Ứng dụng của công nghệ CAD/CAM/CAF trong việc thiết kế, đánh giá và chế tạo chi tiết

Tóm tắt Ứng dụng của công nghệ CAD/CAM/CAF trong việc thiết kế, đánh giá và chế tạo chi tiết: ...g cong) Vẽ các hình cơ bản: Point, Line, Polyline, Spline, Rectangle, Circle, Conic  Operation Thực hiện các phép toán trên đối tượng: Corner, Chanfer, Trim, Break, Mirror, Translate, project  Contrains Đặt các ràng buộc về mặt hình học giữa các đối tượng và các ràng buộc về kích th... một cách hình thức như một phương trình phần tử: [Ke] .{qe} = {Pe} Bước 4: Ghép nối các phần tử trên mô hình tương thức mà kết quả là hệ thống phương trình [Ke] .{qe} = {Pe} Trong đó: [Ke]: Ma trận độ cứng tổng thể (hay ma trận hệ số toàn miền) {qe}: Vectơ tập hợp các giá trị đại lượng... được ghi vào file dữ liệu. Việc xuất các dữ liệu được tính toán và lưu trữ, Ansys xử lý rất mạnh, cho phép xuất dữ liệu dưới dạng đồ thị, ảnh đồ, để có thể quan sát trường ứng suất và biến dạng, đồng thời cũng cho phép xuất kết quả dưới dạng bảng số. Ansys là gói phần mềm FEA hoàn chỉnh d...

pdf125 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ứng dụng của công nghệ CAD/CAM/CAF trong việc thiết kế, đánh giá và chế tạo chi tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩ thuật:
- Kết cấu – cơ học (Structural)
- Nhiệt (Thermal)
- Dòng chảy, bao gồm cả mô phỏng số động lực học dòng chảy 
(Computational Fluid Dynamics, CFD)
- Điện, Tĩnh điện (Electric)
- Điện từ (Magnetic)
- Thủy khí (Fluid)
- Tương tác giữa các môi trường, giữa các hệ vật lý
 Các lĩnh vực công nghiệp chính có sử dụng Ansys:
- Vũ trụ, hàng không
- Công nghiệp ôtô
- Y sinh
- Xây dựng và cầu đường
- Điện tử và thiết bị
- Máy móc và thiết bị công nghiệp nặng
- Các hệ vi cơ – điện tử (Micro Electromechanical Systems, 
MEMS).
- Dụng cụ thể thao
 ANSYS/Multiphysics là sản phẩm tổng quát nhất của 
ANSYS, nó chứa tất cả các khả năng của ANSYS và bao 
trùm tất cả các lĩnh vực kỹ thuật.
 Có 3 sản phẩm thành phần chính dẫn xuất từ
ANSYS/Multiphysics là: 
+ ANSYS/Mechanical : Tính toán kết cấu và nhiệt. 
+ ANSYS/Emag : Tính toán điện từ. 
+ ANSYS/FLOTRAN : Tính toán CFD.
 Ngoài ra còn có các dòng sản phẩm khác: 
+ ANSYS/LS-DYNA : Giải quyết các vấn đề kết cấu có độ
phi tuyến cao (VD:bài toán động lực học biến dạng lớn trong 
gia công áp lực)
 + DesignSpace : Là một công cụ gọn nhẹ cho phép phân tích 
và thiết kế nhanh trong các môi trường CAD khác nhau (ví 
dụ: SolidWorks, Autodesk products, SolidEdge, Unigraphics 
).
 + ANSYS/ProFEA : Cho phép phân tích và tối ưu thiết kế
trong môi 
 trường CAD Pro/ENGINEER
2. Phân tích một số đặc điểm của Ansys
 Phân tích kết cấu:
- Phân tích kết cấu được sử dụng để xác định đường chuyển vị, 
biến dạng, ứng suất, và các phản lực.
- Phân tích tĩnh:
 + Sử dụng trong trường hợp tải tĩnh
 + Ứng xử phi tuyến: Ví dụ như độ võng lớn, biến dạng lớn, bài 
toán tiếp xúc, chảy dẻo, siêu đàn hồi, từ biến
Hình 3.1: Dầm có độ võng lớn
- Phân tích động lực học:
+ Bao gồm hiệu ứng khối lượng, giảm chấn.
+ Phân tích Modal: Xác định tần số riêng, dao động riêng.
+ Phân tích điều hòa : Xác định kết cấu khi tải trọng có dạng 
hình sin với biên độ và tần số xác định.
+ Phân tích động lực học tức thời: Xác định kết cấu khi tải 
trọng thay đổi theo thời gian và có thể bao gồm cả phi tuyến.
- Một số khả năng khác trong phân tích kết cấu:
+ Phân tích phổ
+ Phân tích dao động ngẫu nhiên
+ Mất ổn định
+ Kết cấu con
Hình 3.2 : Dạng chuyển vị
 Động lực học biến dạng lớn
- Dùng để mô phỏng biến dạng rất lớn khi lực quán tính đóng 
vai trò quyết định
- Dùng để mô phỏng các bài toán va chạm, phá hủy, tạo hình 
nhanh
 Phân tích nhiệt
- Phân tích nhiệt được dùng để xác định trường phân bố nhiệt 
độ trong một vật thể. Các đại lượng đáng quan tâm khác bao gồm : 
lượng nhiệt mất đi hoặc tăng lên, gradient nhiệt, và dòng nhiệt
- Tất cả 3 dạng truyền nhiệt cơ bản đều có thể được phân tích 
và mô phỏng : dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ
- Trạng thái ổn định: Bỏ qua các ảnh hưởng phụ thuộc thời 
gian
- Trạng thái tức thời hay chưa ổn định:
+ Để xác định nhiệt độ và một số đại lượng khác như một hàm 
của thời gian
+ Cho phép mô phỏng sự thay đổi pha (nóng chảy hoặc đông 
đặc)
 Phân tích điện từ
- Phân tích điện từ được sử dụng để tính toán từ trường trong 
các thiết bị điện từ
 + Mô phỏng các thiết bị sử dụng nguồn điện một chiều, nguồn 
xoay chiều tần số thấp, các tín hiệu tần số tức thời tần số thấp.
 + Ví dụ: Thiết bị khởi động từ, các động cơ, máy biến thế.
 + Các thông số đáng quan tâm bao gồm: Mật độ thông lượng 
từ, cường độ từ trường, lực và mô men từ, trở kháng, độ tự cảm, 
dòng điện xoáy, công suất mất mát và dòng rò
- Phân tích điện từ tần số cao:
+ Mô phỏng các thiết bị truyền sóng điện từ
+ Ví dụ: Các thiết bị thu vi sóng và sóng radio, dẫn song, thiết 
bị kết nối đồng trục
 + Các đại lượng quan tâm gồm có: Các thông số S, nhân tố Q, 
tổn thất đường về, tổn hao điện môi và tổn hao dẫn điện, các 
trường điện từ.
- Phân tích tĩnh điện:
+ Tính toán trường điện khi kích thích bằng điện áp hay tích 
điện
+ Ví dụ: Thiết bị cao áp, các hệ vi cơ điện tử (MESM), đường 
truyền
 + Các đại lượng điển hình là cường độ và điện dung của trường 
điện
- Độ dẫn điện: Để tính toán dòng điện trong dây dẫn khi áp đặt 
một điện áp
- Kết nối mạch: Để kết nối một mạch điện với các thiết bị điện 
từ
- Các kiểu phân tích điện từ:
+ Phân tích tĩnh: Tính toán từ trường của dòng một chiều hoặc 
nam châm vĩnh cửu
+ Phân tích điều hòa: Tính toán từ trường của dòng điện xoay 
chiều
+ Phân tích tức thời: Được sử dụng với từ trường thay đổi theo 
thời gian
 Tính toán động lực học dòng chảy
- Để xác định phân bố lưu lượng và nhiệt độ trong một dòng 
chảy
Hình 3.3. Vận tốc của dòng chảy trong một ống dẫn và phân bố
áp suất
- ANSYS/FLOTRAN có thể mô phỏng dòng chảy tầng và 
dòng chảy rối, dòng nén được và dòng không nén được, và nhiều 
dòng chảy kết hợp.
- Ứng dụng cho : hàng không vũ trụ, đóng gói điện tử, thiết kế
ôtô. 
- Các đại lượng đặc trưng đáng quan tâm là vận tốc, áp suất, 
nhiệt độ và các hệ số màng.
- Âm thanh :
+ Để phân tích và mô phỏng sự tương tác giữa 1 môi trường 
chất lỏng hoặc khí và khối chất rắn bao quanh. 
+ Ví dụ : Loa phóng thanh, nội thất ô tô, thiết bị dò bằng siêu 
âm. 
+ Các đại lượng đặc trưng bao gồm: phân bố áp suất, chuyển vị
và 
các tần số riêng.
- Phân tích chất lỏng (hoặc khí) trong bể chứa :
+ Để mô phỏng hiệu ứng của một chất lỏng hoặc khí đứng yên 
(không chảy) trong bể chứa, và tính toán áp suất thủy tĩnh khuấy 
lên. 
+ Ví dụ : Trong tàu chở dầu, các bình chứa chất lỏng khác.
- Nhiệt và sự dịch chuyển khối lượng: Một phần tử 1 chiều 
được sử dụng để tính toán lượng nhiệt sinh ra do sự dịch chuyển 
khối lượng giữa hai vị trí, ví dụ như dịch chuyển của một khối 
lượng trong một cái ống.
 Phân tích tương tác giữa các trường vật lí :
- Xem xét sự tương tác giữa hai hoặc nhiều trường khác nhau. 
Vì trên thực tế các trường đều phụ thuộc lẫn nhau, nên không thể
giải quyết chúng một cách tách biệt, bởi vậy cần có một chương 
trình giải quyết đồng thời cả hai hiện tượng bằng cách kết hợp 
chúng.
- Ví dụ:
 + Phân tích nhiệt - ứng suất. 
 + Phân tích áp điện (điện và kết cấu) 
 + Âm thanh (dòng chảy và kết cấu) 
 + Phân tích nhiệt-điện 
 + Cảm ứng nhiệt (từ và nhiệt) 
 + Phân tích tĩnh điện-kết cấu
Chương 10: Ứng dụng của Ansys 
Workbench vào phân tích, đánh giá 
mô hình máy phay CNC
3.2.1. Phân tích biến dạng và ứng suất tĩnh
 Việc thực hiện phân tích cấu trúc tĩnh học được mô phỏng 
theo các bước sau:
- Gán hình học: Xác định kiểu mô hình hình học sẽ được sử
dụng để mô phỏng 
- Định nghĩa và xác định tính chất của chi tiết
- Định nghĩa kiểu phân tích: đặt kiểu phân sự truyền nhiệt, 
phương thức hay trạng thái truyền nhiệt
- Đặt tải và xác định điều kiện biên: Chỉ rõ cách mình đặt tải 
và điều kiện biên để giữ chặt chi tiết
- Những kết quả yêu cầu
- Giải bài toán: Giải bài toán theo yêu cầu mình đặt ra và tính 
toán ra kết quả cụ thể
- Tổng quan những kết quả đạt được: Tổng kết lại những kết 
quả mình đạt được
 Việc phân tích cấu trúc tĩnh học được giải quyết theo phương 
trình ma trận sau:
[K]{x} = F
Trong đó: [K]: hằng số phụ thuộc:
 - Vật chất đàn hồi tuyến tính
 - Độ lệch lý thuyết chỉ sử dụng nhỏ
 - Có một số điều kiện biên 
 F: Lực đặt tĩnh 
 - Không có lực khác nhau trong thời gian xem xét
 - Không có hiệu ứng quán tính 
Bài toán: Tính biến dạng ứng suất theo 3 trục X, Y, Z
1. Sự biến dạng ứng suất được phân tích theo 3 trục X, Y, Z
Sự biến dạng ứng suất theo trục X
Bước 1: Bắt đầu sự mô phỏng ( From the launcher start 
Simulation)
Hình 3.4. Các thư mục lớn của Ansys Workbench
- Từ thực đơn văn cảnh vào thư mục Geometry -> From file
- Đưa tới hồ sơ có tên: “ corrected_bar_and spindle_only.x_t 
“ để mở nó
Hinh 3.5 : Mô hình máy phay CNC năm trục
Bước 2a: Chọn đơn vị để đặt chế độ làm việc
 “Units - > Metric (mm, kg, N, °C, s, mV, mA )” 
Hinh 3.6 :Đặt đơn vị làm việc
Bước 2b: Bảng vật liệu 
Hình 3.7. Bảng vật liệu
Bước 3: Thay đổi bề dày của chi tiết
Bước 4: Phân tích loại máy, kích vào thực đơn chọn New Analysis 
-> Static Structural
- Trong thư mục Static Structural chứa thư mục Solution và 
mô hình chi tiết
- Từ thực đơn Environment chọn Loads -> Force (lực chịu tải 
)
Từ cửa sổ Details of “ Force “ thay đổi các thành phần và cho X = 
500N, Y = 0, Z = 0 như ở bảng dưới
Hình 3.7: Đặt lực cho chi tiết
Hình 3.8. Đặt lực cho chi tiết
Bước 5: Đặt điều kiện biên 
Thư mục Environment - >Supports -> Fixed Supports
Chọn Apply trong chi tiết ô của sổ Details of “ Fixed Supports” 
Hình 3.9. Đặt tải trọng và điều kiện biên
Bước 6: Sự biến dạng
Vào thư mục Solulation -> Deformation -> Directinonal
Ở cửa sổ Details of “ Directional Deformation “ thay đổi 
Orientation thành X Axis
Vào thư mục Stress chọn Stress – Normal
Ở cửa sổ Details of “ Normal Stress “ thay đổi Orientation thành Z 
Axis
Bước 7: Kích vào Solve để chạy ra kết quả
Hình 3.10. Chạy kết quả
 Khi thành công, kích vào một trong những giải pháp : 
Directional Deformation và Normal Stress được trình bày ở trên 
hình vẽ
 Kích vào Directional Deformation có kết quả như bảng dưới:
Hình 3.11. Kết quả của Directional Deformation trục X
Kích vào Normal Stress ta được kết quả sau:
Hình 3.12. Kết quả của Normal Stress trục X
Các kết quả tương tự theo trục Y và trục Z:
Hình 3.13. Kết quả của Directional Deformation trục Y
Hình 3.14. Kết quả của Normal Stress trục Y
Hình 3.15. Kết quả của Directional Deformation trục Z
Hình 3.16. Kết quả của Normal Stress trục Z
Bước 8: Chạy ra kết quả báo cáo
Kích vào thư mục như hình dưới:
Kết quả tính toán : Ta có bẳng kết qur tính toán biên dạng và ứng 
suất theo 3 trục
Hình 3.17. Bảng kết quả giá trị max min Directional Deformation 
và Normal Stress theo trục X
 Nhìn vào bảng trên ta thấy:
 Giá trị max của Directional Deformation trục X đạt giá trị
9,677.10-4 m được thể hiện bằng màu đỏ trên hình 3.11và giá trị
min đạt giá trị -5,532.10-4m được thể hiện bằng màu xanh đậm trên 
hình 3.11
 Giá trị max của Normal Stress trục X đạt giá trị 7,202.1010 Pa 
được thể hiện bằng màu đỏ trên hình 3.12 và giá trị min đạt giá trị
-3,854.10 10 Pa được thể hiện bằng màu xanh đậm trên hình 3.12
Tương tự ta có các bảng theo trục Y và trục Z
Chương 11: Bảng kết quả giá trị max min 
Directional Deformation và Normal 
Stress theo trục Y
 Giá trị max của Directional Deformation trục X đạt giá trị
3,629.10-4 m được thể hiện bằng màu đỏ trên hình 3.13 và giá trị
min đạt giá trị -8,195.10-4m được thể hiện bằng màu xanh đậm trên 
hình 3.13
 Giá trị max của Normal Stress trục X đạt giá trị 7,127.1010 Pa 
được thể hiện bằng màu đỏ trên hình 3.14 và giá trị min đạt giá trị
-5,553.10 10 Pa được thể hiện bằng màu xanh đậm trên hình 3.14
3.19. Bảng kết quả giá trị max min Directional Deformation và 
Normal Stress theo trục Z
 Giá trị max của Directional Deformation trục X đạt giá trị
1,486.10-4 m được thể hiện bằng màu đỏ trên hình 3.15 và giá trị
min đạt giá trị -1,476.10-4m được thể hiện bằng màu xanh đậm trên 
hình 3.15 
 Giá trị max của Normal Stress trục X đạt giá trị 1,119.1010 Pa 
được thể hiện bằng màu đỏ trên hình 3.16 và giá trị min đạt giá trị -
6,662.10 10 Pa được thể hiện bằng màu xanh đậm trên hình 3.16
3.2.2 Phân tích Dao động tự do (Free Vibration Analysis)
 Dao động tự do là dao động mà các tần số chỉ phụ thuộc vào các 
đặc tính của hệ mà không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài
 Trong phần này, việc mô phỏng dao động tự do được thực hiện 
một cách tổng quát. Trong mô phỏng việc phân tích dao động tự do 
tương tự như việc phân tích trạng thái tuyến tính (thẳng)
Bài toán tính dao động tự do có phương pháp chính cần phải làm:
 + Cơ sở của phân tích dao động tự do (Free Vibration Analysis): 
Tính toán dao động tự do thông qua tần số i và kiểu dao động i
được tính toán bằng công thức:
      0 ii MK 
Trong đó :  K và  M là các hằng số không đổi phụ thuộc vào:
- Độ đàn hồi tuyến tính được giả định
- Cấu trúc có thể bị cưỡng bức hay không bị ràng buộc
+ Các biện pháp phân tích dao động tự do (Free Vibration 
Analysis Procedure): được thực hiện phân tích trạng thái tĩnh tuyến 
tính (thẳng), nó không bao trùm tất cả chi tiết. Việc phân tích dao 
động tự do sử dụng các bước sau:
- Gán hình học
- Gán những thuộc tính của vật chất
- Định nghĩa các kiểu vùng tiếp xúc
- Định nghĩa vùng điều khiển mắt lưới
- Định nghĩa các kiểu phân tích
- Tìm các kết quả tần số yêu cầu
- Tìm các tần số tập hợp
- Giải bài toán
- Tìm ra các kết quả
Bài toán: Tính dao động tự do của vật “ corrected_bar_and 
spindle_only.x_t” 
Bước 1: Bắt đầu sự mô phỏng ( From the launcher start Simulation
Bước 2: Từ thực đơn văn cảnh vào thư mục Geometry -> From file 
để chọn chi tiết
- Đưa tới hồ sơ có tên: “ corrected_bar_and spindle_only.x_t” 
để mở nó
Bước 3: Chọn đơn vị để đặt chế độ làm việc:
Vào thực đơn New Analysis -> Modal
Bước 3: Đặt điều kiện biên 
Thư mục Environment - >Supports -> Fixed Supports
Hình 3.20. Đặt điều kiện biên
Chọn Apply trong chi tiết ô của sổ Details of “Fixed Supports”
 Phân tích phương thức: Trong thư mục “Analysis Settings” -> 
Detail of “Analysis Settings” ở mục “Max modes to Find” chọn 6 
kiểu max
Bước 4: Cho chạy chương trình ta kích vào Solve
 Chạy xong vào Solulition sẽ xuất hiện bảng timeline như ở hình 
dưới, trong dữ liệu bảng xuất hiện bảng dao động với những kiểu 
tần số khác nhau
Hình 3.21. Bảng kết quả dao động tự do
 Với những hình dạng yêu cầu được lựa chọn tạo ra những kết 
quả có kiểu hình dáng khác nhau
Kích vào Solve để nhận kết quả:
Hình 3.22. Bảng các kết quả Mode shape
Khi đó ta có 6 kết quả là 6 mode shape ứng với tần số dao động riêng 
đầu tiên: 
Hình 3.23. Mode shape 1
Hình 3.24. Mode shape 2
Hình 3.25. Mode shape 3
Hình 3.26. Mode shape 4
Hình 3.27. Mode shape 5
Hình 3.28. Mode shape 6
Nhận xét: 
 + Với những biến dạng khác nhau của chi tiết ta có các giá trị
tần số dao động riêng tương ứng
 + Giá trị max thay đổi còn giá trị min luôn bằng 0
 Tần số dao động riêng là tần số không phụ thuộc vào dao động 
chung của hệ mà chỉ phụ thuộc vào dao động của bản thân nó
- Dao động riêng của một hệ thống là mô hình chuyển động 
trong đó tất cả các thành phần của hệ thống chuyển động hình sin 
và tần số pha giống nhau.
- Những tần số riêng của một hệ thống được gọi là tần số tự
nhiên hay là tần số cộng hưởng.
- Dạng dao động là một trong những phương thức quan tâm 
chính, dao động đầu tiên thường có sự đóng góp lớn cho 
chuyển động của cơ cấu
- Trong một hệ thống ở một chế độ rung động sẽ có các nút. 
Những nút này tương ứng với những điểm trong kiểu hình dạng là 
kiểu chữ số 0. Một khi rung động của một hệ thống, sự thuyên 
chuyển của những điểm nút là không liên tụ
 Trong một hệ thống, với hai hoặc hơn hai kích thước, có nhiều 
tần số dao động riêng nhưng ta thường lấy sáu tần số dao động tự
do đầu tiên, đó là: ba tần số dao động tịnh tiến theo ba phương X, 
Y, Z và ba tần số dao động quay theo ba phương đó. Còn các tần 
số dao động khác là sự kết hợp của nhiều phương với nhau.
Chương 12: LẬP TRÌNH GIA CÔNG MỘT CHI TIẾT CỤ
THỂ TRÊN MÔ HÌNH MÁY PHAY CNC
Hình 4.1. Chi tiết trên máy phay CNC năm trục
Hình 4.2. Chi tiết 3D gia công CNC
Hình 4.3. Bản vẽ chi tiết
4.1 Trình tự gia công và chế độ cắt
Tiện mặt đầu
 T01: Dao tiện mặt đầu φ = 950 có gắn mảnh hợp kim cứng, tra 
sổ tay gia công cơ. 
 Bước tiến của dao F = 0,1 mm/v (tra bảng2.63)
 Vận tốc cắt của dao: v = 215 v/phút (tra bảng 2.65), lấy S = 1600 
v/p
 Tốc độ quay của trục chính:
Tiện tinh mặt ngoài
 T02: Với dao tiện mặt ngoài thì chế độ cắt giống với dao tiện mặt 
đầu T01
Tiện rãnh
 T03: Dao tiện rãnh có bề rộng bằng bề rộng của rãnh 
 Tra bảng 2.63 ta có: với tiện rãnh không sâu thường F = 0,05 
mm/v, vận tốc cắt 
v = 110 mm/p, chọn S = 800 v/phút
Khoan lỗ
 T04: Dao khoan lỗ D = 40 mm, φ = 1200 ,Tốc độ quay trục chính 
S = 800 v/phút
 T05: Dao khoét lỗ
 Khoan lỗ ren
 T06: Dao khoan lỗ ren có đường kính D = 12mm, Tốc độ quay 
trục chính S = 800 v/phút
4.2 Chương trình gia công
LỆNH
CHƯƠNG 
TRÌNH TIỆN
MÔ TẢ
N05 G90 G21 Hệ tọa độ tuyệt đối, chọn đơn vị mm
Tiện mặt đầu
N10 T01 M06 Gọi thay dao tiện mặt đầu T01
N15 
G97 S1600 
M04
Tốc độ trục chính S=1600 v/ph ngược chiều 
kim đồng hồ
N20 G00 X0 Z0
Dịch chuyển dao tới điểm có tọa độ X0 Z0 và 
xác nhận tọa độ làm việc
N25
G01 G95 X-2 
F1 M08
Nội suy đường thẳng thực hiện cắt , bước tiến 
của dao định nghĩa theo số vòng quay F=1 
mm/v, mở dung dịch trơn nguội
N30 G00 Z6 M09 Rút dao nhanh ra và tắt dung dịch làm mát
N35
G53 G49 Z0 
M05
Về điểm O của máy theo trục Z , hủy bù dao, 
đóng trục chính
N40 M01 Dừng chương trình có điều kiện
Tiện tinh mặt ngoài
N45 T02 M06 Thay dao tiện tinh T02
N50
G97 S1600 
M04
Tốc độ trục chính S=1600 v/ph ngược chiều 
kim đồng hồ
N55
G01 X93.5 Z-
1.66 F0.11
Nội suy đường thẳng đến điểm X93.5 Z-
0.166 với bước tiến F=0.11 mm/v
N60 G01 X91.5 Z0 Nội suy đường thẳng đến điểm có tọa độ
N95
G01 X1.21 Z-
2.62 F.0315
Nội suy đường thẳng đến điểm có tọa độ X1.21 Z-
2.62
N100
G00 X93.5 Z-
2.62
Nội suy đường thẳng đến điểm có tọa độ
X93.5 Z-2.62
N105
G01 X93.5 Z-
4.5 
Nội suy đường thẳng đến điểm có tọa độ
X93.5 Z-4.5
N110
G01 X93.5 Z-
4.5 
Nội suy đường thẳng đến điểm có tọa độ
X93.5 Z-4.5
N115
G01 X91.5 Z-
4.5 F.0118
Nội suy đường thẳng đến điểm có tọa độ
X93.5 Z-4.5 với bước tiến F0.118
X91.5 Z0
N65
G01 X1 Z-1.66 
F0.157
Nội suy đường thẳng đến điểm có tọa độ X1 
Z-1.66
N70
G01 X1.21 Z-
0.95 F0.031
Nội suy đường thẳng đến điểm có tọa độ
X1.21 Z-0.95 với bước tiến F0.031
N75
G01 X93.5 Z-
095
Nội suy đường thẳng đến điểm có tọa độ
X1.21 Z-0.95
N80
G01 X93.5 Z-
2.83
Nội suy đường thẳng đến điểm có tọa độ
X93.5 Z-2.83
N85
G01 X91.5 Z-
2.83 F0.11
Nội suy đường thẳng đến điểm có tọa độ
X91.5 Z-2.83
N90
G01 X1 Z-2.83
Nội suy đường thẳng đến điểm có tọa độ X1 
Z-2.83
N120
G01 X1 Z-4.5 
F.0157
Nội suy đường thẳng đến điểm có tọa độ X1 
Z-4.5 với bước tiến F0.157
N125
G01 X1.21 Z-
4.28 F.0315
Nội suy đường thẳng đến điểm có tọa độ
X1.21 Z-4.28 với bước tiến F0.118
N130 M05 Dừng trục chính
N135 M01 Dừng chương trình có điều kiện
Do chương trình quá dài nên chỉ nêu một số lệnh trong code để gia 
công chi tiết trên 
Chương 13: Các bước tiến hành gia 
công CNC trên Catia
Kẹp phôi bằng mâm kẹp 3 chấu
Hình 4.4. Chi tiết gia công CNC
Tiện mặt đầu
Hình 4.5. Quá trình tiện mặt đầu
Tiện tinh mặt ngoài
Hình 4.6. Quá trình tiện tinh mặt ngoài
Tiện rãnh
Hình 4.7. Quá trình tiện rãnh
Khoan lỗ
Hình 4.8. Quá trình khoan lỗ
Tiện ren cho lỗ
Hình 4.8. Tiện ren cho lỗ
Khoan lỗ có ren
Hình 4.9. Quá trình khoan 6 lỗ có ren
KẾT LUẬN
 Đề tài “Ứng dụng của công nghệ CAD/CAM/CAE trong việc 
thiết kế, phân tích, đánh giá và chế tạo chi tiết” là một đề tài tương 
đối rộng, đòi hỏi nhiều kiến thức trong ba lĩnh vực 
CAD/CAM/CAE.
 Qua một thời gian thực tập và được sự hướng dẫn nhiệt tình của 
thầy giáo Th.s Trần Thanh Hải để tài của em đến nay đã hoàn 
thành đúng tiến độ.
 Đồ án của em đã đạt được những kết quả sau:
1. Tìm hiểu kết cấu cơ bản của một số phần mềm gia công trong 
ngành cơ khí
2. Sử dụng thành thạo phần mềm Catia
3. Ứng dụng của phần tử hữu hạn vào tính toán các bài toán cơ 
học (cơ học kết cấu, cơ học môi trường liên tục) để xác định 
trường ứng suất và biến dạng của vật thể.
4. Tìm hiểu về phần mềm Ansys và ứng dụng của nó trong đời 
sống. Sử dụng Ansys để tính toán kết cấu , giải các bài toán 
trường ứng suất, biến dạng, phân tích các dao động tự do.
5. Ứng dụng vào phần mềm Catia để gia công chi tiết cụ thể.
 Hướng phát triển đề tài:
1. Ứng dụng các kiến thức đã học để tìm hiểu kĩ hơn các phần 
mềm
2. Ứng dụng phần mềm để gia công sản phẩm thực tế
 Sau một thời gian đến nay em đã hoàn thành đề tài nhưng vẫn 
còn nhiều thiếu sót, chưa ứng dụng nhiều vào thực thế. Vì vậy để
hoàn thiện đề tài hơn em mong được sự đóng góp ý kiến, đánh giá 
của thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn.

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cua_cong_nghe_cadcamcaf_trong_viec_thiet_ke_danh_gi.pdf