Xã hội học khoa học và công nghệ xã hội học môi trường - Tăng Quyết Thắng

Tóm tắt Xã hội học khoa học và công nghệ xã hội học môi trường - Tăng Quyết Thắng: ...ch vụ Hệ thống thị trường 4.1.1. Mô hình phát triển công nghệ cao (High-tech): Theo OECD, ngành công nghệ cao phải có những đặc điểm sau: 1) Có những nỗ lực lớn về R&D. 2) Có giá trị chiến lược quốc gia. 3) Sản phẩm được đổi mới nhanh chóng. 4) Được đầu tư lớn. 5) Thúc đẩy được năng lực cạnh tra... các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại. Thực tiễn cho thấy con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường, làm ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người, và trở thành vấn đề chung được toàn thế giới quan tâm. Thông...quả của sự phát triển và áp dụng công nghệ một cách thiếu suy nghĩ, từ "chủ nghĩa lạc quan kỹ thuật" về khả năng của công nghệ để giải quyết các vấn đề. Điều này đang xảy ra khắp mọi nơi. Thí dụ như: Trong nỗ lực làm giảm sự hủy diệt lớp ô-dôn ở tầng bình lưu, lại gây ra hiệu ứng nhà kính, nghĩa là ...

doc83 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xã hội học khoa học và công nghệ xã hội học môi trường - Tăng Quyết Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý cuối đường ống được hiểu là công nghệ xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn trước khi thải ra môi trường. Công nghệ xử lý chất thải bao gồm cả công nghệ tái sinh, tái chế, tái sử dụng các loại phế phẩm, phụ phẩm của quá trình sản xuất. 
Ở các nước phát triển, ngoài khái niệm "công nghệ môi trường" còn có khái niệm "công nghệ xanh" và "công nghệ sạch": 
- Công nghệ xanh là công nghệ sản xuất có áp dụng các biện pháp công nghệ xử lý chất thải đảm bảo không thải ra môi trường các chất ô nhiễm với nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 
- Công nghệ sạch là công nghệ sản xuất sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu và các biện pháp kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất nhằm đạt được mục đích thải ít chất thải nhất và chất thải ít chứa các thành phần gây ô nhiễm.
Ngành Công nghệ môi trường được phát triển thành một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia phát triển (Mỹ, Nhật, Canađa, Anh, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc ...) và một số quốc gia đang phát triển (Thái Lan, ấn Độ, Malaysia ...). Trong số các công nghệ đã được áp dụng, có nhiều công nghệ được sử dụng ổn định như :
- Công nghệ xử lý nước thải, gồm: Các phương pháp cơ học, hóa học, hóa lý, hóa sinh, sinh học .
- Công nghệ xử lý khí thải, gồm: Các phương pháp khô (buồng lắng, Xyclon, lọc tay áo, lọc tĩnh điện ...), các phương pháp ướt (hấp thu, ô xy hóa-khử ...).
- Công nghệ xử lý chất thải rắn, gồm: Chôn lấp hợp vệ sinh, đóng rắn, hóa học, sinh học, tái sử dụng ...
Các công nghệ này đã được các công ty nước ngòai du nhập vào Việt Nam và đã phát huy tác dụng trong thực tế nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Việt Nam.
Sau 18 năm đổi mới (1986-2004), nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định. Ngoài những lợi ích kinh tế xã hội, sự phát triển đã, đang và sẽ sinh ra một khối lượng lớn chất thải, trong đó có nước thải, khí thải, chất thải rắn. Nếu không áp dụng công nghệ khống chế ô nhiễm thích hợp và hiệu quả thì các chất thải sinh ra sẽ gây tác động nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ nhân dân. Vì vậy, đầu tư cho công nghệ phòng ngừa và xử lý ô nhiễm là vấn đề ưu tiên trong công tác quản lý môi trường.
7.2. Hiện trạng về áp dụng Công nghệ môi trường tại Việt Nam.
7.2.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ môi trường tại các đô thị:* Diễn đàn doanh nghiệp, số 50, ngày 20/6/2003, tr.13.
Tính đến năm 2003, nước ta có 656 đô thị, trong đó có 5 thành phố lớn do Trung ương quản lý, 81 thành phố, thị xã cấp tỉnh và hơn 570 thị trấn cấp huyện với tổng dân số 20,0 triệu người (chiếm 25% dân số toàn quốc). Dự báo đến năm 2010 sẽ có 1.226 đô thị, với tổng số dân 30,4 triệu người (chiếm 33% dân số toàn quốc) và đến năm 2020 sẽ có 1.953 đô thị, với tổng số dân 46,0 triệu người (chiếm 45% dân số toàn quốc). Sự phát triển các đô thị cùng với việc gia tăng tỷ lệ dân số đô thị gấp áp lực rất lớn đến môi trường đô thị. Bên cạnh sự phát triển mạnh ngành công nghiệp một mặt góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế nhưng lại gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng. Quá trình đô thị hóa nhanh sẽ gia tăng lượng chất thải bao gồm khí thải giao thông, nước thải và rác thải sinh hoạt.
Các loại ô nhiễm thường thấy tại các đô thị Việt Nam là ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm các khí sulfure, cacbonic, nitrit, ô nhiễm chì (Pb), chất thải rắn (trong sinh hoạt, bệnh viện). Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt thường rất cao như là chất rắn lờ lững, nhu cầu ôxy sinh hoá, nhu cầu ôxy hoá học, nitơrit, nitơrat... gấp từ 2-5 lần, thậm chí tới 10-20 lần trị số tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B, chỉ số E Côli vượt tiêu chuẩn cho phép hàng trăm lần. Ngoài các chất ô nhiễm hữu cơ trên, môi trường nước mặt đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và chất độ hại như là chì, thuỷ ngân, asen, clor, phenol...
Ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm ở mức độ trầm trọng. Ở một số khu dân cư gần các KCN nồng độ khí sulffure vượt chỉ số tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra ở các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh) từ 0,6 – 0,8 kg/người/ngày, chất thải rắn trong bệnh viện (cơ sở y tế) được thải ra ước tính từ 50-70 tấn/ngày. Chất thải rắn này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đô thị. Hiện nay khả năng thu gom chất thải rắn còn rất thấp so với yêu cầu đặt ra. Tại nhiều thị xã tỷ lệ thu gom chất thải rắn trung bình chỉ đạt 20-40%. Biện pháp thu gom chất thải rắn hiện nay chủ yếu là chôn lấp. (nhưng chưa có bãi chôn lấp nào đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường).
Thực tế cho thấy, Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với gần 70 KCX và KCN tập trung. Đóng góp của công nghiệp vào GDP là rất lớn; tuy nhiên chúng ta cũng phải chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp gây. Hiện nay khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn các KCN chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản.
Vấn đề ô nhiễm do bụi và tiếng ồn tại hầu hết các đô thị đang là vấn đề cấp bách. Tại các đô thị lớn (Hà Nội, TP. HCM), đã có những khu vực bị ô nhiễm do khí CO, chất hữu cơ bay hơi (VOC). Nguyên nhân chính là do gia tăng quá mức lượng ô tô và xe máy do chất lượng đường sá yếu kém và do tỉ lệ xe cũ cao (số lượng xe có 10-20 năm sử dụng chiếm 73%). 
Ngoài những biện pháp quản lý, cải thiện chất lượng đường sá, mở rộng đường, tăng tỷ lệ người đi xe buýt công cộng, thay xăng pha chì ... hiện nay đã có một số nghiên cứu công nghệ trong nước và nghiên cứu ứng dụng công nghệ nước ngoài nhằm giảm thiểu ô nhiễm do khí thải giao thông. Ngoài ra, trong thời gian qua đã có một số công ty nước ngoài (Nga, Mỹ ...) đến thử nghiệm công nghệ giảm thiểu ô nhiễm do khí thải giao thông tại TP. HCM. Cho đến nay chưa có công nghệ nào được triển khai vào thực tế.
Vấn đề thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại tất cả các đô thị chưa được triển khai. Hiện nay, tại một số thành phố lớn (TP. Hà Nội, TP.HCM, TP. Đà Nẵng ...) đang thực hiện các dự án cải tạo kênh rạch trong nội thị, di dời nhà ổ chuột, kè bờ sông, giải tỏa 2 bờ sông, xây đường nhựa có thảm cỏ ngăn cách với bờ sông ... 
Tại các đô thị khác, vấn đề quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đã được phê duyệt, nhưng chưa được triển khai do thiếu nguồn kinh phí. Thực hiện Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp, các địa phương đã tiến hành quy hoạch hệ thống bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay đã có 32 đô thị có quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, trong đó có 13 đô thị đang xây dựng. Các công nghệ áp dụng là chôn lấp hợp vệ sinh và sản xuất phân compost. Tuy nhiên, cho đến nay rất ít địa phương có được khu xử lý rác đạt tiêu chuẩn vệ sinh. 
7.2.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ môi trường tại khu công nghiệp :
Trong những năm gần đây tốc độ hình thành và phát triển các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) tại Việt Nam xảy ra rất nhanh. Ngoài những lợi ích kinh tế xã hội, sự phát triển các KCN, KCX sinh ra một khối lượng lớn nước thải, khí thải, chất thải rắn gây tác động nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe nhân dân trong khu vực.
Trong thời gian qua đã có 18/76 KCN, KCX áp dụng công nghệ xử lý nước thải tập trung... . Nhìn chung việc xử lý nước thải trong các KCN chưa được coi trọng, ngay cả các KCN có trạm xử lý nước thải tập trung nhưng việc vận hành cũng chưa tốt, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng; chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại từ tất cả các KCN, KCX chưa được thu gom và xử lý. Khả năng xây dựng mô hình KCN thân thiện môi trường đã được triển khai tại một số khu công nghiệp. Các giải pháp cần thiết
Tuy nhiên, việc phối hợp đồng bộ giữa các ngành chưa tốt, thiếu nhiều cơ chế chính sách, quy định phù hợp, đầu tư tài chính cho bảo vệ môi trường còn hạn chế... gây ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường. đòi hỏi phải thường xuyên kiểm soát, thanh tra môi trường công nghiệp, khuyến khích và bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Khuyến khích đổi mới thiết bị công nghệ, thay đổi sản phẩm, đóng cửa và di dời các đơn vị cũ gây ô nhiễm môi trường.
Chương 3
VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Hiện nay, chúng ta đang đứng trước những thách thức về môi trường. Sự khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên làm cho đất trồng bị suy thoái. Hiện tượng khan hiếm nước gây khô hạn và bệnh tật. Việc ngăn chặn nạn săn bắt, khai thác trái phép các động - thực vật quý hiếm còn nan giải đối với các nhà quản lý. Sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và an toàn thực phẩm đang khiến toàn xã hội lo lắng. Các đô thị và khu công nghiệp bị ô nhiễm nặng nề... Bởi vậy, bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu trong quá trình hoạch định đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Chỉ thị số 36-TƯ của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước’” đã khẳng định bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước.
1. Cơ sở pháp lý:
Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quy định: "Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và làm huỷ hoại môi trường".
Căn cứ quy định này, Quốc hội khoá IX của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam tại kỳ họp thứ IV ngày 17/12/1993 đã thông qua Luật Bảo vệ Môi trường gồm 7 chương với 55 Ðiều. Ðây là một trong những luật quan trọng của nước ta quy định về sự thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, Luật xác định nhiệm vụ bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, các tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về bảo vệ môi trường, nhằm bảo vệ sức khoẻ mọi người, đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành của đất nước cũng như góp phần bảo vệ môi trường khu vực và trên thế giới. 
Trong công tác bảo vệ môi trường, các cá nhân, đoàn thể có quyền và nghĩa vụ sau: 
Khiếu nại và tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 
Kiến nghị việc xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương. 
Có quyền được bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ Luật dân sự và các Nghị định của Chính phủ do các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường. 
Có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong việc phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt. 
Tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên bảo vệ môi trường thi hành nhiệm vụ. Có nhiệm vụ chấp hành quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kết luận những vấn đề về môi trường. 
Có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi gây tác hại đến môi trường làm thiệt hại cho người khác. 
Vận động các đơn vị, cá nhân, hộ gia đình sống trong thành phố, thị xã không được: 
- Hoạt động sản xuất, dịch vụ gây ồn, rung, mùi khó chịu, bụi, nóng và các hình thức ô nhiễm khác ảnh hưởng tới các hộ gia đình xung quanh.
- Gây ồn, rung vượt quá tiêu chuẩn quy định. 
- Ðổ rác sinh hoạt, các chất phế thải, xác động vật ra vỉa hè, đường phố, sông, hồ, khu vực công cộng. 
- Nuôi lợn trong khu vực nội thành, nội thị. 
- Chăn, dắt, nuôi súc vật nơi công cộng. 
- Dùng phân tươi, hôi thối tưới rau. 
2. Hoạt động của tổ chức Công đoàn trong công tác bảo vệ môi trường.
2.1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền Bảo vệ môi trường trong CNVCLĐ:
Hàng năm các cấp Công đoàn đã tổ chức học tập các Nghị quyết, Chỉ thị, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của tổ chức Công đoàn nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường và BVMT cho CNVCLĐ thông qua nhiều hình thức phong phú như: tổ chức đánh giá môi trường lao động và tập huấn cấp cứu ban đầu, tổ chức hội thi, tập huấn bồi dưỡng kiến thức, hội thảo, tọa đàm, phát hành tờ gấp  Điển hình là Ngành NN&PTNT với trên 1100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản và thuỷ lợi, hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp, công nghệ, nhà xưởng cũ, môi trường lao động chưa được cải thiện, có nhiều khả năng gây nguy cơ, sự cố TNLĐ và bệnh nghề nghiệp. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây cũng tác động đến cơ cấu chất lượng lao động, luôn bổ sung vào đội ngũ CNLĐ một lực lượng lao động chưa qua đào tạo cơ bản. Vì vậy, việc quán triệt Chỉ thị 20/2004/CT-TTg ngày 08/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện AT-VSLĐ, Phòng chống cháy nổ (PCCN), Bảo vệ môi trường (BVMT), hướng tới xây dựng và phát triển văn hoá an toàn trong lao động trong sản xuất nông nghiệp luôn được Công đoàn, nhất là Công đoàn ngành NN&PTNT quan tâm, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ tổ chức, triển khai và giám sát các nội dung công tác BHLĐ và BVMT trong toàn ngành. 
2.2. Tổ chức, phát động phong trào thi đua Bảo vệ môi trường:
Nhiều năm qua, cùng với công tác Bảo hộ lao động (BHLĐ), công tác Bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những hoạt động quan trọng của tổ chức Công đoàn. Từ năm 1978, Công đoàn đã tổ chức, phát động phong trào "Bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động" và duy trì, phát triển sâu rộng trong cả nước. Ngày 24/4/1996, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ra Chỉ thị số 05/TLĐ đẩy mạnh hoạt động BVMT, gắn kết với công tác BHLĐ, tổ chức, phát động phong trào CNVCLĐ với tên gọi mới: phong trào "Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm AT-VSLĐ".
 Đặc biệt, ngày 15/11/2004, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường (TN&MT) đã ký Nghị quyết liên tịch về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững. Công tác BHLĐ luôn gắn kết với BVMT và đã thực sự trở thành một nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào thi đua của tổ chức Công đoàn tất cả các cơ quan, nhà máy, trường học, bệnh viện... trên toàn quốc. Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thường xuyên chỉ đạo các cấp Công đoàn lồng ghép nhiệm vụ BVMT với công tác đảm bảo AT-VSL Đ, cải tạo môi trường và điều kiện làm việc...
Thông qua những hoạt động thiết thực như vận động cán bộ, CNVCLĐ nỗ lực tham gia chiến dịch: dọn vệ sinh làm sạch môi trường, trồng cây xanh, thi đua sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và tìm ra giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn...; phong trào "Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm AT-VSLĐ" đã và đang thu hút hàng chục triệu lượt người tham gia, trở thành “Thông điệp xanh” của tổ chức Công đoàn Việt Nam, điển hình là phong trào thi đua trong Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT).  
2.3. Phối hợp với Bộ TN&MT trong công tác bảo vệ môi trường:
Cùng với việc tổ chức các phong trào thi đua. Hàng năm, Tổng Liên đoàn Lao động phát động và duy trì nhiều hoạt động phối hợp bảo vệ môi trường trong các cấp Công đoàn và CNVCLĐ.
Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ TN&MT đã ký Nghị quyết liên tịch phối hợp triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường trong các cấp Công đoàn, CNVCLĐ, cùng nhân dân cả nước phối hợp hành động BVMT, từng bước thay đổi những hành vi, phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng xấu đến môi trường; thí điểm nhân rộng mô hình CNVCLĐ bảo vệ môi trường trong các cấp Công đoàn, đặc biệt chú trọng các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực tổ chức, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường cho cán bộ công đoàn. 
Nội dung phối hợp của nghị quyết gồm 8 nội dung chính:
1) Xây dựng chương trình lồng ghép về quản lý thống nhất hệ thống an toàn - vệ sinh lao động với bảo vệ môi trường trong hệ thống công đoàn. 
2) Tổ chức thưòng xuyên các hoạt đọng tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho CNVCLĐ cả nước; lồng ghép hoạt động bảo vệ môi trường với phong trào “Xanh-sạch-đẹp, đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cho cán bộ công đoàn các cấp.
3) Tổ chức biên soạn và cung cấp tài liệu giáo dục về môi trường phù hợp với CNVCLĐ. 
4) Xây dựng và thực hiện chương trình hành động “Tăng cường sự tham gia của Công đoàn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giai đoạn 2005-2010” nhằm triển khai có hiệu quả Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng 2020.
5) Xây dựng các chương trình bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường lao động, khu công nghiệp.
6) Tổ chức thực hiện các công trình nghiên cứu về vai trò của Công đoàn và người lao động trong sự nghiệp bảo vệ môi trường; nghiên cứu, kiến nghị với Nhà nước sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, luật pháp liên quan đến môi trường.
7) Tổ chức các chương trình hành động và các hoạt động cụ thể nhân ngày Môi trường thế giới (5-6) và sự kiện môi trường khác hàng năm trong các cơ sở sản xuất và các cấp Công đoàn. 
8) Chủ động, tích cực tham gia triển khai các chương trình, dự án thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2010.
Hàng năm, Tổng LĐLĐ Việt Nam với Bộ TN&MT sẽ xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm và triển khai thực hiện nghị quyết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết thông qua đầu mối là Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) và Vụ Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường).
2.4. Phối hợp với các cấp Chính quyền địa phương phát động phong trào tự quản và các hoạt động khác về bảo vệ môi trường.
- Tham gia thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường, xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước về bảo vệ môi trường.
- Tham gia kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường thu gom, tập kết và xử lý rác thải.
- Phát động các phong trào thi đua giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõi xóm, khu phố, nơi công cộng. Vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, thói quen làm mất vệ sinh, có hại cho môi trường.
- Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn. Các quy định về AT-VSLĐ và BVMT trong các đơn vị, doanh nghiệp.
2.5. Một số hoạt động khác:
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy trình, quy phạm về AT-VSLĐ, phòng chống cháy nổ. 
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu KH&CN về BHLĐ, về AT-VSLĐ đã phục vụ thiết thực cho việc cải thiện điều kiện làm việc (ĐKLV), khắc phục nguy cơ TNLĐ, cháy, nổ; góp phần chăm sóc sức khoẻ của người lao động và bảo vệ môi trường.
- Thường xuyên tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động, 
- Củng cố, kiện toàn và phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của cán bộ làm công tác BHLĐ, mạng lưới AT-VSV... 
Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào có thể đánh giá tác động hay đánh giá sự đóng góp của KHCN đối với phát triển kinh tế trong một quốc gia hoặc một ngành nào đó luôn luôn là vẫn đề thời sự thu hút nhiều quốc gia, nhiều giới xã hội quan tâm.

File đính kèm:

  • docxa_hoi_hoc_khoa_hoc_va_cong_nghe_xa_hoi_hoc_moi_truong_tang.doc
Ebook liên quan