Bài giảng Cảnh quan nội thất - Chương 2: Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây nội thất
Tóm tắt Bài giảng Cảnh quan nội thất - Chương 2: Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây nội thất: ...h của cây nội thất 14/11/2011 8 2.1. Ánh sáng • Mọi người đều biết rằng thực vật cần ánh sáng để tồn tại và phát triển • Không phải ai cũng biết rằng có sự khác biệt trong các loại và các nguồn ánh sáng • Một số ít người làm vườn quan tâm đến lượng ánh sáng mà cây trồng yêu cầu ...ng cấp thêm ánh sáng - Các cây sử dụng lá phát triển tốt ở khu vực này Ánh sáng nhân tạo và thực vật nội thất • Đối với cây nội thất thì ánh sáng tự nhiên thường không đủ so với nhu cầu của cây. Để giải quyết vấn đề này thì chúng ta nên sử dụng 1 nguồn sáng nhân tạo. • Có 3 yếu tố qu... 19 Nguồn đèn mật độ sóng cao (High- intensity) • Đây là loại đèn rất thích hợp cho cây nội thất, ví dụ như đèn metal halide (MH), đèn sodium áp suất cao. Hai loại đèn này cung cấp hệ quang phổ rất giống với hệ quang phổ của ánh sáng tự nhiên, mặt khác tuổi thọ của đèn rất lâu và cu...
14/11/2011 1 Chương 2 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY NỘI THẤT 1. Phân biệt cây chịu bóng và cây ưa sáng - Một số loài chỉ sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng có cường độ cao, chúng được gọi là cây ưa sáng. - Những loài cây chỉ sinh trưởng tốt trong điều kiện có bóng che được gọi là loài cây chịu bóng. 14/11/2011 2 Phân biệt cây chịu bóng và cây ưa sáng (về đặc điểm sinh l{) • Quá trình thoát hơi nước ở lá - Cây chịu bóng, cây ưa ẩm và cây còn non: lớp cutin mỏng nên cường độ thoát hơi nước qua cutin gần tương đương với cường độ thoát hơi nước qua khí khổng. - Các loài cây trung sinh, cây ưa sáng: lượng nước thoát ra qua cutin chiếm 30%, cây hạn sinh thuộc vùng sa mạc hầu như nước không thoát ra qua bề mặt biểu bì. Phân biệt cây chịu bóng và cây ưa sáng (về đặc điểm sinh l{) • Quang hợp và cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng - Sự biến động về độ dài sóng trong phổ nhìn thấy của các bức xạ mặt trời không chỉ đảm bảo cho thực vật có thể quang hợp mà còn ảnh hưởng đến sắc tố và hình thái của thực vật. - Thực vật hấp thu mạnh ánh sáng có bước sóng l= 0,39 – 0,76 µm nghĩa là trùng với vùng ánh sáng nhìn thấy. Vì thế vùng này được gọi là vùng có bức xạ hoạt tính quang hợp 14/11/2011 3 Phân biệt cây chịu bóng và cây ưa sáng (về đặc điểm sinh l{) • Quang hợp và cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng - Cây chịu bóng có lá mỏng và to hơn, lục lạp to hơn và chứa nhiều clorophin hơn, ít chất sừng, tế bào thịt lá và lỗ khí ít, khoảng cách giữa các tế bào rộng hơn, số lượng diệp lục chỉ bằng 1/2 so với loài thực vật ưa sáng nhưng phiến lá lại tương đối rộng hơn. - Cây ưa sáng có lá dày và thô hơn, mặt lá có một lớp chất sừng hay paraphin có thể phản xạ ánh sáng mặt trời, lỗ thoát khí thường nhỏ, độ dày và kích thước lá nhỏ nhưng nhiều. 14/11/2011 4 Phân biệt cây chịu bóng và cây ưa sáng (về đặc điểm sinh l{) • Quang hợp và cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng - Sự thích nghi với điều kiện chiếu sáng thể hiện không chỉ ở sự tăng hàm lượng clorophin tổng số mà còn ở sự thay đổi tỉ lệ các sắc tố trong lục lạp - Cây chịu bóng nhận được ánh sáng khuếch tán giàu tia sóng ngắn nên chứa nhiều clorophin b, tỉ lệ clrophin a/b thấp (1,4) còn những cây ưa sáng có tỉ lệ clorophin a/b cao (5,5). Phân biệt cây chịu bóng và cây ưa sáng (về đặc điểm sinh l{) • Quang hợp và cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng - Điểm bù ánh sáng ở cây chịu bóng thấp hơn cây ưa sáng nhiều. - Khi cường độ ánh sáng tăng thì quang hợp ở cây ưa sáng tăng đến độ chiếu sáng cực đại ban trưa tuy rằng chậm, còn ở cây chịu bóng thì lúc tăng độ chiếu sáng lên thì quang hợp tăng nhưng đến một lúc nào đó thì thôi, về sau nếu tiếp tục tăng độ chiếu sáng thì quang hợp không tăng mà giảm. 14/11/2011 5 Phân biệt cây chịu bóng và cây ưa sáng (về đặc điểm hình thái và giải phẫu) Về đặc điểm tán cây, cách phân cành: • Cây chịu bóng có tán dày nhưng nhỏ, thu hẹp lại ở phần ngọn, cành dưới dài hơn cành trên để dễ dàng nhận ánh sáng từ đỉnh xuống. Thân hình trụ, tỉa cành tự nhiên, vỏ mỏng và sẫm. • Cây ưa sáng có tán thưa , nhiều cành nhiều lá. Ánh sáng kích thích sự phân cành nhiều, phần lớn trường hợp đều tạo với thân một góc nhọn lớn, vỏ cây dày, có màu trắng, lá dày, nhẵn bóng, đẹp. Phân biệt cây chịu bóng và cây ưa sáng (về đặc điểm hình thái và giải phẫu) Về cách sắp xếp lá: • Lá cây chịu bóng lớn, mỏng và có hiện tượng xếp xen kẽ nhau. Các lá lớn và bé không che nhau, nhờ thế chúng sử dụng nhiều ánh sáng nhất ở độ chiếu sáng thấp. • Lá cây ưa sáng thường xếp nghiêng để ánh sáng chiếu được nhiều nhất. Vì thế cây ưa sáng thường có tính hướng sáng mạnh nên lúc ánh sáng chiếu 1 bên (1 hướng) như ven rừng, những khoảng trống trong rừng hay cạnh tường cao thì tán cây ưa sáng phát triển lệch về phía đó. 14/11/2011 6 Phân biệt cây chịu bóng và cây ưa sáng (về đặc điểm hình thái và giải phẫu) Về đặc điểm giải phẫu: • Lá cây chịu bóng có mạng gân lá ít, lỗ khí ít nhưng lớn, thường không nằm sâu mà nhiều khi lồi lên trên mặt dưới lá. Nhu mô phát triển yếu, mô dậu thường chỉ một lớp, mô khuyết và các khoảng khuyết trong lá phát triển, tầng cutin mỏng hoặc đôi khi không có. Tế bào biểu bì trên lá cây chịu bóng lớn hơn, thành tế bào ít ngoằn ngoèo, đôi khi có diệp lục hoặc có thêm lớp hạ bì. • Lá cây ưa sáng có mạng gân lá dày, nhiều lỗ khí trên đơn vị diện tích lá. Nhu mô phát triển mạnh, mô dậu gồm nhiều lớp, mô khuyết phát triển yếu, có nhiều mô nâng đỡ (tương ứng với số gân lá nhiều), tầng cutin dày. Hạt diệp lục nhỏ nên hút ít năng lượng của ánh sáng mặt trời, tế bào biểu bì thường nhỏ, thành tế bào xếp ngoằn ngoèo. Phân biệt cây chịu bóng và cây ưa sáng • tán dày • thu hẹp ở phần ngọn • cành dưới dài hơn cành trên, ít tỉa cành tự nhiên • vỏ mỏng và sẫm • Lá lớn, mỏng và có hiện tượng xếp xen kẽ nhau, Các lá lớn và bé không che nhau để sử dụng nhiều ánh sáng nhất ở độ chiếu sáng thấp. • tán thưa • nhiều cành nhiều lá • sự phân cành nhiều,tỉa cành tự nhiên mạnh • vỏ cây dày, có màu sáng • Lá nhỏ thường quay vị trí để ánh sáng chiếu nghiêng trên lá và các tia sáng có thể trượt trên mặt lá. 14/11/2011 7 Cây ưa sáng Cây chịu bóng Diện tích lá trung bình (cm2): 25 38 Số lượng gân nhánh trên lá: 16 18 Số khí khổng /mm2 lá: 214 144 Kích thước lỗ khí: nhỏ lớn Tỉ lệ mô giậu /mô khuyết: 1,3 0,8 Hàm lượng clorophin: mg/100cm2: 5,0 4,4 Tỉ số clorophin a / b: 3,6 2,7 Điểm bù ánh sáng: cao thấp Đường kính hạt lục lạp ( nm ): 0,26 0,44 Cường độ quang hợp (mgCO2/m2.s): 0,40 0,25 Cường độ hô hấp ( mgCO2/m2.s ): 0,1 0,05 ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI ĐIỂN HÌNH CỦA LÁ CÂY 2. Những yêu cầu về ngoại cảnh của cây nội thất 14/11/2011 8 2.1. Ánh sáng • Mọi người đều biết rằng thực vật cần ánh sáng để tồn tại và phát triển • Không phải ai cũng biết rằng có sự khác biệt trong các loại và các nguồn ánh sáng • Một số ít người làm vườn quan tâm đến lượng ánh sáng mà cây trồng yêu cầu • Tuy nhiên, khát vọng cho sự sống còn của cây trồng luôn luôn cao 2.1. Ánh sáng • Thời gian sống của cây ở trong nhà tùy thuộc vào đặc điểm của cây và điều kiện trồng, chăm sóc sau đó • Các cây trồng cũng cần phải được coi như những đồ đạc dễ hư hỏng • Nếu cây trồng được trồng đúng kỹ thuật, đặt để ở những vị trí thích hợp và có kế hoạch chăm sóc, duy trì đúng cách thì chúng sẽ phát huy hết các khả năng đúng theo giá trị. 14/11/2011 9 Phân loại sinh cảnh có độ sáng khác nhau: • Vùng ánh sáng đầy đủ ( Full sun) Là vùng mà mặt trời có thể chiếu tới và không bị vật gì cản lại. Vùng thực vật nhận được ánh sáng có từ 6 giờ chiếu sáng trực tiếp trở lên Phân loại sinh cảnh có độ sáng khác nhau: • Vùng bị bóng một phần (hay vùng bị bóng nhẹ- vùng có những đốm sáng- Light shade). Đây là vùng ánh sáng không đầy đủ. Ở vùng này, thực vật nhận được 4- 6 giờ chiếu sáng trực tiếp. Vùng bị bóng một phần cũng có thể là vùng thường xuyên bị một màn mỏng che phủ, ví dụ như một tấm lưới mỏng hay tán cây thưa. 14/11/2011 10 Phân loại sinh cảnh có độ sáng khác nhau: • Vùng bị bóng trung bình ( Medium shade) Là vùng mà thực vật ở đó chỉ nhận được 2- 4 giờ chiếu sáng trực tiếp. Vùng này có thể là vùng phía sau hàng rào không bị bao bọc bởi những cành cây thấp đan nhau hoặc vùng ở gần cửa sổ hướng Tây của ngôi nhà hoặc là vùng có những đốm sáng nhưng nằm cuối của dãy quang phổ. Phân loại sinh cảnh có độ sáng khác nhau: • Vùng bị bóng hoàn toàn ( Full shade) Là những vùng mà thực vật ở đó hoàn toàn không nhận được ánh sáng trực tiếp nào chiếu tới. Tuy nhiên những vùng này vẫn có thể nhận được ánh sáng phản xạ (là những sóng ánh sáng mà mật độ và cường độ sóng thấp). Vùng bị bóng hoàn toàn cũng có thể là vùng dưới tán cây gỗ lớn nhận được khoảng thời gian ngắn ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp tới (không quá 2 giờ / ngày). 14/11/2011 11 Quan hệ giữa vị trí cửa và lượng ánh sáng mặt trời • Lượng ánh sáng và cường độ ánh sáng chiếu qua cửa sổ phụ thuộc vào hướng cửa sổ và sự che lấp ánh sáng Quan hệ giữa vị trí cửa và lượng ánh sáng mặt trời Cửa (cửa sổ) ở hướng Nam • Thực vật sẽ nhận được nhiều ánh sáng trực tiếp nhất (hầu như suốt ngày). Đây là góc thích hợp với những thực vật ưa sáng và không phải là góc phù hợp với những thực vật đòi hỏi ít ánh sáng. • Một số cây có thể bị cháy nắng • Không nên để cây ở khu vực này trong tình trạng thiếu nước • Có thể sử dụng tấm che mỏng giữa ô cửa sổ và cây • Cây trồng sử dụng: xương rồng, thực vật mọng nước, loa kèn, phong lữ và một số cây có nhiều hoa 14/11/2011 12 Quan hệ giữa vị trí cửa và lượng ánh sáng mặt trời • Cửa (cửa sổ) ở hướng Đông - Thực vật nhận được ánh sáng mặt trời trực tiếp vào buổi sáng và phần lớn ánh sáng gián tiếp vào cuối ngày. - Thực vật chịu bóng có thể sống được ở góc này. Quan hệ giữa vị trí cửa và lượng ánh sáng mặt trời • Cửa (cửa sổ) ở hướng Tây Thực vật nhận được ánh sáng mặt trời trực tiếp vào buổi chiều và phần lớn ánh sáng gián tiếp vào buổi sáng. Mặt trời ở vị trí này thì mạnh và nóng hơn so với ở hướng Đông. Đây cũng là góc thích hợp cho thực vật chịu bóng. Sử dụng các cây có thể chịu được nhiệt độ 14/11/2011 13 Quan hệ giữa vị trí cửa và lượng ánh sáng mặt trời • Cửa (cửa sổ) ở hướng Bắc - Thực vật nhận được chủ yếu ánh sáng mặt trời gián tiếp trong cả ngày. Vì vậy đây cũng là góc thích hợp cho thực vật chịu bóng. - Các cây có hoa sẽ phát triển kém nếu không được cung cấp thêm ánh sáng - Các cây sử dụng lá phát triển tốt ở khu vực này Ánh sáng nhân tạo và thực vật nội thất • Đối với cây nội thất thì ánh sáng tự nhiên thường không đủ so với nhu cầu của cây. Để giải quyết vấn đề này thì chúng ta nên sử dụng 1 nguồn sáng nhân tạo. • Có 3 yếu tố quan trọng cần lưu { khi sử dụng nguồn sáng nhân tạo: – Mật độ ánh sáng – Độ dài sóng – Khoảng thời gian chiếu sáng 14/11/2011 14 Mật độ ánh sáng • Nếu thiếu ánh sáng thì thực vật có thể bị biến dạng, sinh trưởng yếu, cành khẳng khiu. Hơn thế nữa, lá non có thể bị nhỏ đi và chuyển sang màu vàng; một số cây có thể bị mất màu nguyên thuỷ hoặc chuyển sang màu xanh tối. • Nếu cây trồng trong nội thất nhận được quá nhiều ánh sáng so với nhu cầu thì chúng cũng không thể ra hoa hoặc bị biến màu. Mật độ ánh sáng • Mật độ ánh sáng giảm theo khoảng cách tính từ nguồn sáng. • Mật độ ánh sáng có thể được đo bằng lux (theo hệ thống đo thập phân, meter) hoặc bằng foot- candles (theo hệ thống đo lường của Anh). Ta có: 1 foot- candles = 10,76 lux 1 lux = 0,0929 foot- candles 14/11/2011 15 Mật độ ánh sáng Mật độ ánh sáng Mật độ ánh sáng trong nội thất với những tình trạng chiếu sáng khác nhau Ánh sáng đầy đủ 10760 lux Ánh sáng mặt trời buổi sáng 6000 lux Ánh sáng mặt trời gián tiếp (mạnh) 3500 lux Cửa (cửa sổ) ở hướng Bắc 2000 lux 2 bóng đèn 40 watt Từ 645- 8600 lux (tuz thuộc vào khoảng cách từ nguồn sáng) 14/11/2011 16 Độ dài sóng • Ánh sáng trắng bao gồm nhiều tia sáng với các độ dài sóng khác nhau trong quang phổ có thể nhìn thấy được , từ vùng tia cực tím (400 nm) đến tia hồng ngoại (750 nm). • Vùng quang phổ này gồm 7 màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Tuy nhiên các nguồn ánh sáng khác nhau phát ra các tia sáng có bước sóng khác nhau. Ví dụ như ánh sáng mặt trời phát ra vào buổi trưa chứa một lượng gồm các tia sáng có bước sóng xấp xỉ bằng nhau (trừ tia cực tím) trong khi đó vào buổi chiều thì nhiều tia hồng ngoại hơn. Độ dài sóng 14/11/2011 17 Khoảng thời gian chiếu sáng • Khoảng thời gian chiếu sáng là quá trình mà thực vật phản ứng lại với độ dài sóng ánh sáng chúng nhận được. Quá trình này ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. • Hầu hết những cây nội thất sinh trưởng và phát triển tốt khi được chiếu sáng từ 14- 16 giờ mỗi ngày. Cây vẫn có thể tồn tại được nếu thời gian chiếu sáng là rất ngắn nhưng nếu thời gian chiếu sáng quá 18 giờ/ ngày thì lá non bị biến thành màu xanh nhạt và cành non bị khẳng khiu. Một số nguồn sáng nhân tạo • Nguồn sáng từ đèn vàng (Incandescent lighting) • Nguồn sáng từ đèn huznh quang (Fluorescent lighting) • Nguồn đèn mật độ sóng cao (High- intensity) 14/11/2011 18 Nguồn sáng từ đèn vàng (Incandescent lighting) • Không phải là loại đèn chuyên dụng thích hợp cho thực vật vì nó cung cấp một lượng ánh sáng rất yếu; • Hơn 70% năng lượng điện sinh ra được chuyển thành nhiệt, chỉ một phần rất nhỏ năng lượng được chuyển thành sóng ánh sáng. • Khi nguồn ánh sáng này đặt gần cây xanh quá thì có khả năng chúng sẽ làm hại đến chồi cây và làm khô đất do sức nóng; còn nếu đặt quá xa để tránh sức nóng thì lượng ánh sáng không đủ cho cây quang hợp. Nguồn sáng từ đèn huznh quang (Fluorescent lighting) • Loại đèn này thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng hơn loại đèn vàng nói trên vì đèn huznh quang chỉ chuyển 13- 20% điện năng thành nhiệt năng và chúng có phổ màu rất rộng. • Một bộ đèn huznh quang với 2 bóng dài 120cm là một hệ thống l{ tưởng cho việc duy trì sinh trưởng của cây nội thất. Trong điều kiện trồng cây nội thất như ở Việt Nam thì chúng ta nên dùng nhiều loại bóng đèn huznh quang để cung cấp đầy đủ hơn các tia sáng cần cho quang hợp của cây. 14/11/2011 19 Nguồn đèn mật độ sóng cao (High- intensity) • Đây là loại đèn rất thích hợp cho cây nội thất, ví dụ như đèn metal halide (MH), đèn sodium áp suất cao. Hai loại đèn này cung cấp hệ quang phổ rất giống với hệ quang phổ của ánh sáng tự nhiên, mặt khác tuổi thọ của đèn rất lâu và cung cấp nguồn sáng luôn đồng bộ. Tuy nhiên, giá thành của hai loại đèn này rất cao nên ít được dùng trong việc trang trí nội thất. Nguyên tắc khi sử dụng đèn cho cây nội thất • Thực vật cần một khoảng thời gian thích hợp để tiếp xúc và thích nghi với một nguồn sáng khác nguồn ánh sáng tự nhiên. Đây là một quá trình diễn biến khá lâu dài, có thể là 15 phút cho ngày đầu tiên và nhiều giờ liền cho những ngày kế tiếp để cây thực hiện các quá trình để duy trì sự sống. • Một quy tắc chung cho việc sử dụng nguồn sáng đèn là : thực vật không có hoa yêu cầu 12- 14 giờ chiếu sáng mỗi ngày, còn thực vật có hoa cần 16- 18 giờ chiếu sáng mỗi ngày • Khoảng cách trung bình từ nguồn sáng đèn đến cây nội thất là 25- 37 cm 14/11/2011 20 Nhiệt độ • Hầu hết các cây trồng đều thích hợp với chế độ nhiệt ổn định với mức chênh lệch không quá 50C giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm. • Các cây trồng nhiệt đới được chia làm 3 loại dựa trên khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển: – Nhóm ưa nhiệt độ mát: 5-150C vào ban ngày – Nhóm ưa nhiệt độ trung bình: 10 – 200C vào ban ngày – Nhóm ưa nhiệt độ ấm: 15-300C vào ban ngày Nhiệt độ • Nhiệt độ lạnh 00C hoặc thấp hơn trong một khoảng thời gian ngắn có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến bộ lá của cây. Nếu nhiệt độ vùng rễ giảm xuống 100C cây sẽ ngừng sinh trưởng và nếu nhiệt độ giảm xuống -10C cây sẽ chết. 14/11/2011 21 Nước tưới Lượng nước cần thiết cho cây trồng trong nhà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: • Sự biến động về ánh sáng và góc chiếu của mặt trời trong ngày và giữa các mùa trong năm • Kích thước, hình dạng và hướng của cửa sổ • Kích thước và số lá của cây trồng • Khối lượng, thành phần và độ xốp của giá thể trồng cây • Nhiệt độ, ẩm độ của không gian nội thất • Tình trạng sống của cây Nước tưới • Cây trồng sẽ thoát hơi nước nhanh chóng trong điều kiện ánh sáng cao hoặc (và) nhiệt độ cao hoặc (và) ẩm độ thấp • Nên sử dụng nước trong khoảng nhiệt độ từ 15-250C để tưới cây • Cây có thể được chia thành các nhóm dựa vào nhu cầu nước để thuận tiện trong quá trình chăm sóc 14/11/2011 22 Ẩm độ không khí • Độ ẩm hiếm khi là một vấn đề ảnh hưởng đối với sự sinh trưởng của cây trồng bên ngoài nhưng nó lại là một vấn đề ảnh hưởng đối với cây trồng trong nội thất • Tác động làm khô môi trường của máy sưởi, máy điều hòa nhiệt độ bên trong nhà • Cây trồng nội thất cần phải thích nghi với môi trường không khí bên trong nhà nơi có độ ẩm không khí chỉ bằng một nửa hoặc thấp hơn so với độ ẩm không khí ở bên ngoài Ẩm độ không khí • Cây sau khi trồng trong nội thất sẽ thích nghi để sống sót nếu môi trường không khí khô từ từ • Cách tốt nhất để cây sống sót trong môi trường độ ẩm thấp ở trong nhà là để cây tự thích nghi với điều kiện đó. • Một số cây thích hợp trong khoảng từ 35-50%, đây chính là khoảng độ ẩm phổ biến trong các công trình nội thất. 14/11/2011 23 Ẩm độ không khí • Việc độ ẩm trong nội thất thường thấp hơn khoảng yêu cầu thích hợp của cây cũng có tác dụng làm giảm một số bệnh về nấm, thối lá. • Nếu độ ẩm xuống thấp khoảng 30% thì nhu cầu nước của cây sẽ tăng lên. Chất lượng không khí • Trong nội thất, nguồn cung cấp Cacbon dioxit chủ yếu thông qua hệ thống thông gió • Các chất làm sạch, sơn hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu có thể làm hủy hoại lá và ảnh hưởng đến sức sống của cây. • Một số cây nội thất có khả năng làm giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các hóa chất gây ô nhiễm phổ biến như benzen, focmandehit, tricloro ethylen. 14/11/2011 24 Vấn đề lưu thông không khí Giá thể trồng cây - Cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây thông qua rễ - Cung cấp oxy qua đường rễ - Giữ chặt và đem lại sự ổn định cho cây trồng 14/11/2011 25 Giá thể trồng cây Một giá thể đạt tiêu chuẩn cần phải: - Xốp - Dễ thoát nước - Có khả năng giữ nước - Sạch, vô trùng - Có lượng muối hòa tan thấp - Trọng lượng nhẹ Khoảng không gian • Hiểu biết về chiều cao hiện tại và tiềm năng của cây, chiều rộng và tính chất của từng loại cây là một điều quan trọng. • Khi trồng những cây tầng cao cần lứu { chiều cao cây không được vượt quá 2/3 chiều cao của không gian. • Đối với những loài cây không thể cắt tỉa được như họ Cau dừa thì cần phải giành khoảng không gian nhất định để cho cây sinh trưởng phát triển về sau. 14/11/2011 26 Trọng lượng của cây • Trọng lượng của cây và giá thể trồng là một yếu tố quan trọng khi trồng cây nội thất vì đó là một yếu tố để tính toán trọng lượng tác động lên sàn nhà hoặc các vị trí đặt để cây. • Trọng lượng cây phụ thuộc vào tuổi của cây, chiều cao và kích thước cây, mật độ tán lá, giá thể trồng • Khối lượng giá thể thay đổi theo vật liệu sử dụng và lượng nước chứa ở trong đó. 14/11/2011 27 Sự thích nghi với khí hậu • Cây trồng khi được chuyển vào nội thất cần phải được thích nghi từ từ với điều kiện khí hậu có ánh sáng thấp. • Nếu không có thời gian điều chỉnh, hầu hết cây trồng sẽ bị sốc, ngừng phát triển, trở nên suy yếu và có thể chết. • Khoảng thời gian cần thiết của cây để thích nghi: Những cây lớn (cao khoảng 3m hoặc hơn) cần khoảng thời gian tối thiểu từ 3-6 tháng để thích nghi. Đối với những cây nhỏ (khoảng 0,6m hoặc thấp hơn) cần ít nhất 6 -10 tuần để thích nghi. Trong thời gian này, lượng ánh sáng cần phải được giảm dần dần xuống một nửa so với ban đầu hoặc thấp hơn nếu cần thiết.
File đính kèm:
- bai_giang_canh_quan_noi_that_chuong_2_yeu_cau_dieu_kien_ngoa.pdf