Ảnh hưởng của một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại đến bệnh béo phì ở nam học sinh tiểu học Hà Nội năm 2012

Tóm tắt Ảnh hưởng của một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại đến bệnh béo phì ở nam học sinh tiểu học Hà Nội năm 2012: ...uả tính bằng cm. Số liệu được nhập và kiểm tra bằng phần mềm EpiData. Các biến định lượng được kiểm tra phân phối chuẩn hoặc logarit hoá để đạt xấp xỉ chuẩn và được so sánh bằng kiểm định Student T test. So sánh giữa các tỷ lệ bằng kiểm định χ2 test hoặc Fisher Exact test. Các yếu tố ...hững biến có nhiều đối tượng thiếu thông tin và không có ý nghĩa thống kê bằng các mô hình phân tích forward: conditional, backward: conditional và mô hình chung. Bảng 3 là kết quả thu được từ phân tích hồi quy logistic đa biến với các biến có ảnh hưởng mạnh đến bệnh béo phì ở trẻ nam ...a biến, không thấy mối liên quan của tần số ăn một số đồ ăn nhanh (loteria, KFC, xúc xích) với béo phì. Kết quả này có thể do việc ăn các thức ăn nhanh như ở các quán Loteria hay KFC chưa phổ biến nên chưa ảnh hưởng rõ rệt đến nguy cơ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học. Hoạt động th...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ảnh hưởng của một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại đến bệnh béo phì ở nam học sinh tiểu học Hà Nội năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức đến trường không liên quan đến bệnh béo phì ở trẻ tiểu học nam tại Hà Nội. 
Từ khóa: béo phì, trẻ em nam, đặc điểm ăn uống, lối sống tĩnh tại, thời gian ngủ. 
1. Mở đầu∗ 
Theo WHO, béo phì ở trẻ em là một vấn đề 
y tế công cộng cần được quan tâm nhất ở thế kỷ 
21 do béo phì ở trẻ gây ra nhiều hậu quả, như 
làm trẻ dậy thì sớm, gù vẹo cột sống, tăng nguy 
cơ các bệnh rối loạn chuyển hóa như: rối loạn 
lipid máu, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, rối loạn 
đường máu, ngoài ra còn có thể dẫn đến ngừng 
thở khi ngủ và tăng nguy cơ mắc một số loại 
ung thư [1]. 
_______ 
∗ Tác giả liên hệ. ĐT: 84-968795555. 
 Email: binhtq@nihe.org.vn 
Điều đáng lo ngại là tại Việt Nam, trong 
những năm gần đây tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 
em có xu hướng tăng nhanh đặc biệt ở các 
thành phố lớn, tỷ lệ trẻ nam bị béo phì thường 
cao hơn trẻ nữ. Năm 1997, theo nghiên cứu của 
Lê Thị Hải ở học sinh 6-11 tuổi ở hai trường 
tiểu học nội thành thì tỷ lệ béo phì ở trẻ nam là 
5,8%, ở trẻ nữ là 2,2% [2]; năm 2011, con số 
này đã là 25,6% trẻ nam và 8,4% trẻ nữ béo phì 
khi nghiên cứu trên 13 trường tiểu học nội 
thành Hà Nội [3]. 
Béo phì là một bệnh đa nhân tố, trong đó 
các yếu tố chính là dinh dưỡng, hoạt động thể 
L.T. Tuyết và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 2 (2015) 60-66 61
lực và gen di truyền. Sự tăng nhanh tỷ lệ mắc 
béo phì trong thời gian gần đây, trong khi bộ 
gen của con người gần như không thay đổi đã 
gợi ý ảnh hưởng quan trọng của các yếu tố môi 
trường và lối sống cũng như sự tương tác giữa 
các yếu tố này và yếu tố di truyền [4]. Do đó, 
mục tiêu của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng 
đồng thời của một số đặc điểm ăn uống và lối 
sống tĩnh tại đến bệnh béo phì ở trẻ nam 6-11 
tuổi Hà Nội. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp 
phần cung cấp dữ liệu cho việc xác định các 
yếu tố nguy cơ của béo phì ở trẻ giúp cho công 
tác dự phòng bệnh béo phì hiệu quả ngay ở giai 
đoạn tiểu học. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Thiết kế nghiên cứu 
Sử dụng thiết kế nghiên cứu bệnh-chứng 
gồm 189 trẻ nam béo phì (nhóm béo phì) và 
167 trẻ nam có tình trạng dinh dưỡng bình 
thường (nhóm bình thường) để xác định mối 
liên quan giữa một số đặc điểm ăn uống (đặc 
điểm háu ăn, đặc điểm tốc độ ăn, đặc điểm mức 
ăn mỗi bữa, sở thích một số loại thức ăn, tần 
suất ăn một số đồ ăn nhanh) và lối sống tĩnh tại 
(thời gian ngủ, xem ti vi, chơi điện tử, có hay 
không tập thể dục thể thao và phương thức đi 
đến trường) đối với bệnh béo phì ở trẻ em nam 
6-11 tuổi Hà Nội. Nghiên cứu đã được hội đồng 
đạo đức Viện Dinh dưỡng quốc gia thông qua. 
2.2. Chọn đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là học sinh nam tiểu 
học Hà Nội béo phì và bình thường. Những trẻ 
bị béo phì do nguyên nhân bệnh lý được loại 
khỏi nghiên cứu. Bà mẹ hoặc người chăm sóc 
của các học sinh này là đối tượng để phỏng vấn, 
thu thập thông tin. Các đối tượng này được 
chọn từ đề tài “Nghiên cứu mối liên quan giữa 
gen và lối sống đối với nguy cơ mắc bệnh béo 
phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội”, mã số: 01C–
08/05–2011–2 - là học sinh tại 31 trường tiểu 
học nội thành và ngoài thành Hà Nội. Thời gian 
nghiên cứu: tháng 9/2011-4/2012. 
Tiêu chuẩn xác định trẻ bình thường và béo 
phì: trẻ bình thường và béo phì thoả mãn cả hai 
tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (World 
Health Organization) năm 2007 (WHO 2007) 
và Tổ chức hành động vì béo phì quốc tế (The 
InternatinalObesity Task Force) năm 2000 
(IOTF 2000). Theo tiêu chuẩn WHO 2007 sử 
dụng Z-score BMI theo tuổi và giới: ngưỡng từ 
-2SD đến +1SD được dùng để xác định trẻ bình 
thường; ngưỡng≥+2SD được dùng để xác định 
tình trạng béo phì [5]. Tiêu chuẩn IOTF 2000 
đưa ra các ngưỡng xác định tình trạng dinh 
dưỡng cho trẻ từ 2-18 tuổi, tương đương với 
ngưỡng đối với tình trạng bình thường và béo 
phì sử dụng cho người lớn (18,5≤BMI<25kg/m2 
đối với bình thường và BMI≥30 kg/m2 đối với 
béo phì) [6]. 
2.3. Thu thập và phân tích số liệu 
Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn để thu thập 
thông tin của học sinh gồm: tuổi, giới, nơi sống, 
đặc điểm háu ăn, đặc điểm tốc độ ăn, đặc điểm 
mức ăn mỗi bữa, sở thích một số loại thức ăn, 
tần suất ăn loteria+KFC, tần suất ăn xúc xích, 
thời gian ngủ trưa, ngủ tối, xem ti vi, chơi điện 
tử, có hay không chơi các môn thể thao (đá 
bóng, nhảy dây, đá cầu, tập múa, cầu lông, 
tennis, bơi, tập võ, chạy), có hay không tập thể 
dục buổi sáng và có tự đi đến trường (đi bộ 
hoặc xe đạp) không. Bà mẹ hoặc người trực tiếp 
chăm sóc trẻ trả lời phiếu hỏi. 
Chiều cao đứng được đo bằng thước đo 
chiều cao đứng bằng gỗ (độ chính xác 0,1cm), 
kết quả tính bằng cm. Cân nặng được đo bằng 
L.T. Tuyết và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 2 (2015) 60-66 
62 
cân điện tử SECA 890 (UNICEF) với độ chính 
xác 100g, kết quả tính bằng kg. Vòng eo, vòng 
hông được đo bằng thước dây, kết quả tính 
bằng cm. 
Số liệu được nhập và kiểm tra bằng phần 
mềm EpiData. Các biến định lượng được kiểm 
tra phân phối chuẩn hoặc logarit hoá để đạt xấp 
xỉ chuẩn và được so sánh bằng kiểm định 
Student T test. So sánh giữa các tỷ lệ bằng kiểm 
định χ2 test hoặc Fisher Exact test. Các yếu tố 
nguy cơ đối với béo phì được xác định bằng 
phân tích hồi quy logistic đơn biến và đa biến. 
Tỷ xuất chênh (odds ratio, OR) chưa hiệu chỉnh 
và sau khi hiệu chỉnh được tính với khoảng tin 
cậy 95% (95%CI). Các kiểm định thống kê 
được thực hiện trên phần mềm SPSS 16.0. Giá 
trị P<0,05 theo 2 phía được coi là có ý nghĩa 
thống kê. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
Hai nhóm bình thường và béo phì không có 
sự chênh lệch về tuổi (P=0,983) nhưng nhóm 
béo phì có tỷ lệ trẻ ở khu vực nội thành cao hơn 
(63,3% so với 51,4%, P=0,018), có chiều cao, 
cân nặng, BMI, chu vi vòng eo, chu vi vòng 
hông, tỷ lệ eo hông cao hơn nhóm bình thường 
với P<0,0001 (bảng 1). 
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
Đặc điểm Nhóm bình thường (n=167) Nhóm béo phì (n=189) P 
Tuổi (năm) 8,0±1,3 8,0±1,3 0,983 a 
Khu vực nội thành (%) 51,4 63,3 0,018 
Chiều cao (cm) 125,4±8,3 130,7±8,9 < 0,0001a 
Cân nặng (kg) 23,7 (20,9-26,9) 41,1 (35,0-47,3) < 0,0001b 
BMI (kg/m2) 15,5 (14,7-16,7) 23,6 (22,1-25,3) < 0,0001b 
Chu vi vòng eo (cm) 52,7 (50,0-55,2) 73,5 (69,0-79,0) < 0,0001b 
Chu vi vòng hông (cm) 62,2 (58,0-64,5) 78,9 (74,1-83,0) < 0,0001b 
Tỷ lệ eo/hông 0,9±0,1 1,0±0,04 < 0,0001a 
P nhận được từ kiểm định Student’s t test, riêng so sánh tỷ lệ giới tính giữa 2 nhóm bằng χ2test. 
a Các biến tuân theo phân phối chuẩn được biểu diễn bằng giá trị trung bình±độ lệch chuẩn 
bCác biến không tuân theo phân phối chuẩn được biểu diễn bằng trung bình nhân (95%CI). 
3.2. Mối liên quan giữa một số đặc điểm ăn 
uống và lối sống tĩnh tại với bệnh béo phì ở trẻ 
em nam 6-11 tuổi Hà Nội 
Kết quả phân tích đơn biến sự liên quan của 
một số đặc điểm ăn uống, lối sống tĩnh tại với 
bệnh béo phì ở trẻ em nam 6-11 tuổi Hà Nội 
được trình bày ở bảng 2. Các đặc điểm háu ăn, 
đặc điểm tốc độ ăn, đặc điểm mức độ ăn, sở 
thích ăn béo và thời gian ngủ tối ảnh hưởng đến 
bệnh béo phì ở trẻ em nam 6-11 tuổi Hà Nội 
(P<0,0001), trong đó những đặc điểm làm tăng 
nguy cơ béo phì là: háu ăn (OR=13,4), ăn 
nhanh (OR=10,4), ăn nhiều (OR=25,5), thích ăn 
béo (OR=2,6), thời gian ngủ tối≤8 giờ (OR=2,3); 
những đặc điểm làm giảm nguy cơ béo phì là: lười 
ăn (OR=0,1), ăn chậm (OR=0,2). 
L.T. Tuyết và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 2 (2015) 60-66 63
Bảng 2. Mối liên quan giữa một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại với bệnh béo phì 
ở trẻ em nam 6-11 tuổi Hà Nội khi phân tích đơn biến 
Đặc điểm OR (95%CI) P 
Ăn bình thường 1 
Háu ăn 13,4 (6,8-26,5) <0,0001 Đặc điểm háu ăn 
Lười ăn 0,1 (0,1-0,3) <0,0001 
Ăn bình thường 1 
Ăn nhanh 10,4 (5,4-19,8) <0,0001 Đặc điểm tốc độ ăn 
Ăn chậm 0,2 (0,1-0,4) <0,0001 
Ăn bình thường 1 
Ăn nhiều 25,5 (7,8-83,1) <0,0001 Đặc điểm mức ăn 
mỗi bữa Ăn ít 0,1 (0,1-0,3) <0,0001 
Thích ăn ngọt 0,8 (0,5-1,3) 0,294 
Thích ăn béo 2,6 (1,7-4,0) <0,0001 
Thích ăn thịt nạc 1,3 (0,8-2,0) 0,243 
Thích ăn trứng 1,1 (0,6-1,9) 0,824 
Thích ăn tôm, cua, cá 1,1 (0,7-1,7) 0,581 
Thích ăn rau 1,2 (0,8-1,8) 0,462 
Những loại thức ăn 
trẻ thích (so với 
không thích ăn 
những loại thức ăn 
này, OR=1) 
Thích ăn hoa quả 1,2 (0,7-2,0) 0,489 
Không bao giờ ăn 1 
≤1 lần/tuần 1,4 (0,8-2,4) 0,240 Tần suất ăn Loteria + KFC 
>1 lần/tuần 1,4 (0,7-2,9) 0,368 
Không bao giờ ăn 1 
≤1 lần/tuần 1,1 (0,6-2,0) 0,826 Tần suất ăn xúc xích 
>1 lần/tuần 0,8 (0,4-1,8) 0,579 
≤1,5 giờ 1 Thời gian ngủ 
trưa/ngày >1,5 giờ 1,4 (0,9-2,1) 0,138 
>8 giờ 1 Thời gian ngủ tối/ngày 
≤8 giờ 2,3 (1,5-3,5) <0,0001 
<2 giờ 1 
2-3 giờ 1,2 (0,8-1,9) 0,383 Thời gian xem ti vi và chơi điện tử/ngày 
>3 giờ 1,2 (0,7-2,2) 0,599 
Có tập 1 Tập thể dục buổi sáng 
Không tập 1,2 (0,7-2,3) 0,530 
Tự đi 1 Tự đi đến trường bằng 
xe đạp hoặc đi bộ Được đưa đi 0,8 (0,5-1,2) 0,254 
Phân tích hồi quy đa biến logistic được thực 
hiện sau khi phân tích đơn biến để kiểm soát 
các yếu tố nhiễu và có sàng lọc bớt những biến 
có nhiều đối tượng thiếu thông tin và không có 
ý nghĩa thống kê bằng các mô hình phân tích 
forward: conditional, backward: conditional và 
mô hình chung. Bảng 3 là kết quả thu được từ 
phân tích hồi quy logistic đa biến với các biến 
có ảnh hưởng mạnh đến bệnh béo phì ở trẻ nam 
Hà Nội trước và sau khi điều chỉnh theo tuổi và 
khu vực sống. 
L.T. Tuyết và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 2 (2015) 60-66 
64 
. Bảng 3. Mối liên quan giữa một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại với bệnh béo phì 
ở trẻ em nam 6-11 tuổi Hà Nội khi phân tích đa biến 
Đặc điểm OR (95%CI) P OR* (95%CI) P* 
Ăn bình thường 1 1 
Háu ăn 3,5 (1,6-8,0) 0,003 3,6 (1,6-8,1) 0,003 Đặc điểm háu ăn 
Lười ăn 0,4 (0,1-1,5) 0,183 0,4 (0,1-1,4) 0,163 
Ăn bình thường 1 1 
Ăn nhanh 3,5 (1,6-7,6) 0,002 3,5 (1,6-7,8) 0,002 Đặc điểm tốc độ ăn 
Ăn chậm 0,3 (0,1-0,9) 0,024 0,3 (0,1-0,8) 0,019 
Ăn bình thường 1 1 
Ăn nhiều 8,0 (2,2-28,7) 0,001 8,2 (2,3-29,5) 0,001 Đặc điểm mức ăn mỗi bữa 
Ăn ít 0,6 (0,2-1,9) 0,363 0,6 (0,2-2,0) 0,400 
Không thích 1 1 Thích ăn béo 
Thích 1,7 (1,0-3,0) 0,064 1,7 (1,0-3,1) 0,059 
>8 giờ 1 1 Thời gian ngủ 
tối/ngày ≤8 giờ 2,3 (1,3-4,0) 0,004 2,3 (1,3-4,1) 0,007 
* Điều chỉnh theo tuổi và khu vực sống 
Kết quả cho thấy, khi phân tích đa biến 
(trước và sau khi điều chỉnh theo tuổi và khu 
vực sống) thì những đặc điểm làm tăng nguy cơ 
béo phì ở trẻ em nam Hà Nội là: háu ăn 
(OR*=3,6; P*=0,003), ăn nhanh (OR*=3,5; 
P*=0,002); ăn nhiều (OR*=8,2; P*=0,001); 
thời gian ngủ tối≤8 giờ (OR*=2,3; P*=0,007), sở 
thích ăn béo cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ béo 
phì ở ngưỡng xấp xỉ có ý nghĩa thống kê 
(OR*=1,7; P*=0,059). Đặc điểm ăn chậm là yếu tố 
bảo vệ, giảm nguy cơ béo phì ở trẻ với OR*=0,3; 
P*=0,019. 
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho 
thấy một số đặc điểm ăn uống như ăn nhiều, ăn 
nhanh, háu ăn, sở thích ăn béo và ăn nhiều đồ 
ăn nhanh là các yếu tố nguy cơ dẫn đến béo phì 
ở trẻ. Nghiên cứu trên trẻ mẫu giáo Thành phố 
Hồ Chí Minh (2008) ghi nhận: trẻ ăn nhiều hơn 
4 bữa một ngày có nguy cơ thừa cân, béo phì 
gấp 4,7 lần trẻ bình thường; nhóm trẻ thừa cân 
có thói quen ăn nhanh hơn nhóm đối chứng 2,7 
lần trong điều kiện ăn trong nhà trường và háu 
ăn hơn nhóm đối chứng 5,3 lần khi ăn tại nhà; 
trẻ thừa cân thích ăn chất béo gấp 2,3 lần so với 
trẻ bình thường [7]. Nghiên cứu trên trẻ tiểu 
học Parkistan (2009) cho thấy trẻ em ăn thức ăn 
nhanh và đồ ăn nhẹ một lần hoặc hơn 1 lần/tuần 
có nguy cơ tăng béo phì lên 1,41 lần 
(95%CI=1,07-1,86) [8]. Nghiên cứu ở học sinh 
tiểu học nam Nhật Bản cho kết quả khi trẻ ăn 
đến no căng làm tăng nguy cơ thừa cân lên 1,5 
lần (95%CI=1,16-1,94) so với trẻ ăn bình 
thường, trong khi việc nhai kỹ làm giảm nguy 
cơ thừa cân (OR=0,37; 95%CI=0,29-0,46) [9]. 
Trong nghiên cứu này, thông tin về các đặc 
điểm ăn uống của trẻ như háu ăn, đặc điểm tốc 
độ ăn, đặc điểm mức ăn mỗi bữa thu được từ bà 
mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp trẻ. Háu ăn 
được xác định khi so sánh với trẻ bình thường 
mà không được hiểu là háu ăn bệnh lý. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy, khi phân tích đa biến, kết 
hợp điều chỉnh theo tuổi và khu vực sống thì có 
các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh béo phì ở học 
sinh nam 6-11 tuổi Hà Nội là: háu ăn, ăn nhanh, 
ăn chậm, ăn nhiều, thời gian ngủ tối ≤8 giờ (với 
P*<0,05), sở thích ăn béo cũng là yếu tố làm tăng 
nguy cơ béo phì ở ngưỡng xấp xỉ có ý nghĩa thống 
kê (P*=0,059) (bảng 3). Điều này có thể được 
L.T. Tuyết và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 2 (2015) 60-66 65
giải thích do các đặc điểm ăn uống như háu ăn, 
ăn nhanh, ăn nhiều và thích ăn béo có ảnh 
hưởng lớn đến lượng thức ăn và loại thức ăn trẻ 
ăn trong ngày: những trẻ háu ăn, ăn nhanh, 
thích ăn béo có tổng năng lượng hấp thu cao 
hơn so với trẻ bình thường [10]. Kích thích gây 
ra bởi việc nhai thức ăn ảnh hưởng đến trung 
tâm kiểm soát cảm giác no ở vùng dưới đồi, tức 
nhai kỹ (ăn chậm) giúp hạn chế việc ăn quá 
nhiều [11]. Ngủ ít được xem là một yếu tố cơ 
cao dẫn đến béo phì ở trẻ do mất ngủ kích thích 
cơ thể tăng tiết hormone Ghrelin và giảm lượng 
hormone Leptin từ đó gây nên cảm giác thèm 
ăn [12]. 
Khi phân tích đơn biến và đa biến, không 
thấy mối liên quan của tần số ăn một số đồ ăn 
nhanh (loteria, KFC, xúc xích) với béo phì. Kết 
quả này có thể do việc ăn các thức ăn nhanh 
như ở các quán Loteria hay KFC chưa phổ biến 
nên chưa ảnh hưởng rõ rệt đến nguy cơ thừa 
cân, béo phì ở học sinh tiểu học. 
Hoạt động thể lực thường xuyên làm tăng 
tiêu hao năng lượng giúp chống lại sự tăng cân, 
trong khi lối sống tĩnh tại và sự giải trí thụ động 
như xem tivi, chơi điện tử lại dẫn đến nguy cơ 
thừa cân, béo phì. Theo nghiên cứu ở học sinh 
tiểu học Pakistan thì những trẻ hoạt động thể 
lực mạnh >2 lần/tuần giúp giảm nguy cơ thừa 
cân, béo phì (OR=0,49), những trẻ có lối sống ít 
vận động >1 giờ/ngày làm tăng nguy cơ thừa 
cân, béo phì lên 1,56 lần so với trẻ khác [8]. 
Nghiên cứu thuần tập tại thành phố Hồ Chí 
Minh trong 5 năm (2004-2009) cho kết quả: 
thời gian dành cho các hoạt động thể lực giảm 
đáng kể trong giai đoạn 5 năm từ 87 phút/ngày 
xuống 50 phút/ngày và thời gian dành cho các 
hành vi ít vận động tăng lên từ 512 phút/ngày 
lên 600 phút/ngày dẫn đến tổng tỷ lệ trẻ thừa 
cân, béo phì tăng từ 14,2% lên 21,8% [13]. 
Trong nghiên cứu này, chưa thấy mối liên quan 
giữa béo phì và thời gian xem tivi, chơi điện tử, 
thời gian ngủ trưa, đặc điểm chơi thể thao, tập 
thể dục sáng và cách thức đến trường với bệnh 
béo phì ở trẻ nam 6-11 tuổi. Điều này có thể 
được giải thích do đối tượng nghiên cứu của 
chúng tôi là học sinh tiểu học nam ở Hà Nội 
đều được học bán trú (ở trưa ở tại trường) với 
cùng chương trình học của Bộ giáo dục và đào 
tạo. Những học sinh này có đặc điểm tương tự 
nhau về thể dục thể thao, thời gian ngủ trưa, 
cách thức đến trường. 
4. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi phân tích 
đa biến và điều chỉnh theo tuổi và khu vực sống 
thì những đặc điểm làm tăng nguy cơ béo phì ở 
trẻ em nam Hà Nội là: háu ăn (OR*=3,6; 
P*=0,003), ăn nhanh (OR*=3,5; P*=0,002); ăn 
nhiều (OR*=8,2; P*=0,001); thời gian ngủ 
tối≤8 giờ (OR*=2,3; P*=0,007), sở thích ăn béo 
cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ béo phì ở 
ngưỡng xấp xỉ có ý nghĩa thống kê (OR*=1,7; 
P*=0,059). Đặc điểm ăn chậm là yếu tố bảo vệ, 
giảm nguy cơ béo phì ở trẻ với OR*=0,3; 
P*=0,019. 
Lời cảm ơn 
Đề tài được sự tài trợ của Sở Khoa học công 
nghệ Hà Nội trong “Nghiên cứu mối liên quan 
giữa gen và lối sống đối với nguy cơ mắc bệnh 
béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội”, mã số 01C-
08/05-2011-2. 
Tài liệu tham khảo 
[1] WHO, Overweight and Obesity fact sheet, 
Department of Sustainable Development and 
Healthy Environments (2011). 
[2] Melania Manco, Bruno Dallapiccola, Genetics of 
Pediatric Obesity, Pediatrics (2012) originally 
published online; DOI: 10.1542/peds.2011. 
L.T. Tuyết và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 2 (2015) 60-66 
66 
[3] Lê Thị Hải, Nguyễn Thị Lâm, Theo dõi tình 
trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ thừa cân - 
béo phì tại Hà Nội, Tạp chí Y học Thực hành 
496 (2004) 53. 
[4] Bùi Thị Nhung, Lê Thị Hợp, Trần Quang Bình 
và cs, Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu 
học tại nội thành Hà Nội năm 2011, Tạp chí Y 
học Dự phòng 1 (2013) 49. 
[5] 
r_age/en/index.html (tra cứu ngày 15/10/2012) 
[6] Tim J Cole, Mary C Bellizzi, Katherine M Flega, 
et al., Establishing a standard definition for child 
overweight and obesity worldwide: international 
survey, BMJ 320 (2000) 1. 
[7] Phùng Đức Nhật, Nghiên cứu bệnh chứng các 
yếu tố nguy cơ thừa cân, béo phì của học sinh 
mẫu giáo từ 4-6 tuổi tại quận 5 thành phố Hồ 
Chí Minh, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí 
Minh 12(4) (2008) 158. 
[8] Mushtaq, Dietary behaviors, physical activity 
and sedentary lifestyle associated with 
overweight and obesity, and their socio 
demographic correlates, among Pakistani 
primary school children, International Journal of 
Behavioral Nutrition and Physical Activity 8 (1) 
(2011) 130. 
[9] Hirotaka Ochiai, Takako Shirasawa, Rimei 
Nishimura, et al., Eating Behavior and 
Childhood Overweight Among Population-
Based Elementary Schoolchildren in Japan. Int. 
J. Environ. Res. Public Health 9 (2012) 1398. 
[10] Chei C.L., Toyokawa S., Nano K., Relationship 
between eating habits and obesity among 
preschool children in Ibaraki Prefecture, Japan. 
Jpn. J. Health Hum. Ecol. 71 (2005) 73. 
[11] Nakata, M., Masticatory function and its effects 
on general health. Int. Dent. J. 48 (1998), 540. 
[12] Hart CN, Carskadon MA, Considine RV, et al., 
Changes in children's sleep duration on food 
intake, weight, and leptin. Pediatrics 32 (6) 
(2013) e1473. 
[13] Nguyen Hoang Hanh Doan Trang, Tang Kim 
Hong, Michael John, Cohort profile: Ho Chi 
Minh City Youth Cohortdchanges in diet, 
physical activity, sedentary behaviour and 
relationship with overweight/obesity in 
adolescents. BMJ Open 2 (2012) e000362. 
Association of Some Eating Behavior Characteristics and 
Sedentary Lifestyle with Obesity among Hanoi Primary 
School Boys in 2012 
Lê Thị Tuyết1, Bùi Thị Nhung2, Trần Quang Bình3 
1Hanoi National University of Education, 136 Xuan Thuy, Hanoi, Vietnam 
2National Institute of Nutrition, 48B Tang Bat Ho, Hanoi, Vietnam 
3National Institute of Hygiene and Epidemiology, 1 Yersin, Hanoi, Vietnam 
Abstract: Obesity is a multifactorial disease resulting from nutrition, physical activity and genetic 
factors. This study aimed to investigate the relationship between eating behavior, sedentary lifestyle 
and obesity among primary school boys in Hanoi. 
A case-control study was conducted on 167 normal nutrient boys and 189 obese boys who were 
recruited from 31 primary schools in Hanoi. 
The results from multivariate logistic regression analysis adjusted for age and living area showed 
that the characteristics which associated significantly with the increased risk of obesity were 
gluttonous (OR=3.6, P=0.003), fast eating (OR=3.5, P=0.002), large amount food per meal (OR=8.2, 
P=0.001), sleeping ≤ 8 hours/night (OR=2.3, P=0.007); while, slowly eating was a protective factor 
for obesity (OR=0.3, P=0.019). The other characteristics including frequency of eating fast food, siesta 
time, time spending for television, computer games, sports and morning exercise, and how to go to 
school were not significantly associated with obesity among primary school boys in Hanoi. 
Keywords: Obesity, primary school boy, eating behavior, sedentary lifestyle, time sleep. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_mot_so_dac_diem_an_uong_va_loi_song_tinh_tai_d.pdf
Ebook liên quan