Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời đại

Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời đại: ...cộng sản đòi chấm dứt bóc lột thuộc địa, một bộ phận của bóc lột tư bản nói chung”(12)... Hồ Chí Minh đã nhận thức được quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản khi phát triển thành chủ nghĩa đế quốc(13), quy luật vận động đó làm cho thời đại có những nội dung và đặc điểm mới. (6) Sđd,... nhân dân thuộc địa với nhân dân tiến bộ trên thế giới, bao gồm cả nhân dân tiến bộ ở các nước chính quốc, và giữa nhân dân các nước thuộc địa với giai cấp công nhân quốc tế sẽ hình thành nên những mối dây liên hệ chặt chẽ, phối hợp, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau. Ngay từ năm 1919, Hồ Chí M... thoát khỏi các lực lượng mù quáng để làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân con người về điều này Hồ Chí Minh khẳng định: “Ở thời đại chúng ta, tôi nghĩ rằng bất cứ nền kinh tế nào ít hay nhiều cũng phải kế hoạch hoá - Một kế hoạch chung thì phải đặt ra với chung toàn quốc”(30). Sự ti...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Đảng khoá II, Hồ Chí Minh đã 
khẳng định lại điều này: “... chúng ta phải luôn luôn 
nhớ rằng xâm lược đất đai, bóc lột nhân dân các 
nước hậu tiến là một trong những tính chất căn bản 
của tư bản độc quyền”. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(94) - 2015 
 80 
Nhận thức nói trên về thời đại tiếp tục 
được Hồ Chí Minh phát triển trong các giai 
đoạn tiếp theo. Đặc biệt, trong tác phẩm 
Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh đã 
trình bày một cách cô đọng quan niệm của 
Người về mâu thuẫn của thời đại như sau: 
“Thời đại của chúng ta là thời đại mới, thời 
đại cách mạng thắng lợi. Trước kia, tư bản 
đánh đổ phong kiến, phát triển công nghệ; 
lúc đó tư bản có tính tiến bộ. Nhưng ngày 
nay tư bản đã thành đế quốc chủ nghĩa, tức 
là tư bản chủ nghĩa đã mục nát và gần chết. 
Vì sao mà mục nát? Vì đế quốc chủ nghĩa 
tức là tư bản độc quyền. Mấy nhóm đại tư 
bản choán hết thị trường; không ra sức cải 
tiến kỹ thuật, tăng gia sản xuất nữa. Vì đại 
đa số nhà tư bản đã biến thành bọn đầu cơ 
và nhờ vào bóc lột các thuộc địa mà sống. 
Vì sao mà gần chết? Vì cách sản xuất đã xã 
hội hóa đến mức rất cao (một nhà máy có 
hàng vạn công nhân), nó tạo điều kiện cho 
việc đánh đổ chủ nghĩa tư bản để xây dựng 
chủ nghĩa xã hội. Vì mâu thuẫn giữa các đế 
quốc rất sâu sắc, nó tạo điều kiện cho việc 
đánh đổ chủ nghĩa tư bản. Có ba mâu thuẫn 
chính là: 1- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư bản 
và giai cấp vô sản. Vô sản ngày càng cùng 
khổ, mà giác ngộ ngày càng cao, càng kiên 
quyết làm cách mạng để đánh đổ chủ nghĩa 
tư bản. 2- Mâu thuẫn giữa đế quốc và các 
dân tộc thuộc địa. Đế quốc bóc lột ngày 
càng tàn tệ. Nhân dân các thuộc địa ngày 
càng đau khổ, càng giác ngộ và càng kiên 
quyết làm cách mạng đánh đổ đế quốc chủ 
nghĩa. Vô sản các nước cùng với dân tộc 
các thuộc địa kết thành bạn đồng minh để 
đánh đổ kẻ thù chung là đế quốc chủ nghĩa. 
3- Mâu thuẫn giữa các nhóm tư bản độc 
quyền và giữa các nước đế quốc. Vì chúng 
tranh nhau thị trường, tranh nhau thuộc địa, 
rồi đi đến đánh nhau. Kết quả ba mâu thuẫn 
ấy làm cho cách mạng vô sản và cách mạng 
dân tộc nổ bùng, và thắng lợi”(14). 
4. Hồ Chí Minh nói về đặc điểm của 
thời đại mới 
Có thể khái quát quan niệm của Hồ Chí 
Minh về đặc điểm của thời đại mới xuất hiện 
từ khi Cách mạng Tháng Mười như sau: 
Thứ nhất, thời đại mới là “thời đại quá 
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội 
trên toàn thế giới”. Đây có thể được coi đặc 
điểm nổi bật của thời đại mới theo nhận 
thức của Hồ Chí Minh. Khẳng định thời đại 
mới là thời đại suy tàn, tiêu vong của chủ 
nghĩa tư bản cùng với mọi biến tướng của 
nó, đồng thời là thời đại thắng lợi của chủ 
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên 
phạm vi toàn thế giới, đó là nhận thức rất 
được Người khẳng định nhiều lần, trong 
nhiều bài nói, bài viết khác nhau, đặc biệt là 
trong các bài viết về Cách mạng Tháng 
Mười, về Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin, về 
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, 
v.v.. Chẳng hạn, năm 1957, khi nói chuyện 
với một nhà báo Nga tại Mátxcơva, Hồ Chí 
Minh khẳng định: “Thắng lợi của cuộc 
Cách mạng Tháng Mười đã chiếu rọi lịch 
sử cả dân tộc, tạo nên một thời đại mới, thời 
đại thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và sụp đổ 
của chủ nghĩa tư bản”(15). Trong bài phát 
biểu tại Đại hội các Đảng Cộng sản và 
Công nhân quốc tế năm 1960, Hồ Chí Minh 
nói: “Đặc điểm nổi bật của thời đại chúng 
ta là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, 
(14) Sđd, tr.269. 
(15) Sđd, t.1, tr.197. 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời đại 
 81 
đứng đầu là Liên Xô, đang trở thành lực 
lượng quyết định sự phát triển của xã hội 
loài người”(16). 
Thứ hai, thời đại mới là thời đại bùng nổ 
của các cuộc cách mạng, các phong trào 
đấu tranh giải phóng dân tộc, thời đại của 
độc lập dân tộc, hòa bình và hữu nghị. Trên 
cơ sở nhận thức được quy luật vận động của 
chủ nghĩa tư bản, Hồ Chí Minh thấy rõ 
rằng, vì lợi ích của giai cấp tư sản chính 
quốc, chủ nghĩa thực dân, đế quốc đã ra 
đời, các nước nhược tiểu trên thế giới 
không sớm thì muộn, không dưới hình thức 
này thì hình thức khác sẽ bị các nước tư bản 
phát triển nô dịch, áp bức, bóc lột. Chính 
điều đó đã tạo nên mâu thuẫn không thể 
điều hòa được. Chính điều đó sẽ tạo nên 
những lực lượng phản kháng hết sức mạnh 
mẽ vùng lên đập tan chủ nghĩa thực dân, đế 
quốc, giành lại quyền độc lập, tự do. Tư 
tưởng vĩ đại của Hồ Chí Minh về quyền của 
các dân tộc đã được hình thành và phát triển 
dựa trên nhận thức rất sâu sắc về đặc điểm 
của thời đại mới. Hồ Chí Minh đã trịnh 
trọng tuyên bố với cả thế giới rằng: “Tất cả 
các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình 
đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, 
quyền sung sướng và quyền tự do”(17). 
Người khẳng định một chân lý của thời đại: 
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”(18). 
Không chỉ khẳng định thời đại mới là 
thời đại của giải phóng dân tộc, Hồ Chí 
Minh còn chỉ rõ rằng, trong thời đại mới, 
cuộc đấu tranh vì quyền của các dân tộc trở 
thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc 
và gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng 
của giai cấp công nhân quốc tế. Nói cách 
khác, các cuộc cách mạng, các phong trào 
đấu tranh giải phóng dân tộc không diễn ra 
một cách đơn độc, biệt lập, mà giữa các 
cuộc cách mạng, các phong trào của nhân 
dân các nước thuộc địa với nhau, giữa nhân 
dân thuộc địa với nhân dân tiến bộ trên thế 
giới, bao gồm cả nhân dân tiến bộ ở các 
nước chính quốc, và giữa nhân dân các 
nước thuộc địa với giai cấp công nhân quốc 
tế sẽ hình thành nên những mối dây liên hệ 
chặt chẽ, phối hợp, ủng hộ, giúp đỡ lẫn 
nhau. Ngay từ năm 1919, Hồ Chí Minh đã 
viết: “Thế giới sẽ chỉ có nền hoà bình cuối 
cùng khi tất cả các dân tộc tự mình thoả 
thuận với nhau cùng tiêu diệt con quái vật 
đế quốc chủ nghĩa ở khắp mọi nơi mà họ 
gặp nó”(19). Khi viết về nước Nga Xô viết, 
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Việc thành lập trường 
đại học Bônsơvích đã mở ra một thời đại 
mới trong lịch sử các dân tộc thuộc địa ở 
Phương Đông, và nhà trường đã dạy chúng 
tôi nguyên lý đấu tranh giai cấp, và nhà 
trường đã đặt mối liên hệ giữa chúng tôi với 
các dân tộc Phương Tây và trang bị cho 
chúng tôi - những người nô lệ, khả năng 
hoạt động chặt chẽ”(20). Khi viết về Cách 
mạng Tháng Mười và sự nghiệp giải phóng 
các dân tộc Phương Đông, Hồ Chí Minh 
khẳng định: “Thời đại của chủ nghĩa tư bản 
lũng đoạn cũng là thời đại một nhóm nước 
lớn do bọn tư bản tài chính cầm đầu thống 
trị các nước phụ thuộc và nửa phụ thuộc, 
bởi vậy công cuộc giải phóng các nước và 
các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng 
khít của cách mạng vô sản”(21). 
(16) Sđd, t.12, tr.722. 
(17) Sđd, t.4, tr.1. 
(18) Sđd, t.15, tr.131. 
(19) Sđd, t.1, tr.17. 
(20) Sđd, t.11, tr.468. 
(21) Sđd, tr.169. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(94) - 2015 
 82 
Với niềm tin tưởng sâu sắc vào tương lai 
thắng lợi của các cuộc cách mạng, các 
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, 
của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, 
của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, Hồ 
Chí Minh cũng tin tưởng rằng, hòa bình, 
hợp tác và hữu nghị giữa các dân tộc, các 
quốc gia sẽ trở thành hiện thực phổ biến 
trên toàn thế giới trong thời đại mới. Người 
chỉ rõ: “Cách mạng Tháng Mười đã mở ra 
thời đại của một chính sách ngoại giao mới, 
chính sách hòa bình và hữu nghị giữa các 
dân tộc”(22). 
Thứ ba, thời đại mới là thời đại của 
quyền dân chủ, của quyền con người. Hồ 
Chí Minh phê phán các thời đại cũ vì không 
tôn trọng, thậm chí vi phạm dân chủ, nhân 
quyền. Về thời phong kiến, Người viết: “ở 
thời đại đó, bọn vua chúa và bọn phong 
kiến còn chịu trách nhiệm trước lợi ích dân 
tộc, chúng đã thi hành chính sách đầy tội lỗi 
là luôn luôn phản bội những nguyện vọng 
của nhân dân, nên những nguyện vọng này 
không thể nào thực hiện được”(23). Đối với 
chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân, Hồ 
Chí Minh chỉ rõ: “Chưa có bao giờ ở một 
thời đại nào, ở một nước nào, người ta lại vi 
phạm mọi quyền làm người một cách độc 
ác trơ tráo đến thế”(24). 
Trái ngược với các thời đại cũ, thời đại 
mới mở ra từ sau thắng lợi của Cách mạng 
Tháng Mười là thời đại của quyền dân chủ 
và quyền con người được thực hiện và phát 
triển. Ngay từ 1927, trong tác phẩm Đường 
Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã viết: 
“Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh 
Nga là đã thành công, và thành công đến 
nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái 
hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải 
tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ 
nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam”(25). 
Trong bản “Yêu sách tám điểm của nhân 
dân An Nam” do chính Người ký tên, Hồ 
Chí Minh đã viết: “Chúng tôi chỉ có thể coi 
các yêu sách rất đúng đắn đó cũng là của 
chính mình, trong thời đại mà ý muốn của 
nhân dân là nắm quyền tự quyết”. 
Khẳng định thời đại mới là thời đại của 
quyền dân chủ, của quyền con người, Hồ 
Chí Minh cũng đồng thời nhấn mạnh và 
mong muốn nhân dân trong mỗi quốc gia 
cũng như tất cả mọi con người có lương tri 
trên thế giới phải ý thức được một cách 
thật sâu sắc về thời đại, để từ đó đứng lên, 
đảm đương trách nhiệm chủ thể của thời 
đại, để kiến tạo một thế giới mới xứng 
đáng với quyền dân chủ và quyền con 
người. Chẳng hạn, Người đã viết về thanh 
niên như sau: “Thời đại này là thời đại vẻ 
vang của thanh niên. Mà thanh niên phải là 
những đội xung phong trên các mặt trận 
chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật”(26); 
“Thời đại này là thời đại mà thanh niên thế 
giới đưa tuổi trẻ và tài sức của mình góp 
phần vào cuộc đấu tranh vĩ đại chống chủ 
nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ, 
chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, để 
xây dựng một thế giới hòa bình, hữu nghị, 
dân chủ và tiến bộ xã hội”(27). 
Thứ tư, thời đại mới là thời đại của tiến 
bộ xã hội nhanh chóng, toàn diện và sâu 
sắc. Tiến bộ xã hội nhanh chóng là một đặc 
(22) Sđd, tr.162. 
(23) Sđd, t.10, tr.106 - 107. 
(24) Sđd, t.1, tr.406. 
(25) Sđd, t.2, tr.304. 
(26) Sđd, t.13, tr.188. 
(27) Sđd, tr.701. 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời đại 
 83 
điểm của thời đại mới. Sự tiến bộ của xã 
hội diễn ra một cách toàn diện và sâu sắc 
trên tất cả mọi lĩnh vực, từ khoa học kỹ 
thuật, đến kinh tế - xã hội, văn hóa - đạo 
đức, v.v.. Người viết: “Chúng ta có vinh dự 
sống trong một thời đại rất to lớn, sự vật 
thay đổi và phát triển rất mau chóng. Trong 
khoảng mấy mươi năm nay, chúng ta đã 
thấy bao nhiêu phát minh mới mẻ như vô 
tuyến điện, vô tuyến truyền hình, sức 
nguyên tử, v.v.. Người đã chinh phục nhiều 
lực lượng thiên nhiên để phục vụ cho loài 
người. Nhưng phát minh vĩ đại nhất và phát 
triển nhanh chóng nhất là chủ nghĩa Mác - 
Lênin. Trong khoảng mấy mươi năm, chủ 
nghĩa ấy đã lan rộng ăn sâu khắp thế giới, 
đã đánh tan xã hội cũ và xây dựng xã hội 
mới trên một phần ba quả địa cầu”(28). 
Hồ Chí Minh gọi thời đại ngày này là 
“thời đại khoa học”: “Việc phóng những vệ 
tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất và mới 
đây việc phóng hành tinh nhân tạo đầu tiên 
của mặt trời đã mở đầu một thời đại mới 
trong lịch sử loài người, thời đại loài người 
làm chủ vũ trụ”(29). 
Theo xu thế phát triển tất yếu của lịch 
sử, con người ngày càng thoát khỏi các lực 
lượng mù quáng để làm chủ tự nhiên, xã 
hội và bản thân con người về điều này Hồ 
Chí Minh khẳng định: “Ở thời đại chúng ta, 
tôi nghĩ rằng bất cứ nền kinh tế nào ít hay 
nhiều cũng phải kế hoạch hoá - Một kế 
hoạch chung thì phải đặt ra với chung toàn 
quốc”(30). 
Sự tiến bộ đáng chú ý nhất của xã hội 
trong thời đại mới chính là trong lĩnh vực 
văn hóa - đạo đức. Theo Hồ Chí Minh: “đạo 
đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu 
với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo 
đức cũng phải mới. Phải trung với nước. 
Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào”(31); 
“Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh, 
thời đại cách mạng, mọi việc càng phải dựa 
vào lực lượng của tập thể, của xã hội; cá 
nhân càng không thể đứng riêng lẻ mà càng 
phải hòa mình trong tập thể, trong xã hội. 
Do đó, chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với 
chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa tập thể, chủ 
nghĩa xã hội nhất định thắng, chủ nghĩa cá 
nhân nhất định phải tiêu diệt”(32). 
Tóm lại, có thể thấy rằng, Hồ Chí Minh 
đã nhận thức một cách rất sâu sắc về những 
biến chuyển của thời đại, từ đó chỉ ra những 
đặc điểm cơ bản của thời đại mới, đó là thời 
đại của chủ nghĩa xã hội, của độc lập dân 
tộc, của hòa bình dân chủ, của quyền và 
phẩm giá con người, của tiến bộ xã hội. Hồ 
Chí Minh đã viết một cách tổng quát về đặc 
điểm của thời đại như sau: “Thời đại chúng 
ta là một thời đại vẻ vang, thời đại thắng lợi 
của chủ nghĩa xã hội, của độc lập dân tộc, 
của hoà bình dân chủ, là thời đại suy yếu 
của chủ nghĩa đế quốc”(33). Người khẳng 
định một cách rõ ràng rằng, thời đại cũ tiêu 
vong, thời đại mới ra đời, bước chuyển giao 
ấy được đánh dấu bởi sự thắng lợi của Cách 
mạng Tháng Mười Nga: “45 năm trước đây, 
dưới sự lãnh đạo của Đảng của Lênin, nhân 
dân Nga đã phá tan chế độ tàn bạo của giai 
cấp tư sản và địa chủ, xây dựng chính 
quyền Xô - viết. Đồng thời nhân dân Nga 
đã mở một thời đại mới của lịch sử loài 
người: Thời đại công nông đấu tranh giành 
quyền làm chủ vận mạng của mình. Thời 
(28) Sđd, t.8, tr.299. 
(29) Sđd, t.12, tr.65. 
(30) Sđd, t.9, tr.115. 
(31) Sđd, t.4, tr.170. 
(32) Sđd, t.11, tr.600. 
(33) Sđd, t.12, tr.2. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(94) - 2015 
 84 
đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành 
lấy tự do độc lập. Thời đại thắng lợi của 
cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng 
giải phóng dân tộc. Thời đại suy sụp và tan 
rã của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Thời 
đại mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã thành lý 
trí và lương tâm của mọi người tiến bộ trên 
thế giới. Từ ngày Cách mạng Tháng Mười 
thắng lợi, Liên Xô đã thành tiếng kèn kêu 
gọi đấu tranh cho tự do bình đẳng, hữu 
nghị và hạnh phúc của các dân tộc, đã 
thành ngọn cờ hy vọng và thắng lợi, cổ vũ 
nhân dân lao động toàn thế giới dũng cảm 
tiến lên”(34). 
5. Hồ Chí Minh nói về cách giải quyết 
vấn đề dân tộc trong thời đại mới 
Từ nhận thức một cách sâu sắc về thời 
đại mới, Hồ Chí Minh vạch ra đường lối 
giải quyết những vấn đề dân tộc. Có thể nêu 
mấy điểm khái quát như sau: 
Một là, Hồ Chí Minh khẳng định tính tất 
yếu diệt vong của chế độ thực dân ở Việt 
Nam, đã xác định đúng mục tiêu của cách 
mạng, đối tượng của cách mạng, lực lượng 
và động lực cách mạng, phương thức đấu 
tranh cách mạng, mối quan hệ giữa cách 
mạng Việt Nam và cách mạng thế giới(35). 
Sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc 
của nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi 
trọn vẹn, không chỉ mang lại độc lập, tự do 
cho dân tộc Việt Nam, mà còn góp phần 
vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì 
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến 
bộ xã hội. Thắng lợi đó là một minh chứng 
cho tính đúng đắn trong nhận thức của Hồ 
Chí Minh về vấn đề dân tộc và thời đại, là 
cơ sở để Hồ Chí Minh đúc kết nên một 
chân lý là: “Cách mạng Việt Nam đi từ 
thắng lợi này đến thắng lợi khác, điều đó 
chứng minh rằng trong thời đại đế quốc chủ 
nghĩa, ở một nước thuộc địa nhỏ, với sự 
lãnh đạo của giai cấp vô sản và đảng của 
nó, dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi 
trước hết là nông dân và đoàn kết được 
mọi tầng lớp nhân dân yêu nước trong mặt 
trận thống nhất, với sự đồng tình và ủng hộ 
của phong trào cách mạng thế giới, trước 
hết là của phe xã hội chủ nghĩa hùng 
mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng 
lợi. Bọn đế quốc không những không thể 
quay ngược bánh xe lịch sử mà còn phải 
thất bại nhục nhã”(36). 
Hai là, Hồ Chí Minh khẳng định tính tất 
yếu của việc đi theo con đường cách mạng 
vô sản với mục tiêu chủ nghĩa xã hội và 
chủ nghĩa cộng sản của cách mạng Việt 
Nam. Người chỉ rõ: “Con đường tiến tới xã 
hội chủ nghĩa của các dân tộc là con đường 
chung của thời đại, của lịch sử, không ai 
ngăn cản nổi”(37); “Thời đại của chủ nghĩa 
tư bản lũng đoạn cũng là thời đại một 
nhóm nước lớn do bọn tư bản tài chính 
cầm đầu thống trị các nước phụ thuộc và 
nửa phụ thuộc, bởi vậy công cuộc giải 
phóng các nước và các dân tộc bị áp bức là 
một bộ phận khăng khít của cách mạng vô 
sản”(38); “Trong thời đại ngày nay, cách 
mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận 
khăng khít của cách mạng vô sản trong 
phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải 
phóng dân tộc phải phát triển thành cách 
(34) Sđd, t.13, tr.491. 
(35) Xem: Lại Quốc Khánh (2005), “Giá trị biện chứng 
duy vật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tất yếu 
diệt vong của chế độ thực dân ở Việt Nam”, Tạp chí 
Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4. 
(36) Sđd, t.12, tr.31 - 32. 
(37) Sđd, t.11, tr.19. 
(38) Sđd, tr.169. 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời đại 
 85 
mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được 
thắng lợi hoàn toàn”(39); v.v.. 
Lý luận về con đường cách mạng vô sản 
ở Việt Nam là một sáng tạo lý luận của Hồ 
Chí Minh. Sáng tạo đó phù hợp với thời 
đại, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt 
Nam. Những thành tựu của cách mạng Việt 
Nam trong thế kỷ XX, đang khẳng định một 
cách mạnh mẽ tính chất đúng đắn của lý 
luận này. 
Ba là, Hồ Chí Minh xây dựng nên một 
hệ thống các quan điểm về đoàn kết quốc 
tế, về tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc 
tế, về tự lực cánh sinh, v.v.. Những thắng 
lợi của cách mạng Việt Nam có một nguyên 
nhân quan trọng là việc huy động và phát 
huy đến cao độ sức mạnh của các quan hệ 
quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 
Bốn là, Hồ Chí Minh xây dựng một hệ 
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về xã 
hội mới ở Việt Nam, bao gồm các nội dung 
chính trị mới, kinh tế mới, đời sống mới, 
văn hóa mới, đạo đức mới, con người mới, 
v.v.. Chẳng hạn, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Thời 
đại mới khiến cách mạng Việt Nam phải là 
cách mạng dân chủ mới”(40); “Phải hiểu rõ 
thời đại mới và đời sống cùng nguyện vọng 
của nhân dân. Tất cả các ngành văn học, 
nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc, múa nhảy, 
tuồng hát, vẽ... phải quần chúng hóa và dân 
chủ hóa”(41); “Ta cần phải cải tiến kỹ thuật 
cày, cấy, làm cỏ, tát nước, v.v.. Chúng ta 
sống ở thời đại vệ tinh, mà làm ruộng vẫn 
giữ cách thức đời xửa đời xưa, như thế là 
không hợp thời, khó tiến bộ”(42); v.v.. 
Tư tưởng về xã hội mới của Hồ Chí 
Minh và quá trình hiện thực hóa tư tưởng 
đó trong hiện thực đã thúc đẩy mạnh mẽ sự 
tiến bộ của con người và xã hội Việt Nam, 
đưa Việt Nam tiến nhập một cách mạnh mẽ 
và nhanh chóng vào thế giới hiện đại, bắt 
kịp trình độ phát triển của nhân loại. 
6. Kết luận 
Hồ Chí Minh từ rất sớm và trong suốt 
cuộc đời luôn đặc biệt coi trọng việc 
nghiên cứu thời đại. Nhận thức thời đại 
thực chất là nhận thức quy luật vận động 
của lịch sử để từ đó đưa ra những dự báo 
khoa học. Đối với Hồ Chí Minh, vấn đề 
dân tộc là vấn đề quan trọng bậc nhất. 
Nhưng khác với rất nhiều người Việt Nam 
yêu nước khác, Hồ Chí Minh giải quyết 
vấn đề dân tộc trên cơ sở hiểu sâu sắc về 
thời đại. Điều đó đã làm nên thành công 
của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt 
Nam và của cách mạng Việt Nam. 
Muốn thành công không thể nhắm mắt 
trước thời đại, cũng không thể dựa vào 
những hiểu biết sai lầm, phiến diện về thời 
đại, và càng không thể đi ngược lại thời đại. 
Nhận thức đúng đắn, hành xử thuận theo 
thời đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, 
đó chính là một bài học thành công quý báu 
mà Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta. 
Xin dẫn ra một luận điểm mang tính 
phương châm mà Hồ Chí Minh đã nêu lên 
từ năm 1944 để thay cho lời kết của bài viết 
này: “Chúng ta phải xây dựng Việt Nam 
thành một nước hòa bình, thống nhất, độc 
lập, dân chủ và giàu mạnh. Thành công ấy 
đã được khẳng định bởi vì đó là sức mạnh 
của nhân dân, là yêu cầu của thời đại, vì 
vậy không một dòng nước ngược nào có thể 
ngăn cản được nó”(43). 
(39) Sđd, t.15, tr.392. 
(40) Sđd, t.8, tr.254. 
(41) Sđd, t.11, tr.474. 
(42) Sđd, tr.491. 
(43) Sđd, t.3, tr.495. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(94) - 2015 
 86 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_thoi_dai.pdf
Ebook liên quan