Truyền thông đại chúng và vấn đề gìn giữ, phát triển những giá trị văn hóa Việt Nam hiện nay

Tóm tắt Truyền thông đại chúng và vấn đề gìn giữ, phát triển những giá trị văn hóa Việt Nam hiện nay: ... triển các giá trị văn hóa đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam cần có một hệ thống chính sách, pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh; bên cạnh đó chúng ta không thể không nhắc đến vai trò, tầm quan trọng của hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng. Vai trò ấy được thể hiện ở các điểm sau: Thứ nhất,... được lọt vào top 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới có sự tham gia, đóng góp rất lớn của hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng. Đặc biệt là các cơ quan báo đài Trung ương như: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân, báo Văn hóa, v.v.. Vào năm 2010, khu Tr...ông tin đầy đủ, tin cậy để hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật về văn hóa nói chung, về bảo tồn, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống nói riêng. Và cũng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, quần chúng nhân dân tham gia đóng góp tích cực vào việc hình thàn...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Truyền thông đại chúng và vấn đề gìn giữ, phát triển những giá trị văn hóa Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ VẤN ĐỀ GÌN GIỮ, 
PHÁT TRIỂN NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY 
 Giáp Văn Tấp∗ 
Hiện nay, những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia đã và đang trở thành yếu tố 
quan trọng trong định hướng, xây dựng chính sách và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc; là 
vấn đề chiếm được sự quan tâm, chú ý nhiều nhất của cộng đồng quốc tế tại các hội nghị quốc tế 
lớn; là chìa khóa để giải quyết nhiều vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp khu vực và quốc tế hiện nay. 
Nền văn hóa Việt Nam đã được hình thành và phát triển từ hàng ngàn năm, trải qua nhiều thăng 
trầm của lịch sử những giá trị văn hóa truyền thống vẫn được gìn giữ và bồi đắp, hình thành nên 
những “giá trị văn hóa Việt”. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa mạnh mẽ, 
nhiều giá trị văn hóa Việt đã và đang bị xói mòn, bị mất dần. Giữ gìn, bồi đắp, phát triển những 
giá trị văn hóa Việt là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi người công dân Việt Nam và của cả cộng 
đồng nói chung; của Đảng và Nhà nước nói riêng, đặc biệt là của các cơ quan truyền thông 
đại chúng. 
1. Ý nghĩa của việc gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa Việt thông qua phản ánh của 
các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay 
“Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã 
hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau”. Và “Truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp xã 
hội rộng rãi, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng”1. Còn “Văn hóa là những giá trị vật 
chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”2. Tuy nhiên, khái niệm về văn hóa của Tổ 
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) là được thừa nhận rộng rãi 
nhất: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá 
khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại. Qua hàng thế kỷ các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành 
∗
 Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN 
1
 PGS.TS. Tạ Ngọc Tấn: Truyền thông đại chúng, Nxb CTQG, H. 2001, tr. 8 và 10. 
2
 Nguyễn Như Ý (chủ biên): Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, H, 1998, tr. 1796. 
nên một hệ thống các giá trị, truyền thống thị hiếu thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân 
tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”3. Các giá trị văn hóa nếu không được khai phá, giới thiệu, 
bồi đắp và phát triển thì chỉ là “văn hóa chết”, văn hóa ấy sẽ không có ý nghĩa, giá trị đối với con 
người. Văn hóa phải được phát triển và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của con người, 
là sự kết tinh của tạo hóa, tri thức. Những giá trị ấy phải được con người chúng ta “bồi đắp” và 
“phát triển” thường xuyên. 
Theo GS.TSKH. Lưu Trần Tiêu – Chủ tịch hội đồng di sản văn hóa Quốc gia cho rằng: 
“Những di sản văn hóa dù là vật thể hay phí vật thể đều hàm chứa những giá trị văn hóa lớn lao, 
thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc”4. Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 
2006- 2010 đã chỉ rõ: “Ngặn chặn nguy cơ xuống cấp của các di sản và sự phá hoại văn hóa phí 
vật thể. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, thắng cảnh và vốn văn hóa phi vật thể để trở 
thành những sản phẩm văn hóa có giá trị, phục vụ công tác giáo dục truyền thống lịch sử và 
truyền thống văn hiến, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của toàn bộ xã hội nói chung và như 
cầu phát triển du lịch nói riêng”5. 
Gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa Việt là thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, là 
hướng về cội nguồn dân tộc, là sự ghi nhận những cống hiến, đóng góp của cha ông ta. Thông qua 
việc tuyên truyền, giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn 
về lịch sử dân tộc, ý thức sâu sắc trong việc bảo vệ các di sản, các giá trị văn hóa. 
Thể hiện rõ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với 
lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là trong việc bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa, các giá trị văn hóa 
truyền thống. 
Thúc đẩy giao lưu, hợp tác và chia sẻ những giá trị văn hóa tốt đẹp, kinh nghiệm giữa các 
quốc gia, dân tộc với nhau. Bên cạnh đó góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, 
3
 Thành Lê: Văn hóa và lối sống, Nxb Thanh niên, H, 2001, tr. 5. 
4
 Đỗ Mai Trang: Báo chí tham gia bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền 
thông, số tháng 10 – 2010, tr.47. 
5
  cập nhật 
ngày 12/12/2011. 
văn hóa và an ninh quốc phòng của đất nước, đặc biệt chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực 
văn hóa. 
2. Vai trò của hệ thống truyền thông đại chúng trong việc gìn giữ và phát triển những giá trị 
văn hóa Việt Nam hiện nay 
Đất nước Việt Nam, nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa, nơi kết tinh của những giá trị văn 
hóa với rất nhiều các khu di tích lịch sử - văn hóa, các danh lam thắng cảnh có một giá trị đặc biệt 
không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả nhân loại. Trong đó phải kể tới các di sản, các giá 
trị văn hóa đã được UNESCO công nhận và bảo vệ như: Vịnh Hạ Long, di sản Nhã nhạc cung 
đình Huế, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh, Bia Tiến sĩ 
Văn Miếu, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Đô thị cổ Hội An, Quần thể di tích cố đô Huế, v.v.. Để bảo vệ, 
gìn giữ, và phát triển các giá trị văn hóa đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam cần có một hệ thống 
chính sách, pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh; bên cạnh đó chúng ta không thể không nhắc đến vai trò, 
tầm quan trọng của hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng. Vai trò ấy được thể hiện ở 
các điểm sau: 
Thứ nhất, góp phần cùng với Đảng và Nhà nước kiên quyết đấu tranh chống lại các luận 
điệu, âm mưu, hành động dùng chiêu bài “văn hóa” để chống phá Đảng, Nhà nước; đấu tranh 
chống đồng hóa và phá hoại các giá trị văn hóa, đặc biệt giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc 
ta. Bên cạnh việc góp phần làm phong phú, bồi đắp các giá trị văn hóa Việt, hệ thống các cơ quan 
truyền thông đại chúng còn tham gia đấu tranh, phê phán mạnh mẽ với các luận điệu, âm mưu và 
hành động chống phá Đảng, Nhà nước dưới chiêu bài “văn hóa” của cá nhân, tổ chức, nhóm phản 
động, chống lại sự xâm nhập của các luồng văn hóa độc hại, những giá trị văn hóa phản tiến bộ. 
Hiện nay, nhiều tổ chức, thế lực phản động lợi dụng sự “nhẹ dạ cả tin” của một bộ phận người dân 
Việt Nam thông qua chiêu bài “tôn giáo”, “nhân quyền”, “văn hóa” nhằm chống phá Đảng và Nhà 
nước Việt Nam, phá hoại các giá trị truyền thống của dân tộc được hun đúc từ ngàn đời nay. Đại 
hội đại biểu Toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định nhiệm vụ cụ thể 
đối với lĩnh vực truyền thông đại chúng là “Đấu tranh ngăn chặn, bài trừ các hủ tục, các tiêu cực 
xã hộiđấu tranh đánh bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa”. Hiện nay, 
một số di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã và đang bị con người, thiên nhiên “xâm 
hại”, “tàn phá” nghiêm trọng, cần sớm phải được bảo vệ khẩn cấp. 
Thứ hai, tuyền truyền, giáo dục, định hướng về nhận thức và hành động cho mỗi người dân 
Việt Nam trong việc việc bảo vệ, gìn giữ, phát triển các di sản, các giá trị văn hóa Việt. Đảng và 
Nhà nước đã khẳng định, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa là nhiệm vụ, là trách nhiệm của 
mỗi người dân, của cả dân tộc. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận 
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình 
văn hóa”, phong trào “Người tốt, việc tốt”, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng 
gia đình, từng người, hoàn thiện giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị văn hóa 
truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn 
hóa đồi trụy, độc hại.”6. “Báo chí vừa là công cụ tích cực, hữu hiệu trong việc truyền bá các sản 
phẩm văn hóa, vừa là địa chỉ hội tụ và kiểm nghiệm những giá trị văn hóa, đồng thời là địa chỉ 
sáng tạo các sản phẩm văn hóa”7. Các giá trị văn hóa Việt Nam sẽ không bị mất đi nếu chúng ta 
có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, định hướng từ ngay trong nhận thức đối với mỗi 
người dân thông qua các loại hình của truyền thông đại chúng như: sách, báo in, phát thanh, 
truyền hình, quảng cáo, internet, điện ảnh, băng và đĩa hình. Đặc biệt phải chú trọng gìn giữ, phát 
triển các di sản, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng 
nhân dân trong bảo vệ, gìn giữ, phát triển các di sản, các giá trị văn hóa trên các phương tiện 
truyền thông đại chúng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục với những nội dụng, hình thức 
phong phú, đa dạng. 
Việc Vịnh Hạ Long được lọt vào top 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới có sự tham 
gia, đóng góp rất lớn của hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng. Đặc biệt là các cơ 
quan báo đài Trung ương như: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân 
dân, báo Văn hóa, v.v.. Vào năm 2010, khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long – Hà Nội đã 
được Tổ chức di sản thế giới thông qua Nghị quyết công nhận là di sản văn hóa thế giới. Để có 
6
 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), phần II, Nxb 
CTQG, H. 2010, tr. 162. 
7
 Đinh Khắc Quỳnh Giang: Văn hóa Nam bộ trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Nam bộ từ 2001 – 2005, 
Luận văn thạc sỹ Báo chí, 2006, tr. 24. 
được kết quả đó, có sự tham gia đóng góp rất lớn của các cơ quan báo chí, và sự tích cực trong gìn 
giữ, bảo tồn, quảng bá hình ảnh của di sản văn hóa hoàng thành Thăng Long với hàng loạt các bài 
viết trên các báo như: “Bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Hoàng thành Thăng Long – Hà 
Nội”, “Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long và những giá trị nổi bật toàn cầu”8. Đây 
là hai trong số rất nhiều di sản, giá trị vă hóa Việt được gìn giữ, bảo vệ, phát triển cũng như quảng 
bá, giới thiệu thông qua hệ thống các cơ quan truyền thông đại chúng. Những thông tin được 
truyền tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tham gia đáng kể vào sự hình thành tư 
duy, nhận thức và hành động của con người về những giá trị văn hóa. 
Thứ ba, thường xuyên tuyên truyền và quảng bá, giới thiệu các di sản, các giá trị văn hóa 
Việt đến với bạn bè quốc tế. Giới thiệu, quảng bá các di sản văn hóa, các giá trị văn hóa đến với 
bạn bè quốc tế là nhiệm vụ, một yêu cầu quan trọng của hệ thống các quan truyền thống nói chung 
và các cơ quan báo chí nói riêng. Nhờ có sự phát triển của internet, các báo mạng (báo điện tử) đã 
dễ dàng hơn trong việc truyền tải những hình ảnh, thông điệp, giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc 
đến với nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt thông qua các hoạt động như: triển lãm ảnh, hiện vật 
và giới thiệu các di tích lịch sử -văn hóa, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, các món ăn, các loại 
hình nghệ thuật; đặc biệt là các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế như “Tuần lễ văn hóa Việt 
Nam tại Hàn Quốc” khai mạc vào ngày 12/11/2011 tại Seoul – Hàn Quốc, “Tuần lễ văn hóa Việt 
Nam tại Liên bang Nga” diễn ra vào 9/2011, “Tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Cộng hòa liên bang 
Đức” từ ngày 30/8 đến 3/9/2010, v.v.. Thông qua các hoạt động này, giá trị văn hóa Việt được bổ 
sung làm giàu; đồng thời cũng thể hiện sự học hỏi và tiếp nhận lẫn nhau giữa các dân tộc đối với 
những giá trị văn hóa tiên tiến. 
Thứ tư, góp phần xây dựng, hoạch định đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà 
nước về văn hóa, đồng thời phát hiện những thiếu sót, hạn chế trong các văn bản chính sách, 
pháp luật về văn hóa. Các phương tiện truyền thông đại chúng đã và đang chuyển tải nhanh 
chóng, kịp thời, đầy đủ, chính xác, hiệu quả mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của 
Đảng, Nhà nước đến với mỗi người dân. Với chức năng là cầu nối giữa quần chúng nhân dân với 
8
Noi/20098/4479.vgp và 
tri-noi-bat-toan-cau/20098/4478.vgp, cập nhật ngày 12/12/2010. 
Đảng và Nhà nước, các cơ quan truyền thông đại chúng thông qua hoạt động thẩm định, phản 
biện toàn bộ các vấn đề xã hội, con người, trong đó có cả vấn đề văn hóa giúp Đảng, Nhà nước có 
được những thông tin đầy đủ, tin cậy để hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật về văn hóa 
nói chung, về bảo tồn, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống nói riêng. Và cũng 
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, quần chúng nhân dân tham gia đóng góp tích 
cực vào việc hình thành đường lối, chính sách của Đảng, bổ sung, xây dựng và hoàn thiện pháp 
luật của Nhà nước về văn hóa. Các cơ quan truyền thông đại chúng đã có những phát hiện mới, 
phản ánh được những vấn đề bức xúc của thực tiễn xã hội trong lĩnh vực văn hóa nói chung, trong 
bảo tồn, gìn giữ và phát triển các di sản, các giá trị văn hóa nói riêng. Thông qua đó, các cơ quan 
Nhà nước sớm có những chính sách, văn bản điều chỉnh và quản lý hợp lý hơn. 
3. Một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của các phương tiện truyền thông đại chúng 
trong gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa Việt Nam hiện nay. 
Dưới sức ép mạnh mẽ của sự phát triển nhanh chóng của khoa học & công nghệ nói chung 
và truyền thông đại chúng nói riêng trên toàn cầu, đòi hỏi cần phải có sự đổi mới, có những giải 
pháp mới đối với hệ thống truyền thông đại chúng nhằm làm tăng tính hiệu quả trong việc bảo vệ, 
gìn giữ, quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa Việt Nam. 
- Đối với các cơ quan Truyền thông đại chúng: Cần phải thường xuyên có sự đổi mới về 
nội dung, hình thức trong khi tuyên truyền, giáo dục cũng như giới thiệu và quảng bá các di sản, 
các giá trị văn hóa Việt Nam. “Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát 
triển, nâng cao chất lượng tư tưởng và văn hóa, vươn lên hiện đại hóa về mô hình, cơ cấu tổ chức 
và cơ sở vật chất – kỹ thuật, đồng thời xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, chủ động, khoa học.”9. 
Bên cạnh đó, cần phải mở rộng mạng lưới cộng tác viên viết về hoạt động văn hóa; nâng cao tính 
hấp dẫn của truyền thông đại chung về đề tài văn hóa. Tăng cường, đẩy mạnh việc quảng bá, giới 
thiệu các di sản, các giá trị văn hóa truyền thống đến với bạn bè và du khách quốc tế. Xây dựng 
các chương trình, chuyên mục, bài viết, các ấn phẩm giới thiệu về văn hóa phải tạo ra sự hấp dẫn, 
9
 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), phần II, Nxb 
CTQG, H. 2010, tr. 372. 
lôi cuốn, chú ý của người xem, người nghe, người đọc song vẫn phải đảm bảo được về giá trị nội 
dung, truyền tải được những thông điệp đến với độc giả. 
- Đối với các cơ quan Đảng và Nhà nước: Cần phải xây dựng, đổi mới cơ chế, chính sách 
và pháp luật trong quản lý văn hóa, cũng như hoạt động của các cơ quan truyền thông đại chúng. 
Bên cạnh đó, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan Nhà nước về quản 
lý văn hóa với các cơ quan truyền thông đại chúng. Ngoài ra, đổi mới tư duy lãnh đạo, quản lý đối 
với truyền thông đại chúng trong việc thông tin, tuyên truyền, phản ánh, cũng như gìn giữ và phát 
triển các di sản, các giá trị văn hóa Việt Nam. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, 
điều hành của Nhà nước về văn hóa. Sự quan tâm, chỉ đạo và quản lý kịp thời, thường xuyên của 
Đảng, Nhà nước đối với các cơ quan truyền thông đại chúng là điều kiện, là yếu tố căn bản tạo 
nên hiệu quả hoạt động. Xây dựng một đường lối, chính sách, pháp luật đúng đắn, phù hợp với 
tình hình thực tiễn sẽ tạo điều kiện tốt cho các giá trị văn hóa được phát triển. Đảng, Nhà nước và 
các cơ quan truyền thông đại chúng, cần xây dựng chiến lược lâu dài trong công tác tuyên truyền, 
giáo dục, định hướng về gìn giữ, phát triển các giá trị văn hóa. 
- Đối với các nhà báo, phóng viên, biên tập viên, người quản lý về văn hóa: Cần thường 
xuyên rèn luyện, trau dồi đạo đức, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, phải có sự hiểu biết sâu 
rộng các vấn đề kinh tế - xã hội, đặc biệt phải luôn ý thức được trách nhiệm trong bảo vệ, gìn giữ, 
phát triển, quảng bá các di sản văn hóa, các giá trị văn hóa. Tại Đại hội lần thứ III của Hội nhà 
báo Việt Nam tháng 9/1962, Bác nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang 
giấy là vũ khí sắc bén của họ”10. Bác còn căn dặn những người làm báo khi thể hiện “Làm báo 
phải hết sức cẩn thận về hình thức, nội dung, cách viết”. Ý thức, trách nhiệm và sự hiểu biết sâu 
sắc về văn hóa dân tộc, về giá trị của nền văn hóa Việt là điều cần thiết, là yêu cầu đối với mỗi 
phóng viên, biên tập viên, nhà báo mỗi khi tác nghiệp. Sức lan tỏa, sự thẩm thấu của mỗi chương 
trình, bài viết không chỉ nằm ở giá trị nội dung mà còn ở cách trình bày, thể hiện, ở việc sử dụng 
ngôn ngữ, hình ảnh. 
Kết luận: Văn hóa nói chung, giá trị văn hóa truyền thống nói riêng là một phần của đời 
sống xã hội, cũng là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội. Các giá trị văn hóa truyền 
10
 Hồ Chí Minh, Toàn tập. tập 9, Nxb Sự thật, H, tr. 416. 
thống sẽ mất dần trong xu thế toàn cầu hóa văn hóa mạnh mẽ như hiện nay, nếu chúng ta không 
có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, quảng bá, giới thiệu nhằm bảo vệ, gìn giữ và phát 
triển. Đó là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Đảng, Nhà nước; đó còn là nhiệm vụ, là trách nhiệm 
của các cơ quan quản lý về văn hóa, của mỗi người dân, đặc biệt là vai trò của hệ thống truyền 
thông đại chúng hiện nay. 

File đính kèm:

  • pdftruyen_thong_dai_chung_va_van_de_gin_giu_phat_trien_nhung_gi.pdf