Ảnh hưởng của tro bay và xỉ lò cao đến độ bền của bê tông chất lượng siêu cao trong môi trường xâm thực

Tóm tắt Ảnh hưởng của tro bay và xỉ lò cao đến độ bền của bê tông chất lượng siêu cao trong môi trường xâm thực: ...bày ở Bảng 1 và Bảng 2. Bảng 1. Thành phần hóa của vật liệu chất kết dính, (%) SiO2 Fe2O3 Al2O3 CaO Na2O K2O MgO MKN Xi măng 22,56 3,47 5,29 64,21 0,14 0,61 2,26 0,81 Silica fume 92,60 1,85 0,87 0,32 0,39 1,20 0,85 1,60 Xỉ lò cao 35,30 0,45 16,50 33,10 0,18 2,00 8,66 0,40 Tro bay 58,70 7,31 22... nén cao nhất ở cả 7 và 28 ngày tuổi. Sử dụng FA với hàm lượng 20% trong thành phần chất kết dính (FA-20) cho cường độ nén ở tuổi 28 ngày cao nhất. Khi tăng hàm lượng FA sẽ làm giảm cường độ nén ở tuổi 7 ngày. Khi so sánh cường độ của các hỗn hợp có chứa FA hoặc SL so với cường độ nén của mẫu chỉ...64,15 55,10 65,26 57,80 62,98 Kết quả thí nghiệm thấm ion clorua trên Bảng 5 cho thấy mức độ thấm ion clorua của tất cả các cấp phối bê tông đều đạt dưới 100 Culông, là mức được phân vào mức độ không bị thấm. Nhìn chung, khi sử dụng phụ gia FA hoặc SL kết hợp với SF đều cho khả năng chống thấm ...

pdf9 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ảnh hưởng của tro bay và xỉ lò cao đến độ bền của bê tông chất lượng siêu cao trong môi trường xâm thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sản xuất UHPC
[13, 17–19]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Thắng [13] và Ân [17, 18] đều cho thấy việc thay
thế một phần xi măng bằng SL sẽ cải thiện tính công tác của hỗn hợp bê tông. Cường độ nén ở tuổi
28 ngày sẽ đạt mức cao nhất khi sử dụng hàm lượng SL hợp lý. Trong khi đó các nghiên cứu khác
[19, 20] lại cho thấy việc sử dụng SL hoặc FA thay thế xi măng đều làm giảm tính công tác của hỗn
hợp bê tông. Cường độ nén ở tuổi 28 ngày của UHPC sử dụng 30% FA sẽ đạt cường độ cao nhất so
với mẫu đối chứng và mẫu chứa 50% FA. Việc sử dụng FA sẽ làm giảm cường độ nén của UHPC so
với mẫu đối chứng. Các kết quả về vi cấu trúc và độ bền của UHPC đều cho thấy khi sử dụng hàm
lượng phụ gia khoáng FA hoặc SL hợp lý sẽ cải thiện các tính chất của UHPC trong các điều kiện ăn
mòn so với mẫu đối chứng [20].
Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng sử dụng của FA hoặc SL thay thế một phần xi
măng đến các đặc tính của bê tông chất lượng siêu cao. Độ chảy loang và cường độ nén của UHPC có
sử dụng 0, 10, 20, 30% thể tích FA hoặc SL kết hợp với 15% thể tích SF thay thế xi măng đã được thí
nghiệm. Hơn nữa, các dung dịch H2SO4 pH 2,5 và NH4NO3 5M cũng như thí nghiệm xác định mức
độ thấm ion clorua cũng đã được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng và chủng loại phụ
gia khoáng (PGK) đến độ bền của UHPC.
50
Ân, V. V. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
2. Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguyên vật liệu
Xi măng PC40, silica fume không kết nén, tro bay, xỉ lò cao hạt hoá nghiền mịn là các vật liệu
chất kết dính được sử dụng trong nghiên cứu. Tro bay sử dụng có kích thước hạt trung bình là 7,87 µm,
mịn hơn so với các loại tro bay thông dụng hiện nay. Cốt liệu dùng trong UHPC là cát quắc. Phụ gia
siêu dẻo (SD) là loại phụ gia giảm nước tầm cao gốc polycarboxylate. Các đặc tính hóa lý của vật liệu
sử dụng được trình bày ở Bảng 1 và Bảng 2.
Bảng 1. Thành phần hóa của vật liệu chất kết dính, (%)
SiO2 Fe2O3 Al2O3 CaO Na2O K2O MgO MKN
Xi măng 22,56 3,47 5,29 64,21 0,14 0,61 2,26 0,81
Silica fume 92,60 1,85 0,87 0,32 0,39 1,20 0,85 1,60
Xỉ lò cao 35,30 0,45 16,50 33,10 0,18 2,00 8,66 0,40
Tro bay 58,70 7,31 22,89 0,98 0,33 3,60 0,85 4,41
Bảng 2. Tính chất cơ lý cơ bản của vật liệu
Các tính chất Xi măng Silica fume Xỉ lò cao Tro bay Cát quắc
Khối lượng riêng, (g/cm3) 3,1 2,2 2,89 2,24 2,64
Kích thước hạt trung bình (µm) 21,1 0,151 8,92 7,87 313,45
Cường độ nén của xi măng (MPa) 3 ngày: 28,7 28 ngày: 47,9
2.2. Chế tạo UHPC
Bảng 3 trình bày 07 cấp phối bê tông UHPC sử dụng trong nghiên cứu. W/Fv là tỷ lệ thể tích của
nước (gồm cả nước trong phụ gia siêu dẻo) và thể tích của vật liệu mịn (xi măng, phụ gia khoáng).
Hàm lượng phụ gia siêu dẻo là tỷ lệ khối lượng của hàm lượng chất khô đối với chất kết dính. Thể
tích hồ chất kết dính chiếm 57% thể tích bê tông, cao hơn 15% so với thể tích rỗng của cốt liệu không
Bảng 3. Thành phần cấp phối UHPC
Hỗn hợp
Xi măng Cát quắc Silica fume Xỉ lò cao Tro bay Nước SD
W/Fv
(Kg/m3) (%)
SF-15 1001 1135 125,4 - - 190 1,0 0,50
SL-10 884 1135 125,4 109,8 - 190 1,0 0,50
SL-20 766 1135 125,4 219,6 - 190 1,0 0,50
SL-30 648 1135 125,4 329,5 - 190 1,0 0,50
FA-10 884 1135 125,4 - 85,1 190 1,0 0,50
FA-20 766 1135 125,4 - 170,2 190 1,0 0,50
FA-30 648 1135 125,4 - 255,4 190 1,0 0,50
51
Ân, V. V. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
đầm chặt. Hàm lượng SF chiếm 15% thể tích chất kết dính trong tất cả các cấp phối. FA và SL lần
lượt được sử dụng thay thế xi măng với hàm lượng tương ứng 0, 10, 20, 30% thể tích chất kết dính
nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng phụ gia khoáng đến các tính chất của UHPC.
Hỗn hợp UHPC được chế tạo theo quy trình trộn được nêu trong Hình 1. Mẫu thí nghiệm được
tạo hình với thời gian rung trên bàn rung tạo hình 30 giây, dưỡng hộ trong phòng thí nghiệm và tháo
khuôn sau 48 tiếng. Sau khi tháo khuôn, mẫu được dưỡng hộ trong nước cho đến ngày thí nghiệm.
Hình 1. Quy trình chế tạo bê tông chất lượng siêu cao
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Độ chảy loang của UHPC được xác định bởi côn đo loại nhỏ (h = 60; d = 70 và D = 100) ngay
sau khi trộn. Kết quả độ chảy loang là giá trị trung bình của kết quả đo 2 đường kính vuông góc sau 2
phút tự chảy loang của UHPC. Cường độ nén được thí nghiệm trên mẫu 40 × 40 × 160 mm3.
Dung dịch axít H2SO4 pH = 2,5 và dung dịch ammonium nitrate (NH4NO3) 5M được sử dụng
để đánh giá khả năng ăn mòn của UHPC sử dụng các phụ gia khoáng khác nhau khi ngâm trong các
môi trường ăn mòn này. Mỗi cấp phối UHPC sử dụng 3 mẫu có kích thước 10 × 40 × 160 mm3 đã
được tạo hình với đầu đo chiều dài gắn ở 2 đầu và dưỡng hộ trong nước đến 28 ngày tuổi. Các mẫu
thí nghiệm sẽ được ngâm trong dung dịch axít H2SO4 (pH = 2,5) ở điều kiện phòng thí nghiệm với
thể tích dung dịch/thể tích bê tông là 4. Để duy trì độ pH, dung dịch ngâm mẫu sẽ được đo độ pH bởi
pH kế và một lượng H2SO4 (pH = 1) sẽ được tính toán và bổ sung vào hàng tuần. Dung dịch H2SO4
ngâm mẫu sẽ được thay mới sau 2 tháng ngâm mẫu. Sự thay đổi khối lượng và chiều dài mẫu UHPC
sẽ được xác định hàng tuần trong suốt quá trình thí nghiệm. Sự thay đổi kích thước của mẫu UHPC
trong dung dịch H2SO4 được xác định trên mẫu thử với kích thước 10 × 40 × 160 mm3. 3,5 mẫu có
kích thước 10 × 40 × 160 mm3 ở tuổi 28 ngày được ngâm vào dung dịch NH4NO3 5M để xác định
sự thay đổi khối lượng và chiều sâu lớp bê tông bị ăn mòn theo thời gian. Chiều sâu lớp bê tông bị
ăn mòn được xác định trên tiết diện ngang 10 × 40 mm2 được cắt ra từ nửa mẫu ngâm trong dung
dịch thông qua chất chỉ thị màu phenolphthalein và kỹ thuật chụp, phóng đại ảnh. Kết quả đo là giá
trị trung bình của 5 điểm đo trên tiết diện ngang mẫu (Hình 2).
Hình 2. UHPC bị ăn mòn trong dung dịch NH4NO3 5M
52
Ân, V. V. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
Thí nghiệm đo khả năng chống thấm ion clorua của UHPC được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn
ASTM C1202-19 [21]. Thí nghiệm được thực hiện trên 03 mẫu UHPC có đường kính 100 mm và
chiều dày 50 mm được cắt ra từ mẫu hình trụ 100 × 200 mm2 ở 28 ngày tuổi. Mặt bên của mẫu được
sơn phủ bằng epoxy. Sau khi được bão hoà nước trong bình hút chân không, mẫu được lắp vào các
khoang có chứa dung dịch NaCl 3% và NaOH 0,3N. Tổng số culông truyền qua mẫu dưới hiệu điện
thế 60 V trong 6 tiếng được sử dụng để đánh giá khả năng thấm ion clorua của bê tông (Hình 3).
Hình 3. Thí nghiệm đo độ thấm ion clorua
3. Kết quả thực nghiệm và bàn luận
3.1. Tính công tác và cường độ nén
Kết quả độ chảy loang và cường độ nén ở tuổi 28 ngày được đưa ra trên Bảng 4 đều cho thấy tất
cả các hỗn hợp bê tông UHPC đều có độ chảy loang đạt trên 260 mm và cường độ nén vượt quá 130
MPa. Có thể thấy rằng khi tăng hàm lượng sử dụng xỉ lò cao hoặc tro bay đã cải thiện rõ rệt tính công
tác của hỗn hợp UHPC. Tính công tác của hỗn hợp sử dụng FA tốt hơn so với sử dụng SL nhưng
cường độ nén ở các tuổi tương ứng của hỗn hợp sử dụng SL lại cao hơn so với hỗn hợp sử dụng FA
khi có cùng hàm lượng phụ gia khoáng sử dụng. Hỗn hợp sử dụng 20% SL cho cường độ nén cao
nhất ở cả 7 và 28 ngày tuổi. Sử dụng FA với hàm lượng 20% trong thành phần chất kết dính (FA-20)
cho cường độ nén ở tuổi 28 ngày cao nhất. Khi tăng hàm lượng FA sẽ làm giảm cường độ nén ở tuổi
7 ngày. Khi so sánh cường độ của các hỗn hợp có chứa FA hoặc SL so với cường độ nén của mẫu chỉ
chứa silica fume (SF-15) cho thấy việc sử dụng phối hợp FA- SF hoặc SL- SF đã cải thiện cường độ
nén của bê tông ở tuổi dài ngày. Ở 7 ngày tuổi, việc sử dụng tro bay sẽ làm giảm cường độ nén của
bê tông so với mẫu không chứa tro bay. Sự giảm cường độ nén của mẫu có chứa xỉ lò cao so với mẫu
không chứa xỉ lò cao ở tuổi 7 ngày chỉ xảy ra khi hàm lượng xỉ lò cao sử dụng đến 30% thể tích chất
kết dính (SL-30). Kết quả nghiên cứu của Yu và cs. [9] lại cho thấy khi tăng hàm lượng sử dụng của
SL hoặc FA thay thế xi măng thì lượng cần nước của hỗn hợp UHPC sẽ giảm. Lượng cần nước của
hỗn hợp có chứa FA thấp hơn so với hỗn hợp có chứa SL do hiệu ứng ổ bi và có thể sự tương hợp
giữa phụ gia siêu dẻo và của FA. Cường độ nén ở 28 và 91 ngày của mẫu có chứa SL cao hơn mẫu có
chứa FA và đều thấp hơn mẫu đối chứng [9]. Ganesh và cs. [22] cũng cho thấy việc cải thiện độ chảy
loang của hỗn hợp UHPC khi sử dụng đến 60% khối lượng SL thay thế xi măng. Ở chế độ dưỡng hộ
thường, cường độ nén của UHPC có chứa 20% khối lượng SL thay thế xi măng sẽ đạt cường độ nén
lớn nhất và cao hơn cường độ của mẫu đối chứng chỉ sử dụng SF.
53
Ân, V. V. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
Bảng 4. Tính chất của bê tông chất lượng cao sử dụng các loại phụ gia khoáng
Hỗn hợp SF-15 SL-10 SL-20 SL-30 FA-10 FA-20 FA-30
Độ chảy loang, (mm) 260 265 280 300 270 300 320
Cường độ nén 7 ngày, (MPa)
115,9
(3,7)
116,4
(4,2)
126,7
(2,5)
109,2
(3,9)
113,2
(7,1)
107,9
(5,6)
93,2
(2,7)
Cường độ nén 28 ngày, (MPa)
134,6
(4,1)
138,9
(2,3)
161,4
(6,4)
155,8
(8,6)
138,1
(8,7)
150,6
(6,9)
142,4
(4,6)
Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn của kết quả.
3.2. Trong dung dịch H2SO4 pH 2,5
Kết quả sự thay đổi khối lượng và kích thước mẫu thử theo thời gian ngâm mẫu trong dung dịch
H2SO4 pH 2,5 được thể hiện trên Hình 4. Trong những tuần đầu, các mẫu UHPC đều tăng khối lượng
sau đó các mẫu gần như không thay đổi khối lượng đến khoảng tuần 16 trong dung dịch. Sự suy giảm
khối lượng mẫu thử bắt đầu tăng lên từ tuần thứ 16 trở đi (Hình 4(a)). Trong khi đó, trong khoảng 10
đến 14 tuần đầu tiên trong dung dịch, kích thước các mẫu thử tăng gần như là tuyến tính. Tốc độ giãn
nở mẫu ở các tuần đầu này nhanh hơn, sau đó thì giảm dần (Hình 4(b)). Kết quả trên Hình 4 cũng cho
thấy càng tăng hàm lượng sử dụng SL thì càng giảm sự mất khối lượng cũng như độ giãn nở của mẫu
thử trong dung dịch. Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy SL nâng cao độ bền của UHPC sử dụng xi
măng có hàm lượng C3A thấp trong dung dịch H2SO4 pH 2,5 so với UHPC chỉ sử dụng SF [23]. Việc
sử dụng FA cũng cải thiện khả năng mất khối lượng mẫu trong dung dịch. Tuy nhiên, độ giãn nở của
các mẫu thử có chứa FA có phần cao hơn đôi chút ở thời gian đầu nhưng đến 40 tuần thì không có sự
khác biệt nhiều với mẫu chỉ chứa SF. Điều này cho thấy độ bền của UHPC sử dụng SL tốt hơn so với
mẫu UHPC sử dụng FA khi ngâm mẫu trong dung dịch H2SO4 pH 2,5.
(a) Thay đổi khối lượng (b) Thay đổi kích thước
Hình 4. Độ bền của UHPC trong dung dịch H2SO4 pH 2,5 theo thời gian
3.3. Trong dung dịch NH4NO3 5M
Hình 5 thể hiện kết quả mất khối lượng và tăng chiều sâu ăn mòn của UHPC sử dụng hàm lượng
phụ gia FA và SL khác nhau với thời gian ngâm mẫu 4, 8 và 12 tuần trong dung dịch NH4NO3 5M.
Kết quả cho thấy rằng theo thời gian ngâm mẫu trong dung dịch thì khối lượng mẫu bị mất dần đi và
54
Ân, V. V. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
chiều sâu lớp bê tông bị ăn mòn tăng lên. Ngoại trừ mẫu có chứa 30% thể tích SL thay thế xi măng
(SL-30), sự kết hợp giữa SF và FA hoặc SL làm giảm mức độ mất khối lượng của bê tông trong dung
dịch so với việc chỉ sử dụng SF. Khi sử dụng 20% thể tích FA hoặc SL thay thế xi măng sẽ làm khối
lượng bê tông mất đi trong dung dịch là nhỏ nhất (Hình 5(a)). Kết quả chiều sâu lớp bê tông bị ăn
mòn (Hình 5(b)) cho thấy khi tăng hàm lượng sử dụng tro bay hoặc xỉ lò cao sẽ làm giảm khả năng
chống ăn mòn của bê tông. Khả năng chống lại sự xâm nhập của tác nhân ăn mòn vào trong bê tông
sử dụng SL tốt hơn so với bê tông sử dụng FA. Kết quả quả cũng tương tự đối với ảnh hưởng của SL
đến độ bền của hỗn hợp UHPC sử dụng xi măng có hàm lượng C3A thấp trong dung dịch NH4NO3
5M [24], SL cải thiện khả năng chống lại sự mất khối lượng nhưng lại làm tăng chiều dày lớp ăn mòn
của mẫu UHPC trong dịch dịch so với mẫu chỉ chứa SF.
(a) Suy giảm khối lượng (b) Chiều sâu ăn mòn
Hình 5. Độ bền của UHPC trong dung dịch NH4NO3 5M theo thời gian
3.4. Thấm ion clorua
Bảng 5. Kết quả thấm ion clorua của UHPC
Hỗn hợp
Điện lượng truyền qua (Culông)
Hỗn hợp
Điện lượng truyền qua (Culông)
Mẫu Trung bình Mẫu Trung bình
SF-15 69,30 68,10
65,35
69,65
SL-10 75,20 67,79 FA-10 71,14 67,66
58,60 64,30
69,57 67,55
SL-20 60,80 65,87 FA-20 62,98 63,60
70,10 61,58
66,70 66,23
SL-30 69,20 60,70 FA-30 64,21 64,15
55,10 65,26
57,80 62,98
Kết quả thí nghiệm thấm ion clorua trên Bảng 5 cho thấy mức độ thấm ion clorua của tất cả các
cấp phối bê tông đều đạt dưới 100 Culông, là mức được phân vào mức độ không bị thấm. Nhìn chung,
khi sử dụng phụ gia FA hoặc SL kết hợp với SF đều cho khả năng chống thấm ion clorua cao hơn
55
Ân, V. V. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
so với mẫu chỉ sử dụng SF. Khi tăng hàm lượng SL sử dụng lên trong khoảng thí nghiệm thì mức độ
thấm clorua qua mẫu bê tông có giảm nhẹ. Đối với FA thì cấp phối sử dụng 20% thể tích tro bay thay
thế xi măng dường như sẽ cho tổng điện lượng truyền qua mẫu thấp hơn so với cấp phối sử dụng với
hàm lượng tro bay khác. Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia FA,
SL đến khả năng chống thấm của UHPC trước đây. Kết quả nghiên cứu của Ganesh và cs. [22] cũng
cho thấy khi tăng hàm lượng SL từ 0% đến 40% thì khả năng chống thấm clorua của UHPC tăng lên,
sau đó giảm xuống khi sử dụng hàm lượng SL ở mức 60 và 80%.
4. Kết luận
Dựa vào các kết quả thực nghiệm thu được trong nghiên cứu, các kết luận sau đây được rút ra:
- Việc sử dụng FA hoặc SL thay thế một phần xi măng trong chế tạo UHPC sẽ cải thiện tính công
tác của hỗn hợp bê tông. Khi sử dụng cùng hàm lượng phụ gia khoáng thì độ chảy loang của hỗn hợp
có chứa FA cao hơn so với hỗn hợp có chứa SL nhưng cường độ nén của hỗn hợp có chứa SL lại cao
hơn. Với cùng lượng dùng 20% thì cường độ nén ở tuổi 7 và 28 ngày đối với bê tông có chứa SL và
ở tuổi 28 ngày đối với bê tông sử dụng FA là cao nhất. Tuy nhiên, đối với mẫu sử dụng FA thì hàm
lượng FA càng cao thì cường độ ở tuổi 7 ngày càng thấp.
- Khi tăng hàm lượng SL thì càng cải thiện độ bền của UHPC trong dung dịch H2SO4 pH 2,5,
tăng khả năng chống thấm clorua so với mẫu đối chứng chỉ chứa SF. Trong dung dịch NH4NO3 5M,
chiều sâu UHPC bị ăn mòn càng lớn khi hàm lượng sử dụng SL càng tăng trong khi mất khối lượng
của mẫu có chứa 20% SL là thấp nhất.
- Mức độ chống ăn mòn khối lượng trong trong dung dịch sun phát và dung dịch amoni cũng như
chống thấm clorua của mẫu UHPC có chứa FA và SF đã được cải thiện so với mẫu chỉ chứa SF. Trong
khi đó, mức độ giãn nở trong môi trường sun phát cũng như chiều sâu ăn mòn trong dung dịch amoni
của mẫu có chứa FA lại cao hơn so với mẫu đối chứng.
- Khi sử dụng cùng hàm lượng phụ gia khoáng thì độ bền trong dung dịch NH4NO3 5M và dung
dịch H2SO4 pH 2,5 của UHPC sử dụng SL tốt hơn so với UHPC sử dụng FA. Khả năng chống thấm
ion clorua của UHPC sử dụng FA hoặc SL thay thế một phần xi măng là rất cao (< 100 Culông) và
không có sự khác biệt nhiều khi thay đổi hàm lượng các phụ gia khoáng trong khoảng 30% thể tích
thay thế xi măng.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE) với đề tài có Mã số
25-2019/KHXD-TĐ.
Tài liệu tham khảo
[1] Schmidt, M., Fehling, E. (2005). Ultra-high-performance concrete: research, development and application
in Europe. The 7th International Symposium on the Utilization of High-strength- and High-performance-
concrete, 228(1):51–78.
[2] Schmidt, M. (2007). Von der Nanotechnologie zum Ultra-Hochfesten Beton. The 16th International
Conference on Building materials (ibausil), Weimar, Germany.
[3] ASTM C1856/C1856M-17 (2017). Standard Practice for Fabricating and Testing Specimens of Ultra-
High Performance Concrete. ASTM International, West Conshohocken, PA.
[4] Shah, S. P. (1995). Recent Trends in the Science and Technology of Concrete. Proceedings of the
International RILEM 26.
56
Ân, V. V. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
[5] Perry, V. H. (2011). Sustainable UHPC Bridges for the 22nd Century. Annual Transportation Association
of Canada (TAC) Conference and Exhibition, Alberta, Canada.
[6] Richard, P., Cheyrezy, M. (1995). Composition of reactive powder concretes. Cement and Concrete
Research, 25(7):1501–1511.
[7] de Larrard, F., Sedran, T. (1994). Optimization of ultra-high-performance concrete by the use of a packing
model. Cement and Concrete Research, 24(6):997–1009.
[8] Park, J. J., Kang, S. T., Koh, K. T., Kim, S. W. (2008). Influence of the ingredients on the compressive
strength of UHPC as a fundamental study to optimize the mixing proportion. Proceedings of the Second
International Symposium on Ultra High Performance Concrete, Kassel Germany, 105–112.
[9] Yu, R., Spiesz, P., Brouwers, H. J. H. (2015). Development of an eco-friendly Ultra-High Performance
Concrete (UHPC) with efficient cement and mineral admixtures uses. Cement and Concrete Composites,
55:383–394.
[10] Kim, H., Koh, T., Pyo, S. (2016). Enhancing flowability and sustainability of ultra high performance
concrete incorporating high replacement levels of industrial slags. Construction and Building Materials,
123:153–160.
[11] Ferdosian, I., Camões, A., Ribeiro, M. (2017). High-volume fly ash paste for developing ultra-high
performance concrete (UHPC). Ciência & Tecnologia dos Materiais, 29(1):e157–e161.
[12] An, V. V. T. (2018). Study on using maximum amount of fly ash in producing ultra-high performance
concrete. Journal of Science and Technology in Civil Engineering (STCE) - HUCE, 12(3):51–61.
[13] Thắng, N. C. (2016). Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng phụ gia khoáng và vật liệu
sẵn có ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ kỹ thuật, Đại học Xây dựng Hà Nội.
[14] Gerlicher, T., Leonhardt, S., Heinz, D., Urbonas, L. (2009). Einfluss des Steinkohlenflugascheeinsatzes
auf die Frisch- und Festbetoneigenschaften von ultrahochfestem Beton. The 17th International Conference
on Building materials (ibausil), Weimar, Germany.
[15] Yazıcı, H., Yardımcı, M. Y., Aydın, S., Karabulut, A. S¸. (2009). Mechanical properties of reactive pow-
der concrete containing mineral admixtures under different curing regimes. Construction and Building
Materials, 23(3):1223–1231.
[16] Ân, V. V. T., Hải, L. Đ. (2019). Ảnh hưởng của nano carbon và tro bay đến co ngót và khả năng kháng
nứt của bê tông chất lượng siêu cao. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXDHN, 13
(2V):32–40.
[17] Van, V.-T.-A. (2013). Characteristics of rice husk ash and application in Ultra-High Performance Con-
crete. PhD thesis, Bauhaus University Weimar, Germany.
[18] Van, V.-T.-A., Ludwig, H.-M. (2012). Proportioning optimization of UHPC containing rice husk ash and
ground granulated blast-furnace slag. Proceedings of the 3rd International Symposium on UHPC and
Nanotechnology for High Performance Construction Materials, Kassel, Germany, 197–205.
[19] Ahmed, T., Elchalakani, M., Karrech, A., Ali, M. M., Guo, L. (2021). Development of ECO-UHPC with
very-low-C3A cement and ground granulated blast-furnace slag. Construction and Building Materials,
284:122787.
[20] Tahwia, A. M., Elgendy, G. M., Amin, M. (2021). Durability and microstructure of eco-efficient ultra-
high-performance concrete. Construction and Building Materials, 303:124491.
[21] ASTM C1202-19 (2019). Standard Test Method for Electrical Indication of Concrete’s Ability to Resist
Chloride Ion Penetration. ASTM International, West Conshohocken, PA.
[22] Ganesh, P., Murthy, A. R. (2019). Tensile behaviour and durability aspects of sustainable ultra-high
performance concrete incorporated with GGBS as cementitious material. Construction and Building
Materials, 197:667–680.
[23] An, V. V. T. (2015). Nghiên cứu nâng cao độ bền của bê tông chất lượng siêu cao sử dụng trong môi
trường axít sulfuric. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXDHN, (24):26–33.
[24] An, V. V. T. (2016). Durability of ultra-high performance concrete in NH4NO3 solution. Journal of
Science and Technology in Civil Engineering (STCE) - HUCE, (31):96–101.
57

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_tro_bay_va_xi_lo_cao_den_do_ben_cua_be_tong_ch.pdf