Vai trò của thuốc generic - Chất lượng và kinh tế trong điều trị
Tóm tắt Vai trò của thuốc generic - Chất lượng và kinh tế trong điều trị: ...bán ra so với các nhóm hàng thuốc phát minh. Theo thống kê của IMS Health (2014) chi phí dành cho thuốc generic đã tăng chiếm đến 52% tổng chi dành cho thuốc trên toàn cầu. Điều đặc biệt ở các nước thuộc khối G7, là những thị trường dược phẩm lớn nhất thế giới, đã chiếm đến 84% doanh s...ơng đương sinh học và sinh khả dụng. Nội dung của chiến lược đã chỉ ra các giải pháp chủ yếu đó là cần thiết phải ban hành chính sách ưu đãi đối với việc sản xuất, cung ứng và sử dụng thuốc generic, hạn chế nhập khẩu các loại nguyên liệu thuốc, thuốc generic mà Việt Nam đã sản xuất. Vi... Dược Huế - Số 30 chưa có một trung tâm đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học nào. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và sắp đến đây sẽ hội nhập khối TPP với những tiêu chuẩn khắt khe hơn về quyền bảo hộ sáng chế cũng như tiêu chuẩn chất lư...
IMS Health, Việt Nam 8 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 30 nằm trong số 17 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển và thị trường dược phẩm có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á. Báo cáo của Cục Quản lý Dược cho thấy, tổng trị giá tiền thuốc sử dụng tại nước ta năm 2011 đạt đến 2.432.500 nghìn USD. Tuy nhiên mức chi tiêu cho thuốc trung bình của người dân Việt Nam vẫn còn thấp so với một số quốc gia khác trong khu vực (năm 2012 ở Việt Nam là 29 USD/người/năm, so với Thái Lan là 64 USD hay Singapore là 138 USD) [9]. Sự thay đổi về mô hình bệnh tật, gia tăng dân số và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trong bối cảnh ngân sách y tế vẫn còn hạn hẹp đã tạo ra sức ép nặng nề cho ngành y tế. Thống kê cho thấy chi phí dành cho thuốc luôn chiếm gần 50% tổng chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, trong đó thuốc nội vẫn chiếm tỷ trọng thấp về giá trị (chỉ 47%). Đồng thời chênh lệch giá thuốc biệt dược so với giá tham khảo quốc tế vẫn còn cao [5]. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải lựa chọn các sản phẩm thuốc có hiệu quả, an toàn, đáp ứng được nhu cầu điều trị của người dân nhưng phải có mức giá hợp lý để đảm bảo tính kinh tế và khả năng chi trả. Do đó việc tăng cường lựa chọn và sử dụng các thuốc generic sẽ là một trong các giải pháp tích cực có thể góp phần giải quyết được vấn đề nêu trên. 3. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THUỐC GENERIC TẠI VIỆT NAM Trong thời gian qua, ở nước ta các cơ quan quản lý đã ban hành những chính sách nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho thuốc generic được sử dụng rộng rãi hơn. Theo quy chế về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, tên thuốc được kê đơn bắt buộc phải viết theo tên chung quốc tế (International Nonproprietary Name-INN) hoặc tên gốc (generic name), hoặc nếu ghi tên biệt dược thì phải ghi tên chung quốc tế kèm theo trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất) [1]. Ngoài ra luật Dược còn cho phép dược sĩ đại học được quyền thay thế thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi được sự đồng ý của người mua [7]. Những quy định này giúp cho cán bộ y tế có thể lựa chọn các sản phẩm thuốc generic phù hợp với điều kiện của người sử dụng chứ không bắt buộc phải dùng các thuốc phát minh với mức giá cao. Bên cạnh đó, đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” do Bộ Y Tế xây dựng hướng đến mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng các thuốc sản xuất trong nước tại các tuyến bệnh viện mà hầu hết trong số đó là các sản phẩm thuốc generic nội địa cũng là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy sử dụng thuốc generic [3]. Trong chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã nêu rõ quan điểm đó là “Xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu”, với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu có 40% thuốc generic sản xuất trong nước và nhập khẩu có số đăng ký lưu hành được đánh giá tương đương sinh học và sinh khả dụng. Nội dung của chiến lược đã chỉ ra các giải pháp chủ yếu đó là cần thiết phải ban hành chính sách ưu đãi đối với việc sản xuất, cung ứng và sử dụng thuốc generic, hạn chế nhập khẩu các loại nguyên liệu thuốc, thuốc generic mà Việt Nam đã sản xuất. Việc xây dựng và triển khai các dự án chuyển giao công nghệ liên quan đến nghiên cứu sản xuất các thuốc thuộc nhóm thuốc thiết yếu, thuốc generic, các hoạt chất đặc biệt trên các dây chuyền đã đầu tư cũng đã được đưa vào danh mục các dự án ưu đãi đầu tư trong giai đoạn năm 2014-2016 [8]. Ngoài ra, đối với hoạt động mua thuốc thông qua đấu thầu tại các cơ sở y tế cũng đã có sự chú trọng ưu tiên trong việc đưa hầu hết các hoạt chất vào gói generic nhằm mục đích tạo sự cạnh tranh bình đẳng, đồng thời giúp cho bệnh viện có thể mua được thuốc có chất lượng với giá cả hợp lý [4]. Tuy nhiên, bên cạnh những giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy việc sử dụng thuốc generic thì thực tế ở nước ta vẫn còn tồn tại những bất cập liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng thuốc generic lưu hành trên thị trường. Như đã đề cập ở trên, đối với một số quốc gia trên thế giới như Mỹ hay Canada, các thuốc generic muốn lưu hành thì phải chứng minh được có độ an toàn, hiệu quả và độ ổn định như thuốc phát minh, quan trọng nhất là phải tương đương sinh học (Bioequivalence/BE) với thuốc phát minh. Trong khi đó ở Việt Nam hiện tại chưa có quy định bắt buộc phải thử tương đương sinh học cho tất cả các thuốc generic lưu hành trên thị trường mà chỉ có các thuốc generic chứa dược chất nằm trong số các dược chất có tên trong “Danh mục các dược chất yêu cầu báo cáo số liệu nghiên cứu tương đương sinh học khi đăng ký thuốc” - Phụ lục 2, ban hành kèm theo thông tư số 08/2010/TT-BYT - là bắt buộc phải tiến hành thử nghiệm này [2],[6] (Bảng 1). Như vậy, nếu so với hàng nghìn hoạt chất đang lưu hành tại thì trường Việt Nam thì số lượng 12 hoạt chất này này khá là ít ỏi. 9 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 30 STT Tên dược chất STT Tên dược chất 1 Amlodipin 7 Glibenclamid 2 Azithromycin 8 Gliclazid 3 Carbamazepin 9 Metformin 4 Cefixim 10 Metoprolol 5 Cefuroxim Axetil 11 Nifedipin 6 Clarithromycin 12 Rifampicin Bảng 1. Danh mục dược chất yêu cầu báo cáo số liệu nghiên cứu tương đương sinh học khi đăng ký thuốc Thị trường dược phẩm nước ta những năm gần đây đã đạt được những bước tăng trưởng nhanh chóng, ngành công nghiệp dược nội địa ngày càng khẳng định được vị thế, cùng với đó là việc nhập khẩu rất nhiều dược phẩm của nước ngoài, trong đó vừa có những mặt hàng giá rẻ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan thậm chí còn rẻ hơn cả thuốc sản xuất trong nước, song song với việc nhập khẩu các dược phẩm có mức giá khá cao nhập từ châu Âu, Bắc Mỹ hoặc là các dược phẩm liên doanh Tính đến hết năm 2011, tổng số thuốc đăng ký còn hiệu lực tại Việt Nam là 28820, tương ứng với 1495 loại hoạt chất lưu hành trên thị trường. Như vậy tính trung bình có 19 số đăng ký cho 1 hoạt chất, với rất nhiều mức giá được kê khai khác nhau. Việc có quá nhiều thành phẩm thuốc generic mang tên thương mại với các mức giá cao thấp khác nhau như vậy sẽ gây ra sự lúng túng và khó khăn cho thầy thuốc và người bệnh khi không có căn cứ để có thể yên tâm lựa chọn những sản phẩm thuốc có chất lượng nhưng lại có mức giá hợp lý. Làm thế nào để thật sự đạt được sự cân bằng giữa tính hiệu quả, an toàn và tính kinh tế trong sử dụng thuốc? Điều này chỉ có thể được giải quyết hợp lý chỉ khi các sản phẩm thuốc generic đó có bằng chứng hoặc thông tin chứng minh được vấn đề sinh khả dụng (Bioavailability/BA) và tương đương sinh học (Bioequivalence/BE) so với các thuốc phát minh. Trong ngành Dược, sinh khả dụng là đặc tính biểu thị tốc độ và mức độ hấp thu của một dược chất hoặc nhóm chất có tác dụng vào tuần hoàn chung và sẵn có ở nơi tác động. Cũng có thể hiểu sinh khả dụng biểu thị mức độ và tốc độ của dược chất hoặc chất có tác dụng được giải phóng ra khỏi dạng bào chế và sẵn có ở hệ tuần hoàn chung. Khái niệm về sinh khả dụng này là sẽ là cơ sở để xác định tính tương đương sinh học giữa một thuốc generic và một thuốc phát minh. Theo đó, hai chế phẩm thuốc là tương đương sinh học nếu như chúng là tương đương bào chế (chứa cùng một loại dược chất với cùng hàm lượng trong cùng một dạng bào chế, có cùng đường dùng và đạt cùng một mức tiêu chuẩn chất lượng) hoặc là thế phẩm bào chế (cùng loại dược chất nhưng khác nhau về dạng hóa học của dược chất như base, muối hay esterhay khác nhau về hàm lượng hoặc dạng bào chế) và sinh khả dụng của chúng sau khi dùng cùng một mức liều trong cùng điều kiện thử nghiệm là tương tự nhau dẫn đến hiệu quả điều trị của chúng về cơ bản được coi là sẽ tương đương nhau [2] (Hình 1). Hình 1. So sánh sự hấp thu của thuốc generic và thuốc phát minh theo thời gian Trên thế giới, những thử nghiệm đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học của thuốc đã được thực hiện từ lâu, nhất là ở các nước có nền công nghiệp dược tiên tiến. Tại Mỹ, năm 1974 đã có bộ phận Sinh Dược Học thuộc FDA, nay là trung tâm nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học của thuốc, nhiều quốc gia khác cũng đã thành lập những trung tâm đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học của thuốc như Pháp, Anh, Đức, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc. Trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia đã thành lập Trung tâm thử tương đương sinh học từ năm 1990. Chi phí cho mỗi thử nghiệm đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học khá cao, thông thường từ 20.000 USD đến 50.000 USD tùy thuộc vào từng dược chất và dạng bào chế. Ở Việt Nam, từ năm 2004, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y Tế, hai Trung tâm đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học của thuốc tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Hà Nội và Viện Kiểm nghiệm TP.HCM đã được thành lập và hoạt động tốt. Với việc thành lập hai trung tâm trực thuộc nhà nước và sự xuất hiện của một số công ty cổ phần khác (như công ty cổ phần nghiên cứu và kiểm nghiệm thuốc AQP) có khả năng thực hiện các thử nghiệm đánh giá tương đương sinh học thì chất lượng và hiệu quả điều trị của thuốc generic do Việt Nam sản xuất cũng như những sản phẩm nhập khẩu sẽ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, hoạt động của các đơn vị này vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu đánh giá trương đương sinh học của các công ty dược phẩm trên cả nước, đặc biệt là ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, là khu vực Thuốc đối chứng (biệt dược gốc) Thuốc thử (generric) 10 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 30 chưa có một trung tâm đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học nào. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và sắp đến đây sẽ hội nhập khối TPP với những tiêu chuẩn khắt khe hơn về quyền bảo hộ sáng chế cũng như tiêu chuẩn chất lượng thuốc, kết quả đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học của mỗi chế phẩm sẽ được coi là một bằng chứng về chất lượng đích thực của sản phẩm và cũng là một tiêu chí để đánh giá trình độ công nghệ ngành Dược của mỗi quốc gia. Do vậy tất yếu trong tương lai tại Việt Nam cần phải có thêm những trung tâm thử nghiệm tương đương sinh học với đầy đủ trang thiết bị và kỹ thuật cao, đủ năng lực để triển khai kỹ thuật các thử nghiệm trên một số lượng lớn hơn các hoạt chất. Mặt khác, cũng cần phải có sự hợp tác với các nước để tiến tới hòa hợp về qui trình và kỹ thuật trong lĩnh vực này, đặc biệt là công tác kiểm nghiệm chất lượng thuốc cần phải hòa hợp với quốc tế cả về kỹ thuật và quy chế, nhằm thực hiện tốt mục tiêu Chính sách Quốc gia về thuốc, cũng như triển khai thực hiện tốt chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Miền Trung và Tây Nguyên là khu vực có một số lượng lớn các bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh và doanh nghiệp Dược hoạt động, đặc biệt là có một Trung tâm y tế chuyên sâu về điều trị (Bệnh viện TW Huế), trung tâm y tế chuyên sâu về nghiên cứu (Trường Đại học Y Dược Huế) và trung tâm kiểm tra chất lượng thuốc (Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế) nhưng vẫn chưa có một trung tâm đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học tương ứng. Do vậy, nhu cầu xây dựng một trung tâm thử nghiệm tương đương sinh học tại khu vực này đã đến lúc cần thiết, nhằm đáp ứng cho sự phát triển của dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, dịch vụ nghiên cứu tương đương sinh học và sinh khả dụng của thuốc, thực hiện theo chương trình hành động của Bộ Y tế, góp phần vào sự phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Dược miền Trung, Tây Nguyên và cả nước, đồng thời thúc đẩy năng lực nghiên cứu khoa học của ngành Y Dược trong quá trình phát triển, hội nhập và cạnh tranh trong nước và quốc tế. 4. KẾT LUẬN Thuốc generic có vai trò quan trọng góp phần đảm bảo tính hiệu quả, an toàn và đặc biệt là tính kinh tế trong sử dụng thuốc. Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa bắt buộc tất cả các thuốc generic lưu hành trên thị trường đều phải chứng minh được về tính hiệu quả, an toàn và đặc biệt là tính tương đương sinh học so với thuốc phát minh như theo quy định của cục an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration - FDA). Do sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường dược phẩm trong nước, tiêu chuẩn của các thuốc generic cần phải được nâng cao và phải chứng minh được chất lượng của nó so với thuốc phát minh thông qua các thử nghiệm về tương đương sinh học nhằm tạo dựng niềm tin cho cán bộ y tế và nhân dân trong sử dụng thuốc. Đồng thời việc mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng của các trung tâm trong đánh giá tương đương sinh học trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành dược Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với ngành dược thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2008), Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ban hành ngày 01/02/2008. 2. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn báo cáo số liệu nghiên cứu sinh khả dụng/tương đương sinh học trong đăng ký thuốc, thông tư số 08/2010/TT-BYT ban hành ngày 26/04/2010 . 3. Bộ Y tế (2012), Đề án người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam, Quyết định số 4824/QĐ-BYT ban hành ngày 03/12/2012. 4. Bộ Y tế (2013), Sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 01/2012/TTLT-BYT-BTC về hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, thông tư số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ban hành ngày 11/11/2013. 5. Bộ Y tế (2013), Nhóm đối tác y tế, Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013, tr. 4. 6. Bộ Y tế (2014), Quy định việc đăng ký thuốc, thông tư số 44/2014/TT-BYT ban hành ngày 25/11/2014. 7. Quốc hội (2005), Luật Dược, số 34/2005/QH11 ban hành ngày 14/06/2005. 8. Thủ Tướng Chính Phủ (2014), Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 68/QĐ-TTg ban hành ngày 10/01/2014. 9. Vũ Trung (2014), Công nghiệp Dược đang phát triển ở Việt Nam, Tạp chí Stinfo, tr. 8-11. 10. Cameron, A., Mantel-Teeuwisse, A.K., Leufkens, H.G.M., Laing, R.O. (2012), Switching from originator brand medicines to generic equivalents in selected developing countries: How much could be saved? Value Health 15, p. 664–673. 11. IMS Institute for Healthcare Informatics (2014), Global outlook for Medicines through 2018, Report by the IMS Institute for Healthcare Informatics. 12. India Brand Equity Foundation (2015), Steep 11 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 30 growth expected in pharmaceutical expenditure, Sectoral report. 13. Joseph A. DiMasi (2014), Innovation in the Pharmaceutical Industry: New Estimates of R&D Costs, Tufts Center for the Study of Drug Development, Tufts University. 14. Mohamed Azmi Hassalia, Alian A. Alrasheedya, Andrew McLachlanb, Tuan Anh Nguyen, Saleh Karamah AL-Tamimia, Mohamed Izham Mohamed Ibrahimd, Hisham Aljadhey (2014), The experiences of implementing generic medicine policy in eight countries: A review and recommendations for a successful promotion of generic medicine use, Saudi Pharmaceutical Journal, Volume 22, Issue 6, p. 491–503. 15. Palmer D’Angelo Consulting Inc (2002), Generic Drug Prices: A Canada US Comparison, PDCI Report Series. 16. Savings (2011), An Economic Analysis of Generic Drug Usage in the U.S, GPhA, pp. 1. 17. The US Food and Drug Administration (2009), Facts about generic drugs: a review of 12 years of bioequivalence data from the United States Food and Drug Administration. Ann Pharmacother., 43(10), p. 1583-1597. 18. The US Food and Drug Administration (2012), Facts about generic drugs: Understanding Generic Drugs. 19. William Greene - U.S. International Trade Commission (2007), The Emergence of India’s Pharmaceutical Industry and Implications for the U.S. Generic Drug Market, Office of economics working paper, No. 2007-05-A. 20. World Trade Organization (WTO) (2006), Pharmaceutical patents and the TRIPS Agreement 12 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 30 NGHIÊN CỨU CÁC ĐỘT BIẾN ĐIỂM VỊ TRÍ 2142 VÀ 2143 TRÊN GENE 23S rRNA CỦA HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN Hà Thị Minh Thi, Trần Văn Huy, Nguyễn Viết Nhân, Nguyễn Thanh Hoa, Lê Phan Tưởng Quỳnh Trường Đại học Y Dược Huế Tóm tắt: Đặt vấn đề: Nguyên nhân chủ yếu của đề kháng clarithromycin được biết là do đột biến điểm vị trí 2142 và 2143 gene 23S rRNA của vi khuẩn Helicobacter pylori. Mục tiêu: (1) Xác định tỉ lệ các đột biến A2142G, A2143G và A2142C của gene 23S rRNA ở H. pylori trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn bằng kỹ thuật PCR-RFLP; (2) Khảo sát mối liên quan giữa các đột biến này với một số đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 226 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm dạ dày mạn có nhiễm H. pylori được xác định các đột biến A2142G, A2143G và A2142C bằng kỹ thuật PCR-RFLP trên các mẫu DNA chiết tách từ mẫu mô sinh thiết niêm mạc dạ dày. Kết quả: Tỷ lệ đột biến điểm vị trí 2142 và 2143 gene 23S rRNA của vi khuẩn H. pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn là 35,4%; trong đó đột biến A2143G chiếm 92,5% và đột biến A2142G chiếm 7,5%; không có đột biến A2142C. Các đột biến này không liên quan với tuổi, giới, vị trí viêm và tình trạng viêm teo. Tỷ lệ đột biến A2143G trong nhóm có tiền sử sử dụng clarithromycin là 44,9%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm không có tiền sử sử dụng clarithromycin là 24,8% (p = 0,0065). Đột biến A2142G liên quan với tình trạng dị sản ruột – loạn sản. Kết luận: Các đột biến điểm vị trí 2142 và 2143 gene 23S rRNA của H. pylori chiếm tỷ lệ cao, trong đó hầu hết là đột biến A2143G. Đột biến A2143G có liên quan với tiền sử sử dụng clarithromycin. Từ khóa: gene 23S rRNA, Helicobacter pylori, đột biến A2143G, A2142G, A2142C, đề kháng clarithromycin, viêm dạ dày mạn. Abstract STUDY ON POINT MUTATIONS AT POSITIONS 2142 AND 2143 IN 23S rRNA GENE OF HELICOBACTER PYLORI AMONG PATIENTS WITH CHRONIC GASTRITIS Ha Thi Minh Thi, Tran Van Huy, Nguyen Viet Nhan, Nguyen Thanh Hoa, Le Phan Tuong Quynh Hue University of Medicine and Pharmacy Background: Clarithromycin resistance in Helicobacter pylori has been found to be associated with point mutations at positions 2142 and 2143 in 23SrRNA gene. The Aims: (1) to determine the rates of point mutations A2143G, A2142G and A2142C in 23SrRNA gene of H. pylori among patients with chronic gastritis by PCR-RFLP technique; and (2) to assessthe association between these mutations and some clinical, endoscopic and histopathological characteristics of chronic gastritis. Patients and methods: Two hundreds and twenty six patients with H. pylori-positive chronic gastritis were determined A2143G, A2142G and A2142C mutations by PCR-RFLP technique with DNA extracted from endoscopic biopsy specimens of gastric mucosa. Results: The rate of point mutations at positions 2142 and 2143 in 23S rRNA gene of H. pylori was 35.4% in total, the A2143G and A2142G mutationsaccounted for 92.5% and 7.5% of all point mutations, respectively. No A2142C mutation was found. These mutations were not associated with age, gender,distribution of gastritis, and the presence of atrophic gastritis. The rate of A2143G mutation in groups with and without a history of clarithromycin treatment were 44.9% and 24.8%, respectively (p = 0.0065). The A2142G mutation was associated with intestinal metaplasia and/ or dysplasia. Conclusion: The point mutations at positions 2142 and 2143 in 23S rRNA gene were found
File đính kèm:
- vai_tro_cua_thuoc_generic_chat_luong_va_kinh_te_trong_dieu_t.pdf