Từ tự nhiên thần luận đến tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong tư tưởng chính trị của john locke
Tóm tắt Từ tự nhiên thần luận đến tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong tư tưởng chính trị của john locke: ...thể nhận thức được bằng những khả năng bình thường, phổ biến của con người. Tư tưởng duy vật dưới hình thức thần luận về thế giới và lý luận nhận thức của Locke tác động theo hai chiều hướng khác nhau đến triết học Anh thế kỷ XVIII: chủ nghĩa duy vật Toland, Colins, Priestley, nhận thức...ân, hay nhà nước. Bản chất con người, vốn do Thượng đế tạo ra, quy định bản chất xã hội. Xã hội tồn tại một cách tự nhiên trước khi xuất hiện nhà nước với tính cách một cơ thể nhân tạo do sự thỏa thuận của nhân dân với nhà cai trị, mà kết quả là bộ máy quyền lực được thừa nhận hợp pháp...ke kiên trì quan điểm mà theo đó trong tự nhiên trước và bên ngoài con người khái niệm tự do và không tự do không thể dung hòa với nhau. Chúng chỉ có nghĩa ở nơi nào hiện diện mối quan hệ giữa người với người, những đòi hỏi lẫn nhau, sự dàn xếp và bất đồng Đối cực của tự do không hẳn l...
quyết đoán, hạn chế tự do cá nhân để đảm bảo ổn định chính trị, còn Locke chứng kiến một nước Anh đang dần hồi phục và tìm kiếm con đường hợp lý, ôn hòa để phát triển trong phù hợp với điều kiện cụ thể, đó là mô hình quân chủ lập hiến, sự kết hợp giữa duy trì truyền thống và phát huy quyền con người, kích thích sự sáng tạo của cá nhân. Theo Locke, tự do, vốn là bản chất cố hữu của con người ở trạng thái tự nhiên, và sở hữu, cái không tách rời khỏi mỗi cá nhân, cần được bảo vệ, được hợp pháp hóa trong trạng thái mới – trạng thái công dân, hay nhà nước. Bản chất con người, vốn do Thượng đế tạo ra, quy định bản chất xã hội. Xã hội tồn tại một cách tự nhiên trước khi xuất hiện nhà nước với tính cách một cơ thể nhân tạo do sự thỏa thuận của nhân dân với nhà cai trị, mà kết quả là bộ máy quyền lực được thừa nhận hợp pháp, nhà cai trị trở thành người đứng đầu nhà nước phù hợp với ý nguyện chung. Nên hiểu điều này như thế nào? Locke cho rằng, vì trong trạng thái tự nhiên tất cả mọi người đều tự do, bình đẳng và độc lập, nên không ai có thể bị rút ra khỏi tình trạng này và bị đặt dưới quyền lực chính trị của người khác, mà không có sự thỏa thuận của chính mình, theo đó mỗi người đồng ý với những người khác thống nhất với nhau, cùng chung thành lập xã hội để tự bảo tồn, được an toàn và thanh thản, được lao động và hưởng thụ yên lành những gì mình có, được đảm bảo quyền hợp pháp ấy, chống lại những kẻ gây hại cho họ. Nhân dân là đại diện chân chính của lịch sử, là đấng chủ thể, còn người đứng đầu nhà nước là người thực hiện sứ mệnh nhân dân giao phó. Nhân dân sẵn sàng phế truất nhà cai trị, nếu lợi ích của mình không được đảm bảo, danh dự bị xâm hại, nguyện vọng bị xem thường. Bình đẳng và tự do, được Locke phân tích trong trạng thái tự nhiên và luật tự nhiên – đó là sự bình đẳng và tự do của quan hệ tiền tệ-hàng hóa đang phát triển tại Anh. Bình đẳng, theo Locke, hoàn toàn không có nghĩa là sự đồng nhất tự nhiên của các cá thể và sự san phẳng mọi khả năng, sức mạnh và tài sản. Locke chỉ đề cập đến sự bình đẳng về khả năng và tham vọng, và điều này chứng minh sự tiếp cận quan điểm pháp quyền của Locke với hình thái ý thức tương thích với nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Tư tưởng “bình đẳng, không cào bằng”, bình đẳng trong sự thừa nhận, bảo vệ, kích thích sự không đồng nhất tự nhiên của con người là một trong những chủ đề cơ bản trong học thuyết chính trị-pháp quyền cận đại. Ở Anh quan điểm này lần đầu tiên được Hobbes thể hiện, tiếp đó là Locke, và kết thúc tính cổ điển của nó ở kinh tế chính trị học cổ điển của Adam Smith. Nhà nước được xác lập nhằm đảm bảo các quyền của con người. Nhà nước hợp lý tính, đưa hình ảnh con người cá nhân lên sự quan tâm hàng đầu, hoàn toàn đối lập với nền quân chủ chuyên chế, khi cá nhân bị hòa tan vào cái phổ quát hư vị. Bên cạnh đó Locke cũng vạch ra mâu thuẫn tất yếu giữa cá nhân và xã hội, giữa xã hội và hệ thống quyền lực chính trị, quá trình vận động DƯƠNG THỊ NGỌC DUNG, LÊ THỊ MINH THY – TỪ TỰ NHIÊN THẦN LUẬN ĐẾN 12 ính trị, là cái được xem như kết quả thỏa thuận giữa các công dân và các tổ chức nhà nước. Đề cao con người cá nhân, khẳng định ưu thế của xã hội trước nhà nước là đặc trưng của triết học chính trị Locke. Trong quan hệ với xã hội, nhà nước không phải là cái đầu định hướng cho cơ thể xã hội, mà là cái nón, có thể lấy ra khi cần. Xã hội tồn tại vĩnh viễn, nhà nước được hình thành từ xã hội, trên nấc thang nhất định của sự phát triển xã hội. Nhà nước được xác lập để đảm bảo các quyền tự nhiên (tự do - bình đẳng - sở hữu) và luật tự nhiên (hòa bình và an ninh), nhà nước không được xóa bỏ các quyền này; nó cần được tổ chức sao cho các quyền tự nhiên được đảm bảo một cách chắc chắn, bền vững. Mặc dù thế kỷ XVII, thậm chí trước đó nữa, tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước đã được nêu ra, nhưng Locke mới chính là người xác lập học thuyết phân quyền một cách có hệ thống đầu tiên, có ảnh hưởng to lớn đến lý luận nhà nước pháp quyền hiện đại. Trong học thuyết triết học pháp quyền Locke lần đầu tiên đã giới thiệu lý tưởng pháp quyền công dân, được thời đại tiếp sức và nhờ nó mà giai cấp tư sản tuyên bố mình như lực lượng tiên phong trong quan điểm dân chủ, chống chế độ chuyên chế phong kiến. Sẽ không ngạc nhiên nếu trong thời đại đó rất ít người được xem là những người tiếp nối tư tưởng của Grotius, Hobbes, hay Spinoza về tư tưởng pháp quyền, nhưng Locke thì có số lượng “tín đồ” đông đảo, từ Anh sang Pháp và Mỹ. Khi đề cập ba quyền cơ bản - quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu, Locke đã đặt nền móng pháp lý cho trật tự pháp quyền và lần đầu tiên đã làm cho lập pháp trở nên hợp lý, nghĩa là nền lập pháp không loại trừ, mà phát huy, thể chế hóa các quyền công dân, khác với tư duy pháp luật truyền thống. Locke nhấn mạnh: “Bất chấp những luận giải dối trá nhất, thì mục đích của luật pháp không phải là thủ tiêu và hạn chế, mà bảo vệ và mở rộng tự do Bởi lẽ tự do là ở chỗ không chịu sự ngăn cản và đàn áp từ phía những kẻ khác, mà điều này không thể thực hiện được ở nơi nào không có luật pháp Nó là tự do của con người được phân bố và sử dụng nhân cách của mình, hành động của mình và toàn bộ tài sản của mình theo ý muốn”(14). Quyền sồng, quyền tự do, quyền sở hữu trong cách hiểu của Locke không phải những nguyên tắc được xếp đặt, phân bố bên ngoài, không có mối liên hệ với nhau, mà là hệ thống các quyền cơ sở, kết nối với nhau. Tự do theo nghĩa hẹp như tự do bầu cử, tự do vạch ra và theo đuổi mục đích, tự do tín ngưỡng... sẽ ít nhiều bị tổn thương, nếu nó không được tiếp thêm tự do sử dụng sinh lực cá nhân của mình và tự do sử dụng các sản phẩm do mình làm ra, trong đó chứa đựng cả ước muốn lẫn mục tiêu chủ quan mà mình theo đuổi. Tự do sở hữu sẽ bị tổn thương và hạn chế, nếu nó chỉ phổ biến cho vật và chỉ dừng lại ở đó. Như vậy, ở Locke quyền tư hữu được đặc biệt chú trọng trong hệ thống quyền tự nhiên. Nó bao chứa trong mình quyền sống và quyền tự do - đấu DƯƠNG THỊ NGỌC DUNG, LÊ THỊ MINH THY – TỪ TỰ NHIÊN THẦN LUẬN ĐẾN 13 Lao động, cái làm nên thành quả của hạnh phúc và lợi ích cá nhân, được Locke xem là hình thức quyết định của hoạt động sống, quyền sống. Quyền này không chỉ quy về sự không được giết nhau trong quan hệ giữa người với người, mà được hiểu như quyền thiêng liêng, có nguồn gốc siêu nhiên, siêu nghiệm, thần linh, bởi một lẽ giản đơn: quyền ấy được Thượng đế ban cho con người, trở thành một trong những quyền bất khả xâm phạm. Thủ tiêu quyền sống, theo Locke, là mọi sự nô dịch cá nhân, là mọi sự chiếm hữu bằng bạo lực năng lực sáng tạo của cá nhân. Ở đây Locke không nói về sự giết chóc, mà sự nô dịch, nghĩa là trạng thái kinh tế mà ở đó một người vơ vào cho mình hoàn toàn và thừa thãi sinh lực của người khác và tự do thực hiện sự áp bức, đẩy quá trình đó đến sự giết chóc. Từ quan niệm rằng, cuộc sống, như món quà của Thượng đế, là phẩm giá không thể bị tước đoạt của con người, Locke không chỉ đi đến kết luận đạo đức về sự không cho phép giết người như một hành vi cá thể, mà cả kết luận pháp lý về tình trạng nô lệ tự nguyện, hay tính chất trái tự nhiên về mặt pháp lý của tình trạng ấy. Ông viết trong Khảo luận thứ hai về chính quyền: “Tôi phải thừa nhận rằng, chúng ta nhận ra người Do Thái, cũng như các dân tộc khác, đã tự bán mình; nhưng rõ ràng đó là sự bán mình để đổi lấy công việc nặng nhọc, chứ không phải làm nô lệ. Bởi lẽ hoàn toàn rõ ràng là khi bán mình, con người không nằm trong quyền lực độc tài tuyệt đối; bởi lẽ ông chủ không có quyền giết anh ta vào bất kỳ thời gian nào, giết cái người mà ông chủ sau thời hạn nhất định phải trả tự do”(16). Đối với Locke, quyền sống đích thực chỉ hiện diện nơi nào mà xã hội được tạo nên từ những người sản xuất độc lập về mặt kinh tế, một phần trong số đó “bán mình” cho lao động. Theo cách hiểu này trong những điều kiện xã hội khác cuộc sống không được đảm bảo. Cuộc sống nói chung được Locke quy về sự hoạt động, đạt được hạnh phúc và lợi ích như thành tố không tách rời của cá nhân. Khác với Hobbes, Locke kiên trì quan điểm mà theo đó trong tự nhiên trước và bên ngoài con người khái niệm tự do và không tự do không thể dung hòa với nhau. Chúng chỉ có nghĩa ở nơi nào hiện diện mối quan hệ giữa người với người, những đòi hỏi lẫn nhau, sự dàn xếp và bất đồng Đối cực của tự do không hẳn là những gì không tự nhiên, mà là sự cưỡng bức, bạo lực, áp đặt, thống trị, hay những gì có ý nghĩa tương tự. Tự do, ngược lại, luôn thể hiện những mối quan hệ hài hòa lẫn nhau trên tinh thần thừa nhận nhau và hiểu biết lẫn nhau giữa người với người. Nhà nước và xã hội cần thừa nhận mỗi cá thể trong trường hợp những cá thể ấy thừa nhận nhau và gia nhập vào hệ thống các quan hệ xã hội. Quyền tự nhiên của Locke đã hình thành nên lý tưởng chính trị - pháp quyền, mà theo đó mỗi con người là một DƯƠNG THỊ NGỌC DUNG, LÊ THỊ MINH THY – TỪ TỰ NHIÊN THẦN LUẬN ĐẾN 14 chủ thể hoạt động lao động - sở hữu - tự do. Thuật ngữ tự do bắt đầu từ Locke tiếp tục được tiếp nhận những ý tưởng mới, tập hợp trong quyền con người và quyền công dân, như sự khẳng định tính chất không thể xâm phạm của quyền được ban phú từ Thượng đế. Ông nhấn mạnh: “dù có thể mắc sai lầm, mục đích của luật pháp không phải là thủ tiêu hay kiềm tỏa tự do, mà là bảo toàn và khuếch trương nó nơi nào không có luật pháp, nơi đó không có tự do”(17). Nhà nước pháp quyền, với sự bảo vệ và thể chế hóa các quyền, tự nó đã mang ý nghĩa thần linh. Trong đánh giá tư tưởng của Guizot về cách mạng tư sản, C. Mác và Ph. Ăngghen viết: “sự tự do tư tưởng đã được đưa vào Pháp chính là từ nước Anh. Cha đẻ của sự tự do tư tưởng đó là Locke” (C. Mác và Ph. Ăngghen, 2005, tập 7, tr. 293). Tư tưởng phân quyền, đối lập với tư tưởng chuyên chế quyền lực của Hobbes, cũng nhằm làm rõ thực chất triết học chính trị của Locke. Hai nhánh quyền lực xã hội chính là quyền lập pháp, quyền làm ra luật để quản lý con người trong một quốc gia, nhằm bảo vệ trật tự xã hội và cuộc sống của con nguời; quyền hành pháp, bảo đảm việc thi hành các luật bên trong quốc gia. Ngoài ra còn có một quyền khác, gắn với quyền hành pháp, gọi là quyền bang giao, có chức năng thông qua các hiệp ước hòa bình và chiến tranh. Locke không xem tư pháp như một nhánh quyền lực, mà đưa chức năng phán xử về cơ quan hành pháp. Các cơ quan quyền lực phải thuộc về những người khác nhau, nhằm tránh xu hướng độc tài, tuy nhiên vị trí của chúng không bình đẳng hoàn toàn với nhau. Quyền lập pháp được Locke xem là quyền tối cao, vì luật đầu tiên của mọi quốc gia là luật thiết lập quyền lập pháp. Nó là linh hồn của xã hội chính trị, căn cứ vào đó mà mỗi công dân tự mình biết phải điều chỉnh hành vi như thế nào để sống hạnh phúc, tự bảo tồn và liên kết với những công dân khác trong một xã hội có kỷ cương. “Nơi nào luật pháp không thể thực thi được, nơi đó hoàn toàn chỉ như là không có luật pháp; và một chính quyền mà không có luật pháp - tôi nghĩ đó là một sự thần bí trong chính trị - là không thể tưởng tượng được đối với năng lực của con người và mâu thuẫn với xã hội loài người”(18). Cùng với quyền lập pháp, quyền hành pháp là cái đầu tàu cho hoạt động của chính quyền. Quyền hành pháp có tính chất phụ thuộc, song không nên hiểu tính chất này một cách đơn giản. Một mặt, người nắm giữ quyền hành pháp cần dựa vào khung pháp lý chung, nhưng mặt khác, không phải lúc nào quyền lập pháp cũng quán xuyến mọi thứ, vì thế quyền hành pháp không chỉ điều hành công việc, mà còn góp phần làm ra luật cụ thể, điều chỉnh luật. Luật cần được cập nhật, mà muốn cập nhật phù hợp với biến đổi của thực tiễn, lại cần đến những chất liệu từ cơ quan hành pháp. Hơn thế nữa, mặc dù quyền lập pháp được xem là quyền tối cao và thiêng liêng, song cả hai quyền không được đi xa hơn quyền lợi của các công dân. Nhân dân tin tưởng nơi lập pháp cũng như hành pháp để thực hiện lợi ích chung. Quyền hành là cái được giao phó cho những người cầm quyền, để họ làm lợi cho nhân dân. Chính nhân dân, chứ không phải quyền lập pháp, nắm giữ quyền lực thực sự. Nhân dân là lực lượng ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực nhà nước, phán xử DƯƠNG THỊ NGỌC DUNG, LÊ THỊ MINH THY – TỪ TỰ NHIÊN THẦN LUẬN ĐẾN 15 tranh chấp giữa các nhánh quyền lực. Nhân dân có quyền “nổi loạn” chống lại những thế lực “vượt quá giới hạn” cho phép trong hệ thống quyền lực. Locke là người đã đưa ra ý tưởng về cách mạng dân chủ. Locke xem việc nhân dân nổi dậy chống chính quyền độc tài, tức chính quyền đã thủ tiêu quyền tự nhiên và tự do của nhân dân, là hợp pháp và tất yếu. Ý tưởng này được Locke phân tích trong tác phẩm Luận về cuộc cách mạng quang vinh 1688(19). Trong tư tưởng chính trị của mình Locke nói đến nhà vua như đại diện cho quyền hành pháp. Đó là biểu hiện của sự dung hòa chính trị - đặc điểm của cách mạng 1688. Tuy nhiên, xét tổng thể triết học đạo đức-chính trị của Locke, có thể xem ông như người sáng lập chủ nghĩa tự do tư sản tại Anh. Ngoài ra cách đặt vấn đề về nguyên tắc phân quyền, về quyền con người, về quyền lực của nhân dân, là sự gợi mở tích cực cho tư tưởng Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, và từ phong trào đó, đến với tư tưởng xã hội chủ nghĩa, như nhận định của Mác trong Gia đình thần thánh. Trong tư tưởng đạo đức, chính trị của Locke vấn đề khoan dung chiếm vị trí đáng kể, được thể hiện ở nhiều tác phẩm, trong đó có hai tác phẩm trực tiếp bàn về vấn đề này – Khảo luận về khoan dung (Essay Conserning Toleration, 1667) và Thư về khoan dung (A Letter Conserning Toleration, 1686-1689). Ngoài ra có thể kể đến Bức thư thứ hai về khoan dung (1690) và Bức thư thứ ba về khoan dung (1692), Về tính hợp lý của Kitô giáo (Nguyên văn: The Reasonableness of Christianity, as Delivered in the Scriptures, 1695) Trong Khảo luận về khoan dung ông bày tỏ: “Nguyên nhân chính mà từ đó vấn đề tự do tín ngưỡng vài năm nay gây nên bao ồn ào, ngày càng trở thành rắm rối, mà từ đó không bao giờ ngừng những cuộc tranh luận, gia tăng thù địch, theo tôi, nằm ở cả hai phía: một phía truyền bá sự tuân phục hoàn toàn, phía khác bảo vệ tự do phổ biến trong công việc tín ngưỡng – tất cả đều đề xuất quá nhiều yêu cầu một cách nhiệt thành và lệch lạc, nhưng lại không xác định cái gì có quyền tự do, không chỉ ra giới hạn của tự do và tuân phục”(20). Locke dành cho mình trách nhiệm làm sáng tỏ những luận điểm cơ bản của khoan dung. Dưới góc độ tôn giáo, khoan dung trong quan hệ giữa các tôn giáo, giữa những người có đạo và không theo đạo gắn với sự đối thoại, chấp nhận nhau, cùng tồn tại và tiếp nhận - tiếp biến các giá trị có ý nghĩa sinh tồn và phát triển chung. Locke chưa đi đến quan điểm có tính khái quát này, nhưng trong Về tính hợp lý của Kitô giáo ông cho rằng, không nên dành cho bất kỳ tôn giáo nào một đặc quyền, một ưu thế trong quan hệ với những tôn giáo khác, và rằng, người dị giáo cũng sở hữu những phẩm chất đạo đức như người theo Kitô giáo, Islam giáo (ở Việt Nam, do có chút nhầm lẫn về nguồn gốc, nên gọi là Hồi giáo) hay Do Thái giáo, dù có thể gặp khó khăn đôi chút trong một số trường hợp. Đề cao tự do tín ngưỡng, Locke nhấn mạnh việc tách nhà thờ khỏi nhà nước, xác lập mối quan hệ mới giữa hai thiết chế này trong đời sống xã hội. 4. KẾT LUẬN Cũng như nhiều nhà triết học khác của thế kỷ XVII-XVIII, Locke sử dụng tự nhiên thần luận như một trong những cơ sở để luận DƯƠNG THỊ NGỌC DUNG, LÊ THỊ MINH THY – TỪ TỰ NHIÊN THẦN LUẬN ĐẾN 16 CHÚ THÍCH (1) Francis Bacon (1561-1626) là người sáng lập chủ nghĩa kinh nghiệm duy vật Anh, cha đẻ của lý luận về khoa học tự nhiên thực nghiệm hiện đại, người nêu ra tuyên bố mang tính thời đại “tri thức là sức mạnh”. (2) Cùng với F. Bacon và J. Locke, Thomas Hobbes (1588-1679) là một trong ba đại biểu lớn của chủ nghĩa kinh nghiệm duy vật Anh. Ông là tác giả cuốn khảo luận chính trị nổi tiếng Leviathan - tuyên ngôn của nhà nước chuyên chế và quyền lực thống nhất trong nhà nước. (3) Локк Дж. Опыта о человеческом разумении; Сочинения в 3 т; Издательство Мысль, Москва т. 1, 1985, стр. 128. (4) Nguyên gốc tiếng Latin là tabula rasa, song cách dịch ra các thứ tiếng không thuần nhất, có thể dịch thành “tấm bảng trắng”, hay tờ giấy trắng (bản dịch sang tiếng Anh: white paper). (5) John Locke: An essay concerning human understanding; in the “Great Books of the Western World”; MortimerJ. Adler Editor in Chief; book 33 - Locke, Berkeley, Hume; Secon Edition, Chicago, 1990; p. 121. (6) Sđd, tr. 128. (7) Локк Дж:, Сочинения в 3 т; Издательство Мысль, Москва, 1985; т. 2; стр. 496. (8) Локк Дж:, Там же, Сочинения в 3 т; Издательство Мысль, Москва, 1985; т. 1; стр. 528 (J. Locke, sđd, tập 1, tr. 528). (9) Jeremy Bentham (1748-1832) - nhà xã hội học, luật học người Anh, một trong những nhà lý luận kiệt xuất của chủ nghĩa tự do chính trị, cha đẻ của chủ nghĩa công lợi, hay vị lợi (utilitarianism). (10) См. Локк Дж:, Там же, Сочинения в 3 т; Издательство Мысль, Москва; т. 2; стр. 56 (Xem: J. Locke, sđd, tập 2, tr. 56). (11) John Locke. 2007. Khảo luận thứ hai về chính quyền (Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu). Hà Nội: Nxb. Tri thức , tr. 62, 63, 64. Tham khảo thêm: nders/documents/v1ch16s3.html. (12) John Locke. Khảo luận thứ hai về chính quyền, tr. 67, 68, 71. Tham khảo thêm: ents/v1ch16s3.html. (13) Локк Дж: Опыта о человеческом разумении; Сочинения в 3 т; Издательство Мысль, Москва т. 2, 1985, стр. 79. (14) Локк Дж: Сочинения в 3 т; Издательство Мысль, Москва т. 2, 1985, стр. 100. (15) Локк Дж: Сочинения в 3 т; Издательство Мысль, Москва т. 2, 1985, стр. 72. (16) J. Locke. Khảo luận thứ hai về chính quyền (Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu). Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2007, tr. 59 - 60. Tham khảo J. Locke. Second Treatise of Governement; Chapter IV – of Slavery, Sect. 24: catalog/world/readfile?fk_files=2458667&pagen o=11. (17) J. Locke. Khảo luận thứ hai về chính quyền (Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu). Nxb. Tri thức, (Xem tiếp trang 40) DƯƠNG THỊ NGỌC DUNG, LÊ THỊ MINH THY – TỪ TỰ NHIÊN THẦN LUẬN ĐẾN 17 Hà Nội, 2007, tr. 93. Tham khảo thêm: J. Locke. Second Treatise of Governement; Chapter VI – of Paternal Power, Sect. 57: nberg.org/catalog/world/readfile?fk_files=24586 67&pageno=22. (18) J. Locke. Khảo luận thứ hai về chính quyền (Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu). Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2007, tr. 282. Tham khảo thêm: ?fk_files=2458667. (19) Tên gọi này (Glorious Revolution) được lịch sử ghi nhận trong cuộc đảo chính năm 1688 tại Anh, mà kết quả là vua James II Stuart bị lật đổ. Trong cuộc đảo chính có sự tham gia của một sư đoàn tinh nhuệ do người đứng đầu Hà Lan là William of Orange lãnh đạo, người sau này trở thành vua mới của Anh dưới tên gọi William III. (20) Локк Дж: Сочинения в 3 т; Издательство Мысль, Москва т. 3, 1988, стр.66. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. C. Mác và Ph. Ăngghen. 1995. Toàn tập. Tập 2. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 2. C. Mác và Ph. Ăngghen. 2005. Toàn tập. Tập 27. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 3. Locke, John. 1990. An Essay Concerning Human Understanding. In the “Great Books of the Western World”. Mortimer J. Adler Editor in Chief. Book 33 - Locke, Berkeley, Hume; Secon Edition. Chicago. 4. Locke John. 2007. Khảo luận thứ hai về chính quyền (Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu). Hà Nội: Nxb. Tri thức. 5. Tham khảo thêm: go.edu/founders/documents/v1ch16s3.html. (Tiếp theo trang 16)
File đính kèm:
- tu_tu_nhien_than_luan_den_tu_tuong_ve_nha_nuoc_phap_quyen_tr.pdf