Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa đường ô tô - Chương 2: Biến dạng hư hỏng của đường và nguyên nhân gây ra

Tóm tắt Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa đường ô tô - Chương 2: Biến dạng hư hỏng của đường và nguyên nhân gây ra: ...ch bảo dưỡng sửa chữa. Đến cuối giai đoạn diễn biến bình thường của nó, mặt đường nhựa bước sang một giai đoạn có thể phát triển những biến dạng dẻo quan trọng. Mặt đường mất dần tính không thấm nước, và những hiện tượng phá hoại thứ cấp sẽ nhanh chóng xuất hiện và dẫn tới sự hư hỏng hoàn t...2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên nhân gây ra “  Lún lõm (30 mm đến 120 mm): Nguyên nhân: ü  Do vật liệu lớp móng, mặt đường hoặc nền đắp không được đầm chặt theo yêu cầu và có sự lèn xếp lại vật liệu trong quá trình xe chạy. ü  Cường độ kết cấu mặt đường không thí...ị lệch. 2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên nhân gây ra 2.2.2.3. Tấm bản bị lún và chuyển vị: Nguyên nhân: Đối với các tấm bản không có thanh truyền lực xây dựng trên lớp móng vô hạn có thể sinh ra các “bậc” tại mối nối, nguyên nhân chính là do chuyển vị của lớp móng dưới...

pdf37 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa đường ô tô - Chương 2: Biến dạng hư hỏng của đường và nguyên nhân gây ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 suy giảm chất lượng đường 
ô tô. 
2.1.1. Môi trường vật chất của đường ô tô 
a) Các nhân tố khí hậu: Mưa khí quyển, ánh nắng mặt trời, gió. 
 Một hiện tượng thường gắn trực tiếp với mưa là sự xói mòn đất. Hiện 
tượng xói mòn chỉ bắt đầu phát sinh khi tốc độ nước chảy vượt quá tốc độ giới 
hạn. Tốc độ giới hạn này có thể từ 0,30 m/s cho cát có đường kính 0,1 mm và đạt 
tới 1,50 m/s hoặc hơn nữa cho sỏi cuội và cả cho đất sét. Ơ chỗ đất xốp người ta 
thường chấp nhận trị số 0,90 m/s. 
 Đối với mặt đường nhựa, sự xói mòn thường rất rõ rệt ở chỗ tiếp giáp 
giữa mặt đường và lề đường. Việc xói mòn lề đường và các mương rãnh thoát 
nước. 
 Bức xạ mặt trời ảnh hưởng không tốt tới cường độ của vật liệu làm mặt 
đường, đặc biệt là đối với mặt đường nhựa, mặt đường bê tông xi măng. Sự thay 
đổi của nhiệt độ trong ngày có thể làm cho mặt đường co giãn, thể tích thay đổi 
không đều làm cho mặt đường nứt nẻ. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, mặt đường 
nhựa có thể trở nên mềm, dẻo, nhất là khi dùng lượng nhựa, loại nhựa không hợp 
lý, trên mặt đường phát sinh làn sóng, lún, vệt hằn bánh xe, chảy nhựa mặt 
đường. Dưới tác dụng của nhiệt độ thấp, nhựa chóng hóa già, dòn làm mặt đường 
nứt gãy. 
2.1. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng 
đường ô tô. 
 Gió có thể có tác dụng tốt khi thúc nhanh sự bốc hơi, nhưng có khi 
lại gây khó khăn cho thi công. 
 Ví dụ: có thể nhiệt độ ngoài trời khá cao, gió vẫn làm nguội các tia nhựa 
trong lúc rải nhựa làm giảm tính dính bám của nhựa với đá, mặt khác khi 
đang tưới nhựa mà mặt đá bị gió thổi làm cho bị phủ một lớp bụi mỏng, lớp 
bụi mỏng này làm nhựa kém dính bám với đá. 
2.1. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng 
đường ô tô. 
b) Chất lượng của đất và các loại vật liệu. 
ü  Chất lượng đất và các loại vật liệu đóng một vai trò quan trọng, một mặt đối 
với kết cấu áo đường, mặt khác đối với lớp mặt chịu tác dụng của bánh xe chạy. 
ü  Loại đất dùng để đắp nền đường thường được chọn là các loại đất có khả 
năng chịu lực tốt, dễ đầm lèn, trạng thái của đất ít thay đổi khi độ ẩm biến đổi 
nhiều, v.v.. Các loại đất bị trương nở, hoặc co ngót nhiều khi bị thay đổi lớn về độ 
ẩm sẽ làm các lớp kết cấu mặt đường bên trên bị phá hủy nhanh chóng. 
ü  Với các mặt đường cấp thấp không được trải nhựa, chất lượng của vật liệu 
hạt như: kích cỡ hạt thành phần cấp phối, độ dính kết, cường độ, sức chịu mài 
mòn, tính nhạy cảm với nước là những yếu tố quyết định khả năng chống xói mòn 
và chống bánh xe mài mòn của mặt đường. 
ü  Để tránh những phá hoại nhất thiết phải tôn trọng quy định về chế tạo và TC 
2.1. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng 
đường ô tô. 
2.1.2.Chất lượng của đồ án thiết kế và thi công 
 a) Chất lượng của đồ án thiết kế 
Chất lượng kỹ thuật xấu của một đồ án thiết kế đường có thể gây ảnh hưởng xấu, 
làm cho mặt đường chóng suy giảm chất lượng. 
Ví dụ: Nếu thiết kế kết cấu áo đường không đặt được áo đường ở trên mực nước sẽ 
có thể làm cho mặt đường sớm bị hư hỏng. Sự thiếu quan tâm đến các công trình 
chống xói các rãnh thoát nước hai bên có thể dẫn đến hỏng dần rồi phá hoại hai bên 
lề đường. Một kết cấu áo đường quá mỏng thiết kế trên một nền đất yếu dẫn đến sự 
hư hỏng nhanh chóng của mặt đường. 
Những sai sót thi công và chế tạo vật liệu dẫn đến rút ngắn tuổi thọ của đường 
- Thiếu công đầm lèn; 
- Khi vận chuyển đá bị phân tầng, 
- Cân đong thiếu nhựa hoặc thiếu cốt liệu, không đúng quy định; 
- Nhiệt độ thi công nhựa đường quá thấp; 
- Màng nhựa chưa bao kín các hạt đá; 
b) Chất lượng của công tác thi công. 
2.1. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng 
đường ô tô. 
2.1.3. Ảnh hưởng của cường độ vận chuyển và tải trọng xe 
a) Hiện tượng mài mòn. 
b) Hiện tượng mỏi. 
 Sự mài mòn lớp mặt xảy ra chủ yếu là do lực tiếp tuyến gây ra bởi bánh 
xe. Lực tiếp tuyến làm bong bật các hạt đá mặt đường không rải nhựa, đối với mặt 
đường láng nhựa và bê tông nhựa thì nó làm nhẵn mặt các viên đá. 
 Sự mài mòn tuỳ thuộc vào cường độ vận chuyển, thành phần dòng xe (số 
lượng xe, loại xe nhẹ hay xe nặng) và vào tốc độ của xe. 
 Hiện tượng mỏi xuất hiện phổ biến trên các đường nhựa, do sự không 
liên tục trong cấp phối của vật liệu và sự diễn biến khác nhau giữa các lớp vật liệu 
 Sự mỏi của mặt đường có nguyên nhân từ các lực thẳng đứng do truyền 
tải và các lực kéo nén tác dụng lên kết cấu mặt đường, trong bề dày áo đường sự 
ma sát lặp đi lặp lại giữa các hạt đá dẫn đến tác dụng làm vụn dần mặt đá, sản sinh 
ra các hạt bụi nhỏ và làm tăng tính dẻo của phối liệu. Có thể thấy sự phát sinh trên 
đường những vết nứt dọc và nứt ngang khi mặt đường phải làm việc qúa giai đoạn 
đàn hồi của nó. 
2.1. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng 
đường ô tô. 
Tác động của tải trọng xe tới độ bền của kết cấu nền - mặt đường 
 Toàn bộ tải trọng chất trên xe được phân bố qua các trục để thông qua 
bánh xe truyền trực tiếp tải trọng xuống mặt đường. Tại vị trí tiếp xúc giữa bánh xe 
với mặt đường, căn cứ vào tải trọng, độ cứng của bánh xe và độ cứng của mặt 
đường mà diện tích truyền áp lực xuống có thể lớn hay nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp 
đến sự chịu tải của các lớp kết cấu mặt đường và của nền đường. 
2.1. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng 
đường ô tô. 
Diễn biến của các hiện tượng suy giảm chất lượng. 
 Tình trạng của mặt đường ở một thời điểm nhất định là nhân tố quyết định 
những công việc bảo dưỡng sửa chữa phải được làm. Như vậy, rất quan trọng là phải 
biết đánh giá đúng tình trạng của đường, hoặc mắt nhìn thấy, hoặc ở trong kết cấu, 
trước khi lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa. 
 Đến cuối giai đoạn diễn biến bình thường của nó, mặt đường nhựa bước sang 
một giai đoạn có thể phát triển những biến dạng dẻo quan trọng. Mặt đường mất dần 
tính không thấm nước, và những hiện tượng phá hoại thứ cấp sẽ nhanh chóng xuất 
hiện và dẫn tới sự hư hỏng hoàn toàn. 
 Trên những mặt đường cấp thấp không được trải nhựa, thường có cường độ 
vận chuyển thấp hơn, những tác động làm mòn mặt đường vì vật liệu mất đi do bong 
bật sẽ càng rõ rệt nếu sự liên kết của lớp mặt xe chạy càng kém. Điểm cuối của quá 
trình diễn biến bình thường đối với loại mặt đường này là sự biến mất hoàn toàn lớp 
mặt xe chạy. 
 Diễn biến của các quá trình suy giảm chất lượng là không có giới hạn và 
không nên quan niệm rằng chúng có thể dần dần tiến đến ổn định theo thời gian. 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
MÆt ®­êng 
mÒm 
Mặt đường 
BTXM 
C¸c bé phËn 
chung cho 
mäi lo¹i 
đường 
Cóc gặm; 
 Nứt lớn; 
 Nứt lưới 
 Bong tróc; 
 ổ gà nông; 
 ổ gà sâu; 
 Lún vệt bánh; 
 Lún lõm; 
 Lún sâu; 
 Miếng vá; 
 Cao su mặt đường. 
Bao gåm 3 nhãm h­ háng: 
- C¸c d¹ng vÕt nøt 
-  MiÕng vì gãc c¹nh 
- TÊm BTXM bÞ lón-chuyÓn vÞ 
Bao gåm 11 lo¹i hư háng: 
Bao gồm 3 nhóm hư hỏng 
- H­ háng c¸c bé phËn phô cña ®­êng; 
- H­ háng c¸c thiÕt bÞ vµ cäc tiªu biÓn b¸o; 
- H­ háng c¸c c«ng trình tiªu n­íc, tho¸t nước; 
3 nhãm 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
2.2.1. Mặt đường mềm: 
 Nguyên nhân: 
 Lề đường bị xói mòn, đặc biệt là khi lề 
thấp hơn mặt đường tạo thành nấc. 
 Do nước gây ra. 
 Đầm không kỹ ở hai bên lề của mặt 
đường nhựa. 
 Đường quá hẹp do vậy phương tiện giao 
thông thường phải đi lấn lên lề. 
Œ  Cóc gặm: - Vỡ mép mặt đường: 
Ø  Mức độ hư hỏng tăng nhanh vào mùa mưa, đường hẹp sẽ gây nguy hiểm 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
 Nứt lớn (bề rộng vết nứt > 5 mm) 
 Nguyên nhân: 
Ø  Chất lượng vật liệu kém; 
Ø  Trình độ tay nghề kém; 
Ø  Độ dày mặt đường thiếu; 
Ø  Hỗn hợp nhiều chất kết 
dính, mềm 
Ø hoặc do độ liên kết kém 
giữa lớp mặt và lớp móng. 
Ø => Do vật liệu là chính 
Ø  Giảm cục bộ hoặc toàn bộ kết cấu mặt đường 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
Ž  Nứt lưới - (Nứt da cá sấu, nứt nối tiếp hoặc liên kết, nứt 
hình chữ nhật) 
Nứt lưới 
 Nguyên nhân: 
ü  Chất lượng vật liệu 
kém. 
ü  Trình độ tay nghề kém. 
ü  Độ dày mặt đường 
không đủ. 
ü  Các vết nứt lớn không 
được sửa chữa kịp thời 
Ø  Mất lớp mặt, tạo ổ gà, có thể tạo các điểm lún cục bộ 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
 Bong tróc - Bong bật: 
 Nguyên nhân: 
ü  Độ liên kết kém giữa 
lớp láng và lớp mặt đường 
phía dưới. 
ü  Dùng đá bẩn để láng 
mặt. 
ü  Đá nhỏ chưa được lèn 
sâu xuống mặt đường. 
ü  Chất lượng trộn hoặc 
tay nghề kém. 
ü  Chất kết dính không đủ 
hoặc tưới không đều. 
Ø  Bong dần lớp mặt đường 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
  ổ gà nông (chiều sâu < 50 mm): 
 Nguyên nhân: 
ü  Chất lượng vật liệu mặt 
đường kém. 
ü  Thấm nước. 
ü  Mất vật liệu hạt do giao 
thông gây ra. 
ü  Nứt lưới hoặc các điểm 
lún không được sửa chữa 
kịp thời. 
Ø  Sẽ phát triển ổ gà có DT lớn và sâu hơn 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
‘  ổ gà sâu (chiều sâu > 50 mm): 
 Nguyên nhân: 
ü  Chất lượng vật liệu mặt 
đường kém. 
ü  Thấm nước. 
ü  Mất vật liệu hạt do giao 
thông gây ra. 
ü  Các ổ gà nông không được 
sửa chữa kịp thời. 
ü  Nứt lưới hoặc các điểm lún 
không được sửa chữa kịp thời. 
Ø  Sẽ phát triển ổ gà có DT lớn và 
 sâu hơn xuống lớp dưới 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
’  Lún vệt bánh: 
 Nguyên nhân: 
ü  Cường độ mặt đường không 
thích hợp với lưu lượng giao 
thông chạy trên đường. 
ü  Tính không ổn định của lớp 
mặt nhựa. 
ü  Tải trọng trùng phục của xe 
cộ.Nhiệt độ trên mặt đường quá 
cao. 
Ø  Nước đọng, thấm xuống MĐ, 
tăng nhanh độ lún vệt bánh xe, 
làm nứt nghiêm trọng MĐ và 
sau đó vỡ MĐ 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
“  Lún lõm (30 mm đến 
120 mm): 
 Nguyên nhân: 
ü  Do vật liệu lớp móng, mặt 
đường hoặc nền đắp không được 
đầm chặt theo yêu cầu và có sự 
lèn xếp lại vật liệu trong quá 
trình xe chạy. 
ü  Cường độ kết cấu mặt đường 
không thích hợp. 
ü  Tính không ổn định của lớp 
mặt nhựa. 
Ø  Lún tăng nhanh vào mùa mưa, làm 
đọng nước MĐ, làm MĐ bị vỡ do nước ngấm 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
”  Lún sâu (chiều sâu > 
120 mm): 
 Nguyên nhân: 
ü  Cường độ kết cấu mặt 
đường không thích hợp. 
ü  Tính không ổn định của lớp 
mặt nhựa. 
Ø  Lún tăng nhanh vào mùa mưa, 
làm đọng nước MĐ, làm MĐ bị 
vỡ do nước ngấm 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
 10. Miếng vá: 
Tên gọi khác: Vá ổ 
gà/ cao su/ nứt lưới/ 
lún vệt bánh/ cóc gặm/ 
bong tróc; xử lý nước 
đọng ở mặt đường, 
sửa chữa nhỏ. 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
11. Cao su mặt đường: 
 Nguyên nhân: 
ü  Đất nền đường yếu do trước đây đầm lèn không đạt độ 
chặt yêu cầu. 
ü  Nước ngầm hoạt động cao. 
ü  Kết cấu áo đường mỏng không đủ khả năng chịu lực dưới 
tác dụng của tải trọng xe (nhất là xe nặng), qua quá trình 
trùng phục dẫn đến kết cấu bị phá hoại. 
Ø  Mức độ cao su tăng nhanh vào mùa mưa, làm 
đọng nước MĐ, làm MĐ bị vỡ do nước ngấm 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
2.2.2. Mặt đường Bê tông xi 
măng: 
 Nguyên nhân: 
 Chiều dài phần không có cốt gia cường quá lớn. 
 Thiếu bố trí vật liệu cốt gia cường. 
 Mối nối không dịch chuyển tự do được. 
 Cắt mối nối quá muộn. 
 Mức độ cản trở cao tại mặt tiếp giáp tấm bản và đáy móng. 
 ăn mòn cốt thép do nước muối xâm nhập và các mối nối trung bình đến 
rộng chưa được lấp kín. 
 Tải trọng không được phân bố tại các mối nối. 
2.2.2.1. Các dạng vết nứt: 
Œ  Vết nứt ngang: 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
 Vết nứt dọc: 
 Nguyên nhân: 
 Chiều rộng tấm bản quá lớn. 
 Vị trí khe nứt đáy không chính xác: Vị trí khe tạo nứt đáy đặt không 
đúng chỗ sẽ gây ra nứt uốn khúc ở lân cận mối nối dọc. 
 Móng đường không bằng phẳng theo chiều dọc do điều kiện thoát nước 
không tốt gây nên sự biến đổi quá lớn độ ẩm của lớp nền đất phía dưới. 
 Không có các mối nối dãn nỡ và co ngót thì do các cốt liệu nhỏ mất liên 
kết gây ra tích lũy ứng suất nén mà gây ra ứng suất kéo và vết nứt dọc 
xuất hiện. 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
 Vết nứt dẻo: Hoàn toàn khác với các vết nứt nêu trên, nó có thể 
xuất hiện rất sớm ngay sau khi đầm nén bêtông, đôi khi dưới 1 
giờ, vết nứt dẻo thường xuất hiện thành từng nhóm ngắn gần như 
song song với nhau và chếch với cạnh tấm. 
 Nguyên nhân: do sự mất mát nhanh chóng độ ẩm trên bề mặt 
tấm bản và phần lớn xuất hiện trong những ngày nắng kết hợp với 
gió hanh khô. Việc bảo dưỡng tốt bêtông sau khi đầm nén sẽ khắc 
phục được hiện tượng này. 
 Vết nứt chéo: 
 Nguyên nhân: ít khi xuất hiện và nguyên nhân chủ yếu của nó là do 
chất lượng của lớp móng không đồng đều, tại một vị trí nào đó được 
xây dựng bằng vật liệu tốt hơn xung quanh. 
 Vết nứt hỗn hợp: Đây là vết nứt khác với 4 loại trên, nó có thể xuất 
hiện ở các vị trí cá biệt, phổ biến là xung quanh các tấm đan đậy các 
hố ga trên mặt đường. 
 Nguyên nhân: do cấu tạo đơn giản hoặc do tấm chịu US cục bộ. 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
2.2.2.2. Miếng vỡ góc cạnh: 
Œ  Miếng vỡ nông: 
 Nguyên nhân: 
 Các khe co ngót thi công ướt tạo khe. 
 Đặt bằng các thanh gỗ chưa qua xử lý thì nó sẽ hút nước 
từ bêtông và gây ra ứng suất ở lân cận khe. 
 Tạo khe lại để thanh chèn bị nghiêng theo phương thẳng 
đứng từ 100 trở lên cũng gây nên hư hỏng loại này. 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
 Miếng vỡ sâu: 
Loại vết vỡ này phát triển bên 
dưới chiều sâu của khe co ngót, 
thậm chí còn dưới cả thanh 
truyền lực 
 Nguyên nhân: 
 Khe giảm yếu ở đáy bị lệch so với khe trên mặt đường. 
 Thanh truyền lực bị lệch. 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
2.2.2.3. Tấm bản bị lún và chuyển vị: 
 Nguyên nhân: 
 Đối với các tấm bản không có thanh truyền lực xây dựng 
trên lớp móng vô hạn có thể sinh ra các “bậc” tại mối nối, 
nguyên nhân chính là do chuyển vị của lớp móng dưới, khi 
ôtô chạy qua mối nối phần tấm ở phía tiếp cận sẽ bị võng 
xuống và khi bánh xe rời khỏi vị trí đó thì nó nhanh chóng 
vồng về phía trên tạo ra một vùng áp lực thấp giữa tấm 
bản và lớp móng dưới khiến cho vật liệu nằm dưới tấm 
bản chuyển đến vị trí khác của mối nối. Sau nhiều lần xe 
qua lại, một khối lượng đáng kể vật liệu chuyển vị ngang 
qua mối nối làm “tạo bậc”. 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
2.2.2. Các bộ phận dùng chung cho mọi loại đường: 
 Hư hỏng các bộ phận phụ của đường; 
- Cây cối lấn đường; 
- Cát lấn; 
- Ta luy đường đắp bị xói mòn; 
- Ta luy nền đường bị sụt lở; 
- Những tác nhân phá hoại khác và những trở ngại giao thông. 
 Hư hỏng các thiết bị và cọc tiêu biển báo; 
- Các tín hiệu dọc (cọc tiêu, biển báo hiệu); 
- Các thiết bị phòng hộ. 
 Hư hỏng các công trình tiêu nước và thoát nước; 
- Xói lùi dần các rãnh tiêu nước; 
- Lắng đọng đất cát trong rãnh; 
- Hư hỏng các công trình thoát nước. 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
1. Cây cối lấn đường 
 - Hiện tượng cây cối lấn đường là một hiện tượng tự 
nhiên, nó làm giảm rất nhiều tầm nhìn và vì thế mà làm giảm an 
toàn, nhất là trong các đoạn đường cong. Cũng vì thế mà, do 
hiệu ứng hai bên thành, người lái xe bị ép đưa xe vào phía trục 
đường, gây nên hiện tượng mòn kiểu chữ W. 
 - Khi đường đi qua rừng, cây mọc lấn đường cả ở trong 
và ngoài rãnh thoát nước làm giảm ánh sáng mặt trời và khó bốc 
hơi nước, gây nhiều khó khăn cho giao thông sau khi trời mưa. 
 - Khi đường có trồng cây ở hai bên đường, cần phải theo 
dõi chặt chẽ sự sinh sôi nảy nở của chúng, không để cỏ dại lấn 
vào hàng cây làm cho mục tiêu trồng cây bị mất đi (mỹ quan, an 
toàn, chắn nắng, chắn gió, ...). Việc cây cối phát triển hỗn độn 
dọc tuyến đường cần được theo dõi vì những lý do kỹ thuật (gây 
chướng ngại, làm giảm kích thước thông xe) và an toàn (tầm 
nhìn, cành rơi). 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
2. Cát lấn 
 Đây là hiện tượng gió thổi đưa cát đến lấn đường, một hiện tượng 
đặc thù của các đường ở vùng duyên hải. Cát cũng có thể do mưa lớn xói 
ùn xuống những đoạn đường thấp. 
 Cát có thể ngập cả mặt đường gây mất an toàn giao thông, lấp 
mương rãnh thoát nước gây mất an toàn cho đường. 
3. Ta luy đường đắp bị xói mòn 
 Hiện tượng này là hậu quả của việc nước mưa từ trên nền đường 
chảy trút xuống mặt ta luy, đặc biệt là hay xuất hiện ở các chỗ tiếp giáp 
với các tường cánh hoặc tường ôm phía sau các mố cầu. 
 Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do tiêu nước không tốt 
(không có những rãnh tiêu nước từ trên ta luy xuống). 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
4. Ta luy nền đường bị sụt lở 
 Sụt lở có thể gây ra bởi: 
- Độ dốc ta luy đường đào hoặc đường đắp quá đứng, đất lại kém dính kết; 
- Tiêu nước không tốt ở các triền đất bên trên; 
- Có những lớp nước treo hoặc xen trong các lớp đất. 
5. Những tác nhân phá hoại khác và những trở ngại giao thông 
 Ở các vùng đất rừng, cây bị đổ vì gió là trở ngại - thậm chí nguy 
hiểm nghiêm trọng cho giao thông. Rễ cây phát triển trong thân đường có 
thể là một tác nhân phá hoại không đề phòng nổi. 
 Các tác nhân gây rối có thể là các loài vật: một đàn vịt hàng nghìn 
con vượt ngang qua đường dày xéo lên lề đường và ta luy, mối làm tổ trong 
lề đường hoặc các rãnh thoát nước, cày cáo và cua càng đào hốc ở, làm 
hỏng đường. 
 Ở các vùng quê có thể thấy tác động của con người: đào đất làm 
gạch ở lề đường và ta luy đường, lấp rãnh thoát nước để tiện lối đi, hoặc đắp 
mương tát nước ngang qua mặt đường. 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
6. Hư hỏng các tín hiệu dọc (cọc tiêu, biển báo hiệu) 
 Những hư hỏng của cọc tiêu, biển báo hiệu là dễ sửa chữa 
khi chúng bị hư hại vì tai nạn hay kẻ xấu phá. Rất cần thiết phải 
sửa chữa ngay khi những hư hỏng này gây cản trở tác dụng bình 
thường của chúng. 
7. Hư hỏng các thiết bị phòng hộ 
 Các thiết bị phòng hộ gồm có các tường chắn hoặc hàng rào, 
các gờ trượt trên các đường đắp cao, các khung bảo hộ để giới hạn 
chiều cao của xe chui qua các gầm cầu, hoặc các cọc chắn ngang 
đối với các cầu có khẩu độ hẹp, .v.v . Các thiết bị này có thể bị hư 
hại vì các tai nạn giao thông và mức độ hư hại tuỳ thuộc vào cấu 
trúc, độ chắc chắn của thiết bị . 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
8. Xói lùi dần các rãnh tiêu nước. 
 Hiện tượng xói này có nguyên nhân từ rãnh quá dài, và (hoặc) tiết 
diện rãnh không đủ. Để khắc phục, cần rút ngắn cự ly giữa các cống tiêu 
nước hoặc gia cố chống xói cho rãnh. 
9. Lắng đọng đất cát trong rãnh thoát nước 
 Do độ dốc dọc không đủ của các rãnh, hoặc rãnh bị tắc ở hạ lưu. 
10. Hư hỏng các công trình thoát nước 
 Các công trình thoát nước bao gồm cống tròn hoặc cống xây có 
nắp, thường hay bị: 
- Cát lấp; 
- Xói sâu vì thiếu bảo hộ chống xói hoặc khi công trình chịu áp lực 
nước; 
- Xắc vì toàn bộ hoặc cục bộ bị cây cỏ lấp, đất cát lắng đọng; 
 Trong mọi trường hợp, việc trước tiên phải làm là tìm nguyên 
nhân gây ra cát lấp hoặc đào xói và sửa chữa ngay từ gốc. 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
2.2.2. Các bộ phận dùng chung cho mọi loại đường: 
Ta luy đường đắp bị xói mòn 
Ta luy đường đào bị sạt lở 
Cọc tiêu, biển báo bị mờ, bẩn dotác động 
của xe chạy. 
Hư hỏng thiết bị gờ trượt kim loại. 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
2.2.2. Các bộ phận dùng chung cho mọi loại đường: 
Hiện tượng xói lùi dần rãnh thoát nước 
Một hình thức gia cố chống xói cho rãnh 
Xói sân cống hạ lưu 
2.2.Các hư hỏng thường gặp trên đường và nguyên 
nhân gây ra 
2.2.2. Các bộ phận dùng chung cho mọi loại đường: 
Hư hỏng do móng cống bị lún, mối nối cống 
xử lý không tốt 
Tắc cống 
VÒ ®Çu ch­¬ng 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_bao_duong_va_sua_chua_duong_o_to_chuong_2_bien_dan.pdf
Ebook liên quan