Bài giảng Cỏ dại và biện pháp kiểm soát - Đỗ Thị Kiều An

Tóm tắt Bài giảng Cỏ dại và biện pháp kiểm soát - Đỗ Thị Kiều An: ...g hôi Eragrostis cilianensis 82.000 Rau dền rễ đỏ Amaranthus retroflexus 117.000 Thù lù đực Solanum nigrum 178.000 Rau sam Portulaca spp. 193.000 Cỏ ma kí sinh Striga asiatica 500.000 3.1.3. Hạt chín không đều, dễ rụng và có nhiều hình thức lan truyền Sau khi chín xong, hạt cỏ lại dễ rơi...ieo trồng thẳng hàng, ngược lại, biện pháp này dễ gây tổn thương cho cây trồng, đặc biệt là giai đoạn cuối. 4.3.2. Làm đất (tillage) Các hoạt động làm đất như cày, bừa, trục, san phẳng mặt ruộng đều trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt cỏ dại đặc biệt là cỏ đa niên. Thông qua các hoạt động c..., lúa rày ) Tên khoa học: Oryza sativa L. Họ thực vật : Poaceae a. Tác hại: Lúa cỏ là một loài dịch hại mới được phát hiện gần đây trên ruộng lúa tại Việt Nam (1994) và mức độ gây hại ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất 49 lượng gạo xay chà, nhất là vào vụ lú...

pdf78 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Cỏ dại và biện pháp kiểm soát - Đỗ Thị Kiều An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng có thời gian che phủ đất ngắn và ít (bắp, đậu xanh, đậu 
phụng) với cây có tán lớn, dày, thân cao, thời gian che phủ đất dài (như mía) thì cỏ dại cũng 
bị tiêu diệt, ức chế và không thể nảy mầm được (khi mía lớn thì trên mặt đất hầu như không có 
cỏ dại). 
 Các loại cây trồng cạn, có loại yêu cầu xới xáo nhiều (bắp, bông, đậu, khoai, đậu 
phụng) nhưng cũng có loại cây yêu cầu ít hoặc không xới xáo (hành, tỏi). Những loại cây 
này rất khó trừ cỏ bằng xới xáo cho nên luân canh giữa cây cần xới xáo và cây không cần xới 
xáo cũng có khả năng tiêu diệt cỏ dại. 
 Nên luân canh cây khác họ với cỏ dại để dễ phát hiện và tiêu diệt cỏ. 
6.2.1.4. Che phủ đất 
 Cây trồng hạt to, mầm có khả năng vươn cao còn cỏ dại thì hạt nhỏ, mầm không có khả 
năng vươn cao. Vì vậy dùng tàn dư thực vật (rơm, rạ, trấu) để che phủ đất cũng có tác dụng 
rất lớn để hạn chế cỏ dại. Biện pháp này được áp dụng rộng rãi đối với các cây trồng nhỏ, gieo 
dày, khó xới xáo (hành, tỏi, vườn ươm cây con). Đối với những cây có giá trị kinh tế cao, có 
thể dùng màng phủ nhân tạo để che phủ đất. 
 Che phủ đất còn có tác dụng giữ ẩm đất và làm xốp đất cho cây trồng sinh trưởng phát 
triển. 
6.2.1.5. Biện pháp hóa học 
 a. Đối với cây thực phẩm 
 Cây thực phẩm là nguồn thức ăn quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình và 
là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Sản phẩm của cây thực phẩm chủ yếu là hàng hóa tươi sống, 
khi sử dụng nhiều loại không qua chế biến cho nên việc phun các hóa chất để phòng trừ sâu 
bệnh hại cũng như cỏ dại không chỉ cần phải lựa chọn dùng những loại thuốc phù hợp cho rau 
màu, phun đúng thời điểm với liều lượng thích hợp mà còn phải lưu ý đảm bảo an toàn cho 
người sử dụng và môi trường, tránh trường hợp bị ngộ độc do ăn phải rau, đậu còn dính thuốc 
trừ sâu, trừ cỏ. 
 Để khắc phục những rủi ro do thuốc gây ra, người cán bộ bảo vệ thực vật cần tuyên 
truyền, khuyến cáo làm cho người trồng rau màu thấy được cái lợi, cái hại của việc dùng thuốc, 
hiểu biết cặn kẽ về từng loại thuốc sử dụng. Mặt khác, các cơ quan kinh doanh cung ứng thuốc, 
cán bộ kỹ thuật không chỉ giới thiệu, quảng cáo thuốc mà còn phải hướng dẫn người trồng rau 
 64
cách sử dụng thuốc, thành lập các tổ kiểm tra liên ngành, ngăn chặn việc dùng thuốc một cách 
tùy tiện, bừa bãi 
 Dùng thuốc trừ cỏ cho cây thực phẩm thường được tiến hành ở 2 khâu chính, đó là: khâu 
làm đất (trước và sau khi gieo trồng) và khâu chăm bón (khi cây đã nảy mầm hoặc đang sinh 
trưởng phát triển). 
Nếu thành phần cỏ dại trên ruộng rau chủ yếu là cỏ lá hẹp như cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ 
mần trầu, cỏ chỉ, cỏ mật, cỏ sâu róm, cỏ ống, cỏ túc, cỏ bông tua, cỏ lá trethì phun thuốc cỏ Onecide 
15 EC diệt các loài cỏ này cho hiệu quả rất cao mà cây rau vẫn an toàn, phát triển tốt bình thường. Thuốc 
không diệt được cỏ lá rộng (2 lá mầm) và cỏ cói, lác. Thuốc được sử dụng trên các ruộng rau (bắp cải, 
cải bông, cà rốt, hành, tỏi, cà chua, dưa). Ngoài ra, thuốc còn sử dụng trên cây trồng cạn khác như đậu 
phộng (lạc), đậu nành (đậu tương), đậu xanh, bông vải, khoai mì (sắn), me (vừng), khóm (dứa), đay 
(bố)Thuốc không được sử dụng trên ruộng lúa, bắp, mía. 
+ Cỏ lá hẹp có từ 1-6 lá : pha 30-50 ml thuốc/bình 16 lít nước 
+ Cỏ lá hẹp có hơn 6 lá : pha 50-80 ml thuốc/bình 16 lít nước 
+ Phun 2 bình 16 lít cho 1000m2. Nên phun thuốc trúng vào lá, thân cây cỏ càng nhiều càng tốt. 
Không phun khi cỏ quá còi cọc, đất khô nứt nẻ hoặc đang ngập nước. 
Nếu thành phần cỏ dại trên ruộng rau bao gồm cả cỏ lá hẹp và lá rộng thì có thể sử dụng thuốc 
Lasso 480 (hoạt chất Alachlor, min 90 %). Đây là loại thuốc có tác dụng tiền nảy mầm (đối với 
cỏ), có tính chọn lọc cao nên không ảnh hưởng đến cây trồng. Thuốc ít hiệu quả với nhóm cỏ 
năn lác. Để tăng hiệu lực trừ cỏ năn, cỏ lác, pha chung với Sanaphen 720 SL. Liều lượng thuốc 
sử dụng trên ruộng bắp cải là 2-2,5 lit/ha, pha 40 – 50 ml/8 lit nước. Cũng có thể sử dụng thuốc 
tiền nảy mầm, chọn lọc Dual 720 EC để diệt hữu hiệu các loại cỏ lá hẹp và vài loại cỏ lá rộng 
như cỏ mần trầu, cỏ gạo, cỏ lác, đuôi chồn, cỏ túc, dền gai trên ruộng rau màu. 
 b. Đối với cây công nghiệp ngắn ngày 
 Một số cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, đậu phụng, thuốc lá nếu dùng thuốc 
trừ cỏ vào thời kỳ cây đang sinh trưởng thì sẽ đem lại kết quả không ổn định, thậm chí còn gây 
hại cho cây trồng. Do vậy đối với những cây công nghiệp ngắn ngày có sức chống chịu yếu với 
thuốc trừ cỏ thì chỉ nên dùng trong khâu làm đất chuẩn bị gieo trồng hoặc phun vào đất trước 
khi cây nảy mầm là tốt nhất. Tuy nhiên liều lượng cũng như loại thuốc định sử dụng còn phải 
căn cứ vào tình hình cỏ dại và loại đất. 
 Trường hợp đất bị hạn thì cần phải tưới cho đủ ẩm, thuốc trừ cỏ mới có tác dụng. 
 Với mía, việc trừ cỏ cần được tiến hành sớm, chủ yếu trong giai đoạn từ khi mía nảy 
mầm đến khi thấy đốt ở lá thứ nhất. 
 Dưới đây xin giới thiệu một số trường hợp cụ thể: 
6.2.1.6. Trừ cỏ cho bắp 
a. Trước khi gieo trồng: 
 65
Trước khi gieo bắp khoảng 3 tuần có thể dùng Dalapon, Eptam, Simazin, Atrazin, 
Prometrin phun trên đất để diệt cỏ giúp bắp nảy mầm và sinh trưởng trong điều kiện sạch cỏ. 
b. Trước khi bắp nảy mầm: 
Ngay sau khi gieo hạt hoặc trước lúc bắp nảy mầm 3-4 ngày, có thể dùng thuốc amin 
2,4-D hoặc những thuốc trừ cỏ triazin (Simazin, Atrazin, Prometrin). 
c. Trên ruộng bắp đang sinh trưởng: 
Nếu trên ruộng bắp đang sinh trưởng có nhiều cỏ họ cói và cỏ lá rộng, có thể dùng natri 
2,4-D phun vào thời kì bắp được 3-5 lá. Không nên dùng 2,4-D khi cây được hơn 6 lá hoặc khi 
đã cao hơn 15 cm vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bắp, cây cong vì mất tính hướng địa. natri 2,4-D 
còn được dùng hỗn hợp với Atrazin phun lúc bắp được 3-5 lá để trừ cỏ 1 lá mầm và 2 lá mầm. 
Khi bắp đã được 3-4 lá mà cỏ mới bắt đầu mọc trên ruộng, có thể dùng Atrazin hoặc Simazin để 
phun nhưng phải chú ý phun thuốc kịp thời khi cỏ mới mọc hoặc phun vào lúc hạt cỏ sắp nảy 
mầm thì thuốc mới phát huy được hiệu lực diệt cỏ. 
6.2.1.7. Trừ cỏ cho đậu tương: 
a. Biện pháp vật lý: Làm sớm khi cỏ còn non vừa dễ làm, ít tốn công lại đỡ hại cây. 
Thường làm cỏ tập trung vào 3 lần như sau: 
 + Lần 1 (1 – 2 lá kép): cần kết hợp với cả việc tỉa định cây với xới xáo làm cỏ. Lúc này 
cây còn nhỏ nên chỉ cần xới nhẹ và xa gốc. 
 + Lần 2 (4 – 6 lá kép, 10 – 12 ngày sau lần 1): cần xới sạch cỏ, xới sâu hơn lần 1 vì cây 
đã lớn, đất chặt, xới sâu 5 – 7 cm. Nếu trời không hanh, đất ẩm thì nên xới gần gốc, còn thời tiết 
hanh khô mà đất cũng khô thì nên xới nông và xa gốc hơn. Lần này sau khi xới cỏ xong cần bón 
thêm phân thúc và vun gốc cho đậu luôn. 
 + Lần 3 (khi cây bắt đầu ra nụ): vun gốc kết hợp xới xáo; nếu đậu đã ra hoa rộ mà cỏ 
nhiều thì nên nhổ cỏ bằng tay mà không xới xáo nữa để khỏi làm rụng hoa. 
 b. Biệp pháp hóa học: dùng Natri 2,4D hoặc Ester butylic của 2,4D để phun trừ cỏ trước 
khi đậu tương nảy mầm. Có thể dùng dẫn xuất của Phenol như PCP, DNOC, DNBP 
6.2.1.8. Trừ cỏ cho mía (Sacharum spp.) 
 - Lần 1: 
 Ruộng mía sau khi trồng từ 10 – 15 ngày, mầm bắt đầu mọc đâm lên khỏi mặt đất. Thời 
gian mầm mọc thường kéo dài 2 – 3 tuần hoặc dài hơn tùy theo giống mía và thời vụ trồng. 
 Đợt làm cỏ đầu tiên kết hợp với việc trồng dặm và xới đất bón thúc đợt 1 cho mía. 
 Khâu công việc này có thể dùng trâu, bò và lao động thủ công (trên khoảng cách hàng 
hẹp) hoặc máy canh tác (trên khoảng cách hàng rộng), xới đất diệt cỏ giữa 2 hàng mía. Trên 
hàng mía diệt cỏ và xới đất, trộn phân bón thúc bằng công cụ thủ công. 
 Ở những nơi có điều kiện có thể kết hợp sử dụng hóa chất diệt cỏ với cơ giới và lao động 
thủ công. 
 66
 Các hóa chất diệt cỏ thông dụng cho mía là: Diuron, Simazin, Atrazin, Ametryn, 2,4D 
 Liều lượng sử dụng như sau: (pha trong 400 – 600 lít nước/ha) 
 + Diuron: 2 – 3 kg 
 + Simazin, Atrazin: 3 – 4 kg 
 + 2,4D: 1,5 – 2 kg 
 Trong trường hợp chỉ phun trong hàng mía thì sử dụng ½ lượng trên. Cũng có thể sử 
dụng công thức hỗn hợp: Simazin + 2,4D để trừ cỏ cho mía rất hiệu quả. 
 - Lần 2: 
 Đợt trừ cỏ lần này tiến hành khi mía kết thúc đẻ nhánh chuyển sang thời kỳ làm dóng 
vươn cao (8 – 9 tuần sau trồng). Đây là đợt làm cỏ, chăm sóc quan trọng, vì thời điểm này mía 
và cỏ dại đều phát triển mạnh cùng tranh chấp quyết liệt với nhau: nước, dinh dưỡng, ánh sáng 
và không khí. Công việc cụ thể là: 
 + Cày, xới diệt cỏ giữa 2 hàng mía bằng trâu bò, lao động thủ công hoặc bằng máy canh 
tác. Trong hàng mía diệt cỏ bằng thủ công là chính. Có thể sử dụng hóa chất diệt cỏ loại thích 
hợp phun vào cỏ trong hàng mía. Khâu công việc này người ta thường kết hợp cơ giới với lao 
động thủ công hoặc cơ giới với hóa chất diệt nhằm mục đích diệt được cỏ dại kịp thời đồng thời 
vẫn đảm bảo độ thông thoáng, tơi xốp của đất. 
 + Kết hợp xới đất diệt cỏ với bón thúc phân đợt 2 và vun gốc cho mía. 
 - Lần 3: 
 Khi mía đã giao lá (1 – 3 dóng), tiến hành kiểm tra ruộng mía, nếu thấy ruộng còn cỏ thì 
trừ cỏ lần cuối cùng. Thông thường nếu 2 đợt trừ cỏ trước đã làm tốt thì đợt này công việc 
không còn bao nhiêu. Ngược lại nếu 2 đợt trước làm không kỹ thì đợt này công việc phải làm sẽ 
nhiều hơn. Trừ cỏ cho mía lần này khó hơn các lần trước vì mía đã cao, máy canh tác không thể 
vào ruộng mía được (có thể kết hợp lao động thủ công với xử lý hóa chất). 
6.2.1.9. Trừ cỏ cho bông vải 
a. Làm cỏ: 
 Thường xuyên làm cỏ và nhổ cỏ gốc để tạo điều kiện cho bông không bị cỏ dại tranh 
chấp dinh dưỡng và ánh sáng. Để đạt năng suất bông hạt cao thì số lần làm cỏ, xới xáo phải đạt 
tối thiểu 3 – 4 lần. 
 Làm cỏ 3 lần: 
 + Lần 1: 15 – 20 ngày sau gieo, kết hợp xới sâu 5 cm (bằng độ sâu gieo hạt) và bón thúc 
lần 1. 
 + Lần 2: 40 – 45 ngày sau gieo. 
 + Lần 3: 60 – 65 ngày sau gieo. 
 Làm cỏ 4 lần: 
 67
 + Lần 1: 15 ngày sau gieo. 
 + Lần 2: 35 ngày sau gieo. 
 + Lần 3: 55 ngày sau gieo. 
 + Lần 4: 75 ngày sau gieo. 
 Cày bừa kỹ cho đất tơi nhỏ, thoáng khí, lên luống hợp lý tùy vùng và địa thế. 
 Bón phân đúng lúc, cân đối và đầy đủ.- Biện pháp trừ cỏ bằng thuốc hóa học: 
 b. Biện pháp hóa học: 
Dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng vụ trước. Trước khi gieo hạt, sử dụng thuốc 
Ametrex 80 WP liều lượng 2 kg/ha để phun trước khi gieo gối bông từ 7 – 10 ngày, thuốc này 
có hiệu lực trừ cỏ cao trong thời gian dài (4 – 6 tuần). 
 Trừ cỏ giữa vụ: có thể sử dụng Round up 480 ND liều lượng 1,5 lít/ha phun để trừ cổch 
cây bông vào giai đoạn giữa vụ. Chú ý phải dùng chụp để che chắn cho tốt, không để thuốc bám 
dính vào lá bông. 
6.2.2. Trừ cỏ cho cây trồng cạn đa niên 
Nhiều loại cây ăn quả, cây công nhiệp dài ngày (chè, cà phê, cacao, cam, quýt ...) được 
trồng cả ở nơi đất dốc do vậy, việc trừ cỏ trong các vườn cây dài ngày cũng khác so với trong 
vườn cây ngắn ngày 
- Trên ruộng trồng cây hàng năm, yêu cầu của việc kiểm soát cỏ là làm sao trong cả quá 
trình sinh trưởng của cây trồng không có sự xuất hiện của cỏ dại còn trên ruộng trồng cây dài 
ngày nếu cũng làm cho đất sạch cỏ quanh năm thì vào mùa mưa, đất sẽ dễ bị xói mòn, rửa trôi 
chất dinh dưỡng. Ngược lại, nếu cỏ dại không được kiểm soát tốt thì cỏ sẽ cạnh tranh hết dinh 
dưỡng và nước của cây trồng. Vấn đề ở đây là phải kết hợp được tốt việc kiểm soát cỏ dại với 
việc bảo vệ đất, không để đất trống trong mùa mưa. Tại Nhật Bản, việc sử dụng thuốc cỏ trong 
vườn cây đa niên không phải là nhằm mục đích tiêt diệt cỏ mà chỉ làm cho cỏ khô héo trong 
những tháng mà cỏ dại có thể tranh chấp nước và phân bón của cây trồng còn trong vụ mưa thì 
vẫn để cỏ dại sinh trưởng trong vườn cây để bảo vệ đất. 
- Đời sống của những loài cây trồng này thường kéo dài nhiều năm. Trước khi trồng cây, 
phải diệt trừ tốt những loài cỏ đa niên khó trừ (cỏ tranh, cỏ gà, cỏ cú ...). Mặt khác, trong quá 
trình dùng thuốc trừ cỏ năm này qua năm khác, phải cân nhắc, đề phòng hiện tượng thuốc tích 
lũy lại trong đất, gây hại cho cây trồng. 
Để trừ cỏ cho các cây trồng đa niên, người ta thường áp dụng các biện pháp sau đây: 
6.2.2.1. Trồng xen 
 Trong thời kì kiến thiết cơ bản, khi cây chưa giao tán, trong xen các loại cây hàng năm, 
đạc biệt là cây họ đậu có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế cỏ dại đồng thời bảo vệ đất và tăng 
thêm thu nhập. 
 68
6.2.2.2. Biện pháp cơ giới, vật lý 
a. Diệt cỏ trước khi trồng: 
Khi làm đất khai hoang, nên kết hợp chặt chẽ giữa việc chuẩn bị đất gieo tròng với việc 
tiêu diệt cỏ dại và chống xói mòn. Thường làm đất vào cuối mùa mưa để chia cắt cỏ, phơi khô 
cỏ rồi thu dọn ra bờ lô rồi đốt để diệt các cơ quan sinh sản của cỏ như thân, cành, thân ngầm. 
Nếu cày bừa vào đầu mùa mưa rồi gieo trồng ngay thì các cơ quan sinh sản vô tính của cỏ 
không những không bị tiêu diệt mà còn bị chia cắt làm nhiều phần, chúng mọc mầm ngày càng 
nhiều, làm cho mật độ cỏ càng dày đặc. Vào vụ xuân-hè, trước khi trồng cây nên cày bừa lại đất 
để tiêu diệt mầm cỏ vừa mới mọc mầm từ hạt hoặc từ các cơ quan sinh sản vô tính. 
b. Xới xáo diệt cỏ giữa các hàng cây: 
Vào mùa khô, thời tiết hanh khô, cỏ dại thường không phát triển hoặc các bộ phận trên 
mặt đất bị khô héo đi. Đến mùa mưa, nhiệt độ cao kết hợp với mưa nhiều nên cỏ dại đâm chồi, 
nảy lộc và sinh trưởng mạnh. Do đó, trên các vướn cây đa niên, cần phải tiến hành xới xáo diệt 
cỏ vào mùa nóng ẩm này. Tùy theo loại cây trồng, loại cỏ dại mà tiến hành xới xáo khác nhau. 
Đối với các cây tròng đã lớn, tán cây đã giao lá (cà phê, cacao, ca, quýt ...) chỉ cần xới 
xáo kĩ một lần vào đầu mùa mưa kết hợp với bón phân, vun xới. Nếu có điều kiện về nhân lực 
thì có thể xới tiếp một lần nữa vào cuối mùa mưa kết hợp bón phân cho cây trồng. 
c. Che phủ đất 
Để che phủ mặt đất trong gốc cây, người ta thường dùng thân lá thực vật khi khai hoang 
hoặc trồng cây che phủ đất như trinh nữ không gai, bạc hà dại, lạc dại, cỏ rau trai để phủ đất có 
thể hạn chế cỏ tranh và các cỏ đa niên thân ngầm khác. Theo kinh nghiệm của nhân dân thì nên 
trồng khoai lang che phủ đất để lấn át cỏ tranh. Sau 2-3 năm trồng khoai lang, cỏ tranh hầu như 
bị tiêu diệt. Theo kinh nghiệm của đồng bào Mèo thì biện pháp trừ cỏ tranh tốt nhất là khi mầm 
cỏ tranh mới mọc khỏi mặt đất nên xăm cho dập nát làm cho cơ quan sinh sản của cỏ tranh bị 
phá hủy và chết. 
6.2.2.3. Biện pháp hóa học 
6.2.2.4. Kiểm soát cỏ trong vườn cà phê 
Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB), cà phê chưa giao tán, chỉ làm cỏ sạch dọc 
hàng cà phê với chiều rộng lớn hơn tán cà phê, chừa lại băng cỏ giữa hai hàng cà phê để chống 
xói mòn đất, mỗi năm làm cỏ 4-5 lần và phát ngọn cỏ không được để cỏ cao bằng cà phê. Trong 
thời kì KTCB, nên trồng xen các loại cây trồng ngắn ngày trong vườn cà phê để hạn chế sự sinh 
trưởng phát triển của cỏ dại đồng thời tăng thêm thu nhập cho người trồng. 
Trong giai đoạn cà phê kinh doanh (KD), cần làm cỏ sạch toàn bộ diện tích, làm 3-4 lần 
trong năm. Tất cả thân lá cỏ và các tàn dư thực vật có trong vườn cà phê đều được chôn vùi vào 
đất để tăng độ xốp và cung cấp dinh dưỡng cho cây. 
Tùy theo loại cỏ trong vườn cà phê, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: 
a. Cỏ lá hẹp: sử dụng Roundup hoặc Nufarm 
 69
b. Cỏ hỗn hợp: 
- Nếu thành phần cỏ chủ yếu là cỏ lá hẹp, cỏ lác và một ít cỏ tranh, sử dụng Round-up 
hoặc Nufarm với liều lượng 3 – 4 lít/ha tùy mật độ cỏ, pha 50 – 60cc/bình 8 lít, phun 5-6 
bình/1000m2. 
- Nếu thành phần cỏ hỗn hợp chủ yếu là cỏ lá rộng như cỏ hôi, cỏ lào, chổi đực, ké đầu 
ngựa, bọ xít  và một ít cỏ tranh, cỏ lác: sử dụng Round-up hoặc Nufarm với liều lượng 
3 – 5 lít/ha tùy mật độ cỏ, pha 50 – 60cc/bình 8 lít, phun 5-6 bình/1000m2. 
- Nếu hỗn hợp cỏ gồm các loài cỏ lá hẹp, cói lác và lá rộng nhất niên và đa niên, sử dụng 
Bimastar 240/120 AS với liều lượng 4-6 lít/ha, pha 80-100cc/bình 8 lít, phun 5-6 
bình/1000m2. 
c. Lưu ý: 
- Không để thuốc dính vào cây cà phê con 
- Nếu gốc cà phê đã già, vỏ đã hóa nâu có thể phun thuốc thẳng vào gốc cà nhưng không 
được cho thuốc tiếp xuc với là, mô non của cà phê 
- Các thuốc Round-up, Nufarm, Bimastar có tính lưu dẫn nên thuốc sẽ đạt hiệu quả cao 
khi phun thuốc ở giai đoạn cỏ đang phát triển tốt có nhiều lá. 
6.2.2.5. Kiểm soát cỏ trong vườn điều 
a. Làm đất kĩ trước khi gieo trồng 
Để loại trừ sự cạnh tranh của các loài cỏ dại ưa sáng, mắc cỡ, cỏ tranh và cỏ mỹ trong 
vườn điều (những loài cỏ dại phát triển cực mạnh trong mùa mưa và chết đồng loạt vào mùa khô 
lại có thể tái sinh mạnh hơn vào năm sau vừa làm đất bạc màu vừa gây nguy cơ cháy), cần phải 
tiến hành việc ủi sạch các loài cỏ dại trên bằng máy ủi nếu thực bì là những loài cây bụi lớn có 
hệ rễ ăn sâu hoặc bằng cày chảo 3 nếu là cây bụi nhỏ và cây thân thảo. Việc làm sạch cỏ dại 
phải được tiến hành vào đầu mùa mưa khi cỏ dại mới tái sinh đồng loạt trở lại và chưa kịp ra 
hoa, kết hạt để kịp trồng điều sau đó 1 tháng. 
b. Trồng xen 
Trồng xen các loại cây họ đậu ngắn ngày trong mấy năm đầu khi điều chưa phát triển 
mạnh bộ tán là một biện pháp hạn chế cỏ dại hiệu quả, đồng thời tăng thu nhập cho người trồng. 
Ngoài ra, việc trồng cây thảm phủ họ đậu (Cassia rotundifolia, Pueraria phaseoloides, 
Calopogonium mucunoides, Centrosema pubescens, Arachis pintoi), trong vườn điều ở thời kì 
kinh doanh cũng có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế cỏ dại đồng thời tăng độ phì và cải tạo 
đất. 
c. Làm cỏ, xới xáo 
Không nên làm cỏ trắng trong vườn điều mà chỉ nên làm cỏ xung quanh gốc điều theo 
độ rộng của tán điều. Hạn chế làm tổn thương đến hệ rễ điều khi làm cỏ thủ công. 
d. Sử dụng thuốc cỏ 
 70
Nếu trên vườn điều có nhiều cỏ tranh, cỏ đuôi chồn, có thể sử dụng một trong các loại 
thuốc sau để kiểm soát: Dalapon, Glyphosate, Imazapyr, Sulfosate. Các loại thuốc này tương đối 
an toàn cho cây điều và cây trồng xen và không gây hại cho vỏ đã hóa nâu của cây điều. Các 
loại thuốc này phân hủy nhanh hoặc bị keo đất hấp thu nên không gây ảnh hưởng đến các cây 
trồng xen nếu chúng được trồng sau xử lí thuốc 3-4 tuần. 
 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Anjum, T, Bajwa, R & Javaid, A 2005, 'Biological control of Parthenium I: Effect of 
Imperata cylindrica on distribution, germination and seedling growth of Parthenium 
hysterophorus L.', International Journal of Agriculture & Biology, vol. 7, no. 3. 
Booth, B, Murphy, S & Swanton, C 2003, Weed ecology in natural and agricultral 
systems, CABI Publishing, Cambridge. 
Chin, DV, Son, TTN, Kiet, LC, Itoh, K, Hiraoka, H & Kobayashi, H 2002, 'Lowland Rice 
Weeds In Vietnam', in The 2002 Annual Workshop of JIRCAS, Cantho University, 
Cantho, Vietnam 
Chinh, NM & Phụng, MT 2008, Phòng trừ cỏ dại trong ruộng lúa, Nhà xuất bản Nông 
nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. 
Crawley, MJ 1997, 'Biodiversity', in MJ Crawley (ed.), Plant ecology, 2nd edn, 
Blackwell Scientific, Oxford. 
David, C 2003, 'Characteristics and management of Imperata cylindrica (L.) Raeuschel 
in smallholder farms in developing countries', in R Labrada (ed.), Weed management for 
developing countries, FAO, Rome. 
Đĩnh, NV, Dũng, ĐT, Hùng, HQ, Lầm, VP, Quyền, PB & Xuyên, NT 2004, Giáo trình 
Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Hà 
Nội. 
Hamayun, M, Hussain, F, Afzal, S & Ahmad, N 2005, 'Allelopathic effect of Cyperus 
rotundus and Echinochloa crus-galli on seed germination, and plumule and radicle 
growth in maize (Zea mays L.)', Pakistan Journal Weed Science Research, vol. 11, no. 
1-2, pp. 81-4. 
Holm, L, Plucknett, DL, Pancho, JV & Herberger, J 1977, The world's worst 
weeds:cDistributrion anf biology, University Press of Hawaii, Honolulu. 
Radosevich, SR, Holt, JS & Ghersa, CM 2007, Ecology of weeds and invasive plants: 
relationship to agriculture and natural resource management, 3 edn, John Wiley & Son, 
New Jersey. 
Ross, MA & Lembi, CA 1999, Applied weed science, 2nd edn, Prentice Hall, New 
Jersey. 
Sơn, NH 2000, 'Một số nghiên cứu về cỏ dại trên ruộng lúa cấy và biện pháp phòng trừ ở 
Đồng bằng Sông Hồng', LuẬN án Tiến sĩ, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 
 72

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_co_dai_va_bien_phap_kiem_soat_do_thi_kieu_an.pdf