Ứng dụng vật liệu xanh trong kiến trúc

Tóm tắt Ứng dụng vật liệu xanh trong kiến trúc: ... khoáng... thành vật liệu (ước tính đến năm 2020 lượng phế thải tro, xỉ khoảng 45 triệu tấn sẽ mất khoảng 1.100 ha mặt bằng để chứa), đồng thời tác động tích cực đến một số lĩnh vực và chương trình khác như kích cầu tiêu thụ hàng triệu tấn xi măng mỗi năm; giảm đáng kể lượng tiêu hao than; ti...g đê ngăn lũ tạm thời. Kỹ thuật này đòi hỏi vật liệu xây dựng rất cơ bản: bao tải chắc chắn chứa đầy vật liệu hữu cơ thường có sẵn tại chỗ. Cách xây nhà bao cát rất đơn giản, những bao cát được xếp chồng lên nhau và cố định bằng dây thép để không bị trượt xuống. Vật liệu đắp túi đất tiêu chu...bê tông mới. Ngoài ra sản xuất xi măng xanh làm giảm năng lượng xi măng và giảm phát thải carbon dioxie, giải phóng ít hơn lên đến 80%, làm cho việc sử dụng các chất thải công nghiệp như tro bay, silica fume và lò cuối cùng có thể cần một vài mẫu mẫu đất để xử lí nó, bảo vệ đất khỏi trở thành ...

pdf11 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ứng dụng vật liệu xanh trong kiến trúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
phương pháp thân thiện với môi trường. Tiêu chí đánh giá có thể là: tổng năng lượng tiêu 
tốn trong quá trình khai thác, vận chuyển, xây dựng, sử dụng và phá dỡ; và tổng lượng 
1040 
chất thải và các chất gây ô nhiễm phát ra trong các quá trình trên. Như vậy một vật liệu 
được coi là vật liệu xanh khi tiêu tốn năng lượng thấp và ít gây ô nhiễm cho môi trường. 
Nói cách khác, việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh là cách để hướng tới các giải pháp 
xây dựng bền vững. 
Như vậy, vật liệu xanh là các loại vật liệu được sản xuất và sử dụng không gây hại đến môi 
trường, có thể tái chế được hoặc phân hủy xanh. Có thể nói, cả vòng đời, từ sản xuất vật 
liệu cho tới khi hết hạn sử dụng, vật liệu xanh đều thân thiện, không ảnh hưởng tiêu cực đến 
môi trường sống. Thêm vào đó, kinh phí lâu dài chi cho vật liệu xanh cũng rẻ hơn các vật 
liệu truyền thống trước đây rất nhiều. Các quy trình sản xuất vật liệu này và vòng đời sau khi 
nó đã hết hạn sử dụng cũng được kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo không tác động tiêu 
cực đến môi trường sống. Vì thế, những vật liệu xanh này cũng rất an toàn với sức khỏe của 
người sử dụng. Có nhiều loại vật liệu xanh bền vững, phổ biến là những vật liệu không 
nung. Nguyên liệu từ phế thải công nghiệp tái sử dụng và dễ tiêu hủy khi không còn dùng. 
Có thể chi phí lắp đặt và giá thành cao hơn các vật liệu truyền thống nhưng hiện nay công 
nghệ vật liệu xanh đang là xu hướng và được các chủ đầu tư hướng đến, mang lại nền kiến 
trúc mới lạ cũng như thân thiện với môi trường. Về lâu dài, thế giới vật liệu xanh sẽ tiết kiệm 
năng lượng hơn và tối ưu được thời gian sử dụng, giúp chủ đầu tư tiết kiệm được tiền. Nếu 
khắc phục được điểm yếu thì đây sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu trong tương lai. 
2.2 Tiêu chí 
Trong “Hội thảo vật liệu xây dựng xanh và tiết kiệm năng lượng” của Bộ Xây dựng ngày 09-
12/12/2020 thì tiêu chí và định hướng phát triển vật liệu xanh là phải sử dụng hiệu quả tài 
nguyên, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng 
sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. 
Tiêu chí đánh giá vật liệu xanh ở Việt Nam: hiệu quả sử dụng năng lượng, chất lương không 
khí, tiện dụng, tác động đến khu đất, giao thông, quản lý rác thải môi trường. 
2.3 L i ích của vật liệu xanh 
Vật liệu xây dưng xanh thường bao gồm các yếu tố sau: không gây độc hại cho người sử 
dụng, có hàm lượng tái chế, tiết kiệm tối đa tài nguyên với vòng đời sử dụng dài và đặc biệt 
phải chú trọng và quan tấm đến các yêu tố ảnh hưởng đến môi trường. 
2.4 Ứng dụng vật liệu xanh trong kiến trúc 
2.4.1 Vật liệu tự nhiên 
a. Gạch không nung 
Là gạch không nung hay gạch bê tông bùn là vật liệu xanh thân thiện với môi trường được 
ưa chuộng. Gạch được trộn thêm sỏi, cát để tăng thêm độ chắc chắn không cần qua nhiệt 
độ, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. 
Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung 
lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng. 
1041 
Hình 1. Gạch không nung Hình 2. Cấu tạo tường sử dụng 
gạch không nung 
Hình 3. Công trình sử dụng 
gạch không nung 
Ứng dụng: vật liệu gạch không nung đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu xây dựng của rất 
nhiều công trình xây dựng từ dân dụng đến dự án lớn, cao ốc, nhà máy ở cả nông thôn và 
thành thị. Vì thế nó đang được ưu tiên phát triển và dự kiến sẽ dần thay thế hoàn toàn vật 
liệu gạch nung truyền thống trên thị trường vật liệu xây dựng ở tất cả các công trình. 
Theo quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng tại Việt Nam đến năm 2020, nhu cầu 
sử dụng vật liệu xây tương ứng khoảng 42 tỷ viên gạch quy chuẩn. Nếu đáp ứng nhu cầu 
này bằng gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn khoảng 57 đến 60 triệu m³ đất sét, tương đương với 
2.800 đến 3.000 ha đất nông nghiệp; tiêu tốn từ 5,3 đến 5,6 triệu tấn than, thải ra khoảng 17 
triệu tấn khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. 
Vì vậy, việc thay thế gạch đất sét nung bằng “vật liệu xây dựng không nung” có ưu điểm lớn 
nhất là hạn chế được các tác động bất lợi trên, bảo vệ môi trường, an ninh lương thực và 
tạo việc làm cho nông dân. Ngoài ra, với lợi thế về công nghệ, “vật liệu xây dựng không 
nung” còn biến một phần đáng kể phế thải của các ngành nhiệt điện, luyện kim, khai 
khoáng... thành vật liệu (ước tính đến năm 2020 lượng phế thải tro, xỉ khoảng 45 triệu tấn sẽ 
mất khoảng 1.100 ha mặt bằng để chứa), đồng thời tác động tích cực đến một số lĩnh vực 
và chương trình khác như kích cầu tiêu thụ hàng triệu tấn xi măng mỗi năm; giảm đáng kể 
lượng tiêu hao than; tiết kiệm điện trong sử dụng điều hòa nhiệt độ nhờ cách nhiệt tốt; tạo 
điều kiện chuyển đổi một số doanh nghiệp sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công sang 
sản xuất VLXKN. 
Ưu điểm: độ cứng cao, cách nhiệt tốt có thể thay thế hoàn toàn các loại vật liệu cách nhiệt 
hiện có trên thị trường, phòng hoả, chống thấm, chống nước, kích thước chuẩn xác, quy 
cách hoàn hảo nâng cao hiệu quả kiến trúc, giảm thiểu được kết cấu cốt thép, rút ngắn 
thời gian thi công, tiết kiệm vữa xây, giá thành hạ. 
Như c điểm: khả năng chịu lực theo phương ngang yếu, không linh hoạt khi thiết kế 
kiến trúc với nhiều góc cạnh, không có khả năng chống thấm tốt, dễ gây nứt tường do co 
giãn nhiệt. 
Nguyên liệu tạo gạch không nung khá đa dạng và dễ tìm: đá mạt, xi măng, cát vàng 
b. Tre 
Được mệnh danh là thép của tự nhiên, tre là loại vật liệu đáng giá của xứ nhiệt đới. Chúng 
được nhiều đất nước phương Tây vô cùng yêu thích bởi công năng, độ bền, tính chịu lực, 
thẩm mỹ là vật liệu xanh xây dựng truyền thống của người Việt. Vật liệu cây xanh vốn có 
độ trưởng thành nhanh nên chỉ 3-5 năm là có thể sử dụng. Nó rất thân thiện với môi trường 
vì có thể hấp thụ CO2 cao hơn gỗ thông thường và độ bền gấp 5 lần bê tông. ơn thế, việc 
1042 
sử dụng tre trong xây dựng là sự tận dụng nguồn lực của thiên nhiên, giúp công trình thích 
nghi và bền vững với các yếu tố tự nhiên. Sử dụng cho khung kết cấu công trình kiến trúc 
hoặc các tác phẩm nghệ thuật. Chúng ta có thể cân nhắc thay thế cho sắt, th p các vật 
liệu chịu lực. Có khả năng tái sử dụng cho nhiều mục đích, nhiều dự án cần sự linh động 
(VD như không gian tạm thời, triển lãm . 
Hình 1. Tre Hình 2. Công trình sử dụng tre 
Ứng dụng: tre được sử dụng trong tạo hình kiến trúc, nghệ thuật bởi bản thân là một ngôn 
ngữ thiết kế ấn tượng. Áp dụng nhịp điệu, tính đặc rỗng để tạo ra các không gian mở, giếng 
trời, khai thác ánh sáng tự nhiên và thông gió. Ngoài ra còn được sử dụng trang trí trong các 
không gian nội thất, vật liệu làm đồ nội thất 
c. Gỗ ốp ường 
Là vật liệu sử dụng cho không gian nội thất không dùng gỗ rừng tự nhiên mà là loại gỗ 
Weathertex của Úc được ép bằng áp suất hơi nước, ép từ vụn gỗ, xay từ nhánh cây, cành 
cây tận thu. Chính vì vậy nên đặc tính của vật liệu này là không mối mọt. Tuy nhiên, độ bền 
của gỗ này không được cao, bởi thế nên chỉ được sử dụng để ốp tường là chính và thường 
được dùng làm vách công trình, trong nhà và ngoài trời, không cong vênh do chịu được điều 
kiện thời tiết ngoài trời, chống cháy, không mọt, bền, tăng tính thẩm mỹ cho công trình.Vì có 
kích thước tiêu chuẩn nên có thể thi công dễ dàng và nhanh chóng hơn, không những vậy, 
trọng lượng của nó nhẹ nên phù hợp để nâng tầng. 
Hình 1. Gỗ ốp tường Hình 2. Công trình sử dụng gỗ 
d. Kiện rơm 
Là vật liệu xanh được sử dụng nhiều trong các nông trại bởi tính sẵn có và khả năng cách 
âm, cách nhiệt cao. Ngoài ra, kiện rơm cũng có khả năng chống cháy bởi khi sản xuất, rơm 
1043 
được ép chặt nên không khí không thể lọt qua. Kiện rơm tuy là một vật liệu đã được dùng để 
xây dựng nhà ở hàng ngàn năm trước nhưng vì sự xuất hiện của các chất liệu khác mà nó 
dần bị lãng quên. Bên cạnh đó, kiện rơm còn là vật liệu thân thiện với môi trường, có thể tái 
sử dụng, dễ vận chuyển và giá thành lại rẻ hơn so với bê tông. Trong tương lai gần, đây sẽ 
là loại vật liệu có tính ứng dụng cao và phổ biến bởi tính kinh tế. 
Hình 1. Kiện rơm 
Hình 2. Công trình sử dụng kiện rơm 
Ứng dụng: về cơ bản, kiện rơm hoàn toàn có thể thay thế bê tông, gỗ, thạch cao, sợi thủy 
tinh hay đá để thi công tuy nhiên do kiện rơm không có khả năng chịu lực, chịu tải nên chỉ 
phù hợp làm vật liệu lấp đầy giữa các cột hay trong các khung, dầm. 
e. Bao cát 
Công nghệ xây dựng sử dụng bao đất, cát (earthbag) đang được giới chuyên môn đánh giá 
cao nhờ chi phí thấp, thời gian hoàn thiện nhanh mà vẫn đảm bảo độ kiên cố, vững chắc cho 
công trình. Xu hướng này khởi nguồn từ các quốc gia châu Phi như Zimbabwe, Nam Phi, 
Mozambique, Madagascar, Namibia. Đây là một kỹ thuật xây dựng tự nhiên được phát triển 
từ kỹ thuật xây dựng boongke quân sự trong lịch sử và các phương pháp xây dựng đê 
ngăn lũ tạm thời. Kỹ thuật này đòi hỏi vật liệu xây dựng rất cơ bản: bao tải chắc chắn chứa 
đầy vật liệu hữu cơ thường có sẵn tại chỗ. Cách xây nhà bao cát rất đơn giản, những bao 
cát được xếp chồng lên nhau và cố định bằng dây thép để không bị trượt xuống. Vật liệu đắp 
túi đất tiêu chuẩn có tính ổn định bên trong. Đất nền ẩm có chứa đủ đất sét để trở nên kết 
dính khi được đắp, hoặc sử dụng sỏi góc cạnh chịu nước hoặc đá núi lửa nghiền . Tường 
dần dần được xây dựng bằng cách đặt các túi theo các khóa - tạo thành một mô hình so le 
tương tự như: 
Hình 1. Công trình sử dụng bao cát Hình 2. Công trình sử dụng bao cát 
1044 
2.4.2 Vật liệu nhân tạo 
a. Xốp cách nhiệt 
là vật liệu có những ưu điểm vượt trội hơn so với các vật liệu khác. Được làm từ chất dẻo 
PS thông qua một quá trình đặc biệt mà ở đó tấm cứng, giãn nở được đ c ép. Với cấu trúc 
được hàn kín nên xốp cách nhiệt có rất nhiều ưu điểm như việc cách nhiệt, cách âm, chống 
lại lực nén cao, không có khả năng thấm nước cũng như chống ẩm, chống ăn mòn cao. 
Được đưa vào nhiều ứng dụng độc đáo trong xây dựng. 
Ứng dụng: giúp tăng khả năng cách nhiệt mái bằng cho siêu thị, trung tâm thể thao, Độ 
bền vững của tấm XPS trở nên cần thiết giúp những công trình này tiết kiệm năng lượng 
hiệu quả. Cách nhiệt cho các nền móng, tầng hầm, nhà ga dưới đất, XPS đặc biệt chống lại 
sự hấp thu hơi nước. Vì thế, nó rất hữu dụng trong việc cách âm, cách nhiệt tại những khu 
vực kề cận và bên dưới những bề mặt nơi mà nhiệt độ luôn thay đổi, tạo áp lực rất lớn cho 
tòa nhà. Với độ bền ổn định trong môi trường ẩm ướt, XPS là vật liệu lý tưởng cho cách 
nhiệt lạnh cho kho lạnh. ơn thế nữa, việc sử dụng tấm XPS sẽ đảm bảo yêu cầu vệ sinh 
cao nhất, đó là đặc tính chống ẩm mốc. 
b. Bê tông nhẹ 
Là kiểu trần bê tông được sử dụng để làm trần nội, ngoại thất trong xây dựng. Tuy nhiên, 
khác với kiểu trần đổ bê tông cốt thép truyền thống, trọng lượng của loại bê tông này rất nhẹ. 
Bê tông nhẹ có chất lượng ổn định do các cấu kiện trong quá trình sản xuất được giám sát 
chặt chẽ, kiểm tra từng khâu như: chọn vật liệu, thi công, xác nhận sản phẩm khi xuất 
 ưởng Quá trình thi công và vận chuyển cũng dễ dàng hơn do các cấu kiện đều nhỏ gọn, 
trọng lượng nhẹ và có thể mang vác thủ công lên cao hay di chuyển vào các ngõ ngách. 
Thời gian thi công bê tông nhẹ cũng nhanh chóng, gọn gàng và sạch sẽ. Thời gian bảo 
dưỡng bê tông ngắn nên rút ngắn thời gian chờ đợi để làm công việc tiếp theo. 
Hình 1. Xốp cách nhiệt Hình 2. Công trình sử dụng xốp cách nhiệt cho 
mái tôn 
1045 
Hình 1. Bê tông nhẹ Hình 2. Công trình sử dụng bê tông nhẹ 
Ứng dụng: như vậy với đặc tính vượt trội, loại vật liệu này giúp việc thiết kế, thi công các 
công trình cao tầng, hoặc sửa các công trình cũ được thực hiện một cách đơn giản, nhanh 
chóng, dễ dàng hơn rất nhiều. Bê tông nhẹ là loại vật liệu có thể đáp ứng được tất cả các 
tiêu chuẩn xây dựng. 
c. Tấm l p sinh thái 
Là sản phẩm lợp mái đa dụng giả ngói được sản xuất từ nguyên liệu tái sinh thân thiện môi 
trường có trọng lượng siêu nhẹ thiết kế kiểu dáng dạng sóng và màu sắc giống ngói cải tiến. 
Tấm lợp sinh thái không bị ăn mòn bởi muối biển, hóa chất, kềm, amoniac, không tiếng ồn 
(khi mưa , có tính dẻo dai linh hoạt. Tại Việt Nam, mái nhà sinh thái được sử dụng phổ biến 
và cũng là vật liệu xanh hàng đầu theo tiêu chí an toàn sức khỏe cho con người đạt chuẩn 
Quốc tế. Có những ưu điểm vượt trội như: Không chứa chất độc Amiăng; trọng lượng siêu 
nhẹ; cách âm, cánh nhiệt tốt; chống thấm nước; kháng hóa chất ăn mòn; chống chịu thời tiết 
khắc nhiệt; dễ dàng lắp đặt và bảo quản; đặc tính về độ bền dẻo tốt; chống rêu, nấm, mốc, rỉ 
sét; tiết kiệm tài chính theo thời gian 
Hình 1. Tấm lợp sinh thái Hình 2. Công trình sử dụng tấm lợp sinh thái 
Ứng dụng: nhờ những ưu điểm nổi bật nên tấm lợp sinh thái ngày càng được ưa chuộng 
sử dụng trong nhiều loại công trình khác nhau từ dân dụng cho tới các công trình quy mô lớn 
phổ biến như: nhà ở, nhà kho, nhà để xe, các thiết kế mái trung cư, nhà hàng, khách sạn, 
biệt thự, trường học, bệnh viện, các cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến 
1046 
d. Xi măng xanh 
Là một sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu năng lương khí thải carbon trong sản 
xuất xi măng. Phần lớn các xi măng xanh được sản xuất dựa trên phương pháp sản xuất 
carbon thấp, tiết kiệm năng lượng, công thức xi măng mới, công cụ địa chất, xi măng carbon 
và các sản phẩm bê tông mới. Ngoài ra sản xuất xi măng xanh làm giảm năng lượng xi 
măng và giảm phát thải carbon dioxie, giải phóng ít hơn lên đến 80%, làm cho việc sử dụng 
các chất thải công nghiệp như tro bay, silica fume và lò cuối cùng có thể cần một vài mẫu 
mẫu đất để xử lí nó, bảo vệ đất khỏi trở thành bãi rác và là nơi phá hủy cuối cùng. Vì các 
sản phẩm phụ công nghiệp có trong xi măng xanh nên yêu cầu ít năng lượng hơn năng 
lượng cần thiết trong sản xuất giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, nó còn chịu được biến động nhiệt 
độ và do đó giảm thiểu chi phí liên quan đến làm ấm và sưởi mát. 
Hình 1. Xi măng anh 
Hình 2. Xi măng anh 
e. Hempcrete 
Là một hỗn hợp của cây gai dầu và vôi cát, hoặc pozzolans, được sử dụng như một loại vật 
liệu xây dựng và vật liệu cách nhiệt. Nó được bán trên thị trường dưới những cái tên như 
Hempcrete, Canobiote, Canosmose, Isochanvre và IsoHemp. Bê tông Hempcrete dễ gia 
công hơn so với hỗn hợp vôi truyền thống và hoạt động như một chất cách nhiệt và điều 
chỉnh độ ẩm. Vật liệu xây dựng này tuy có cấu trúc thiếu ổn định nhưng lại cung cấp khả 
năng linh hoạt và cách nhiệt tự nhiên. 
Hempcrete có ưu điểm là siêu nhẹ giúp việc vận chuyển trở nên dễ dàng hơn. Thêm vào đó, 
nó còn có khả năng chống thấm nước, chống cháy và chống nấm mốc hiệu quả giúp hạn 
chế tình trạng hư hại khi nhà cửa gặp hỏa hoạn, lũ lụt... Nó thiếu độ giòn của bê tông và do 
đó không cần các khe co giãn. Kết quả là một vật liệu cách nhiệt nhẹ, lý tưởng cho hầu hết 
các vùng khí hậu vì nó kết hợp giữa cách nhiệt và khối lượng nhiệt. Tuy hiện tại, 
Hempcrete chỉ được sử dụng như một yếu tố cấu trúc thêm vào giữa các khung gỗ hay bê 
tông để cách điện nhưng nhiều chuyên gia dự báo nó sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho các vật 
liệu xây dựng xanh, an toàn, thân thiện với môi trường. 
1047 
Hình 1. Hempcrete Hình 2. Xi măng anh 
2.4.3 Vật liệu xây dựng tái chế 
Việc sử dụng vật liệu xây dựng tái chế có tác dụng làm giảm nhu cầu vật liệu mới, giảm 
thiểu chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, chi phí xử lý chất thải. Nhưng trước tiên, cần một 
hệ thống phân loại và thu thập vật liệu phế thải. Mặc dù mỗi quốc gia sẽ có tiêu chí phân loại 
rác thải khác nhau nhưng về cơ bản sẽ được chia ra làm hai loại. Loại đầu tiên gồm bê tông, 
gốm, sứ, đá và vữa chiếm phần lớn tổng lượng phế thải xây dựng hiện nay. Loại thứ hai 
gồm gỗ, kim loại, kính, nhựa, thạch cao Dưới đây là những loại vật phổ biến nhất để tái 
chế cũng như cách sử dụng của từng loại vật liệu 
a. Thép 
Thép được sản xuất ra bằng cách nung nóng hỗn hợp gồm quặng sắt, than đá trong lò luyện 
kim hoặc bằng cách tái chế phế liệu trong các lò nhiệt điện.Trên thực tế, thép có thể chuyển 
đổi thành các vật thể mới mà không làm giảm chất lượng. Quá trình tái chế thép góp phần 
làm giảm lượng điện tiêu thụ tới 80%, ít gây tác động đến môi trường hơn và loại bỏ hoàn 
toàn nhu cầu khai thác nguyên liệu thô. 
Ứng dụng: cốt thép sử dụng cho bê tông chịu lực, dây điện, đinh và ống kim loại làm từ 
phế liệu. 
b. Bê tông 
Tái chế bê tông cho phép giảm giá thành công trình. Khi tái chế bê tông, người ta phải dùng 
tới loại máy nghiền đặc biệt để tạo ra hỗn hợp “cốt liệu tái chế”. Cho tới gần đây, bê tông tái 
chế mới chỉ được sử dụng như một lớp nền phụ trong xây dựng. cốt liệu tái chế cũng nhẹ 
hơn từ 10-15% so với bê tông nguyên chất, làm giảm trọng lượng riêng của vật liệu, từ đó 
tiết kiệm chi phí vật liệu, chi phí vận chuyển cũng như tổng chi phí cho toàn dự án xây dựng. 
Ứng dụng: bê tông vụn sau khi phá dỡ có thể được tận dụng để làm nền nhà, san lấp công 
trình hoặc làm nguyên liệu để sản xuất gạch không nung. 
c. Gỗ 
1048 
Sử dụng gỗ tái chế đang ngày càng trở nên phổ biến. Gỗ cứng (hardwood) có tuổi thọ kéo 
dài tới hàng trăm năm khi được bảo quản đ ng cách. Chúng có thể được sử dụng trong các 
bộ phận kết cấu lớn hay được xẻ mỏng để sản xuất các đồ dùng khác như thùng, pallet hay 
phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Thậm chí những loại gỗ mềm hơn, rẻ hơn cũng có 
thể sử dụng để tái chế, đặc biệt là nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp. 
Ứng dụng: gỗ tái chế được tận dụng từ nhà kho, nhà cổ, những thùng rượu, thùng chở hàng. 
Nhưng ứng dụng phổ biến nhất của gỗ tái chế là để sản xuất các tấm MDF làm nội thất. 
d. Nhựa 
Chất thải nhựa có thể tái chế tốt nhất khi các phế liệu này được thu gom riêng, không 
pha trộn với các chất thải khác. Chất thải nhựa sau khi được làm sạch có thể được tái sử 
dụng trong các sản phẩm được thiết kế đặc biệt như ống dẫn cáp, cửa sổ PVC, mái nhà 
hay sàn nhà. 
e. Thủy tinh 
Kính cửa sổ có thể được nấu chảy và tái chế thành sợi thủy tinh để trộn vào nhựa đường 
hoặc sơn tường tạo nên hiệu ứng óng ánh. Ngoài ra, chúng ta có thể kết hợp các mảnh kính 
vỡ cùng bê tông để làm sàn nhà hay mặt bàn. 
3 KẾT LUẬN 
Trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng công trình, việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh góp phần 
tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Nhiều loại vật liệu xây 
dựng xanh đã được khuyến khích sử dụng, nhưng phổ biến nhất là vật liệu xây dựng không 
nung, nguyên liệu sản xuất được lấy từ phế thải công nghiệp, có khả năng tái sử dụng và dễ 
tiêu hủy sau khi không còn công năng. Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển, có khả 
năng tạo ra nhiều loại vật liệu xanh có chất lượng ngày càng cao, nhiều vật liệu được ứng 
dụng trong kiến trúc, xây dựng như: xốp cách nhiệt (XPS), bê tông nhẹ, tôn lợp sinh thái, gỗ 
ốp tường xanh, xi măng xanh, gạch ốp lát tái chế tuỳ những yêu cầu cụ thể mà người thiết 
kế có thể cân nhắc ứng dụng góp phần chung tay vì một môi trường xanh. Với những lợi ích 
đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, ứng dụng vật liệu xanh là xu thế phát triển tất 
yếu của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đào Văn Đông (2009). Vật liệu “ anh” và bền vững – xu hướng để phát triển xây dựng. 
Viện KH & CNXD Giao thông – Đ Giao thông Vận tải. 
[2]  
[3] Báo chính Phủ (2012). Thúc đẩy sản xuất và sử dụng “Vật liệu xây dựng xanh và tiết 
kiệm năng lượng”. Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng). 
[4] 
xay-dung-xanh-va-tiet-kiem-nang-luong/416771.vgp 
1049 
[5] Đức Anh (2020). Vật liệu Tre - Câu trả lời cho kiến trúc xanh và bền vững. Hội Kiến 
trúc sư Việt Nam. 
[6] https://kienviet.net/2020/03/31/vat-lieu-tre-cau-tra-loi-cho-kien-truc-xanh-va-ben-vung/ 
[7] Mạng thông tin vật liệu xây dựng Việt Nam (2020). Vật liệu xanh cho công trình xanh - 
kinh nghiệm thực tiễn từ Capital House. Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công 
nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam. 
[8] https://vatlieuxaydung.org.vn/dien-dan-vat-lieu-xay-dung-bmf/vat-lieu-xanh-cho-cong-
trinh-xanh-kinh-nghiem-thuc-tien-tu-capital-house-13134.htm 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_vat_lieu_xanh_trong_kien_truc.pdf
Ebook liên quan