối lớp. Chúng được sử dụng làm ngữ liệu dạy học cho nhiều phân môn khác nhau: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn... Trong toàn bộ chương trình, truyện cười không phân bố một cách riêng lẻ mà được dạy xen kẽ với hệ thống các thể loại truyện dân gian khác như cổ tích, thần thoại, truyền thuyết... và các tác phẩm văn học viết. Điều này khẳng định tính hệ thống, khoa học, tính chỉnh thể của bộ sách, giúp giáo viên và học sinh có điều kiện “thay đổi khẩu vị”, tăng hứng thú dạy học. Những truyện kể được lựa chọn không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, cả văn học truyền thống lẫn văn học hiện đại, tạo thêm sự phong phú về nguồn ngữ liệu, làm cho học sinh bước đầu làm quen với văn học, văn hoá dân tộc và nhân loại. Các bài hỗ trợ nhau và cung cấp cho người học những hiểu biết đa dạng về thể TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Bùi Thanh Truyền _____________________________________________________________________________________________________________ 75 loại, đề tài, đặc điểm nghệ thuật, chức năng và ý nghĩa của truyện... Vốn sống mà các em tiếp thu được qua từng tiết dạy, từng bài, từng thể loại cũng góp phần nâng cao chất lượng học tập. 55 truyện cười là 55 cánh cửa để các em nhìn ra thế giới và nhìn lại chính mình. Vì thế, tuy số lượng không nhiều so với thơ và văn xuôi hiện đại, các truyện cười trong sách giáo khoa vẫn được trẻ yêu thích, góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức và nâng cao kiến thức cho học sinh. Tùy theo mục đích, yêu cầu, nội dung dạy học của từng khối lớp, từng phân môn, kiểu bài..., sự lựa chọn, phân bố hệ thống truyện cười trong chương trình cũng khác nhau. Cụ thể là: Phân môn Lớp Tập đọc Chính tả Luyện từ và câu Tập làm văn MỘT 2 HAI 8 1 1 BA 2 5 7 BỐN 2 8 1 NĂM 7 11 Qua điều tra, khảo sát thực tiễn dạy học ở tiểu học hiện nay, chúng tôi nhận thấy, hầu hết giáo viên đều cho rằng học sinh của mình ham thích học môn Tiếng Việt có ngữ liệu là truyện cười. Điều này đã mang lại nhiều thuận lợi và gia tăng cảm hứng cho người dạy. Việc đưa các truyện cười vào trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, như đánh giá của phần lớn giáo viên, là cần thiết, phù hợp cả về mặt số lượng lẫn nội dung, hình thức cũng như chức năng minh họa cho bài học. Nhiều giáo viên cũng đánh giá cao tính đa chức năng của truyện cười trong dạy học Tiếng Việt tiểu học: vừa giáo dục, cung cấp kiến thức, vừa để học sinh (cả thầy cô nữa) giải trí. Những ý kiến cho rằng nội dung truyện vượt quá trình độ nhận thức, kinh nghiệm, vốn sống của người học là không đáng kể. Sự hiện diện của thể loại văn học có sức sống lâu bền này, theo người dạy, cũng là một đặc điểm thể hiện tính tính ưu việt của các ngữ liệu dạy học Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay. Về phía học sinh, đa số đều thích đọc truyện cười. Tùy theo trình độ nhận thức, có em phát hiện ra ngay cái cười của truyện, có em phải mất một thời gian nhất định mới nghĩ ra. Một số em có học lực trung bình hoặc yếu cũng còn một ít khó khăn khi phát hiện các ý tứ, sự độc đáo của truyện cười. Như vậy, những truyện cười được đưa vào trong sách giáo khoa nhìn chung là phù hợp với trình độ nhận thức của số đông người học. Tác dụng đầu tiên của thể loại văn học này là mang cho học sinh những hứng cảm tức thời, tạo điều kiện để các em có dịp giải trí theo kiểu “học - vui, vui - học”. Nói cách khác, việc nâng cao kiến thức về cuộc sống, xã hội và chính bản thân qua TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(71) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 76 truyện cười chưa được người học đặt lên hàng đầu. Điều này cũng phù hợp với tâm lí, nhận thức của lứa tuổi các em, ở đó sự yêu thích, hứng thú khi lựa chọn đối tượng bao giờ cũng đến trước những cân nhắc về lợi ích, ý nghĩa thừa tính thực dụng mà thiếu sự sinh động thường gặp trong thế giới người lớn. Thấu suốt bản chất của cái cười và hiểu mục đích của truyện cười là gây ra cái cười, ta sẽ nhận rõ nhiệm vụ của bài học về truyện cười trước hết là phải giúp học sinh hiểu các em cười cái gì, vì sao mà cười. Nghe hoặc đọc một truyện cười cũng như xem một bức tranh khôi hài, khi tự mình chưa phát hiện ra cái đáng cười thì chưa thể cười được. Như vậy, có thể suy ra là: đã cười được tức là đã biết mình cười cái gì, vì sao mình cười. Nhưng, trên thực tế, không phải ai cũng giải thích được rõ ràng nguyên do cái cười của mình. Cho nên, bài học về truyện cười không chỉ dừng lại ở chỗ làm cho học sinh cười (nếu như vậy có thể chỉ cần kể cái chuyện cười định đem ra giảng dạy là đủ). Đối với học sinh tiểu học, đọc truyện cười thì vui, nhưng phải suy nghĩ để trả lời những câu hỏi “cười cái gì ?”, “vì sao mà cười?” chắc không phải là chuyện dễ. Vấn đề sẽ đơn giản hơn nếu giáo viên biết gợi ý để người học tự phân tích, tự “nhìn lại” quá trình sinh thành của cái cười trong óc, tựa như xem lại một đoạn phim quay chậm, nhất định các em sẽ cắt nghĩa được cái cười của mình. Từ đó, học sinh sẽ cảm thấy hào hứng hơn so với khi chỉ cười mà không tự đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa như những cú “hích” đầy tính trí tuệ như thế. Tiếp đến, người dạy cần hướng dẫn người học suy nghĩ tiếp về cái đáng cười, về những điều nằm phía sau hành vi gây ra cái cười cùng thói xấu mà hành vi đó để lộ ra. Việc sử dụng các câu chuyện có những câu đối thoại ngộ nghĩnh, máy móc, đôi lúc trái với tự nhiên, không hợp với lẽ thường trong Vì bây giờ mẹ mới về, Vì sao cá không biết nói?... đã phần nào thực hiện được nguyên tắc “hai trong một” của hoạt động dạy học ở tiểu học: Cậu bé cắt bánh bị đứt tay nhưng không khóc. Mẹ về cậu mới khóc òa lên. Mẹ cậu hoảng hốt: - Con làm sao thế? - Con bị đứt tay. - Đứt khi nào thế? - Lúc nãy ạ! - Sao bây giờ con mới khóc? - Vì bây giờ mẹ mới về. (Vì bây giờ mẹ mới về - Tiếng Việt 1 - tập 2 - trang 18) Câu nói cuối cùng của cậu bé làm cho ta buồn cười, chính vì câu nói đó xét về bề ngoài thì có vẻ hợp lí lắm, trả lời theo đúng như nội dung mà mẹ cậu bé hỏi. Nhưng xét lại thì thấy vô lí vì đáng lẽ ra cậu bé phải khóc ngay lúc bị đứt tay. Ở đây, cậu bé lại chờ lúc mẹ về mới òa lên khóc. Hành động này cho thấy sự nũng nịu dễ thương, rất trẻ con của cậu bé với mẹ. Người lớn thường dành cho trẻ sự yêu thương, vỗ về. Chính lí do này đôi khi khiến cho các em hay làm nũng. Vậy là cùng một lúc, cả trẻ em lẫn người lớn đều nhận được từ đây một bài học quý. Với trẻ là sự cần thiết phải chấm dứt thói nhõng nhẽo thái quá. Với người lớn, đó là cần phải cưng chiều con trẻ trong phạm vi có giới hạn, không được cưng chiều quá dễ làm trẻ sinh hư. Lại có những truyện lấy một cử chỉ, TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Bùi Thanh Truyền _____________________________________________________________________________________________________________ 77 một tư thế hoặc một hành động ngộ nghĩnh để gây cười. Trường hợp này thường xuất hiện ở mảng truyện về những chàng ngốc. Cái đáng cười ở những nhân vật này chủ yếu là những cử chỉ rập khuôn, máy móc, trái với tự nhiên, vô lí so với lẽ thường, thiếu hẳn sự “động não”. Ví như trong truyện Kéo cây lúa lên (Tiếng Việt 3 - tập 1 - trang 138), hành động của anh chồng khiến ta phải bật cười. Đáng lí khi thấy lúa của ruộng mình xấu hơn ruộng bên thì phải chăm lo tưới nước, bón phân. Ở đây, anh ta lại lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cho cao hơn lúa nhà người. Chính điều này đã dẫn đến hậu quả: Tất cả ruộng lúa của nhà anh ta đều bị héo rũ ra. Càng buồn cười hơn nữa khi anh chàng cứ chắc mẩm rằng nhờ sự “sáng tạo” của mình, lúa ruộng nhà đã và sẽ mọc nhanh hơn lúa ruộng bên. Hành động của bác nông dân trong truyện Giấu cày (Tiếng Việt 3 - tập 1- trang 128) cũng thế. Khi đáng nói nhỏ lại nói to, khi đáng nói to lại nói nhỏ. Giấu cày đáng lí bí mật thì lại hét toáng lên để kẻ trộm biết. Mất cày đáng lí phải kêu to lên để mọi người biết mà mách cho tên trộm đang ở đâu thì lại nói thầm. Cái lí và chiều sâu của tiếng cười trong Bốn cẳng và sáu cẳng (Tiếng Việt 3 - tập 2 - trang 142) nằm ở chỗ: chú lính cứ tưởng rằng tốc độ chạy nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng cẳng: ngựa và người cùng chạy, số cẳng càng lớn thì tốc độ càng cao. Xét về phương diện cấu tạo, truyện này có cả lời nói đáng cười (Anh hỏi hay thật! Bốn cẳng lại nhanh hơn sáu cẳng được à), hành động đáng cười (Chú lính dắt ngựa ra đường, không cưỡi ngựa để đi cho nhanh mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo) và hoàn cảnh đáng cười (Có một chú lính được quan sai đi làm việc gấp). Nếu tác giả không xây dựng nên hoàn cảnh trên thì chắc hẳn bản chất ngốc nghếch của chú lính không thể nào bộc lộ. Truyện cười không chỉ nêu lên những hoàn cảnh, những lời nói, những cử chỉ, hành động của nhân vật, mà có khi còn lấy một tính cách để gây cười (Đổi giày, Đãng trí bác học...). Nêu bật được tính cách này để học sinh suy ngẫm về nó, qua đó tự nhận thức về bản thân cũng là yêu cầu cần đạt được khi dạy học: Có một cậu học trò vội đến trường nên xỏ nhầm giày, một chiếc cao, một chiếc thấp. Bước tập tễnh trên đường, cậu lẩm bẩm: - Quái lạ, sao hôm nay chân mình một bên dài, một bên ngắn? Hay tại đường khấp khểnh? Vừa tới sân trường, cậu gặp ngay thầy giáo. Thấy cậu bé đi chân thấp chân cao, thầy bảo: - Em đi nhầm giày rồi. Về đổi giày đi cho dễ chịu. Cậu bé vội chạy về nhà. Cậu lôi từ gầm giường ra hai chiếc giày, ngắm đi ngắm lại rồi lắc đầu nói: - Đôi này vẫn chiếc thấp chiếc cao. (Đổi giày - Tiếng Việt 2 - tập 1 - trang 68) Nếu là người tinh nhạy, cậu bé sẽ nghĩ ra ngay mình bước tập tễnh là do quá vội đến trường nên đi nhầm giày, vì thế mới chân thấp chân cao. Từ suy nghĩ ngớ ngẩn về sự bất thường trong độ dài hai cái “phương tiện di chuyển” của mình, cậu lại dấn sâu vào một sai lầm kì cục khác: à ra thế, nguyên nhân tại ở... con đường. Sự cẩu thả luôn đi kèm với việc thiếu ý thức trách nhiệm về bản TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(71) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 78 thân, hệ quả là cậu hoàn toàn không nghĩ đến nguyên nhân chủ quan mà cứ đổ lỗi tại khách quan. Được sự gợi ý của thầy giáo, cậu học trò cũng không thông minh lên chút nào: chạy vội về nhà, lôi từ gầm giường ra hai chiếc giày, ngắm đi ngắm lại rồi vẫn lắc đầu nói: Đôi giày vẫn chiếc thấp chiếc cao. Đây chính là đặc tính cố hữu của những chàng ngốc - hành động một cách máy móc, mất cả tính chủ động và sinh động của con người. Lời nói, cử chỉ, hoàn cảnh, tính cách càng trái tự nhiên, máy móc, ngộ nghĩnh, khác thường bao nhiêu thì tiếng cười gây ra càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Vì vậy, một trong những biện pháp gây cười là phóng đại sự thực. Không có ai ngốc đến nỗi được cấp ngựa để đi cho nhanh lại dắt ngựa ra đến đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa chạy trước rồi cắm cổ lao theo, không có cậu học trò nào tối dạ đến mức được thầy chỉ cho là mình đi nhầm giày mà vẫn không biết cách lựa chọn để được hai chiếc giày cùng đôi... Việc phóng đại, thậm chí bịa ra những hoàn cảnh éo le, những nhân vật ngộ nghĩnh thường ít hoặc không phương hại nhiều đến tính chất hiện thực của truyện. Thực tế vẫn còn không ít những cô cậu học trò thiếu tính ngăn nắp, cẩn thận, sinh hoạt thường theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” như cậu bé trong truyện Đổi giày, hoặc thiếu ý thức tự thân phấn đấu mà thường ỷ lại, trông cậy vào sự hỗ trợ từ bên ngoài như nhân vật chính trong Mua kính. Ngoài việc hướng đến đạt được những mục tiêu dạy học từng phân môn, môn học, hiệu ứng thẩm mĩ giàu tính nhân văn mà truyện cười đem đến cho học sinh thông qua những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình như thế rất cần thiết cho việc hình thành, phát triển nhân cách các em sau này. Ý nghĩa giáo dục trẻ thơ của truyện cũng là một phương diện quan trọng cần phải khai thác. Nội dung các truyện cười làm ngữ liệu dạy học các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học nhìn chung phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học và nhận thức của người học. Nhiều câu chuyện không những mang lại cho các em tiếng cười sảng khoái mà còn có tác dụng rất lớn trong việc bổ trợ kiến thức, hướng đến mục tiêu phát triển hài hòa, toàn diện nhân cách trẻ. Câu chuyện Mua kính khéo léo khuyên các em đừng lầm tưởng hễ cứ đeo kính thì đọc được sách. Nhận ra điều phi lí trong truyện, tự học sinh sẽ biết rằng, muốn biết chữ thì phải học. Ẩn sau tiếng cười sảng khoái trong Dại gì mà đổi là lời khuyên nhủ ân cần: Làm con, phải biết ngoan ngoãn, hiếu thảo, tránh thói hư tật xấu, học hỏi những điều hay lẽ phải để cha mẹ vui lòng. Với Không nỡ nhìn, thông qua sự mâu thuẫn giữa nhận thức và hành động kì quặc của anh thanh niên, giáo viên cần giúp trẻ lĩnh hội trọn vẹn thông điệp: Sống đẹp là phải biết chia sẻ, nhường nhịn, biết sống vì người khác. Độc đáo của cái cười là ở chỗ nó nâng con người cao hơn hoàn cảnh. Khi cười thói hư, tật xấu, người ta sẽ đứng ở vị trí bên trên chúng. Như vậy, cái cười, ở chiều sâu của nó, dường như có một cái gốc là những cảm xúc thấm đượm chất nhân văn - đó là nhiệt tình thống thiết bảo vệ những giá trị hằng cửu của con người, niềm mong muốn nhân loại được sống tốt hơn, đẹp hơn. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Bùi Thanh Truyền _____________________________________________________________________________________________________________ 79 Có lẽ vì quán triệt và thấu suốt quan điểm này nên không chỉ dừng lại ở sự đổi mới ngữ liệu dạy học bằng hệ thống truyện cười nhiều hấp lực với học sinh, như là sự tự chứng minh, làm rõ chủ trương, phương cách mới mẻ, táo bạo của mình, trong sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 153, đội ngũ biên soạn đã quảng bá cho lợi ích của tiếng cười qua một bài tập đọc - vị trí mà tất cả những văn bản truyện cười trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học đều ao ước: TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ Một nhà văn từng nói: “Con người là động vật duy nhất biết cười.” Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần cười kéo dài độ 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần. Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu. Ở một số nước, người ta dùng biện pháp gây cười để điều trị bệnh nhân. Mục đích của việc làm này là rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước. Bởi vậy, có thể nói: ai có tính hài hước, người đó chắc chắn sẽ sống lâu hơn. Theo báo Giáo dục và Thời đại Dẫn dài như vậy để chúng ta một lần nữa được thú vị khi thừa nhận hiệu quả thiết thực của tiếng cười trong đời sống và trong dạy học - một cái nghề mà áp lực của nó sẽ nhanh chóng khiến con người lão hóa nếu không có liều thuốc “tráng tinh bổ thể” nói trên. 4. Kết luận và suy ngẫm của người trong cuộc Theo các chuyên gia tâm lí học, nụ cười có tác dụng với sự phát triển thể chất, sức khỏe con người, đặc biệt là đối với trẻ em, giống như việc tập thể dục từ bên trong. Tiếng cười giúp cho sự vận động, thả lỏng của các cơ và làm dịu bớt sự căng thẳng, mang lại cho trẻ cảm giác thoải mái, dễ chịu - một liều thuốc đặc hiệu để trị bệnh quá tải trong học tập ở tiểu học hiện nay. Đó cũng là cầu nối trẻ em với thế giới bên ngoài. Nó giúp các em sống vị tha hơn, vun đắp thêm cảm xúc, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Xuất phát từ những cơ sở này, truyện cười là món ăn tinh thần không thể thiếu cho trẻ em hôm nay, là ngữ liệu dạy học độc đáo, hữu hiệu của thầy cô giáo tiểu học. Tuy vậy, cũng phải thừa nhận rằng, tiếng cười trong một số truyện cho thiếu nhi đương đại cũng có vấn đề, không phải hoàn toàn mang lại cho trẻ em lẫn người lớn sự an tâm, thanh thản. Đó là sự nông cạn, nhạt nhẽo, cười giả, cười lấy được, chỉ thuần sinh lí, đôi khi dung tục, thiếu sự chắt lọc cũng như chất trí tuệ, giảm sút các chức năng cần thiết đối với văn học dành cho tuổi thơ, xa cách với đời sống, suy nghĩ, nhận thức lứa tuổi này. Đằng sau tiếng cười ở đây rõ ràng là sự mệt mỏi, sự đầu hàng trước hoàn cảnh của trẻ, hoặc đi xa hơn là sự lảng tránh trách nhiệm. Điều đó khiến những người tâm huyết với trẻ thơ không khỏi chạnh buồn. Đã đến lúc chúng ta cần phải có sự đánh giá, đối xử nghiêm chỉnh với TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(71) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 80 tiếng cười hàng ngày của trẻ. Về điểm này, chúng tôi rất tán thành đề xuất của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn là phải phấn đấu tạo ra “một tiếng cười có chất lượng cao - đó sẽ là một tiếng cười văn hóa” [4] trong các thức ăn tinh thần thần cho thiếu nhi. Để dạy tốt truyện cười trong chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện hành, giáo viên nên chủ động bồi dưỡng kiến thức về truyện cười (đọc truyện, tham khảo những công trình nghiên cứu chuyên sâu để nắm chắc đặc trưng thể loại, phương pháp truyền thụ, phân tích tác phẩm...). Tùy theo từng truyện được dùng làm ngữ liệu dạy học trong các phân môn, giáo viên sử dụng phối hợp nhiều cách thức khai thác, tiếp cận khác nhau để tạo sự phong phú, sinh động cho tiết dạy. Có như vậy mới nuôi dưỡng, phát triển được bầu không khí học tập hào hứng, tích cực, bền lâu của học sinh. Bên cạnh đó, thầy cô cũng cần giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của bài học, kết hợp khai thác hợp lí tranh minh họa (nếu có) và hệ thống câu hỏi gợi ý. Đó chính là những điểm tựa cần thiết để người học hiểu và nhớ được sâu nội dung câu chuyện. Khi giảng dạy, giáo viên cần tổ chức để học sinh tiếp xúc với các truyện vui ở nhiều khía cạnh, cấp độ khác nhau: đọc trước các truyện trong sách giáo khoa, hiểu nội dung câu chuyện và rút ra bài học ý nghĩa mà nó đề cập... Vấn đề đọc, tập hợp các câu chuyện vui ở các sách, báo khác (Nhi đồng, Cười, Truyện vui dạy học, các truyện cười dân gian dành cho thiếu nhi...) của người học song song với việc tổ chức các trò chơi với truyện cười, các cuộc thi dành riêng cho đối tượng nhỏ tuổi như sáng tác truyện cười, thi kể chuyện vui theo chủ đề nhân các ngày lễ, ngày kỉ niệm trong năm cũng là những yêu cầu không thể thiếu mà mỗi giáo viên cần phải đặt ra trong quá trình dạy học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Dạy học tích hợp ở tiểu học: hiện tại và tương lai”, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Lê Phương Nga (2003), Chuyện vui dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Triều Nguyên (2011), Tìm hiểu truyện cười Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 4. Vương Trí Nhàn, “Cười - chất lượng cao”, Báo Văn nghệ Trẻ số ra ngày 09-6-2007. 5. Nhiều tác giả (2002, 2003, 2004, 2005, 2006), Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. V. Guxep (1999), Mĩ học folklor, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 03-4-2015; ngày phản biện đánh giá: 10-5-2015; ngày chấp nhận đăng: 05-6-2015)
File đính kèm:
- truyen_cuoi_voi_hieu_qua_day_hoc_o_truong_tieu_hoc_hien_nay.pdf