V.I.Lênin - Người bảo vệ xuất sắc triết học Mác
Tóm tắt V.I.Lênin - Người bảo vệ xuất sắc triết học Mác: ...(2) Sđd, t.1, tr.173. (3) Sđd, t.1, tr.196. (4) V.I.Lênin (1974), sđd, t.1, tr.181. (5) Sđd, t.1, tr.184. (6) Sđd, t.1, tr.184. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(89) - 2015 22 thiết lập một chế độ khủng bố vô cùng tàn bạo đối với những người cách mạng. Những tư tưởng thần bí,...t quan niệm hết sức phi lý là: thế giới, giới tự nhiên và cả con người chỉ tồn tại trong những cảm giác của con người, trong cảm giác của bản thân nhà triết học; toàn bộ lý luận của E.Makhơ và những người theo chủ nghĩa Makhơ (lý luận coi “vật thể là những phức hợp cảm giác” hay là một...bản chất của bệnh “tả” khuynh. Chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh và chủ nghĩa cơ hội “tả” khuynh đều là những khuynh hướng tư tưởng sai lầm, đều phản bội lại lợi ích căn bản của phong trào công nhân. V.I.Lênin chỉ rõ rằng, chủ nghĩa cơ hội “là sản phẩm của thời kỳ phát triển “hòa bình” của p...
quốc - một hiện tượng mới mà những quan niệm triết học siêu hình không thể lý giải đúng đắn, khoa học. Đã vậy, bước sang thế kỷ XX, phong trào cách mạng ở nước Nga trở nên sôi động hơn bất cứ giai đoạn nào khác. Đó là giai đoạn diễn ra cách mạng dân chủ tư sản 1905 - 1907, Cách mạng tháng Hai năm 1917 và đỉnh cao là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười năm 1917. Trong bối cảnh ấy, trên thế giới cũng như ở nước Nga đã xuất hiện một số khuynh hướng tư tưởng không khoa học nhằm chống lại chủ nghĩa Mác như chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại,... Đồng thời, sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phải chống lại sự can thiệp của 14 nước đế quốc. Tất cả những điều kiện trên đã thôi thúc, đòi hỏi V.I.Lênin phải bảo vệ sự trong sáng, khoa học, cách mạng cũng như phát triển chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.(*) 2. V.I.Lênin đấu tranh chống lại phái dân túy Phái dân túy, một trào lưu xã hội - chính trị ở Nga nửa cuối thế kỷ XIX cho rằng, nước Nga có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội thông qua công xã nông thôn, không cần qua chủ nghĩa tư bản; phái dân túy tìm cách xuyên tạc chủ nghĩa Mác, giải thích chủ nghĩa Mác một cách tùy tiện, chủ quan theo tính chất dân túy chủ nghĩa. V.I.Lênin (*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. ĐT: 0912148194. Email: tvphong61@yahoo.com TRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỘI HỌC V.I.Lênin - Người bảo vệ xuất sắc triết học Mác 21 thông qua tác phẩm “Những người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao?” (1894) đã chỉ rõ rằng, những người dân túy “đều tự xưng là đại biểu cho những tư tưởng và sách lược của những “người bạn dân” chân chính, nhưng thật ra lại là những kẻ tử thù của những người dân chủ - xã hội”(1). Mikhailốpxki, một đại biểu tiêu biểu của phái dân túy Nga, thậm chí còn cho rằng C.Mác không hề có tác phẩm nào về chủ nghĩa duy vật lịch sử. V.I.Lênin trong tác phẩm này đã chỉ rõ, Mikhailốpxki đọc Tư bản của C.Mác mà không hiểu C.Mác, đã vậy ông ta còn xuyên tạc C.Mác, Ph.Ăngghen(2); vào những năm 1845 - 1846 khi C.Mác, Ph.Ăngghen tự nhận rằng chưa thật hiểu đầy đủ về lịch sử kinh tế, thì Mikhailốpxki cho hai ông không đủ cơ sở. Ông ta còn cho rằng C.Mác, Ph.Ăngghen có quan điểm duy vật kinh tế, chủ nghĩa Mác là phép biện chứng của Hêghen, là tam đoạn thức(3). Ông ta coi quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề quần chúng là quan điểm về vấn đề anh hùng và đám đông,... Từ đó, V.I.Lênin đi đến kết luận về bản chất của Mikhailốpxki nói riêng của những người dân túy nói chung: “Nếu nói theo một câu cách ngôn nổi tiếng thì chúng ta có thể nói rằng: hãy cạo lớp da ngoài của “người bạn dân” đi một chút thì sẽ thấy lòi anh tư sản ra”(4). Như vậy, “người bạn dân” về bản chất là tư sản. Tính chất tư sản của Mikhailốpxki còn ở chỗ, ông ta đã giải thích chế độ thừa kế bằng sinh con, đẻ cái và bằng trạng thái tâm lý về sự sinh con, đẻ cái; giải thích dân tộc bằng những mối liên hệ thị tộc; coi những phạm trù và những kiến trúc thượng tầng của một hình thái xã hội là vĩnh viễn(5). V.I. Lênin đã mỉa mai, châm biếm rất hay: “nhà triết học chủ quan của chúng ta vừa mới định chuyển từ cách nói suông sang cách chỉ ra những sự chỉ dẫn thực tế cụ thể thì ông ta ngã sóng soài vào trong vũng lầy. Và hình như ông ta lại thấy rất dễ chịu trong cái vị trí không được sạch sẽ lắm đó”(6). 3. V.I.Lênin đấu tranh chống chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán Những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và ngày càng bộc lộ rõ bản chất hiếu chiến, phản động, ăn bám, bóc lột của nó. Lúc này C.Mác và Ph.Ăngghen đã qua đời, tạo cơ hội cho bọn phản bội, bọn cơ hội trong Quốc tế II trỗi dậy đả kích, chống phá chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng. Một số lãnh tụ Quốc tế II đã đánh giá không đúng chủ nghĩa tư bản cũng như chủ nghĩa đế quốc. Chẳng hạn, Bốctanh, lãnh tụ Quốc tế II công khai đòi xét lại chủ nghĩa Mác, cho rằng chủ nghĩa duy vật đã bị bác bỏ; C.Cauxky, một trong những thủ lĩnh của Đảng dân chủ - xã hội Đức, cho rằng có thể “bổ sung” triết học Mác bằng nhận thức luận của E.Makhơ... Trong bối cảnh đó, nhiều trào lưu tư tưởng không khoa học đua nhau nổi lên chống triết học Mác. Tiêu biểu cho những trào lưu chống triết học Mác là “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” hay còn gọi là “chủ nghĩa Makhơ” (Makhơ cùng với Avênariút khởi xướng ra “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, có khả năng khắc phục được tính phiến diện của cả chủ nghĩa duy tâm lẫn chủ nghĩa duy vật). Trong khi đó, tình hình ở nước Nga sau thất bại của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản (1905 - 1907) rất phức tạp. Chế độ chuyên chế Nga hoàng đã (1) V.I.Lênin (1974), Toàn tập, t.1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.153. (2) Sđd, t.1, tr.173. (3) Sđd, t.1, tr.196. (4) V.I.Lênin (1974), sđd, t.1, tr.181. (5) Sđd, t.1, tr.184. (6) Sđd, t.1, tr.184. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(89) - 2015 22 thiết lập một chế độ khủng bố vô cùng tàn bạo đối với những người cách mạng. Những tư tưởng thần bí, tôn giáo, bi quan đủ loại không những được phục hồi mà còn nảy nở thêm và lan tràn nhanh chóng. Không chỉ những kẻ thuộc phái mensêvích mà cả những người thuộc phái bônsêvích trước đây (như A.Bôgđanốp, V.Badarốp, A.V.Lunatsatxki...) cũng dựa vào chủ nghĩa Makhơ để chống lại chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng, đòi xét lại cả các nguyên tắc sách lược của Đảng trong đấu tranh chính trị và mưu toan dùng chủ nghĩa duy tâm chủ quan của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán do E.Makhơ sáng lập để thay thế triết học Mác. Đây là thời kỳ mà V.I.Lênin nhận xét: “Chủ nghĩa duy vật đâu đâu cũng bị ruồng bỏ” và các thế lực thù địch đủ loại “liên minh với nhau vì cùng thù ghét chủ nghĩa duy vật biện chứng”(7). Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán V.I.Lênin đã chỉ rõ, triết học kinh nghiệm phê phán, về thực chất là chủ nghĩa duy tâm nhưng núp dưới chiêu bài mới, kỳ quặc và khó hiểu. Chủ nghĩa Makhơ, chẳng qua chỉ là sự phục hồi lại, sự nhai lại triết học duy tâm chủ quan của Béccơli và Hium mà thôi. Nếu như Béccơli gọi sự vật là “những phức hợp của cảm giác”, thì Makhơ lại đưa ra học thuyết về “các yếu tố của thế giới”, gọi sự vật là “tổ hợp của các yếu tố”. Nhưng thực ra, cái gọi là “yếu tố” của E.Makhơ, về thực chất cũng chỉ là kinh nghiệm, là cảm giác mà thôi. Theo E.Makhơ, nhận thức của con người không xuất phát từ sự tồn tại khách quan của sự vật mà lại xuất phát từ những “tài liệu trực tiếp”, từ những cảm giác của con người về âm thanh, màu sắc, mùi vị... Để tránh từ “cảm giác”, E.Makhơ gọi những cái đó là “những yếu tố của những kinh nghiệm chúng ta” và đó chính là nền tảng để xây dựng nên toàn bộ thế giới vật lý và tâm lý. E.Makhơ cho rằng, bằng thuật ngữ “yếu tố” ông ta đã khắc phục được cuộc tranh cãi bấy lâu giữa các nhà duy vật và duy tâm. Theo E.Makhơ, các “yếu tố” của ông ta không phải là vật chất cũng chẳng phải là tinh thần, không phải là tâm lý mà cũng chẳng phải là vật lý. Nó là “cái trung gian” giữa những yếu tố đó. Tuy nhiên, học thuyết về các “yếu tố” lại được nhiều nhà tư tưởng, nhà triết học ở Nga lúc đó ủng hộ nhiệt thành. Họ cho rằng, đó là một phát minh vĩ đại, là cơ sở để thống nhất giữa chủ nghĩa Makhơ với chủ nghĩa Mác. V.I.Lênin cho rằng: “Makhơ và Avênariút đã lén lút du nhập chủ nghĩa duy vật bằng cách dùng chữ “yếu tố”, tựa hồ như chữ này cứu được lý luận của họ thoát khỏi “tính phiến diện” của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, và tựa hồ như nó cho phép sự thừa nhận sự phụ thuộc của cái tâm lý vào võng mạc, thần kinh,... Thật ra, thủ đoạn lợi dụng từ “yếu tố” chỉ là một lối ngụy biện hết sức thảm hại”(8). Phê phán những quan điểm sai lầm đó, V.I.Lênin cho rằng chủ nghĩa Makhơ muốn xoá nhòa tính đảng trong triết học Mác, muốn đứng trên chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, nhưng thực chất nó chỉ nhắc lại một cách giản đơn những quan niệm cũ của Béccơli, Hium. Cái mà E.Makhơ cho là thuật ngữ mới, chẳng qua chỉ là sự lợi dụng những thành tựu mới của khoa học tự nhiên nhằm che đậy chủ nghĩa duy tâm. Sai lầm chủ yếu của E.Makhơ và những người theo chủ nghĩa Makhơ chính là lý thuyết về “yếu tố trung gian”. V.I.Lênin khẳng định: “Thật là trẻ con nếu nghĩ rằng bịa ra một từ mới, là có thể tránh được những trào lưu triết học cơ bản,, triết học của các ngài chỉ là chủ (7) V.I.Lênin (1980), Toàn tập, t.18, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr.9. (8) V.I.Lênin (1980), sđd, tr.56. V.I.Lênin - Người bảo vệ xuất sắc triết học Mác 23 nghĩa duy tâm đã uổng công che đậy sự trần trụi của chủ nghĩa duy ngã của mình bằng một thuật ngữ “khách quan” hơn. Hoặc giả “yếu tố” không phải là cảm giác, và như vậy từ “mới” của các ngài tuyệt đối không có một chút ý nghĩa gì cả, và các ngài chỉ làm ồn lên vô ích mà thôi”(9). Theo V.I.Lênin, quan niệm đó của E.Makhơ dù muốn hay không cũng tất yếu dẫn đến một quan niệm hết sức phi lý là: thế giới, giới tự nhiên và cả con người chỉ tồn tại trong những cảm giác của con người, trong cảm giác của bản thân nhà triết học; toàn bộ lý luận của E.Makhơ và những người theo chủ nghĩa Makhơ (lý luận coi “vật thể là những phức hợp cảm giác” hay là một “phức hợp yếu tố, trong đó cái tâm lý đồng nhất với cái vật lý”) chẳng qua “chỉ là một chủ nghĩa ngu dân triết học, tức là chủ nghĩa duy tâm chủ quan được phát triển đến chỗ vô lý”(10). Chủ nghĩa Makhơ luôn phỏng theo cách nói của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, hoặc là lặp lại luận cứ của Beccơli, của Phíchtơ. Những cách diễn đạt khác nhau của Beccơli năm 1710, của Phíchtơ năm 1801, của Avênariút năm 1891 - 1894, không hề làm thay đổi bản chất của chủ nghĩa duy tâm chủ quan của họ. Họ còn viện đến “thuyết thực tại ngây thơ” để bảo vệ triết học duy tâm chủ quan của mình. Đây là lối ngụy biện tầm thường, bởi lẽ theo V.I.Lênin: ““Thuyết thực tại ngây thơ” của bất cứ một người lành mạnh nào, không qua nhà thương điên hay không qua trường đại học của những nhà triết học duy tâm, là ở chỗ thừa nhận sự tồn tại của vật, của hoàn cảnh, của thế giới không phụ thuộc vào cảm giác của chúng ta, vào ý thức của chúng ta, vào cái Tôi của chúng ta và vào con người nói chung”(11). V.I.Lênin đặt ra cho những người theo chủ nghĩa Makhơ một câu hỏi mà họ không thể trả lời được. Đó là, con người có suy nghĩ bằng óc không? Avênariút công khai khẳng định: “Óc của chúng ta không phải là nơi ở, là trụ sở của tư duy, là kẻ sáng tạo ra tư duy, cũng không phải là công cụ hoặc khí quan của tư duy, là kẻ chứa đựng tư duy, hoặc là cơ chất,... của tư duy”(12). Điều này hoàn toàn trái ngược, mâu thuẫn với khoa học tự nhiên hiện đại và đời sống thực tiễn. Trên cơ sở vạch rõ bản chất chủ nghĩa duy tâm chủ quan của chủ nghĩa Makhơ, V.I.Lênin đã chỉ rõ chủ nghĩa Makhơ: “Trên thực tế, như thế là hoàn toàn rời bỏ chủ nghĩa duy vật biện chứng, tức chủ nghĩa Mác”(13). 4. V.I.Lênin đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội Chủ nghĩa cơ hội là một trào lưu chính trị, tư tưởng trong phong trào công nhân nhưng bị ảnh hưởng của tư tưởng tư sản, thể hiện sự thỏa hiệp giai cấp và thù địch với chủ nghĩa Mác, khước từ cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự cần thiết phải giành chính quyền về tay giai cấp vô sản. Thực chất, chủ nghĩa cơ hội đi ngược lại lợi ích của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa cơ hội xuất hiện cùng với sự phát triển của phong trào công nhân khoảng nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sách lược của chủ nghĩa cơ hội ban đầu được vay mượn từ các nhà cải cách tự do cũng như các nhà vô chính phủ. Trong thời gian hoạt động của Quốc tế I và Quốc tế II, một số nhà hoạt động trong phong trào công nhân đã đi theo chủ nghĩa cơ hội với hai hướng: Thứ nhất, hướng của Ph.Látxan và E.Bécxtanh. Hướng này công khai đầu hàng, thoả hiệp giai cấp tư sản; gắn liền với chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh trong phong trào công nhân. Chủ nghĩa cơ (9) V.I.Lênin (1980), sđd, tr.56. (10) Sđd, tr. 85. (11) Sđd, tr.74. (12) Sđd, tr.97. (13) Sđd, tr.10. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(89) - 2015 24 hội hữu khuynh là những lý thuyết cải lương trong phong trào công nhân muốn lái phong trào theo hướng gián tiếp phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản và vì mục tiêu lợi ích cục bộ, nhất thời, trước mắt chứ không phải lợi ích lâu dài, cơ bản của phong trào. Chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh chỉ muốn thực hiện những cải cách nhỏ vì chủ nghĩa xã hội trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản; chủ trương “hợp tác” giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản; chối bỏ chuyên chính vô sản. Những tư tưởng này phản ánh tư tưởng của một bộ phận công nhân quý tộc trong phong trào công nhân. Thứ hai, hướng của M.A.Bacunin. Hướng này lại muốn đưa phong trào công nhân đến chỗ phiêu lưu, mạo hiểm; gắn liền với chủ nghĩa cơ hội “tả” khuynh. Chủ nghĩa cơ hội “tả” khuynh lại muốn đưa phong trào công nhân tới chỗ hy sinh vì những mục đích vô nghĩa; tuyệt đối hoá bạo lực trong cách mạng; không tính tới những điều kiện lịch sử - cụ thể. V.I.Lênin trong tác phẩm Bệnh ấu trĩ “tả” khuynh trong phong trào cộng sản (1920) đã phân tích chỉ rõ bản chất của bệnh “tả” khuynh. Chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh và chủ nghĩa cơ hội “tả” khuynh đều là những khuynh hướng tư tưởng sai lầm, đều phản bội lại lợi ích căn bản của phong trào công nhân. V.I.Lênin chỉ rõ rằng, chủ nghĩa cơ hội “là sản phẩm của thời kỳ phát triển “hòa bình” của phong trào công nhân... Mặt khác, thời kỳ này đã đẻ ra khuynh hướng phủ nhận đấu tranh giai cấp ca tụng hòa bình xã hội, phủ nhận cách mạng xã hội chủ nghĩa, phủ nhận về nguyên tắc các tổ chức bí mật, thừa nhận chủ nghĩa ái quốc tư sản,...”(14). Nguyên nhân của chủ nghĩa cơ hội, theo V.I.Lênin là do bộ phận quý tộc, những người tiểu tư sản trong giai cấp công nhân, đã thoái hóa, phản bội lại những người công nhân: “Một số tầng lớp nhất định của giai cấp công nhân (bọn quan liêu trong nội bộ phong trào công nhân và bọn công nhân quý tộc được thừa hưởng một phần nhỏ những thu nhập có được do sự bóc lột các thuộc địa và do địa vị đặc quyền của “tổ quốc” họ trên thị trường quốc tế) cùng với các bạn đường tiểu tư sản trong những đảng xã hội chủ nghĩa, là chỗ dựa xã hội chủ yếu của những khuynh hướng ấy và là những kẻ đi gieo rắc ảnh hưởng tư sản trong giai cấp vô sản”(15). V.I.Lênin đã phân tích chỉ ra nguồn gốc giai cấp của chủ nghĩa cơ hội: “Nguồn gốc giai cấp của chủ nghĩa xã hội - sôvanh và của chủ nghĩa cơ hội chỉ là một: đó là sự liên minh giữa một tầng lớp nhỏ bé gồm những công nhân được hưởng đặc quyền đặc lợi, với tư sản dân tộc “nước mình”, chống lại quần chúng giai cấp công nhân; là sự liên minh giữa bọn tôi tớ của giai cấp tư sản với với giai cấp ấy, chống lại giai cấp bị giai cấp ấy bóc lột”(16). V.I.Lênin cũng chỉ ra nội dung chính trị của chủ nghĩa cơ hội cũng như của chủ nghãi xã hội - sôvanh: “Nội dung chính trị của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xã hội - sôvanh chỉ là một: hợp tác giai cấp, từ bỏ chuyên chính vô sản, từ bỏ những hành động cách mạng, thừa nhận vô điều kiện chế độ hợp pháp tư sản, thiếu tin tưởng vào giai cấp vô sản, tin tưởng vào giai cấp tư sản”(17). 5. V.I.Lênin đấu tranh chống lại chủ nghĩa xét lại Chủ nghĩa xét lại cũng là một trào lưu tư tưởng cơ hội nhưng đòi xét lại chủ nghĩa Mác dưới chiêu bài tư duy sáng tạo về những nguyên lý của chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới, nhưng thực chất là từ bỏ những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác mà thực tiễn đã kiểm nghiệm, khẳng định là đúng đắn. Chủ nghĩa xét lại có hai khuynh hướng chủ yếu là “tả” và “hữu”. (14) V.I.Lênin (1980), sđd, t.26, tr.201. (15) Sđd, tr.201. (16) V.I.Lênin (1980), sđd, t.27, tr.155. (17) Sđd, tr.155. V.I.Lênin - Người bảo vệ xuất sắc triết học Mác 25 Chủ nghĩa xét lại hữu khuynh tìm cách thay thế những nguyên lý của chủ nghĩa Mác bằng những quan điểm, những cải cách tư sản. Chủ nghĩa xét lại “tả” khuynh lại đánh tráo những nguyên lý chủ nghĩa Mác bằng những quan điểm vô chính phủ, duy ý chí, có tính tiểu tư sản. Chủ nghĩa xét lại là hậu quả tác động của tư tưởng tư sản và tiểu tư sản đến phong trào công nhân. Về bản chất giai cấp, chủ nghĩa xét lại là tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản, của tầng lớp công nhân quý tộc. Nó phản ánh tính chất hai mặt của những giai tầng xã hội này trong điều kiện tư bản chủ nghĩa và trong điều kiện đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội ngày càng gay gắt. V.I.Lênin đã chỉ ra nguồn gốc giai cấp của chủ nghĩa xét lại ở trong xã hội hiện đại: “Vì, trong mỗi nước tư bản chủ nghĩa, bên cạnh giai cấp vô sản bao giờ cũng còn có những tầng lớp rộng rãi của giai cấp tiểu tư sản, của các tiểu chủ... Hoàn toàn dĩ nhiên là thế giới quan tư sản vẫn thấm và còn thấm vào hàng ngũ các đảng công nhân rộng rãi”(18). Chủ nghĩa xét lại xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XIX trong đảng dân chủ - xã hội Đức với đại biểu tiêu biểu là E.Bécxtanh. Sau khi C.Mác và Ph.Ăngghen qua đời thì nó được hình thành như một hệ tư tưởng và lan rộng sang các đảng dân chủ - xã hội Pháp, Áo - Hung, Nga. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa xét lại đòi xét lại tất cả các bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác. Trong triết học, nó phủ nhận chủ nghĩa duy vật biện chứng, tìm cách lắp ghép chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa Cantơ mới, hay chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của Makhơ; thay đấu tranh của các mặt đối lập bằng sự thoả hiệp; phủ nhận sự nhảy vọt về chất trong phát triển; thay cách mạng bằng tiến hoá, “tầm thường hóa về mặt triết học đối với khoa học”(19). Chủ nghĩa xét lại cho rằng, sự thay thế sản xuất nhỏ bằng sản xuất lớn tư bản đang bị chậm lại và trong nông nghiệp không thể diễn ra; các liên hợp xí nghiệp và các cácten lại tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản khắc phục khủng hoảng. Do đó, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản sẽ dịu đi. Chính vì vậy, không cần đấu tranh xoá bỏ bóc lột tư bản, chỉ cần thâm nhập hòa bình của khuynh hướng xã hội chủ nghĩa là thực hiện được mục tiêu xóa bỏ bóc lột. Chủ nghĩa xét lại đòi xét lại nguyên lý của chủ nghĩa Mác về đấu tranh giai cấp và mục tiêu cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân; phủ nhận chuyên chính vô sản. Họ cho rằng, tự do chính trị, dân chủ, quyền công dân trong chủ nghĩa tư bản sẽ phá huỷ cơ sở cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân. Họ coi mục tiêu của cuộc đấu tranh của công nhân là thiết lập dân chủ tư sản, cải cách chủ nghĩa tư bản, điều hòa xung đột giữa tư sản và công nhân. Ngày nay, chủ nghĩa xét lại có những điều chỉnh nhất định nhưng bản chất vẫn là chống chủ nghĩa Mác. 6. Kết luận Rõ ràng, V.I.Lênin đã bảo vệ xuất sắc chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng khỏi các trào lưu tư tưởng duy tâm, phản khoa học, phản động như chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại. Trong cuộc đấu tranh tư tưởng ấy, V.I.Lênin đã chỉ rõ “nhưng chủ nghĩa Mác, sau mỗi lần bị khoa học chính thống “thủ tiêu” thì lại càng vững mạnh, càng được tôi luyện và càng sinh động hơn”(20). Cuộc đấu tranh của V.I.Lênin chống lại các trào lưu tư tưởng phản tiến bộ, bảo vệ chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng mãi mãi là những bài học tư tưởng có ý nghĩa lý luận và khoa học đối với chúng ta hiện nay. (18) V.I.Lênin (1979), Toàn tập, sđd, t.17, tr.21. (19) Sđd, tr.29. (20) Sđd, tr.20. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(89) - 2015 26
File đính kèm:
- v_i_lenin_nguoi_bao_ve_xuat_sac_triet_hoc_mac.pdf