Xu hướng thương mại hoá hoạt động khai thác cảng hàng không

Tóm tắt Xu hướng thương mại hoá hoạt động khai thác cảng hàng không: ...t sức khó khăn. Các hãng hàng không sẽ rất khó có thể trả tăng thêm chi phí cho cảng hàng không trong khi cơ sở hạ tầng sân bay ngày càng được mở rộng và càng hiện đại. Mâu thuẫn này là thực tế và sẽ chỉ có thể được tháo gỡ khi có sự thay đổi về tư duy trong kinh doanh khai thác cảng hàn...thác cảng Mô hình doanh nghiệp nhà nước vừa sở hữu, quản lý mọi nguồn lực và khai thác toàn bộ các chức năng của cảng sẽ trở nên không phù hợp khi qui mô cảng ngày càng lớn, các loại hình dịch vụ cung cấp tại cảng hàng không sân bay được đa dạng hóa. Trên thực tế hiện nay các cảng hàng...ệnh... trong phạm vi thành phố sân bay và toàn quốc gia. - Thực thi chính sách mềm dẻo trong khai thác cơ sở vật chất của cảng: Trong quá trình khai thác, các nhà khai thác rất linh hoạt và mềm dẻo chính sách áp dụng với các đối tượng khách hàng khác nhau trong việc sử dụng cơ sở vật...

pdf5 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xu hướng thương mại hoá hoạt động khai thác cảng hàng không, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI HOÁ HOẠT ĐỘNG 
KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG 
ThS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG 
Bộ môn Kinh tế vận tải và Du lịch 
Khoa Vận tải - Kinh tế 
Trường Đại học Giao thông Vận tải 
Tóm tắt: Trong sự phát triển của nền kinh tế, vận tải hàng không đã tăng trưởng nhanh 
chóng ở tất cả các quốc gia. Nó ngày càng trở thành phương thức vận tải thân thiện với người 
dân. Các sân bay ngày càng mở rộng qui mô và hiện đại hơn, đòi hỏi kinh phí đầu tư rất lớn. 
Bên cạnh đó sức ép cạnh tranh gay gắt giữa các hãng hàng không buộc các hãng phải không 
ngừng tiết kiệm chi phí khai thác trong đó có các khoản chi phí sân bay. Như vậy sự hoàn vốn 
đầu tư phát triển các cảng không thể trông cậy chính vào các khoản chi trả phí sân bay của 
các hãng hàng không, cần phải mở rộng sang các đối tượng khác sử dụng các dịch vụ của 
cảng. Các dịch vụ phi hàng không được đa dạng hóa giúp các cảng tăng nguồn thu, đảm bảo 
hiệu quả đầu tư và khai thác. 
Summary: In accordance with the development of the global economy, air transport has 
grown very rapidly in many countries all over the world. It is becoming closer and closer to 
everyone from different parts in the world. The airports have kept expanding and becoming 
more and more modern which requires significant amount of capital to invest in. The 
increasing pressure coming from competition among different airlines forces them to keep on 
saving costs, especially airport cost. Therefore, return the capital for airport development can 
not mostly rely on the airport fees of the airlines but on other parties using airport services as 
well. The diversified non-airline services help the airports increase their income and ensure 
the effectiveness of investing and operating airports at the same time. 
KTVT
I. NỘI DUNG 
Có thể nói xu hướng thương mại hóa các 
các cảng hàng không sân bay đang được thấy 
rõ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngành 
hàng không dân dụng không ngừng tăng 
trưởng trong những năm gần đây đã kéo theo 
sự liên tục mở rộng cơ sở hạ tầng sân bay. 
Theo dự báo của các chuyên gia nghiên cứu 
về vận tải hàng không, mức tăng trưởng hành 
khách và hàng hóa hàng không trên toàn thế 
giới sẽ là khoảng 3-4% trong vòng 20 năm tới. 
Đặc biệt ở khu vực Tây Âu, giữa Châu á và 
Châu Âu tốc độ tăng trưởng còn cao hơn. Sự 
tăng trưởng này một mặt đòi hỏi phát triển cơ 
sở hạ tầng sân bay mới, mặt khác đòi hỏi các 
nhà quản lý và khai thác cảng đổi mới tư duy 
về chức năng của cảng hàng không. Một cảng 
hàng không sân bay có các chức năng chính 
như sau: 
- Chức năng vận chuyển: Cảng hàng 
không sân bay là một mắt xích của dây 
chuyền vận tải, tại đây hành khách, hành lý và 
hàng hóa được chuyển từ phương thức vận tải 
hàng không sang phương thức vận tải khác. 
- Chức năng thương mại, dịch vụ: Tại 
 cảng hàng không được trang bị cơ sở vật chất 
kỹ thuật và nguồn nhân lực phục vụ hành 
khách, hành lý và hàng hóa với nhiều loại 
dịch vụ khác nhau. Các dịch vụ được phân ra 
thành hai loại dịch vụ hàng không và phi hàng 
không. 
- Dịch vụ hàng không: Dịch vụ check in, 
soi chiếu an ninh, dịch vụ kỹ thuật thương mại 
mặt đất. 
- Dịch vụ phi hàng không: Cửa hàng 
miễn thuế, cửa hàng ăn uống, dịch vụ đổi tiền, 
bưu điện, sách báo, hoa tươi, thuê văn phòng, 
lưu kho hàng hóa, ... 
- Chức năng quản lý nhà nước: Cảng 
hàng không được ủy quyền để thực hiện 
nhiệm vụ quản lý xuất, nhập cảnh, hải quan, y 
tế, kiểm dịch, quản lý văn hóa phẩm... 
- Chức năng khác: Chức năng công 
nghiệp, chức năng trung tâm phân phối.... 
Theo truyền thống trước đây, chức năng 
quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng chi 
phối hoạt động khai thác cảng, do đó hoạt 
động của cảng mang nặng tính phục vụ. 
Nguồn thu của cảng chủ yếu từ các hãng hàng 
không, thường chiếm khoảng trên dưới 60% 
tổng nguồn thu của cảng, lệ phí hành khách 
khoảng trên dưới 25%, còn lại là thu nhập từ 
các hoạt động thương mại, kinh doanh. 
VTKT 
Như vậy có thể thấy, theo quan điểm 
cảng phục vụ như vậy, nguồn thu của cảng 
phụ thuộc chủ yếu vào chi trả của các hãng 
hàng không. Thực tại, các hãng hàng không 
đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức: 
Sự leo thang của giá nhiên liệu trong mấy 
năm gần đây đã ảnh hưởng rất lớn đến chi phí 
khai thác; 
Sự hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu 
của các quốc gia, một mặt các hãng vận 
chuyển có thêm cơ hội mở rộng thị trường vận 
tải, tuy nhiên bị áp lực cạnh tranh gay gắt; 
Sự bùng nổ các hãng hàng không giá rẻ 
tại nhiều quốc gia càng làm tình hình cạnh 
tranh giữa các hãng vận chuyển trở nên khốc 
liệt hơn. 
Những thách thức này đã buộc các hãng 
phải thay đổi chiến lược, kế hoạch hay chính 
sách kinh doanh nhằm giảm giá thành, tăng 
hiệu quả sử dụng nguồn lực, đảm bảo sự tồn 
tại và phát triển trong điều kiện kinh doanh 
hết sức khó khăn. Các hãng hàng không sẽ rất 
khó có thể trả tăng thêm chi phí cho cảng 
hàng không trong khi cơ sở hạ tầng sân bay 
ngày càng được mở rộng và càng hiện đại. 
Mâu thuẫn này là thực tế và sẽ chỉ có thể được 
tháo gỡ khi có sự thay đổi về tư duy trong 
kinh doanh khai thác cảng hàng không sân 
bay. Các nhà quản lý và khai thác cần thấy 
rằng chức năng thương mại cần được đề cao, 
các cảng hàng không sân bay phải tiến hành 
thương mại hóa hoạt động khai thác. Thương 
mại hóa hoạt động khai thác cảng hàng không 
sân bay được thể hiện bởi: 
Thứ nhất: Sự phát triển các cơ sở vật 
chất kỹ thuật đặc biệt khu công trình nhà 
ga để phát triển các dịch vụ phi hàng 
không: 
Các dịch vụ phi hàng không đóng vai trò 
quan trọng trong các dịch vụ được cảng hàng 
không sân bay cung cấp cho khách hàng, được 
các doanh nghiệp cảng quan tâm chú ý mở 
rộng khai thác nhằm thực hiện các mục tiêu: 
- Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ 
hành khách và hàng hóa: Các dịch vụ bưu 
điện, đổi tiền, thư giãn, giải trí, ăn uống theo 
sở thích... đã làm thỏa mãn yêu cầu của các 
hành khách trực tiếp hoặc khách tiễn tại cảng 
hàng không. Các dịch vụ thu gom, phân loại, 
đóng gói, dán nhãn mác, lưu kho... hàng hóa 
vận chuyển bằng đường hàng không, đã đáp 
 ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn các yêu của 
chủ hàng, các tổ chức giao nhận hoặc nhà 
kinh doanh vận tải đa phương thức. 
- Tạo thuận lợi cho hoạt động của các 
hãng hàng không: Do yêu cầu về quản lý và 
điều hành khai thác, các hãng hàng không có 
tần suất khai thác sân bay lớn cần có trụ sở 
làm việc tại sân bay, do đó việc mở rộng qui 
mô diện tích các văn phòng cùng các trang 
thiết bị cho các hãng hàng không thuê là cần 
thiết. 
- Nhằm tối đa hóa nguồn thu cho cảng, 
nâng cao hiệu quả đầu tư và khai thác cảng: 
Một cảng hàng không sân bay cho dù ở qui 
mô nào, cơ sở vật chất cũng phải đảm bảo 
cung cấp các dịch vụ hàng không phục vụ các 
chuyến bay đi, đến, quá cảnh qua cảng. Tuy 
nhiên bên cạnh các dịch vụ hàng không, với 
cơ sở vật chất đó các cảng vẫn cung cấp cho 
khách hàng của mình các dịch vụ mang tính 
thương mại phù hợp với xu thế đa dạng hóa 
loại hình kinh doanh trong nền kinh tế thị 
trường: 
KTVT
+ Cung cấp mặt bằng trong nhà ga cho 
thuê đối với các tổ chức du lịch, cơ quan 
quảng cáo, cơ quan bưu điện, các công ty giao 
nhận vận tải hàng hóa, tổ chức và cá nhân 
kinh doanh hàng có thuế, nhà hàng ăn uống 
các loại, kinh doanh dịch vụ thư giãn, vui 
chơi, giải trí, bán sách báo, hoa tươi... 
+ Cho thuê phòng họp, hội nghị, lễ 
cưới...nhà nghỉ cho cá nhân và tổ chức có nhu 
cầu. 
+ Cho thuê mặt bằng khu vực ngoài nhà 
ga cho các khu chế xuất, các khu công nghệ 
cao, các tổ chức thực hiện dịch vụ bảo dưỡng 
sửa chữa máy bay, trung tâm thương mại... 
Với sự đa dạng hóa các lĩnh vực khai 
thác trên sẽ làm thay đổi cơ cấu nguồn thu, 
thu dịch vụ phi hàng không sẽ tăng lên đáng 
kể, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu 
của cảng, góp phần nâng cao hiệu quả khai 
thác nguồn lực của cảng hàng không sân bay. 
Thứ hai: Thay đổi chính sách quản lý 
và khai thác các dịch vụ tại cảng hàng 
không sân bay: 
- Áp dụng phù hợp mô hình quản lý và 
khai thác cảng 
Mô hình doanh nghiệp nhà nước vừa sở 
hữu, quản lý mọi nguồn lực và khai thác toàn 
bộ các chức năng của cảng sẽ trở nên không 
phù hợp khi qui mô cảng ngày càng lớn, các 
loại hình dịch vụ cung cấp tại cảng hàng 
không sân bay được đa dạng hóa. Trên thực tế 
hiện nay các cảng hàng không áp dụng linh 
hoạt một số mô hình quản lý và khai thác như 
sau: 
+ Doanh nghiệp cảng vừa sở hữu, quản 
lý và khai thác cảng: Mô hình này chỉ phù hợp 
với các sân bay nhỏ, nguồn thu của cảng rất 
hạn chế. 
+ Doanh nghiệp cảng nhượng lại quyền 
khai thác một số dịch vụ cả hàng không và phi 
hàng không tại cảng hàng không sân bay: Mô 
hình này được áp dụng tại rất nhiều cảng hàng 
không tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên việc 
nhượng quyền khai thác các dịch vụ cho đối 
tượng nào sẽ khác nhau giữa các quốc gia. Có 
thể doanh nghiệp được nhượng quyền là các 
tổ chức thuộc ngành hàng không (hãng hàng 
không, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hàng 
không, tổ chức bảo dưỡng sửa chữa máy 
bay...), cũng có thể là doanh nghiệp bên ngoài 
(được gọi là thành viên thứ 3) như: các doanh 
nghiệp cung ứng dịch vụ kỹ thuật mặt đất; tổ 
chức cung ứng xăng dầu, tổ chức cung ứng 
suất ăn, tổ chức cung ứng dịch vụ bảo dưỡng 
sửa chữa máy bay, tổ chức kinh doanh thương 
mại... Với mô hình này nhìn chung phù hợp 
với cảng hàng không sân bay có qui mô lớn, 
 các dịch vụ được thực hiện chuyên nghiệp nên 
chất lượng dịch vụ đảm bảo. 
+ Doanh nghiệp cảng kết hợp liên doanh, 
liên kết với các doanh nghiệp khác tổ chức 
khác khai thác các dịch vụ tại cảng: Trong 
nhiều trường hợp do hạn chế về nguồn lực và 
kinh nghiệm hoạt động, nhiều cảng hàng 
không sân bay chọn giải pháp này để thực 
hiện các chức năng của mình (kinh doanh cửa 
hàng có thuế, miễn thuế, nhà hàng, dịch vụ 
vui chơi giải trí...). 
Mô hình tư nhân hóa cảng hàng không 
sân bay: Nhu cầu phát triển và hiện đại hóa 
các sân bay đòi hỏi sự đầu tư vốn khổng lồ 
cho các dự án phát triển hệ thống các đường 
băng, đường lăn và công trình nhà ga, mặt 
khác đòi hỏi song hành của hiệu quả đầu tư và 
khai thác nguồn lực của cảng hàng không sân 
bay đã kéo theo sự ra đời của mô hình tư nhân 
hóa cảng hàng không. Với mô hình này nguồn 
vốn để đầu tư phát triển cảng được gọi từ 
nhiều tổ chức khác nhau. Các tổ chức góp vốn 
có phương án tối ưu trong quản lý và khai 
thác nên hiệu quả khai thác nguồn lực đạt cao, 
chất lượng dịch vụ cung cấp cho các khách 
hàng của cảng tốt. Cho đến nay có nhiều cảng 
hàng không sân bay của trên 20 quốc gia trên 
thế giới đã được tư nhân hóa (London 
Heathrow, London Gatwick, London 
Stansted, của Anh;... Copenhagen của Đan 
Mạch, Vienna của Áo, Rome của Ý, 
Melbourne, Coolangata của Úc, Auckland, 
Wellington của Newzeland; các sân bay Đông 
nam Mexi co, ...). Mặc dù đây là mô hình mới 
thể hiện tính tiên tiến, tuy nhiên tại nhiều quốc 
gia vẫn tỏ ra rất thận trọng và xem xét rất kỹ 
lưỡng việc cho phép các sân bay chuyển đổi 
mô hình sở hữu, bởi vì sân bay quốc tế là cửa 
ngõ chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng. Tại 
sân bay tiềm ẩn nhiều rủi ro bất ổn có thể ảnh 
hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh, chính 
trị, quốc phòng, tệ nạn xã hội, dịch bệnh... 
trong phạm vi thành phố sân bay và toàn quốc 
gia. 
- Thực thi chính sách mềm dẻo trong khai 
thác cơ sở vật chất của cảng: 
Trong quá trình khai thác, các nhà khai 
thác rất linh hoạt và mềm dẻo chính sách áp 
dụng với các đối tượng khách hàng khác nhau 
trong việc sử dụng cơ sở vật chất của cảng: 
+ Chính sách khai thác độc quyền cơ sở 
vật chất được thuê: Theo chính sách này, các 
hãng hàng không được phép khai thác độc 
quyền đường cất hạ cánh, các cổng đỗ hay vị 
trí đậu của máy bay, quầy thủ tục, khu vực trả 
hành lý, hàng hóa. Thông thường chính sách 
này áp dụng cho các hãng hàng không có mật 
độ chuyến bay qua cảng lớn. 
+ Chính sách liên doanh khai thác: Một 
số hãng hàng không cùng nhau khai thác một 
hoặc một số cơ sở vật chất hoặc địa điểm thuê 
của cảng như đường cất hạ cánh, quầy thủ tục, 
cổng đỗ, khu trả hành lý, hàng hóa... 
VTKT 
+ Chính sách sử dụng chung: Các cơ sở 
vật chất của cảng đã đầu tư xây dựng được sử 
dụng chung cho mọi khách hàng, theo chính 
sách này các hãng hàng không sẽ được nhà 
khai thác bố trí sắp xếp sử dụng các cơ sở vật 
chất để thực hiện nhiệm vụ của mình theo kế 
hoạch bay đã được công bố. 
Sự linh hoạt áp dụng các chính sách khai 
thác cơ sở vật chất của cảng đã làm thỏa mãn 
các nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, 
đồng thời đã khai thác triệt để các cơ hội tăng 
nguồn thu cho cảng. 
- Áp dụng linh hoạt chính sách giá phí 
dịch vụ: 
Thương mại hóa hoạt động khai thác 
cảng còn thể hiện ở chính sách mềm dẻo trong 
áp dụng mức giá phí dịch vụ: 
+ Hoạt động khai thác cảng mang tính 
 thời điểm (cao điểm và thấp điểm) rất rõ ràng: 
trong ngày có giờ cao điểm, trong tuần có 
ngày cao điểm, trong năm có tháng cao điểm. 
Thời gian cao điểm và thấp điểm ở sân bay 
các quốc gia khác nhau, thậm chí tại từng sân 
bay trong mỗi quốc gia có sự khác nhau. Các 
nhà khai thác sân bay chuyên nghiệp rất quan 
tâm đến tính chất này nhằm xây dựng biểu giá 
phí phù hợp, thông thường họ thường giảm 
giá phí dịch vụ vào lúc thấp điểm nhằm 
khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ 
được cung cấp, từ đó triệt để khai thác cơ sở 
vật chất, tăng thêm nguồn thu cho cảng. 
+ Giá phí cho thuê mặt bằng thông qua 
hợp đồng thuê rất đa dạng, mức giá phí không 
giống nhau cho mỗi đơn vị diện tích thuê, nó 
được tính dựa vào khả năng thương mại, tính 
tiện ích của vị trí thuê. Như vậy doanh nghiệp 
cảng đã tận dụng triệt để cơ hội kiếm tiềm từ 
cơ sở vật chất của mình. 
- Tăng tính linh hoạt, chủ động trong 
điều chỉnh một số điều khoản của hợp đồng 
nhượng quyền hoặc thuê dài hạn: 
KTVT
Thông thường trước đây thời hạn nhượng 
quyền khai thác dịch vụ hoặc thuê mặt bằng 
tại cảng tương đối dài, có thể lên tới 50 năm, 
mức giá phí một năm tương đối ổn định, điều 
này đã trở nên không thích hợp bởi doanh 
nghiệp cảng đã bị mất cơ hội thu khi nhu cầu 
vận chuyển hàng không ngày càng tăng lên. 
Giờ đây họ đưa thêm điều khoản điều chỉnh 
mức phí nhượng quyền hoặc thuê trong hợp 
đồng khi cần thiết, do đó doanh nghiệp cảng 
có thêm cơ hội thu thêm phí nhượng quyền 
khi doanh số bán của đơn vị được nhượng 
quyền hoặc thuê tăng lên. 
II. KẾT LUẬN 
Như vậy có thể thấy thương mại hóa hoạt 
động khai thác cảng là một xu thế tất yếu. Nhà 
quản lý và khai thác cảng cần nhận thức rõ 
tầm quan trọng của chức năng thương mại của 
cảng hàng không. Các nguồn thu của cảng để 
bù đắp chi phí đầu tư phát triển cảng sẽ chủ 
yếu từ những khách hàng sử dụng các loại 
hình dịch vụ cảng, không phải chủ yếu từ các 
hãng hàng không như trước đây, do đó cần 
phải đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phi 
hàng không, khai thác triệt để các cơ hội tăng 
thu. Các doanh nghiệp cảng sẽ phải trả lời các 
câu hỏi: 
Các cơ hội thương mại hóa dịch tại cảng 
là gì? Làm thế nào để chớp lấy cơ hội đó? 
Làm thế nào để tối đa hóa dịch vụ phi 
hàng không? Ai sẽ là người trả tiền cho các 
dịch vụ đó? Tiềm năng nguồn thu của dịch vụ 
như thế nào? 
Thực trạng khai thác các nguồn lực vật 
chất của cảng ra sao? Sự lãng phí hay không 
hiệu quả xảy ra ở đâu? Do nguyên nhân gì? 
Thực trạng công tác marketing cảng hàng 
không như thế nào? 
Điểm mạnh, yếu của cảng là gì?.... 
Nói tóm lại, thương mại hóa hoạt động 
khai thác cảng hàng không đòi hỏi sự phân 
tích thấu đáo điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, 
thách thức (SWOT) của doanh nghiệp cảng, 
xây dựng chiến lược kinh doanh khai thác, 
xây dựng các dự án đầu tư phát triển cảng ở 
từng giai đoạn cụ thể. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Tư nhân hóa cảng hàng không sân bay tại 
website: ttp://www.ncpa.org/pd/private/priv6.html 
[2]. Bài học về thương mại hóa và tư nhân hóa 
cảng hàng không tại website: 
?lbid=692497 
[3]. Thông tin hàng không số 30-31 năm 2004 
[4]. Regas Doganis (1998) Airport business, 
London and Newyork♦ 

File đính kèm:

  • pdfxu_huong_thuong_mai_hoa_hoat_dong_khai_thac_cang_hang_khong.pdf