Xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt Xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh: ... viên. 2. Khảo sát giáo viên và sinh viên Căn cứ vào quy trình xây dựng CĐR được Trường đề nghị, Khoa Giáo dục Tiểu học đã thành lập nhóm chuyên gia về giáo dục tiểu học để cùng nhau thảo luận xây dựng các tiêu chí về năng lực trong CĐR. Bước tiếp theo, dựa trên đánh giá tác động của...ục hấp dẫn theo một chủ đề cho trước 3,3 3,2 Ý kiến trao đổi Số 6(71) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 150 III.4) Biết cách tham vấn, giúp đỡ học sinh; có hiểu biết về những điều học sinh có thể gặp khó...i chương trình hiện hành, mức độ đáp ứng so với CĐR mới là khả quan. Biểu đồ 2. SV tự đánh giá bản thân về mức độ đạt được các tiêu chí Ngoài ra, đối với bảng hỏi dành cho giáo viên, chúng tôi có hỏi là cần thêm tiêu chuẩn hay tiêu chí nào khác thì không nhận được sự bổ sung nào. 3. ...

pdf6 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Dương Minh Thành 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
147 
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA 
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC, 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
DƯƠNG MINH THÀNH* 
TÓM TẮT 
Xây dựng chuẩn đầu ra (CĐR) là công đoạn quan trọng, là cơ sở tiền đề cho những 
bước tiếp theo trong quy trình xây dựng một chương trình giáo dục đại học. Bài báo này 
bàn luận về cơ sở pháp lí, căn cứ khoa học và cơ sở thực tiễn để từ đó đề xuất các tiêu chí 
về phẩm chất và năng lực cần thiết của CĐR dành cho sinh viên (SV) ngành Giáo dục tiểu 
học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM). 
Từ khóa: chuẩn đầu ra, tiêu chí, giáo dục tiểu học. 
ABSTRACT 
Developing graduation standards for students of Primary Education, 
Ho Chi Minh City University of Education 
Developing graduation standards is an important procedure, which serves as the 
foundation for the process of developing a university curriculum. This article discusses the 
legal, scientific and practical bases, in light of which it proposes criteria of quality and 
necessary competencies of the graduation standards for students of Primary Education, 
Ho Chi Minh City University of Education. 
Keywords: Graduation standards, Criteria, Primary education. 
* TS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email: thanhdmi@hcmup.edu.vn 
1. Căn cứ pháp lí và cơ sở khoa học 
để xây dựng Chuẩn đầu ra 
1.1. Căn cứ pháp lí 
Năm 2010, Trường ĐHSP TPHCM 
đã chính thức ban hành CĐR (CĐR) 
cũng như chương trình đào tạo của tất cả 
các ngành đào tạo, trong đó có ngành 
Giáo dục Tiểu học (xem tài liệu [2]). Đến 
năm học 2014 - 2015, trước yêu cầu đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào 
tạo, được sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo cũng như được sự hướng dẫn của 
Trường, Khoa Giáo dục Tiểu học đã chủ 
động tiến hành xây dựng lại CĐR nhằm 
đạt được những mục tiêu đã đề ra; công 
khai và cam kết với xã hội, với người học 
về năng lực và chất lượng đào tạo; tạo cơ 
sở để thiết kế các bước tiếp theo: mục tiêu 
môn học, CĐR cho từng môn học, xây 
dựng chương trình chi tiết và thiết kế hệ 
thống đánh giá (Nguyễn Công Khanh, 
2015 và tài liệu [2]). 
Căn cứ pháp lí của việc xây dựng 
CĐR lần này bao gồm các văn bản sau: 
(1) Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 
do Quốc hội thông qua ngày 25-11-2009 
(Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 
Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, có hiệu 
lực thi hành từ 01-7-2010). 
(2) Luật Giáo dục Đại học số 
08/2012/QH13 do Quốc hội thông qua 
ngày 18-6-2012 (có hiệu lực thi hành từ 
ngày 01-01-2013). 
(3) Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 
Ý kiến trao đổi Số 6(71) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
148 
4-11-2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa 
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục và đào tạo. 
(4) Đề án đổi mới chương trình, 
sách giáo khoa giáo dục phổ thông của 
Chính phủ trình Quốc hội khóa XIII xem 
xét, quyết định vào kì họp thứ 8. 
(5) Nghị quyết số 88/2014/QH13 về 
đổi mới chương trình, sách giáo khoa 
giáo dục phổ thông do Quốc hội thông 
qua ngày 28-11-2014. 
(6) Quy định về Chuẩn nghề nghiệp 
giáo viên tiểu học (Ban hành kèm theo 
Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 
04-5-2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
(7) Công văn số 2196/BGDĐT-
GDĐH về việc Hướng dẫn xây dựng và 
công bố CĐR ngành đào tạo ngày 22-4-
2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
(8) Quy chế đào tạo đại học và cao 
đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ 
ban hành theo Quyết định số 
43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13-7-2007; 
sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 
57/2012/TT-BGDĐT ngày 27-12-2012 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
(9) Công văn số 260/ĐHSP-ĐT về 
việc Hướng dẫn hoàn thiện chương trình 
đào tạo theo hệ thống tín chỉ ngày 20-4-
2015 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP 
TPHCM. 
1.2. Cơ sở khoa học 
CĐR của SV ngành Giáo dục tiểu 
học được xây dựng dựa trên những 
nghiên cứu về: 
(1) Đặc điểm ngành nghề sư phạm 
của giáo viên tiểu học. 
(2) Đặc điểm của những đối tượng 
chịu tác động trực tiếp và gián tiếp khi ban 
hành CĐR: học sinh tiểu học, SV ngành 
Giáo dục Tiểu học, giáo viên đang công tác 
ở các trường tiểu học, đội ngũ quản lí 
chuyên môn, đội ngũ giảng viên 
(3) Đặc điểm giáo dục phổ thông 
bậc tiểu học tại TPHCM và các tỉnh khu 
vực phía Nam. 
(4) Ngoài ra CĐR cần được xem 
xét trong mối tương quan với việc đánh 
giá đội ngũ giảng viên (cơ hữu và thỉnh 
giảng) cũng như năng lực đào tạo của 
Khoa Giáo dục Tiểu học. 
(5) Cuối cùng CĐR cần xây dựng 
dựa trên các tài liệu khoa học kết hợp với 
việc học tập kinh nghiệm của các cơ quan 
quản lí giáo dục, các đơn vị đào tạo giáo 
viên trong và ngoài nước trong việc ban 
hành CĐR cho SV sư phạm hoặc chuẩn 
nghề nghiệp của giáo viên. 
2. Khảo sát giáo viên và sinh viên 
Căn cứ vào quy trình xây dựng CĐR 
được Trường đề nghị, Khoa Giáo dục Tiểu 
học đã thành lập nhóm chuyên gia về giáo 
dục tiểu học để cùng nhau thảo luận xây 
dựng các tiêu chí về năng lực trong CĐR. 
Bước tiếp theo, dựa trên đánh giá tác động 
của CĐR lên đối tượng SV và giáo viên, 
chúng tôi đã khảo sát 94 SV năm 4 (K37) 
chuẩn bị ra trường và 57 giáo viên đang 
giảng dạy ở các trường tiểu học trên địa 
bàn TPHCM. Bảng hỏi được thiết kế dựa 
trên thang 4 mức độ được mã hóa như sau: 
không cần thiết (=1), khá cần thiết (=2), 
cần thiết (=3), rất cần thiết (=4). Dưới đây 
là tổng hợp số điểm đánh giá trung bình 
của SV năm 4 (TB1) và giáo viên (TB2) 
về mức độ cần thiết của các tiêu chí về 
năng lực được quy định trong CĐR (bản 
dự thảo). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Dương Minh Thành 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
149 
Bảng 1. Đánh giá mức độ cần thiết của các tiêu chí về năng lực 
Tiêu chí về năng lực 
TB 1 TB2 
I) Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức 
I.1) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước để biết gắn 
với trách nhiệm của một công dân, một giáo viên đối với Tổ quốc 3,1 3,6 
I.2) Hiểu biết về pháp luật và nắm vững nội quy, quy chế của ngành để 
chấp hành nghiêm túc, đầy đủ, đúng đắn 3,4 3,7 
I.3) Có đạo đức nghề nghiệp, yêu thương, tôn trọng học sinh, tận tâm với 
nghề dạy học 3,9 3,9 
I.4) Nhận thức được trách nhiệm với việc phát triển các thế hệ tương lai 
của đất nước, trách nhiệm với sự phát triển của ngành nghề 3,6 3,7 
I.5) Công tâm, trung thực, liêm chính, kiên nhẫn, nhiệt tình và vui vẻ 3,8 3,9 
II) Tiêu chuẩn 2: Năng lực dạy học 
II.1) Nắm chắc mục tiêu và nội dung chương trình giảng dạy của cấp học 
tiểu học 
3,9 3,8 
II.2) Thể hiện được sự am hiểu kiến thức các môn học ở tiểu học và 
những kiến thức liên quan; biết cách bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ được 
học sinh yếu hoặc học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ 
3,6 3,6 
II.3) Am hiểu về phương pháp giảng dạy, biết cách lựa chọn phương pháp 
giảng dạy thích hợp, kể cả với học sinh cá biệt 3,8 3,6 
II.4) Biết cách lập kế hoạch giảng dạy cả năm học cho đến từng giờ học, 
biết cách truyền đạt kiến thức thông qua việc sử dụng hiệu quả giờ học; lập 
được kế hoạch cho những hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm mở rộng kiến 
thức và hiểu biết cho học sinh 
3,7 3,5 
II.5) Biết đánh giá một cách hệ thống hiệu quả bài học 3,5 3,4 
II.6) Biết cập nhật, bổ sung và điều chỉnh kiến thức của bản thân 3,6 3,5 
II.7) Biết sử dụng tin học, ngoại ngữ và phương tiện nghe nhìn thông dụng 
phục vụ chuyên môn; biết sử dụng và thiết kế đồ dùng dạy học phù hợp với 
các môn học ở tiểu học 
3,3 3,3 
II.8) Biết cách sắp xếp, quản lí quỹ thời gian, chịu được áp lực công việc; 
có năng lực quản lí hồ sơ giảng dạy, hồ sơ học tập của học sinh 3,3 3,4 
III) Tiêu chuẩn 3: Năng lực giáo dục 
III.1) Biết cách nuôi dưỡng, duy trì sự ham thích học tập và kích thích 
được trí tò mò của học sinh 
3,6 3,4 
III.2) Biết cách xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn 
với kế hoạch dạy học 
3,4 3,5 
III.3) Thiết kế và xây dựng được những nội dung giáo dục hấp dẫn theo 
một chủ đề cho trước 3,3 3,2 
Ý kiến trao đổi Số 6(71) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
150 
III.4) Biết cách tham vấn, giúp đỡ học sinh; có hiểu biết về những điều 
học sinh có thể gặp khó khăn và biết cách giúp học sinh vượt qua một cách 
tốt nhất 
3,5 3,5 
III.5) Có khả năng nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm tâm sinh 
lí cũng như nhu cầu của học sinh để có thể sử dụng phương pháp giáo dục 
có hiệu quả 
3,4 3,5 
III.6) Biết cách khuyến khích học sinh có trách nhiệm và ý thức đúng đắn 
với việc học tập của bản thân 3,4 3,4 
IV) Tiêu chuẩn 4: Năng lực đánh giá 
IV.1) Nắm vững các hình thức, quy trình và phương pháp đánh giá ở tiểu 
học 3,5 3,5 
IV.2) Biết cách tổ chức đánh giá học sinh theo các chuẩn năng lực được 
quy định 
3,4 3,5 
IV.3) Biết cách lập kế hoạch đánh giá, thiết kế các công cụ đánh giá và xử 
lí được thông tin thu nhận từ kết quả đánh giá giáo dục 3,2 3,2 
IV.4) Biết cách khen ngợi, khuyến khích học sinh; nắm vững cách thức 
trách phạt học sinh giúp học sinh điều chỉnh hành vi và hoạt động học tập 
theo hướng tích cực 
3,4 3,6 
IV.5) Biết cách khuyến khích học sinh tự học, tự đánh giá và tự điều chỉnh 
hoạt động học tập 
3,4 3,4 
V) Tiêu chuẩn 5: Năng lực xây dựng và tổ chức môi trường giáo dục 
V.1) Nắm vững quyền và nghĩa vụ của trẻ em, nhận thức được việc bảo vệ 
và giáo dục học sinh là trách nhiệm cao nhất của giáo viên 
3,2 3,5 
V.2) Biết cách xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, an 
toàn cho học sinh 3,4 3,4 
V.3) Thiết kế, tổ chức được các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để 
phát triển kĩ năng sống và kĩ năng giao tiếp, hoạt động xã hội cho học sinh 3,4 3,4 
V.4) Biết cách xây dựng môi trường sư phạm hợp tác, thân thiện 3,3 3,4 
VI) Tiêu chuẩn 6: Năng lực giao tiếp và hoạt động xã hội 
VI.1) Biết cách xây dựng, giữ gìn mối quan hệ thân thiện và tin cậy với học 
sinh 3,4 3,7 
VI.2) Biết cách lắng nghe, cùng làm việc và hỗ trợ đồng nghiệp, biết cách 
xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt với đồng nghiệp 3,3 3,6 
VI.3) Biết cách giải thích, đưa ra lời khuyên về các vấn đề giáo dục học 
sinh tiểu học; giao tiếp tốt với phụ huynh và những thành viên khác trong 
xã hội 
3,5 3,6 
VI.4) Biết cách thuyết phục, phối hợp có hiệu quả các lực lượng giáo dục 
trong và ngoài trường tham gia vào các hoạt động giáo dục 3,3 3,3 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Dương Minh Thành 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
151 
Kết quả cho thấy, tất cả SV và giáo 
viên tham gia khảo sát đều đồng ý với 
các tiêu chí được đưa ra, trong đó đặc 
biệt nhấn mạnh những tiêu chí thuộc về 
phẩm chất đạo đức và năng lực giảng dạy 
(những ô đánh giá được đánh dấu). 
Trong bảng hỏi dành cho SV, 
chúng tôi có đặt thêm câu hỏi mở: “Bạn 
nghĩ rằng hiện tại bạn đã đạt các tiêu chí 
trên ở mức độ: (1) 90 – 100%, (2) 70 – 
89%, (3) 50 – 69%, (4) < 50%” để SV tự 
đánh giá bản thân về mức độ đạt được 
các tiêu chí của chúng tôi đưa ra. Kết quả 
thu được là gần 2/3 SV tự đánh giá là đạt 
từ 70% các tiêu chí trong CĐR (Biểu đồ 
2). Điều đó cho thấy, với chương trình 
hiện hành, mức độ đáp ứng so với CĐR 
mới là khả quan. 
Biểu đồ 2. SV tự đánh giá bản thân về mức độ đạt được các tiêu chí 
Ngoài ra, đối với bảng hỏi dành cho 
giáo viên, chúng tôi có hỏi là cần thêm 
tiêu chuẩn hay tiêu chí nào khác thì 
không nhận được sự bổ sung nào. 
3. Góp ý của sinh viên về chương 
trình đào tạo và các môn học hiện 
hành để đảm bảo tính khả thi của 
CĐR 
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi 
đã tham khảo ý kiến của SV năm 4 về 
chương trình đào tạo và các môn học hiện 
hành để có thêm căn cứ bảo đảm tính khả 
thi của CĐR cũng như có cơ sở để xây 
dựng chương trình đào tạo chi tiết về sau. 
Theo quan điểm của chúng tôi, SV năm 4 
chuẩn bị ra trường là những người vừa mới 
trải qua quá trình học tập ở trường đại học, 
là “sản phẩm trực tiếp” của chương trình 
đào tạo. Do đó, ý kiến đóng góp của họ là 
một kênh tham khảo bổ ích cho quá trình 
xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo và 
cập nhật những nội dung kiến thức, kĩ năng 
cho từng học phần. Sau đây là một số ý 
kiến tiêu biểu của SV: 
SV15 có cùng nội dung: Ở các học 
phần, cần tiến hành thực hành nhiều trong 
môi trường giáo dục thực tế bên ngoài và 
tiếp cận trực tiếp tới từng HS cụ thể. 
SV6: “đề nghị cần phải có môi 
trường thực hành nhiều hơn nữa. Lí 
thuyết chúng tôi được học ở trường đại 
học không được ứng dụng nhiều vào thực 
tế dạy học ở tiểu học (cả nội dung và 
phương pháp). Vì thế chúng tôi gặp nhiều 
lúng túng và khó khăn khi tổ chức các 
hoạt động dạy học”. 
SV7: “Nên đưa vào chương trình 
các môn học kĩ năng sống và có phần 
thực hành nhiều hơn để SV có thể tiếp 
thu thêm nhiều kiến thức cũng như có dịp 
trải nghiệm”. 
SV8: “Môn Đánh giá kết quả học 
tập là môn học rất thiết thực và là điều 
mà mỗi sv cần phải nắm bắt để phục vụ 
Ý kiến trao đổi Số 6(71) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
152 
cho nghề nên cần phải đưa thành môn 
học bắt buộc”. 
SV9: “Để đảm bảo được chất lượng 
đầu ra, cần phải cho SV nắm rõ các 
phương pháp giảng dạy trên trường cũng 
như ngoài thực tế”. 
SV10: “Cần đánh giá SV không chỉ 
dựa vào phạm vi trường học mà nên mở 
rộng tới nơi SV ở. Lắng nghe nguyện 
vọng của SV trong suốt quá trình học chứ 
không phải là khi đã kết thúc môn học”. 
SV11: “Tạo điều kiện cho SV tiếp 
xúc với HS ở các trường tiểu học sớm hơn”. 
SV12: “Các môn phương pháp nên 
tập trung rèn kĩ năng đưa ra hệ thống câu 
hỏi hướng dẫn học sinh hình thành kiến 
thức mới cũng như giải bài tập sát với 
thực tế trường tiểu học hơn. Đồng thời 
thông qua việc tập giảng trên trường đại 
học, giảng viên nên phân tích kĩ về tiết 
dạy đó để SV biết hoạt động nào hợp lí, 
không hợp lí và có thể vận dụng để giảng 
dạy sau khi ra trường”. 
SV13: “Em nghĩ các môn học hiện 
hành mà nhà trường đưa vào chương 
trình đào tạo đã đảm bảo được các tiêu 
chí của CĐR cho SV ngành Giáo dục 
Tiểu học”. 
SV14: “Theo em thì nên cho SV 
thực hành nhiều cho từng học phần; và 
từng nội dung học tập, vấn đề thuyết 
trình... cần gần gũi với thực tế giảng dạy 
mà khi chúng em ra trường. 
Trên đây là những trình bày về cơ 
sở pháp lí, căn cứ khoa học và cơ sở thực 
tiễn để từ đó chúng tôi đề xuất các tiêu 
chí về phẩm chất và năng lực cần thiết 
của CĐR dành cho SV ngành Giáo dục 
Tiểu học, Trường ĐHSP TPHCM. Trong 
thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ mở rộng 
đối tượng khảo sát để lấy ý kiến, hoàn 
chỉnh và công bố CĐR, đồng thời với 
việc thực hiện các bước: xây dựng mục 
tiêu môn học, CĐR cho từng môn học, 
thiết kế chương trình chi tiết và hoàn 
thiện hệ thống đánh giá. 
Lời cảm ơn. Tác giả bài viết trân trọng gửi lời cảm ơn tới PGS TS Nguyễn Thị Ly 
Kha về những góp ý sắc sảo để bài viết được tốt hơn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới 
ThS Nguyễn Thị Thu về những phản biện xác đáng trong quá trình xây dựng CĐR. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Các văn bản đã dẫn trong Mục 1.1. 
2. Trường Đại học Sư phạm TPHCM (2015), “Công tác xây dựng chuẩn đầu ra sinh 
viên sư phạm nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, mầm non tại 
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”, in trong Tài liệu tham luận về 
chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục đại học (Dùng tại cuộc họp các trường 
ĐHSP lần thứ 5-2015). 
3. Nguyễn Công Khanh (2015), “Cơ sở khoa học xây dựng chuẩn đầu ra của chương 
trình giáo dục đại học”, in trong Tài liệu tham luận về chuẩn đầu ra của chương 
trình giáo dục đại học (Dùng tại cuộc họp các trường ĐHSP lần thứ 5-2015). 
4. English Department for Education (2011), Teachers’ Standards - Guidance for 
school leaders, school staff and governing bodies, 
https://www.gov.uk/government/publications/teachers-standards 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 19-5-2015; ngày phản biện đánh giá: 25-5-2015; 
ngày chấp nhận đăng: 05-6-2015) 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_chuan_dau_ra_cho_sinh_vien_nganh_giao_duc_tieu_hoc.pdf