Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin điện tử trong các thư viện hiện nay

Tóm tắt Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin điện tử trong các thư viện hiện nay: ...+ Có tính dễ truy cập (Accessibility) và đa truy cập (multi-access): TLS trực tuyến trên mạng có được truy cập từ nhiều điểm (trạm), tại nhiều thời điểm, và nhiều NDT có thể cùng sử dụng; + Tốc độ: Tốc độ phổ biến thông tin số hiện nay đã đạt đến mức tức thời nhờ các phương tiện tin học và v...hiện quy trình, phương pháp số hoá tài liệu cũng như việc thống nhất các tiêu chí lựa chọn phần mềm xử lý, quản lí tài liệu số cũng như chuẩn xử lý tài liệu điện tử sao cho phù hợp với năng lực của mỗi thư viện và thống nhất trong toàn hệ thống. Từ thực tế xây dựng và phát triển NLTTĐT của c...chuẩn nghiệp vụ, hiện nay, nhiều cơ quan TT-TV trên thế giới và cả trong nước đã sử dụng các công cụ kỹ thuật - công nghệ tiêu chuẩn như sau: - Xử lý tài liệu: sử dụng AACR2, DDC, khung đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội Mỹ, MARC,... sử dụng ở dạng trực tuyến trên môi trường mạng internet...

pdf15 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin điện tử trong các thư viện hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề trong đó 
có các thư viện (TV). Thực tế cho thấy, tuy chưa phải là hoàn hảo, song có 
thể nói, trong những năm qua CNTT cũng đã làm thay đổi tư duy, diện mạo 
trong hoạt động của nhiều TV nước ta. Nhờ CNTT mà công tác tổ chức, quản 
lý, khai thác nguồn lực thông tin (NLTT) và các sản phẩm, dịch vụ (SP-DV) 
thông tin - thư viện (TT- TV) trong các TV có những bước thay đổi lớn đáp 
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của đông đảo bạn đọc và người dùng 
tin (NDT). Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, việc ứng dụng CNTT vào 
hoạt động của các TV so với trình độ chung ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. 
Phần lớn ứng dụng CNTT trong ngành chỉ mới dừng ở việc tạo lập cơ sở dữ 
liệu thư mục, tra cứu và giải đáp thông tin hoạt động theo chế độ cục bộ, 
khép kín của từng đơn vị. Tình hình chung đến nay, ở tầm vi mô của từng TV 
nói riêng, và vĩ mô của toàn hệ thống TV cả nước nói chung đều chưa thiết 
lập được một NLTT thống nhất. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, như: 
ở nhiều TV trình độ tiếp cận công nghệ mới chậm, kinh phí đầu tư còn thấp, 
sự phát triển không đồng bộ và thiếu tính hệ thống... nên trong hoạt động các 
TV chưa có tiếng nói chung trong việc chọn công nghệ thích hợp và chiến 
lược chia sẻ NLTT, mất nhiều thời gian trong việc tự mình xây dựng tài 
nguyên thông tin, khai thác kho tin, lãng phí nhiều trong việc bổ sung và tổ 
chức biên mục... Bài viết này trình bày những nội dung liên quan tới vấn đề 
tiếp tục phát triển nguồn lực thông tin điện tử (NLTTĐT) tại các TV Việt 
Nam. 
2. Thư viện trong cuộc cách mạng thông tin điện tử 
Để có căn cứ cho việc đặt vấn đề phát triển NLTTĐT tại các TV, trước hết, 
cần điểm qua lịch sử của cuộc cách mạng thông tin điện tử và tác động của 
chúng tới các TV. 
Ngày nay, mọi người dễ dàng thừa nhận, lĩnh vực TT-TV sẽ không thể phát 
triển nếu như không có ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin và 
truyền thông. Nếu nhìn vào lịch sử, cuộc cách mạng về thông tin mới được 
manh nha từ nửa sau thế kỷ XX. Ý tưởng sơ khai về việc hình thành một tài 
nguyên thông tin điện tử mới được xuất hiện trong thời gian Chiến tranh Thế 
giới II do các ý tưởng của nhà khoa học Hoa Kỳ Vannevar Bush. Tới năm 
1962, Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ đã đưa ra sản phẩm các cơ sở dữ liệu 
(CSDL) đầu tiên là "Chemical Titles" (Nhan đề Hóa học). Đến năm 1971, 
Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ mở đầu trong việc đưa tài liệu điện tử y 
học trực tuyến lên mạng y học - MEDLINE. Đến đầu những năm 90, số 
CSDL tăng lên nhanh chóng, và trở thành sản phẩm thông tin điện tử chủ lực 
của ngành thông tin - thư viện [4]. Giữa những năm 80, công nghệ CD ra đời, 
nhiều tài liệu tra cứu trên CD-ROM được xuất bản với nhiều lợi thế về mặt 
kỹ thuật và về kinh tế. Năm 1989 nhà khoa học người Anh Tim Berners-Lee 
thực hiện thành công việc tin học hóa khái niệm siêu văn bản, khởi đầu dịch 
vụ WWW trên mạng Internet. Vào năm 1995, G.S. khoa học thư viện Hoa 
Kỳ F.W. Lancaster trong công trình "Sự phát triển của xuất bản điện tử" [1] 
đã dự báo về việc xuất hiện tài liệu điện tử (TLĐT) trong hoạt động xuất bản 
và trong các TV theo sơ đồ tiến triển như sau: 
+ Sử dụng máy tính để tạo ra các ấn phẩm in trên giấy; 
+ Phân phối TLĐT với chất lượng tương đương với phiên bản in trên giấy; 
+ Xuất bản TLĐT song hành với bản in song có thêm những công cụ hỗ trợ 
làm tăng khả năng quản lý dữ liệu và nghiên cứu; 
+ Tạo ra loại TL hoàn toàn mới vượt trội so với TL truyền thống nhờ sử dụng 
các công cụ của tin học như siêu văn bản, siêu dữ liệu, viễn thông, 
Đến nay, các nội dung trong bước phát triển được F.W. Lancaster dự báo đều 
đã trở thành hiện thực. Nếu tính từ mốc 1962, khi CSDL thư mục đầu tiên 
"Chemical Titles" (Nhan đề hóa học) xuất hiện, với những thành công trong 
việc ứng dụng công nghệ số hóa, chỉ sau nửa thế kỷ, cộng đồng thư viện thế 
giới đã và đang tạo lập được NLTTĐT to lớn và đang có vai trò quan trọng 
trong xã hội. 
Trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hiện đại 
hoá hoạt động TT- TV phải theo hướng vào việc xây dựng trung tâm tư liệu 
số hoặc xây dựng thư viện điện tử trong những đơn vị TV có NLTT phong 
phú và có nhiều CSDL. Ở Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện 
nay, NLTTĐT hay thư viện điện tử, thư viện số là mục tiêu hướng đến của 
hoạt động TT-TV nói chung và của các thư viện trọng điểm nói riêng. Rõ 
ràng, với yêu cầu "hội nhập để phát triển" - khẩu hiệu của ngành Thư viện 
được đưa ra trong những năm gần đây, đặt cho các TV nước ta đứng trước cơ 
hội và thách thức đòi hỏi phải tư duy lại về tương lai phát triển. 
3. Đặc trưng của nguồn lực thông tin điện tử (NLTTĐT) 
Thành phần chính của NLTTĐT là TLĐT hay TLS. Cả trong và ngoài nước 
có nhiều định nghĩa về TLĐT hay TLS. Theo tiêu chuẩn của Nga GOST R 
51141-98 thì "Tài liệu điện tử là những tài liệu được tạo lập do sử dụng các 
vật mang tin và các phương pháp ghi bảo đảm việc xử lý thông tin bằng máy 
tính điện tử". Theo nghĩa này, TLĐT được hiểu là "Tài liệu đọc được bằng 
máy" như thuật ngữ khoa học được dùng phổ biến trong các tài liệu bằng các 
tiếng Anh và Nga. Gần đây, trong các tài liệu, ví dụ [1,6], tài liệu số được 
hiểu là tập hợp có tổ chức những bộ sưu tập thông tin của các đối tượng số 
(digital objects) hoặc đã được số hóa, được lưu trữ trên MTĐT mà có thể truy 
cập, chia sẻ, khai thác theo các giao thức và thủ tục tiêu chuẩn xác định trong 
môi trường điện tử. Từ cách hiểu trên, nên về thực chất trong hoạt động thực 
tiễn, khái niệm TLĐT và TLS được hiểu là tương đương. Do bản chất tồn tại 
và lưu trữ hoàn toàn khác biệt so với loại hình TL truyền thống nên TLS hay 
TLĐT chỉ có thể vận động (truy cập, chia sẻ, khai thác) trên máy tính hay 
mạng các máy tính. 
NLTTĐT có nhiều ưu điểm, trong đó có thể kể đến: 
+ Có tính dễ truy cập (Accessibility) và đa truy cập (multi-access): TLS trực 
tuyến trên mạng có được truy cập từ nhiều điểm (trạm), tại nhiều thời điểm, 
và nhiều NDT có thể cùng sử dụng; 
+ Tốc độ: Tốc độ phổ biến thông tin số hiện nay đã đạt đến mức tức thời nhờ 
các phương tiện tin học và viễn thông, đặc biệt là mạng Internet. Tuy nhiên, 
cần lưu ý rằng, NDT nước ta muốn nắm bắt tri thức của nhân loại lại gặp rào 
cản về ngoại ngữ, bởi vì nói chung phần lớn các thông tin đó không được thể 
hiện bằng tiếng Việt. 
+ Không gian: Mật độ thông tin trong các NLTTĐT rất cao. Ta có thấy rõ ưu 
điểm này qua việc so sánh giữa 2 phiên bản sản phẩm của Bộ Tạp chí Tóm 
tắt Hóa học (Chemical Abstracts) của Cơ quan Thông tin của Hiệp hội Hóa 
học Hoa kỳ. Nếu ở dạng ấn phẩm in, mỗi năm có khoảng 100 tập, mỗi tập 
khoảng 2.000 trang, tổng cộng là 200.000 trang mỗi năm. Khối lượng thông 
tin này được cô kết lại chỉ trong một đĩa CD-ROM gọn nhẹ. 
+ Thuận lợi trong bảo trì: NLTTĐT có khả năng tái sử dụng, tính liên tác 
(Interoperability) trong các thao tác cập nhật mới, loại bỏ trùng lặp và lỗi 
thời, sắp xếp lại, 
+ Bảo hiểm và an toàn: trong nhiều trường hợp đối với tài liệu quý, hiếm, bản 
gốc của tài liệu cần được bảo vệ thì phiên bản TLĐT sẽ là sự thay thế cần 
thiết cho bạn đọc/NDT. 
4. Phát triển nguồn lực thông tin điện tử trong các thư viện 
Giáo sư Nick Moore trong Bản báo cáo với nhan đề "Xã hội thông tin" trước 
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) [2] 
cho rằng, NLTTĐT đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp nội dung, 
(thuật ngữ tiếng Anh “content industry”) đang là xu thế phát triển nổi trội 
trong xã hội thông tin. Trong các văn bản pháp quy của Chính phủ [10,11] 
đều nhấn mạnh vai trò của NLTTĐT trong sự phát triển của đất nước và 
nhiệm vụ xây dựng, khai thác nguồn lực thông tin này ở các ngành, các cấp. 
Trong bài báo "Phát triển nội dung số ở Việt Nam: Những nguyên tắc chỉ 
đạo" [9] T.S Tạ Bá Hưng đã phác họa về vai trò của các cơ quan TT-TV 
trong nền công nghiệp nội dung. Với sự ra đời NLTTĐT, nhiều lĩnh vực hoạt 
động TT-TV và xuất bản phát triển một cách nhẩy vọt. Từ lâu, những ấn 
phẩm chủ yếu bao gồm sách, báo, tạp chí, ấn phẩm định kỳ và kế tiếp,... đã 
được coi như nền tảng thông tin đầu tiên của hoạt động khoa học và của cả 
các xã hội văn minh. Kể từ thời Gutenberg sáng chế ra máy in chữ rời cách 
đây gần bảy thế kỷ (năm 1454) công nghệ in truyền thống được phát triển 
khá chậm. Hai thập kỷ gần đây, nhờ các nỗ lực và thành tựu của công nghệ số 
hóa ngành xuất bản được phát triển nhảy vọt. Nhiều bạn đọc sẽ ngạc nhiên 
nếu biết rằng theo thống kê nhiều năm nay của Tập đoàn Seybold thì tổng 
doanh thu trên toàn thế giới của ngành in hiện nay (do xuất bản điện tử đem 
lại) lại lớn hơn gấp nhiều lần so với ngành công nghiệp điện tử. 
Hiện nay, khi vấn đề không gian lưu trữ các tư liệu, ấn phẩm truyền thống đã 
trở nên chật chội khiến nhiều đơn vị thư viện mơ ước thực hiện giải pháp “số 
hóa kho tư liệu bằng công nghệ nhị phân” ngoài xu hướng vi hình hóa 
(Microform) nay đã trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, con đường đi đến một trung 
tâm thông tin số hay thư viện điện tử đối với các TV nước ta không phải một 
sớm một chiều như nhiều người vẫn nhầm tưởng. Vấn đề là ở chỗ, để phát 
triển NLTTĐT có hiệu quả, vấn đề quan trọng nhất lại không phải ở phần kỹ 
thuật, mà ở đây, suy tới cùng, là vấn đề tổ chức để TV tạo nên sự chuyển biến 
về chất trong vốn tư liệu, trong tổ chức quy trình hoạt động và hơn nữa để 
TV thân thiện với đông đảo bạn đọc và người sử dụng. 
Trong những năm gần đây, Thư viện Quân đội nói riêng và một số TV đầu 
ngành trong cả nước nói chung đã chú ý nhiều đến việc tạo lập NLTTĐT. 
Nhưng công việc này còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn phần mềm, 
thiết bị số hoá và quản lí tài liệu số, quy trình xử lý, khai thác và bảo quản 
cũng như vấn đề bản quyền của tài liệu số. Do vậy, việc cần làm ngay đối với 
các TV muốn phát triển NLTTĐT là phải hoàn thiện quy trình, phương pháp 
số hoá tài liệu cũng như việc thống nhất các tiêu chí lựa chọn phần mềm xử 
lý, quản lí tài liệu số cũng như chuẩn xử lý tài liệu điện tử sao cho phù hợp 
với năng lực của mỗi thư viện và thống nhất trong toàn hệ thống. 
Từ thực tế xây dựng và phát triển NLTTĐT của các TV, chúng tôi thấy, công 
tác số hoá tài liệu đóng một vai trò chủ đạo và cơ bản trong việc phát triển 
NLTTĐT. Ta có thể hình dung, quy trình số hoá tài liệu mở đầu bằng việc 
lựa chọn tài liệu, tiền hành số hoá, xử lý hình ảnh, giảm dung lượng (nếu cần) 
sau đó chuyển đổi về định dạng *PDF rồi kết thúc bằng việc đóng gói dữ liệu 
dưới dạng thành phẩm là một biểu ghi dữ liệu toàn văn hoặc một file dữ liệu 
(tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng). Phần lớn những người tham gia dây 
chuyền sản xuất dữ liệu bao gồm các nhà chuyên môn (hiểu nội dung và giá 
trị để chọn tài liệu), cán bộ thông tin thư viện (tổ chức dữ liệu) và kỹ thuật 
viên tin học (đảm bảo về kỹ thuật). Các công việc trên đây mới được thực 
hiện riêng lẻ trong từng đơn vị nên không thể không tránh khỏi việc thiếu 
NLTT trong quá trình tiến hành số hoá hoặc có thể xảy ra trường hợp, cùng 1 
tài liệu nhưng có nhiều cơ quan số hoá dẫn đến việc lãng phí về tiền của, 
nhân lực và thời gian. 
Ở nhiều nước, nhằm rút ngắn thời gian thực hiện công việc số hóa hoặc giảm 
khoảng cách địa lý, những công đoạn trên đây thường được triển khai trên 
nhiều thiết bị liên kết với nhau qua một mạng truyền dữ liệu, phổ biến nhất là 
mạng Internet. Rất hữu hiệu, Internet còn được dùng như một kênh tiếp thị, 
phân phối và cập nhật các sản phẩm thông tin - thư viện điện tử, bởi vì nó 
vừa nhanh, vừa rẻ lại vừa có thể nối với khách hàng, NDT trên các địa bàn 
khác nhau. Về vấn đề này, chúng tôi đồng tình chia sẻ với ý kiến của tác giả 
Trương Đại Lượng trong bài viết "Sử dụng Blog để phổ biến dịch vụ thông 
tin - thư viện đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam [13]. Việc thu thập, chế 
biến và bao gói nội dung thông tin bằng cách kết hợp sử dụng các kỹ thuật đa 
phương tiện (multimedia) với hình thức siêu văn bản (hypertext) cho phép 
chia sẻ các tài nguyên thông tin phân tán trên mạng. 
Việc các cơ quan thư viện áp dụng công nghệ số hóa vào việc tạo lập, xây 
dựng một NLTTĐT và tổ chức khai thác một cách rộng rãi chính là sự góp 
phần tích cực để xây dựng nền công nghiệp nội dung cho đất nước. Trong xã 
hội, vốn tài liệu nói chung cùng với NLTTĐT của các cơ quan thư viện trở 
thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày, thí dụ trong các 
dây chuyền phục vụ và giải đáp nhu cầu tin của bạn đọc và NDT, chế bản các 
loại ấn phẩm TT, xuất bản tài liệu điện tử, xây dựng TV số, tham gia thực 
hiện giáo dục đào tạo trực tuyến (e-learning), v.v... 
Tuy nhiên, việc tổ chức xây dựng và phát triển NLTTĐT tại các cơ quan TT-
TV hiện tại đòi hỏi những yếu tố và yêu cầu khá nghiêm ngặt, như: 
• Đầu tư khá lớn và tốn kém; 
• Chi phí tác quyền cao; 
• Quy trình công nghệ thống nhất; 
• Tôn trọng các tiêu chuẩn kỹ thuật; 
Đổi lại, cơ quan TT-TV sẽ có một môi trường làm việc mới, tiến bộ hơn với 
những ưu điểm nổi trội như sau: 
• Giá thành sản xuất cho đơn vị sản phẩm thông tin thấp; 
• Chất lượng sản phẩm TT-TV ổn định; 
• Tính năng sử dụng sản phẩm TT-TV thuận tiện; 
• Công cụ khai thác thân thiện và phổ biến; 
• Với sự hỗ trợ hậu mãi dễ tạo lập thành thị trường đối với các sản phẩm và 
dịch vụ TT-TV. 
Một điểm cần lưu ý nữa là, khi đặt vấn đề xây dựng và phát triển NLTTĐT 
trong các TV cần bắt đầu không phải từ việc mua sắm ngay trang thiết bị, mà 
bằng việc phân tích mục tiêu và nhu cầu sử dụng của sản phẩm, các khâu 
thiết kế trong quy trình, từ biên tập nội dung, xử lý dữ liệu, thực hiện các quy 
trình số hoá, thử nghiệm và hiệu chỉnh, tích hợp và đóng gói sản phẩm. Trong 
quá trình tạo lập NLTTĐT cần tuân thủ nghiêm túc các tiêu chuẩn nghiệp vụ 
trong mỗi công đoạn của quy trình nói trên, bởi vì chính đó là chìa khoá để 
thực hiện việc tiêu chuẩn, hiện đại và hội nhập. Về các tiêu chuẩn nghiệp vụ, 
hiện nay, nhiều cơ quan TT-TV trên thế giới và cả trong nước đã sử dụng các 
công cụ kỹ thuật - công nghệ tiêu chuẩn như sau: 
- Xử lý tài liệu: sử dụng AACR2, DDC, khung đề mục chủ đề của Thư viện 
Quốc hội Mỹ, MARC,... sử dụng ở dạng trực tuyến trên môi trường mạng 
internet của nhà cung cấp OCLC - Mỹ. Rất tiện dụng, nhanh chóng, chính 
xác. 
- Truyền thông tài liệu / quảng bá sản phẩm dịch vụ: công nghệ web được bố 
trí rõ ràng và hầu hết đều có khả năng tích hợp và khai thác được các SP-DV 
thông tin thư viện từ xa. 
- Bao gói thông tin: chủ yếu HTML / XML 
- Loại hình tài liệu: đang thực hiện chuyển dạng tài liệu từ tài liệu in sang tài 
liệu dạng số (PDF, HTML,...). 
- Quản lý thư viện: các hệ quản trị TV tích hợp có khả năng trao đổi chia sẻ 
dữ liệu thư mục hoặc toàn văn trong hệ thống TV . 
Hiện tại, những ứng dụng này trong nhiều TV vẫn còn ở mức thấp và nhiều 
hạn chế. Nếu yếu tố này không có những cải tiến kịp thời thì đây chính là mối 
đe dọa làm hạn chế năng lực đáp ứng nhu cầu tin đối với đối tượng sử dụng 
tin có trình độ ngày càng cao của các nhà chuyên môn. Cụ thể có thể kể ra 
những tồn tại như sau: 
- Trong nước còn có nhiều thư viện hiện chưa triển khai ứng dụng phần mềm 
quản lý TV tích hợp nên còn nhiều hạn chế trong việc truy xuất, chia sẻ các 
loại dữ liệu, từ thư mục qua dữ kiện đến toàn văn, giữa các thư viện trên cùng 
địa bàn và với những địa bàn khác nhau, việc thống kê thiếu linh hoạt, quản 
lý hệ thống nguồn lực còn bất cập ví dụ như trong việc phân chia tiền bổ sung 
tài liệu theo chuyên ngành,... 
- Xử lý tài liệu: việc sử dụng các công cụ có kiểm soát hiện đại như: AACR2, 
DDC, khung Đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội Mỹ, biên mục theo 
chuẩn MARC 21 chưa có sự thống nhất, do đó cán bộ biên mục sẽ mất nhiều 
thời gian để hoàn thành biên mục một tài liệu mà độ chính xác lại không cao 
và thiếu nhất quán,...Vì vậy, sắp tới cần những công cụ này ở dạng tài liệu 
hướng dẫn và tổ chức thực thi chúng thông qua các lớp tập huấn, để tạo 
nên sự thống nhất trong toàn mạng lưới. 
- Việc sử dụng công nghệ web mặc dù đã được không ít TV khai thác để thực 
hiện quảng bá sản phẩm và dịch vụ TT-TV nhưng còn chưa hiệu quả trong 
các công việc tổ chức, truy xuất TT. Giữa các thư viện việc sử dụng các giao 
dịch điện tử dạng lưu file, chuyển file, trao đổi thông tin trực tuyến trên mạng 
internet,... chưa được phổ biến. 
- Bao gói thông tin: hiện nay phần lớn các thư viện vẫn cung cấp TT cho 
NDT ở dạng giấy (qua hình thức bản sao - photocopy). TT được các thư viện 
cung cấp nói chung còn nghèo nàn và khó sử dụng. 
Muốn phát triển NLTTĐT các cơ quan TT-TV ngoài việc ứng dụng công 
nghệ thông tin và truyền thông (ICT), cần phải chú ý tăng cường hợp tác trao 
đổi và chia sẻ thông tin, mở rộng hội nhập quốc tế, tôn trọng các quy định 
trong luật sở hữu trí tuệ. Các sản phẩm và dịch vụ TT-TV trong môi trường 
số hóa cần được đóng gói dưới dạng có thể sử dụng dễ dàng trong các loại 
hình CSDL, trên các máy tính đơn lẻ và mạng các máy tính. Những sản phẩm 
này cũng cần chú ý đến khả năng tương tác của người dùng trên các máy tính 
và khả năng truy cập qua mạng Internet... 
Kết luận 
Tóm lại, nếu trong mạng lưới các thư viện xây dựng được NLTTĐT đích 
thực, môi trường hoạt động TT-TV sẽ được thay đổi về chất: NDT sẽ có thêm 
nhiều cơ hội, không còn bị rào cản về không gian và thời gian, cộng đồng 
NDT sẽ bình đẳng hơn trong sử dụng và khai thác TT. Việc hình thành 
NLTTĐT trong các cơ quan TT - TV trong tương lai gần mở ra cơ hội hợp 
tác và là thị trường ứng dụng ICT rất lớn. Vì vậy đã đến lúc các cơ quan lãnh 
đạo ngành TT-TV của nước ta cần mạnh dạn hơn tạo các điều kiện cần thiết 
để tạo lập được NLTTĐT được tích hợp trong hệ thống các cơ quan TT-TV, 
đưa NLTTĐT của ngành thông tin thư viện trở thành một nguồn lực phát 
triển quan trọng của đất nước. Để hiện thực hóa mục tiêu trên, những việc 
cần làm ngay của các cấp quản lý ngành và các thư viện là xúc tiến chuẩn 
hoá, mở rộng áp dụng CNTT, đào tạo nhân lực và xây dựng các quan hệ hợp 
tác giữa các TV trong việc tạo lập, phát triển và chia sẻ tích cực NLTTĐT. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. F.W. Lancaster. The Evolution of Electronic Publishing // Library Trends. 
- Vol.43, No 4. – 1995. 
2. Lê Đức Thắng. Quy trình tổ chức số hóa tài liệu thư viện // Tạp chí Thư 
viện Việt Nam. – Số 3. – 2009. 
3. Nick Moore. The Information Society: A Contribution to World 
Information Report. - Paris: Unesco, 1995. 
4. Nguyễn Hữu Hùng. Thông tin từ lý luận đến thực tiễn. – H.: Văn hóa 
Thông tin, 2005. 
5. Nguyễn Hữu Hùng. Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh 
thông tin mới: Kỷ yếu hội thảo khoa học: ứng dụng CNTT trong công tác thư 
viện nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu nghiên cứu KH&CN, 2002. 
6. Nguyễn Hữu Hùng. Vấn đề tạo lập và chia sẻ nguồn lực thông tin số tại 
Việt Nam: Hội thảo khoa học "Quản trị và chia sẻ nguồn tin số hóa", 2005. 
7. Nguyễn Minh Hiệp. Thế giới thư viện số // Bản tin TV – CNTT. – Số 4. – 
2004. 
8. Nguyễn Tiến Đức. Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hoá tài liệu ở 
Việt Nam // Tạp chí Thông tin & Tư liệu. – Số 2. – 2005. 
9. Tạ Bá Hưng. Phát triển nội dung số ở Việt Nam: Những nguyên tắc chỉ 
đạo // Tạp chí Thông tin & Tư liệu. – Số 1. – 2000. 
10. Thủ tướng Chính Phủ. Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31-8-2004 
của chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ. 
11. Thủ tướng Chính Phủ. Quyết định số 219/2005/QĐ.TTG ngày 09/9/2005 
của Thủ tướng Chính Phủ V/việc phê duyệt chiến lược phát triển thông tin 
đến 2010. 
12. Trần Nữ Quế Phương. Hoàn thiện và phát triển hệ thống sản phẩm và 
dịch vụ thông tin tại Thư viện Quân đội. Luận văn Thạc sỹ. - H.: Trường Đại 
học Văn hóa Hà Nội, 2010. 
13. Trương Đại Lượng. Sử dụng Blog để phổ biến dịch vụ thông tin thư viện 
// Tạp chí Thư viện Việt Nam. - Số 4. – 2008. 
__________________ 
ThS. Trần Nữ Quế Phương 
Thư viện Quân đội 
Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam số 5(31) – 2011 (tr.26- 31) 

File đính kèm:

  • pdfvan_de_phat_trien_nguon_luc_thong_tin_dien_tu_trong_cac_thu.pdf