Bài giảng Bệnh lý học - Đại cương về máu và cơ quan tạo máu - Nguyễn Phúc Học

Tóm tắt Bài giảng Bệnh lý học - Đại cương về máu và cơ quan tạo máu - Nguyễn Phúc Học: ...huốc, hóa chất, nọc rắn + Cường lách 35 c. Thiếu máu do chảy máu - Chảy máu cấp: + Chấn thương + Xuất huyết tiêu hóa + Xuất huyết não – màng não + Rối loạn quá trình cầm máu - Chảy máu mãn tính: + Giun móc + Loét dạ dày hành tá tràng + Trĩ, sa trực tràng 36 1.2 Phân loại ...t độ 370C nên được gọi là huyết tán tự miễn do kháng thể nóng, * Còn lớp kháng thể thuộc lớp IgM hoạt động ở nhiệt độ < 40C nên gọi là huyết tán do kháng thể lạnh. + Thiếu máu huyết tán tự miễn thứ phát thường xuất hiện trong các bệnh cảnh Lupus ban dỏ, suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng, ...an cơ chế miễn dịch. Đây là một bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về tiểu cầu. 75 2.1 Triệu chứng a. Triệu chứng lâm sàng - Xuất huyết với tính chất tự nhiên, xuất huyết dưới dạng nốt, chấm, bầm máu. Vị trí thường gặp là xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc (chảy máu cam, chảy máu l...

pdf110 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Bệnh lý học - Đại cương về máu và cơ quan tạo máu - Nguyễn Phúc Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thể xuất huyết vào các tạng như : gan, lách, phổi và có thể tái phát 
nhiều lần. 
73 
Các xét nghiệm thường làm đối với một bệnh nhân xuất huyết: 
- Nghiệm pháp dây thắt: đánh giá sức bền thành mạch, nếu biện nghiệm pháp 
dương tính là sức bền thành mạch giảm. 
- Đánh giá tiểu cầu: thời gian chảy máu, thời gian co cục máu, thời gian tiêu 
thụ prothrombin, đếm số lượng tiểu cầu. 
- Đánh giá các yếu tố đông máu: thời gian đông máu, thời gian Howell, thời 
gian Quick, tỷ lệ phức hệ prothrombin, định lượng fibrinogen. 
74 
2. Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn (Immune Thrombocytopenic Purpura - ITP) 
Thường không rõ, 60% các trường hợp được thông bao bệnh xảy ra sau 
virus, 15% sau bệnh phát ban, bệnh có liên quan cơ chế miễn dịch. Đây là 
một bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về tiểu cầu. 
75 
2.1 Triệu chứng 
a. Triệu chứng lâm sàng 
- Xuất huyết với tính chất tự nhiên, xuất huyết dưới dạng nốt, chấm, bầm 
máu. Vị trí thường gặp là xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc 
(chảy máu cam, chảy máu lợi, răng). Có thể xuất huyết nội tạng như 
chảy máu phổi, chảy máu não, màng não. 
- Trẻ gái tuổi dậy thì có thể rong kinh, đa kinh. 
- Thiếu máu: tương xứng với mức độ chảy máu. 
b. Xét nghiệm huyết học 
- Thời gian chảy máu kéo dài 
- Tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 
- Thời gian co cục máu kéo dài, sau 4 giờ cục máu không co. 
- TEG: biên độ am hẹp. 
- Bigg – Douglas 
- Tuỷ đồ 
76 
2.2 Điều trị 
‒ Cầm máu tại chỗ: băng ép, nút mũi bằng gạc hay gelaspon. 
‒ Prednison 2mg/kg/ngày dùng 10 – 14 ngày cho đến khi không còn xuất 
huyết mới thì giảm liều 1 mg/kg/ngày cho đến khi tiểu cầu tăng lên 
100.000/mm3 thì dùng liều duy trì 0,2mg/kg, tuần dùng 5 ngày nghỉ 2 
ngày dùng trong 6 tháng. 
‒ Truyền khối tiểu cầu: 
+ 1 đơn vị khối tiểu cầu/5kg có thể đưa tiểu cầu lên 100.000/mm3 
sau 1 giờ. 
+ Nếu không có tiểu cầu dùng máu tươi 10 – 20ml/kg chỉ định khi 
xuất huyết nhiều không cầm được. 
‒ Chỉ định cắt lách: 
+ tiến triển mãn tính, tái phát nhiều lần, mỗi lần tái phát có nguy cơ 
chảy máu nặng, 
+ đã điều trị 6 tháng bằng thuốc không hiệu quả, trẻ trên 5 tuổi. 
‒ Một số trường hợp sau cắt lách tiểu cầu tiếp tục giảm và xuất huyết phải 
cân nhắc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như 6MP, cyclophosphamid, 
Vincristin 
77 
3. Bệnh ưa chảy máu Hemophilia 
‒ Nguyên nhân chủ yếu 
+ do thiếu globulin 
+ kháng hemophilia bẩm sinh. 
‒ Phân biệt: 
+ Hemophilia A: thiếu yếu tố VIII hay yếu tố AHP (Anti – Hemophilia – 
Thromboplastinogen). 
+ Hemophilia B: Thiếu yếu tố IX hay yếu tố PTC (Plasma – Thromboplastin 
– Component). 
‒ Bệnh hemophilia A nặng hơn, phổ biến ở trẻ em Việt Nam. 
+ Hemophilia là bệnh di truyền lặn, vì gen bệnh nằm ở nhiễm sắc thể giới 
tính X, nên chỉ trẻ trai bị mắc bệnh, trẻ gái mang gen bệnh và truyền 
bệnh. 
+ Bệnh xảy ra ở các anh em trai của mẹ, do đó cần hỏi kĩ tiền sử gia đình 
họ ngoại. 
+ Bệnh di truyền đời này sang đời khác, có thể thấy cách quãng một đời 
không ai bị bệnh nhưng có nữ mang gen bệnh. 
78 
3.1 Triệu chứng 
79 
a. Triệu chứng lâm sàng 
‒ Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là xuất huyết. 
‒ Xuất huyết thường xảy ra dưới 1 tuổi và khi bị va chạm, chấn thương. 
‒ Hình thái xuất huyết thường là thấy mảnh bầm tím dưới da, đám tụ máu 
trong cơ, chảy máu không cầm ở nơi chấn thương. 
‒ Rất hay gặp triệu chứng chảy máu ở khớp lớn như khớp gối, cổ chân, 
khuỷu tay, tái phát nhiều lần làm cứng khớp, teo cơ. 
‒ Triệu chứng xuất huyết tái phát liên tục. 
‒ Ngoài triệu chứng xuất huyết có thể có thiếu máu do hậu quả của việc 
chảy máu nhiều. 
‒ Hỏi tiền sử gia đình họ ngoại có thể phát hiện thấy anh em trai, các cậu 
bác họ ngoại có bệnh giống thế. 
80 
b. Xét nghiệm 
‒ Thời gian đông máu kéo dài 
‒ Thời gian đông máu huyết tương Howell dài (bình thường 1 – 2 phút). 
‒ Thời gian prothrombin dài 
‒ Nghiệm pháp tiêu thụ prothrombin kém, bình thường sau khi máu đông, 
prothrombin dư lại 10 – 20%, trong bệnh hemophilia prothrombin còn 
dư nhiều. 
‒ Đàn hồi cục máu đông: r: dài, am bình thường 
‒ nghiệm pháp sinh thromboplastin (Bigg – Douglas rối loạn) 
‒ Bigg – Douglas với huyết tương rối loạn là hemophilia A, với huyết thanh 
rối loạn là hemophilia B. 
‒ APTT kéo dài. 
‒ Định lượng yếu tố VIII hay IX thấy thiếu hụt 
‒ Thiếu hụt nhiều: 5 – 30% mức bình thường 
‒ Thiếu hụt vừa: 1 – 5% mức bình thường 
‒ Thiếu hụt nặng: dưới 1% mức bình thường 
81 
3.2 Điều trị 
‒ Cầm máu toàn thể và phòng xuất huyết tiếp: 
+ Huyết tương tươi đông lạnh: liều ban đầu 15ml/kg sau đó có thể sử 
dụng lại 10ml/kg nếu còn chảy máu. 
+ Hay một trong các biện pháp sau tuz điều kiện: 
* Huyết tương kết tủa lạnh (cyoprecipitate) 40 đv/kg. Sau 8 giờ có 
thể cho lại khi còn xuất huyết. Phòng xuất huyết tái phát: 15 – 
20đv/kg/tuần 1 lần. 
* Huyết tương tươi 15 – 20mg/kg. 
* Máu tươi toàn phần nếu kèm theo có thiếu máu, 20 – 30ml/kg. 
* Chế phẩm PPSB, bao gồm các yếu tố II, VII, X và IX đối với 
Hemophilia B 1 – 2 ml/kg hay 20 đv/kg. 
‒ Cầm máu tại chỗ bằng băng ép chặt, đắp thromin hay fibrin vào chỗ chảy máu. 
‒ Khi có chảy máu khớp cần cố định khớp ở tư thế cơ năng ít ngày cho thuốc 
giảm đau sau đó kết hợp với điều trị vật lí, phục hồi chức năng. 
82 
4. Thiếu vitamin K (Vitamin K Deficiency Disorders) 
 Có 3 loại Vitamin K: K1, K2,K3, 
 Bệnh thấy ở trong thời kz mới đẻ, vào ngày thứ 3 – 5 sau khi đẻ, do vi khuẩn 
đường ruột tổng hợp đủ Vitamin K, hoặc ở các trẻ em bị tắc đường mật rối 
loạn tiêu hoá. 
 Vi khuẩn đường ruột bị rối loạn: tiêu chảy mãn, tắc mật bẩm sinh không hoàn 
toàn. 
 Hoặc mắc phải do chống vitamin K trong máu lưu hành như trường hợp ngộ 
độc phấn rôm có warfarin hoặc mắc phải thứ phát do suy chức năng gan: 
viêm gan, xơ gan, teo đường mật, sơ sinh non yếu, nhiễm trùng nhiễm độc 
gan. 
83 
4.1 Triệu chứng 
‒ Triệu chứng chủ yếu là chảy máu; 
‒ Chảy máu đường tiêu hoá: nôn ra máu, ỉa ra 
máu; 
‒ Chảy máu ở da, niêm mạc; 
‒ Chảy máu màng não; hiếm và nặng 
4.2 Điều trị 
‒ Cho tiêm Vitamin K: 5-10mg/ngày. 
‒ Ở trẻ mới đẻ chỉ vài giờ sau, tỉ lệ prothrombin 
lên đến mức bình thường và chảy máu ngừng. 
‒ Khi tiêm nhiều Vitamin K, có thể gây tan máu 
84 
5. Bệnh Scholein Henoch 
‒ Bệnh xuất hyết dị ứng – viêm mao mạch dị ứng  có đặc điểm chảy máu do 
tăng tính thấm thành mạch, không có rối loạn đông và cầm máu do Schonlein 
(1837) và Henoch (1874) mô tả lần đầu tiên. 
‒ Các tác giả cho đây là một hội chứng không đặc hiệu do phản ứng quá mẫn 
của thành mạch đối với nhiều yếu tố gây bệnh gây thoái quản và xuất huyết. 
‒ Hiện nay, nguời ta xếp Schonlein – Henoch vào bệnh hệ tạo keo (collagene) do 
cơ chế tự miễn. 
‒ Bệnh Schonlein – henoch các mạch máu nôi bị tổn thương. Nơi tổn thương 
mao mạch bị bao quanh bởi các phản ứng viêm gồm nhiều tế bào đa nhân, 
hồng cầu và fibrin kèm nhiều lắng đọng IgA. 
‒ Sự lắng đọng IgA với hậu quả hoạt hoá của bổ thể được coi là đại diện cho cơ 
chế gây bệnh. 
85 
5.1 Triệu chứng 
5.1.1. Triệu chứng lâm sàng 
 Bệnh thường gặp ở trẻ lớn, tuổi trung bình là 8,6 với 4 loại triệu chứng: 
a. Xuất huyết 
‒ Là triệu chứng thường gặp nhất (100%) với các tính chất. 
‒ Xuất huyết tự nhiên, dạng chấm, nốt, bầm máu, sần nổi gờ có khi ngứa. 
‒ Xuất huyết đối xứng thường gặp là hai chi dưới rồi đến hai chi trên rất 
hiếm xuất huyết toàn thân (mặt, vành tai, ngực, bụng). 
‒ Xuất huyết thành hình bốt. 
86 
b. Triệu chứng tiêu hoá 
‒ Đau bụng (80%): có thể đau lâm râm hoặc đau lăn lộn, đau từng cơn. Khi 
không có xuất huyết khó chẩn đoán và dễ nhầm bệnh ngoại khoa. 
‒ Nôn: có thể nôn dịch lẫn thức ăn hoặc nôn ra máu. 
‒ Ỉa máu: có thể ỉa phân đen hoặc máu tươi. Nôn và ỉa máu gặp trong 50% 
các trường hợp. 
c. Biểu hiện đau khớp 
‒ Thường thấy đau khớp gối, cổ chân, có thể sưng phù nề quanh khớp, 
‒ Khỏi nhanh không để lại di chứng nhưng hay tái phát. 
d. Biểu hiện viêm thận 
‒ Viêm thận gặp từ 25 – 30% các trường hợp, bệnh nhân phù nhẹ, đái ít, 
đái máu, đái protein, cao huyết áp. Biểu hiện viêm thận thường nhẹ, 
khỏi, ít khi có biến chứng. 
‒ Ngoài ra bệnh nhân có sốt nhẹ trong 50% các trường hợp. Bệnh hay tái 
phát thành nhiều đợt. 
87 
5.1.2. Triệu chứng xét nghiệm 
‒ Các xét nghiệm đông máu như thời gian chảy máu, thời gian máu đông, số 
lượng tiểu cầu, thời gian co cục máu, thời gian Howell, tỉ lệ prothrombin đều 
bình thường. 
‒ Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, tốc 
độ lắng máu tăng trong 50% trường hợp, bạch cầu ái toan tăng trên 5% trong 
17% các trường hợp. Huyết sắc tố giảm nếu nôn máu, ỉa máu nhiều. 
‒ Xét nghiệm protein niệu, hồng cầu niệu, urê, creatinin để phát hiện viêm thận. 
5.2 Điều trị 
‒ Bệnh nhân được nghỉ ngơi tại giường; Không ăn các chất nghi gây dị ứng 
‒ Chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh. 
‒ Chống viêm bằng prednison 1 – 2mg/ngày 
‒ Kháng histamin tổng hợp: phenergan; Vitamin C liều cao 
‒ Giảm đau trong các trường hợp đau nhiều 
‒ Truyền dịch khi bệnh nhân nôn nhiều, đau bụng không ăn uống được. 
‒ Với trẻ có viêm cầu thận, hội chứng thận hư phải điều trị dài ngày . 
88 
Tài liệu tham khảo chính 
1. Đại học Duy Tân, (2016) Tập bài giảng Bệnh l{ học. 
2. Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, (2010) Bệnh học , Nhà xuất bản Y học. 
3. Hoàng Thị Kim Huyền (2014), Dược lâm sàng những nguyên l{ cơ bản 
và sử dụng thuốc trong điều trị. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 
4. Giáo trình Bệnh l{ & Thuốc PTH 350 
( 350). 
5. Giáo trình Bệnh học Nội khoa, (2008). Bộ Môn Nội - Trường Đại học Y Dược 
Huế, NXB Y học 
6. Bài Giảng Bệnh học Nội khoa, (2003). Các Bộ môn Nội- Trường Đại học Y Hà 
nội, NXB Y học 
7. Các giáo trình về Bệnh học, Dược l{, Dược lâm sàng, 
89 
7.3.1. Chọn câu đúng ~ Các nguyên nhân gây ra hội chứng xuất huyết: 
A. Thiếu vitamin C, vitamin K 
B. Tổn thương thận gây thiếu prothrombin và proconvertin 
C. Do tổn thương gây ra bởi bệnh lỵ amip 
D. Tất cả đều đúng 
7.3.2. Chọn câu đúng ~ Khi làm tiết canh đầu bếp áp dụng nguyên l{: 
A. Chống đông trong giai đoạn hãm tiết bằng muối 
B. Tăng đông máu trong giai đoạn làm tiết canh nhờ các yếu tố đông máu trong thịt, 
ganthái nhỏ 
C. Cho tan đông khi đem dùng 
D. Tất cả các câu trên 
7.3.3. Chọn câu sai ~ nguyên nhân xuất huyết gồm có: 
A. Xuất huyết do tổn thuơng thành mạch 
B. Xuất huyết do nguyên nhân tiểu cầu 
C. Xuất huyết chưa rõ nguyên nhân 
D. Xuất huyết do bệnh huyết tương 
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 
90 
7.3.4. Chọn đúng/sai: Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn thường không rõ, 60% các trường 
hợp được thông báo bệnh xảy ra sau virus, 15% sau bệnh phát ban, bệnh có liên quan cơ chế 
miễn dịch. Đây là một bệnh ít phổ biến nhất trong các bệnh về tiểu cầu. 
A. Đúng 
B. Sai 
7.3.5. Chọn đúng - sai: Hemophilia là bệnh di truyền lặn, vì gen bệnh nằm ở nhiễm sắc thể 
giới tính X, nên chỉ trẻ trai bị mắc bệnh, trẻ gái mang gen bệnh và truyền bệnh. Bệnh xảy ra ở 
các anh em trai của mẹ, do đó cần hỏi kĩ tiền sử gia đình họ ngoại. Bệnh di truyền đời này 
sang đời khác, có thể thấy cách quãng một đời không ai bị bệnh nhưng có nữ mang gen bệnh. 
A. Đúng 
B. Sai 
7.3.6. Chọn các câu sai ~ các nguyên nhân thường gặp dẫn đến xuất huyết do thiếu vitamin K, 
là: 
A. Bệnh thấy ở trong thời kz mới đẻ, vào ngày thứ 3 – 5 sau khi đẻ, do vi khuẩn 
đường ruột tổng hợp đủ Vitamin K, hoặc ở các trẻ em bị tắc đường mật rối loạn 
tiêu hoá 
B. Vi khuẩn đường ruột bị rối loạn: tiêu chảy mãn, tắc mật bẩm sinh không hoàn 
toàn. 
C. Mắc phải do kháng vitamin K trong máu lưu hành như trường hợp ngộ độc phấn 
rôm có warfarin hoặc mắc phải thứ phát do suy chức năng gan: viêm gan, xơ gan, 
teo đường mật, sơ sinh non yếu, nhiễm trùng nhiễm độc gan. 
D. Do bệnh l{ di truyền do cơ thể không hấp thụ vitamin K 
91 
7.3.7. Chọn câu sai ~ triệu chứng lâm sàng của bệnh Schonlein – Henoch, gồm: 
A. Xuất huyết 
B. Đau bụng, nôn, ỉa máu 
C. Đau khớp gối, cổ chân, có thể sưng phù nề quanh khớp, hay tái phát. 
D. Sốt cao trong 50% các trường hợp. 
7.3.8. Chọn câu sai ~ Triệu chứng xuất huyết có các dạng: 
A. Xuất huyết dưới da 
B. Xuất huyết niêm mạc 
C. Xuất huyết các tạng 
D. Tất cả đều sai 
7.3.9. Chọn câu sai ~ nguyên nhân xuất huyết do thiếu vitamin K: 
A. Bệnh thấy ở trẻ em trong thời kz 30 ngày sau đẻ 
B. Do rối loạn vi khuẩn ruột 
C. Do suy chức năng gan 
D. Do yếu tố chống vitamin K 
7.3.10. Chọn câu đúng ~ Trẻ sơ sinh hay bị xuất huyết não vì: 
A. Thiếu vitamin K 
B. Tỷ lệ prothrom bin máu giảm thấp 
C. Vi khuẩn ruột trẻ sơ sinh chưa tổng hợp được vitamin K 
D. Tất cả đều đúng 
92 
7.3.11. Chọn câu đúng ~ Nguyên nhân xuất huyết do tiểu cầu: 
A. Bệnh Scholein-Henoch 
B. Suy tủy 
C. Thiếu prothrombin 
D. Bệnh tiêu sợi huyết 
7.3.12. Chọn câu đúng ~ Điều trị cho bệnh nhân Hemophilia B: 
A. Truyền yếu tố VIII 
B. Truyền yếu tố IX 
C. Vitamin K tiêm dưới da 
D. Prednisolon 
CÁC BỆNH BẠCH CẦU 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
93 
Mục tiêu 
 Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: trình bày được nguyên 
nhân, triệu chứng và điều trị các bệnh bạch cầu. 
NộI dung 
I. Bệnh bạch cầu cấp (Acute Myeloid Leukemia - AML) 
II. Bệnh bạch cầu thể tuỷ mãn tính (Chronic Myeloid Leukemia - CML) 
III. Bệnh bạch cầu thể lympho mạn tính (Chronic Lymphoid Leukemia - CCL) 
I. Bệnh bạch cầu cấp (Acute Myeloid Leukemia) 
94 
1.1. Định nghĩa: 
‒ Bệnh bạch cầu cấp là một bệnh ác tính của tế bào tiền thân tạo huyết trong 
đó có tăng sinh loại tế bào non không biệt hoá hoặc biệt hoá rất ít. 
‒ Những tế bào bạch cầu tăng sinh không kiểm soát được và thay thế hoàn toàn 
các phân tử bình thường của tuỷ xương. 
95 
1.2. Nguyên nhân: 
‒ Đa số không rõ nguyên nhân 
‒ Hiện nay đã chứng minh được một số nguyên nhân: 
+ Phóng xạ 
+ Một số chất hoá học (benzen) 
+ Một số hoá chất chữa bệnh K (thuốc procarbazin) 
+ Yếu tố di truyền, địa l{ 
1.3. Phân loại: 
‒ Bạch cầu dòng tuỷ (Acute Myeloid Leukemia) hay gặp ở người lớn. 
‒ Bạch cầu cấp nguyên bào lympho (Acute Lymphoid Leukemia) hay gặp ở 
trẻ em. 
 1.4. Triệu chứng: 
1.4.1. Lâm sàng: 
‒ Khởi phát: xanh xao, mệt mỏi, sốt cao, hoặc không cao, xuất huyết hoặc 
NK 
‒ Toàn phát: điển hình 5 hội chứng 
+ •Thiếu máu 
+ •Nhiễm khuẩn 
+ •Xuất huyết 
+ •U 
+ • Viêm loét họng miệng có hoại tử 
‒ Biến chứng có thể xảy ra là xuất huyết màng não, xuất huyết não, nhiễm 
khuẩn huyết, và tử vong do các biến chứng kể trên 
96 
1.4.2. Cận lâm sàng 
‒ CTM: Số lượng hồng cầu giảm, tiểu cầu giảm, số lượng bạch cầu tăng, 
(chủ yếu bạch cầu non). 
‒ Tuỷ đồ: giầu tế bào, bị lấn át bởi tế bào non 
‒ Huyết đồ: nguyên tuỷ bào chiếm 80-90% 
‒ Không có tiền TB, TB, HTB, Stal và bạch cầu đoạn 
‒ Ngoài ra: Fibrinogen giảm, thời gian máu chảy kéo dài 
97 
1.5. Điều trị 
‒ Chống tăng sinh của tế bào ác tính: hoá trị liệu, phóng xạ, miễn dịch trị liệu 
98 
‒ Hoá trị liệu: phối hợp thuốc 
 Vicristine 
Methotrexat 
99 
6 mecaptopurin Prednisolan, Daunorubicin 
‒ Phối hợp thuốc phóng xạ trị liệu + ghép tuỷ 
‒ Cần phối hợp triệu chứng: KS, dinh dưỡng hợp l{, truyền máu nếu SLHC ≤ 
2.000.000/ mm3 
II. Bệnh bạch cầu thể tuỷ mãn tính (Chronic Myeloid Leukemia) 
100 
2.1. Định nghĩa: 
‒ Là một bệnh máu ác tính có hiện 
tượng tăng sinh quá sản dòng bạch 
cầu đã biệt hoá nhiều, nhưng chất 
lượng bạch cầu không bình 
thường. 
‒ Số lượng bạch cầu tăng cao trong 
máu ngoại vi và tuỷ xương. 
‒ Trong công thức bạch cầu gặp đủ 
các lứa tuổi từ non đến già không 
có khoảng trống bạch huyết. Sốt thâm nhiễm da do bạch cầu trung tính 
‒ Nguyên nhân: chưa tìm được, có liên quan đến phóng xạ hoá chất. 
2.2. triệu chứng: 
2.2.1. Lâm sàng: 
‒ Mệt mỏi, sốt nhẹ, lách to, đau xương 
‒ Khám: lách to; xuất huyết, nhiễm khuẩn 
‒ Bệnh qua 2 giai đoạn: 
+ Mãn tính: kéo dài 20 - 40 tháng; 
không có triệu chứng lâm sàng 
+ Chuyển dạng cấp: triệu chứng rõ rệt, 
nặng 
‒ Biến chứng & nguyên nhân tử vong có thể xảy 
ra do tắc mạch nhiều nơi, nhồi máu lách, vỡ 
lách, nhiễm khuẩn hoặc xuất huyết nặng. 
2.2.2. Cận lâm sàng 
‒ Bạch cầu tăng cao > 80.000 BC/ mm3 
‒ Acid Uric tăng (thoái hoá nhân TB) 
‒ Tuỷ phát triển số lượng tế bào (ưu thế tế bào 
dòng tuỷ) 
101 
2.3. Điều trị: 
‒ Giai đoạn mãn tính: hoá trị liệu, cắt lách, phóng xạ, ghép tuỷ --> kết quả vẫn 
còn hạn chế 
‒ Hoá trị liệu: phối hợp 2 - 3 thuốc 
102 
Hydroxyurea Busulphan 
Cyclophosphamid 
Nhóm Nitrosouseas 
giai đoạn chuyển dạng cấp: điều trị như bạch 
cầu cấp 
III. Bệnh bạch cầu thể lympho mạn tính (Chronic Lymphoid Leukemia) 
103 
3.1. Định nghĩa: 
Là bệnh ác tính của 
dòng lympho bào B với 
sự tích tụ các lympho 
bào đời sống dài nhưng 
khả năng đáp ứng miễn 
dịch kém với các kháng 
nguyên. 
 3.2. Triệu chứng: 
Lâm sàng: 
‒ Người > 50 tuổi 
‒ Giảm MD, tổn thương tuỷ xương, thâm nhiễm lympho bào ở các cơ quan 
104 
Khám: 
‒ Gan, lách, hạch to, 
 Gian đoạn sau: 
‒ thiếu máu, 
‒ xuất huyết 
‒ hạch chuyển U 
lympho tế bào lớn 
Cận lâm sàng: 
‒ SL bạch cầu tăng > 20.000/ mm3. bạch cầu lympho 75-98% 
‒ Các lympho bào nhỏ thâm nhiễm tuỷ 
‒ Giảm gama - globulin huyết thanh 
105 
3.3. Điều trị: 
‒ Chỉ định: thiếu máu, thiếu TC, có hạch to 
‒ Thuốc: phối hợp chlorambucil + Prednisolon 
‒ Cắt lách nếu dùng thuốc kém hiệu quả 
106 
107 
Tài liệu tham khảo chính 
1. Đại học Duy Tân, (2016) Tập bài giảng Bệnh l{ học. 
2. Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, (2010) Bệnh học , Nhà xuất bản Y học. 
3. Hoàng Thị Kim Huyền (2014), Dược lâm sàng những nguyên l{ cơ bản 
và sử dụng thuốc trong điều trị. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 
4. Giáo trình Bệnh l{ & Thuốc PTH 350 
( 350). 
5. Giáo trình Bệnh học Nội khoa, (2008). Bộ Môn Nội - Trường Đại học Y Dược 
Huế, NXB Y học 
6. Bài Giảng Bệnh học Nội khoa, (2003). Các Bộ môn Nội- Trường Đại học Y Hà 
nội, NXB Y học 
7. Các giáo trình về Bệnh học, Dược l{, Dược lâm sàng, 
108 
7.4.1. Chọn đúng / sai: Triệu chứng lâm sàng toàn phát của bệnh bạch cầu tủy cấu 
gồm 5 hội chứng điển hình: Thiếu máu + Nhiễm khuẩn + Xuất huyết + U + Viêm loét 
họng miệng có hoại tử. 
A. Đúng 
B. Sai 
7.4.2, Chọn câu đúng ~ phác đồ điều trị Bệnh bạch cầu thể lympho mạn tính (Chronic 
Lymphoid Leukemia) gồm có: 
A. Phối hợp clorambucil với prednisolon 
B. Cắt lách 
C. Xạ trị 
D. Tất cả đều đúng 
7.4.3. Chọn câu sai ~ Triệu chứng của Bệnh bạch cầu thể lympho mạn tính (Chronic 
Lymphoid Leukemia): 
A. Người > 50 tuổi 
B. Giảm miễn dịch 
C. Thâm nhiễm lympho bào ở các cơ quan 
D. Gan, lách, hạch không to 
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 
109 
7.4.4. Chọn câu đúng ~ Các tác nhân gây bệnh ung thư bạch cầu (máu trắng, 
leukemia) là: 
A. Phóng xạ hạt nhân 
B. Độc chất công nghiệp đặc biệt nhân vòng 
C. Đa số không rõ 
D. Tất cả đều đúng 
7.4.5. Chọn câu đúng ~ Triệu chứng lâm sàng của bệnh bạch cầu cấp: 
A. Xanh xao, mệt mỏi 
B. Xuất huyết da, niêm mạc, rong kinh 
C. Đau sưng khớp 
D. Tất cả đều đúng 
7.4.6. Chọn đúng / sai: Bệnh bạch cầu cấp là một bệnh ác tính của tế bào tiền thân tạo 
huyết trong đó có tăng sinh loại tế bào non không biệt hoá hoặc biệt hoá rất ít. 
A. Đúng 
B. Sai 
7.4.7. Chọn đúng / sai: Những tế bào bạch cầu tăng sinh không kiểm soát được và 
thay thế hoàn toàn các phân tử bình thường của tuỷ xương. 
A. Đúng 
B. Sai 
110 
7.4.8. Chọn đúng / sai: Bạch cầu dòng tuỷ (Acute Myeloid Leukemia) hay gặp ở trẻ em 
A. Đúng 
B. Sai 
7.4.9. Chọn đúng / sai: Bạch cầu cấp nguyên bào lympho (Acute Lymphoid Leukemia) hay gặp 
ở ngườI lớn. 
A. Đúng 
B. Sai 
7.4.10. Chọn đúng / sai: Bệnh bạch cầu thể tuỷ mãn tính là một bệnh máu ác tính có hiện 
tượng tăng sinh quá sản dòng bạch cầu đã biệt hoá nhiều, nhưng chất lượng bạch cầu không 
bình thường. Số lượng bạch cầu tăng cao trong máu ngoại vi và tuỷ xương. 
A. Đúng 
B. Sai 
7.4.11. Chọn đúng / sai: Bệnh bạch cầu thể lympho mạn tính là bệnh ác tính của dòng lympho 
bào T với sự tích tụ các lympho bào đời sống dài nhưng khả năng đáp ứng miễn dịch kém với 
các kháng nguyên 
A. Đúng 
B. Sai 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_benh_ly_hoc_dai_cuong_ve_mau_va_co_quan_tao_mau_ng.pdf
Ebook liên quan