Giáo trình mô đun Nuôi rắn sinh sản - Mã số MĐ 02: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè

Tóm tắt Giáo trình mô đun Nuôi rắn sinh sản - Mã số MĐ 02: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè: ...ựng vào trong khai để khi đói rắn có thể vào ăn, những thức ăn thừa sẽ không bị rơi ra ngoài làm bẩn chuồng rắn. 11 Đối với mô hình nuôi rắn trong ao có thể nuôi chung với ếch đồng, lươn, cá trê, cá bảy màu... làm nguồn thức ăn cho rắn ăn dần. 12 Thức ăn rắn sinh sản không cần trộn thêm ...uyển, sự hiện diện của rắn khi cho ăn, có thể đánh giá được số lượng rắn hiện có trong ao, bể nuôi. Đối với rắn hậu bị, định kỳ hàng tháng nên cân trọng lượng ngẫu nhiên 5- 10% số lượng rắn nuôi để đánh giá sự tăng trưởng và điều chỉnh khẩu phần ăn uống cho hợp lý. 3. Thực hiệ...ổi thất thường ta nên pha men tiêu hóa cho cả đàn ăn hoặc uống liên tục khoảng 3-5 ngày 2.2. Bệnh gan thận mủ (trắng gan) - phù nề - Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra, lây qua thức ăn. Xâm nhập qua vết thương. Bệnh thường phát ra khi môi trường bị ô nhiễm, ...

pdf97 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Nuôi rắn sinh sản - Mã số MĐ 02: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u: 
TT Nội dung Đúng Sai 
1 Khi bị rắn cắn đưa ngay tới bệnh viện gần nhất 
2 Khi bị rắn cắn ta sơ cứu dùng dây caro phần trên vết 
cắn trước khi đưa đi bệnh viện 
3 Khi bị rắn cắn không nên nặn máu vết cắn, chuồm đá 
vết cắn 
4 Khi bị rắn cắn không nhai đấp những lá, sử dụng các 
bài thuốc dân gian 
 85 
TT Nội dung Đúng Sai 
5 Vào chuồng chăm sóc nuôi dưỡng rắn không hút 
thuốc, có hơi rượu 
6 Trong y khoa rắn độc thường được chia thành hai 
nhóm chính. Nhóm gây rối loạn đường máu và xuất 
huyết như: Rắn Lục Xanh, Hổ Mang Chúa và Rắn 
Chàm Quạp. 
7 Trong y khoa rắn độc thường được chia thành hai 
nhóm chính. Nhóm ảnh hưởng đến thần kinh trung 
ương, gây liệt, suy hô hấp, ngưng thở như họ rắn Hổ 
( Rắn Hổ Mang Chúa, Hổ Đất, Cạp Nong, Cạp Nia, 
Hổ Mèo) 
8 Nếu bị rắn cắn sau 15-30 phút mà vết cắn không đau, 
không phù, chi bị cắn không tê bại thì không phải rắn 
độc cắn. 
9 Khi bị rắn cắn, nạn nhân phải giữ bình tĩnh, không nên 
đi lại nhiều lần làm tăng tuần hoàn máu và chất độc sẽ 
sớm về tim rồi lên não rất nguy hiểm. 
10 Nọc độc rắn Lục có tác dụng gây liệt cơ, nguy hiểm 
nhất là liệt cơ hô hấp, dẫn đến tử vong. 
11 
Nọc rắn Lục chủ yếu gây chảy máu, tan máu, hoại tử 
tổ chức. 
12 
Triệu chứng thường xuất hiện sau khi bị rắn cắn 
khoảng 12 - 15giờ 
13 
Khi nhìn vết răng cắn để lại trên da, có thể phân biệt 
rắn độc với rắn không độc (đòi hỏi phải có kinh 
nghiệm): Rắn không độc thường vết răng rắn là một 
vòng cung, đều nhau. 
14 
Khi nhìn vết răng cắn để lại trên da, có thể phân biệt 
rắn độc với rắn không độc (đòi hỏi phải có kinh 
nghiệm): Rắn độc thường vết răng rắn để lại là một 
vòng cung, đều nhau. 
15 
Nọc rắn đi vào cơ thể theo đường bạch mạch, do đó 
khi bị rắn cắn cần garô mạch máu để làm chậm khuếch 
tán nọc độc trong cơ thể. 
 86 
TT Nội dung Đúng Sai 
16 
Việc đầu tiên xử lý vết thương khi bị rắn cắn là dùng 
dây băng trên vết thương 
17 
Khi bị rắn Hổ cắn có thể gây liệt (Hổ Mang Chúa, Cạp 
nong, Cạp nia, rắn Biển, rắn Hổ Mang) thì áp dụng kỹ 
thuật băng ép bất động. 
18 
Khi bị rắn cắn không áp dụng các biện pháp sau: 
chích, chọc vùng vết cắn, đắp hoặc uống các hóa chất, 
các thuốc truyền miệng dân gian, chườm đá, gây điện 
giật. 
19 
Khi bị rắn cắn, không cần phải mang rắn đã chết hoặc 
bắt được đến bệnh viện để nhận dạng. 
20 
Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định 
là rắn lành đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như 
là một trường hợp rắn độc cắn, ít nhất là trong 12 giờ 
đầu. 
Đáp án: 
Câu 1: Đúng Câu 2: Đúng 
Câu 3: Sai Câu 4: Đúng 
Câu 5: Đúng Câu 6: Sai 
Câu 7: Đúng Câu 8: Đúng 
Câu 9: Đúng Câu 10: Sai 
Câu 11: Đúng Câu 12: Sai 
Câu 13: Đúng Câu 14: Sai 
Câu 15: Đúng Câu 16: Sai 
Câu 17: Đúng Câu 18: Đúng 
 Câu 19: Sai Câu 20: Đúng 
2.Bài tập thực hành (8 giờ) 
2.1. Xem video cách phòng rắn cắn.(4 giờ) 
2.1.1. Mục đích 
Giúp học viên biết phòng rắn cắn khi bắt rắn 
2.1.2. Yêu cầu 
 87 
Học viên cẩn thận, có kỹ năng phòng rắn cắn khi tiếp xúc với rắn 
2.1.3. Dụng cụ, vật tư 
Máy chiếu, USB, thước, bút chỉ... 
2.1.4. Hình thức tổ chức 
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5-10 người/nhóm. 
2.1.5. Sản phẩm ứng dụng: Học viên biết những thao tác khi tiếp xúc với 
rắn không bị rắn cắn. 
2.1.6. Nội dung thực hành 
Giới thiệu cho học viên các phương pháp phòng rắn cắn. 
2.2. Xem video xử lý khi bị rắn cắn (4 giờ) 
2.2.1. Mục đích 
Giúp học viên biết xử lý khi bị rắn cắn 
2.2.2. Yêu cầu 
Học viên có kỹ năng lanh lẹ xử lý khi bị rắn cắn 
2.2.3. Dụng cụ, vật tư 
Máy chiếu, USB, thước, bút chỉ... 
2.2.4. Hình thức tổ chức 
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5-10 người/nhóm. 
2.2.5. Sản phẩm ứng dụng: Học viên biết xử lý khi bị rắn cắn 
2.2.6. Nội dung thực hành 
Giới thiệu cho học viên các phương pháp sơ cứu khi bị rắn cắn. 
C.Ghi nhớ: Phân biệt được rắn độc và rắn không độc 
 88 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 
1. Vị trí 
Mô đun Nuôi rắn sinh sản là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy 
nghề trình độ sơ cấp của nghề “Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè”; được giảng dạy sau 
mô đun 01 và trước các mô đun 03, 04, 05, 06 và 07. 
2. Tính chất 
Nuôi rắn sinh sản là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về 
chuồng trại, chọn con giống, chế biến thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng và phòng 
trị bệnh cho rắn sinh sản và biết phòng và xử lý khi bị rắn cắn; được giảng dạy 
tại cơ sở đào tạo có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị cần thiết. 
II. Mục tiêu: 
- Trình bày được những nội dung cơ bản về chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, 
con giống, chế biến thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho rắn 
sinh sản 
- Tổ chức được nuôi rắn sinh sản đúng yêu cầu, hiệu quả cao 
- Thực hiện chăn nuôi an toàn lao động 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa điểm 
Thời gian (giờ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ2-01 
Bài 1. Chuẩn 
bị chuồng trại 
Tích 
hợp 
Phòng học 
+Trại thực 
nghiệm 
10 2 8 
MĐ2-02 
Bài 2. Chuẩn 
bị thức ăn 
Tích 
hợp 
Phòng học 
+Trại thực 
nghiệm 
14 2 10 2 
MĐ2-03 
Bài 3. Chuẩn 
bị con giống 
Tích 
hợp 
Phòng học 
+Trại thực 
nghiệm 
14 2 12 
MĐ2-04 
Bài 4. Nuôi 
dưỡng chăm 
sóc 
Tích 
hợp 
Cơ sở sản 
xuất +Trại 
thực 
nghiệm 
16 2 14 
MĐ2-05 
Bài 5. Kiểm 
tra ấp nở 
Tích 
hợp 
Cơ sở sản 
xuất +Trại 
thực 
nghiệm 
8 2 6 
MĐ2-06 
Bài 6. Phòng 
và trị bệnh 
Tích 
hợp 
Phòng học 
+Trại thực 
nghiệm 
16 4 10 2 
MĐ2-07 
Bài 7. Phòng 
và xử lý khi bị 
rắn cắn 
Tích 
hợp 
Phòng học 
+Trại thực 
nghiệm 
10 2 8 
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 
 89 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa điểm 
Thời gian (giờ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
Cộng 92 16 68 8 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 
4.1. Chuẩn bị chuồng trại 
Bài 1: Xem phim video các kiểu chuồng nuôi (2 giờ) 
- Nhận diện các kiểu chuồng nuôi rắn sinh sản thông dụng. 
- Nguồn lực: thông qua hình ảnh, video clip, mô hình chuồng trại và điền vào 
bảng trắc nghiệm. 
- Cách thức thực hiện: 
+ Tại phòng thực hành của cơ sở đào tạo 
+ Chia từ 5-10 học viên/ nhóm. 
+ Chuẩn bị dung cụ và phòng hộ lao động. 
+ Giáo viên phân nhóm học viên và cho học viên ngồi theo nhóm. 
+ Giáo viên chiếu phim các kiểu chuồng có giải thích ưu nhược điểm từng kiểu 
chuồng. 
+ Các nhóm học viên nhận dạng các kiểu chuồng 
+ Các nhóm học viên thảo luận nhóm dưới sự giám sát của giáo viên. 
+ Thời gian hoàn thành: 01 giờ/ nhóm 
- Phương pháp đánh giá: Bằng phương pháp đánh giá trắc nghiệm khác quan. 
Giáo viên chiếu lại hình kiểu chuồng, cho học viên quan sát, ghi nhận vị trí, 
diện tích, hướng chuồng, kiểu chuồng, ... và điền vào bảng trắc nghiệm. Kết 
quả học viên trả lời đúng 5/10 câu là đạt yêu cầu. 
- Giáo viên tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực 
hành. 
Kết quả sản phẩm: nhận diện và liệt kê đúng các kiểu chuồng nuôi rắn sinh sản 
. 
Bài 2: Tham quan Nhận diện các kiểu chuồng thông dụng nuôi rắn sinh sản 
(rắn sống ở môi trường trên cạn, và môi trường nước). (6 giờ) 
Nhận diện các kiểu chuồng nuôi tại các trang trại 
Nguồn lực: Chuồng nuôi rắn của các trang trại. 
- Cách thức thực hiện: 
+ Tại các trang trại chăn nuôi rắn sinh sản hoặc phòng thực hành. 
+ Chia 5-10 học viên/ nhóm. 
 + Chuẩn bị dung cụ và phòng hộ lao động. 
+ Từng nhóm vào trại tham quan theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
+ Các nhóm học viên tiến hành thảo luận các nội dung tham quan dưới sự giám 
sát của giáo viên. 
+ Thời gian hoàn thành: 6 giờ/ nhóm 
- Phương pháp đánh giá: Bằng phương pháp vấn đáp có gợi ý, để học viên nêu 
tên các kiểu chuồng và nhận xét ưu nhược điểm (Điểm 5/10 là đạt yêu cầu) 
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành 
 90 
Kết quả sản phẩm: Học viên có khả năng thiết kế và xây dựng được chuồng 
nuôi rắn sinh sản giống kiểu chuồng của trang trại nhưng có khắc phục yếu 
điểm. 
4.2.Chuẩn bị thức ăn 
Bài 1: Tham quan các trang trại chế biên, bảo quản thức ăn (5 giờ) 
Nguồn lực: thông qua cách chế biến, bảo quản thức ăn cho rắn sinh sản, trao 
đổi thông tin học thuật cùng chủ trang trại, hộ gia đình. 
- Cách thức thực hiện: 
+ Chia thành từng nhóm, mỗi nhóm 5- 10 học viên. 
+ Chuẩn bị dung cụ và phòng hộ lao động. 
- Chuẩn bị và giao nguyên liệu cho từng nhóm. 
- Giáo viên, cán bộ kỹ thuật trại thực hiện thao tác mẫu, các nhóm học viên 
quan sát. 
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện chế biến và đưa bảo quản sản phẩm 
-Thu dọn dụng cụ, quét dọn vệ sinh môi trường. 
Thời gian hoàn thành: 5 giờ 
Phương pháp đánh giá: 
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: 
+ Kích cỡ thức ăn phù hợp với đối tượng rắn 
+ Bảo quản. 
 + Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành 
- Kết quả sản phẩm: Học viên có khả năng chế biến bảo quản thức ăn nuôi rắn 
sinh sản. Điểm đạt 5/10 là đạt yêu cầu. 
Bài 2: Tham các trang trại sản xuất thức ăn cho rắn sinh sản (5 giờ) 
Nguồn lực: thông qua các mô hình sản xuất thức ăn cho rắn sinh sản, trao đổi 
thông tin học thuật cùng chủ trang trại, hộ gia đình. 
- Cách thức thực hiện: 
+ Chia 5- 10 học viên /nhóm. 
+ Chuẩn bị dung cụ và phòng hộ lao động. 
+ Chuẩn bị và giao nguyên liệu cho từng nhóm. 
+ Giáo viên, cán bộ kỹ thuật trại thực hiện thao tác mẫu, các nhóm học viên 
quan sát. 
+ Nhóm học viên tiến hành thực hiện sản xuất thức ăn cho rắn sinh sản. 
+ Thu dọn, vệ sinh dụng cụ, quét dọn vệ sinh môi trường. 
+ Thời gian hoàn thành: 5 giờ 
- Phương pháp đánh giá: 
+ Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sản xuất 
thức ăn cho rắn sinh sản. Kết quả học viên đạt 5/10 điểm là đạt yếu cầu. 
+ Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. 
Kết quả sản phẩm: Học viên có khả năng tự tổ chức sản xuất thưc ăn nuôi rắn. 
4.3. Chuẩn bị con giống (12 giờ) 
Bài 1: Tham quan nhận dạng hai giống rắn Ráo Trâu và giống rắn Ri Voi 
(6giờ) 
 91 
Nguồn lực: thông qua các giống rắn sinh sản của trang trại, trao đổi thông tin 
học thuật cùng chủ trang trại, hộ gia đình. 
- Cách thức thực hiện: 
+ Chia 5- 10 học viên /nhóm. 
+ Chuẩn bị dung cụ và phòng hộ lao động. 
+ Giáo viên, cán bộ kỹ thuật trại thực hiện thao tác mẫu, các nhóm học viên 
quan sát. 
+ Nhóm học viên tiến hành thực hiện nhận dạng đặc điểm của hai giống rắn, có 
thảo luận. Giáo viên quan sát và giải thích những thắc mắc của học viên 
+ Thu dọn, vệ sinh dụng cụ, quét dọn vệ sinh môi trường. 
+ Thời gian hoàn thành: 6 giờ 
- Phương pháp đánh giá: 
+ Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: nhận 
dạng và phân biệt đặc điểm của hai giống rắn. Kết quả nhận dạng đúng là đạt 
+ Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. 
Kết quả sản phẩm: Học viên phân biệt được hai giống rắn Ráo Trâu và giống 
rắn Ri Voi . 
Bài 2: Tham quan thực hành tại trang trại rắn sinh sản phân biệt rắn đực và rắn 
cái (6giờ). 
Nguồn lực: thông qua các giống rắn sinh sản của trang trại, trao đổi thông tin 
học thuật cùng chủ trang trại, hộ gia đình. Chủ trại chỉ những dặc điểm phân 
biệt giữa rắn đực và rắn cái. 
Cách thức thực hiện: 
+ Chia 5- 10 học viên /nhóm. 
+ Chuẩn bị dung cụ và phòng hộ lao động. 
+ Chuẩn bị rắn đực và rắn cái của hai giống rắn Ráo Trâu và Ri Voi. 
- Giáo viên, cán bộ kỹ thuật trại thực hiện thao tác mẫu, các nhóm học viên 
quan sát. 
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện nhận dạng phân biệt rắn đực và rắn cái, có 
thảo luận. Giáo viên quan sát và giải thích những thắc mắc của học viên. 
-Thu dọn, vệ sinh dụng cụ, quét dọn vệ sinh môi trường. 
Thời gian hoàn thành: 6 giờ 
- Phương pháp đánh giá: 
+ Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: Phân 
biệt được rắn đực và rắn cái. Kết quả nhận dạng đúng là đạt. 
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. 
- Kết quả sản phẩm: Học viên phân biệt được rắn đực, rắn cái. 
4.4.Nuôi dưỡng chăm sóc (14 giờ) 
Bài 1: Tham quan và thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng rắn sinh sản tại 
các trang trại. 
Nguồn lực: thông qua quy trình chăm sóc nuôi dưỡng rắn sinh sản tại trại, trao 
đổi thông tin học thuật cùng chủ trang trại, hộ gia đình. 
- Cách thức thực hiện: 
+ Chia 5- 10 học viên /nhóm. 
 92 
+ Chuẩn bị dung cụ và phòng hộ lao động. 
+ Giáo viên, cán bộ kỹ thuật trại hướng dẫn các nhóm học viên quan sát thực 
hiện. 
+ Nhóm học viên tiến hành thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn rắn sinh sản. 
 + Quan sát đàn rắn 
+ Dọn vệ sinh 
+ Cho rắn ăn 
+ Quan sát phát hiện rắn bệnh 
+ Điều trị rắn bệnh nếu có 
+ Thu trứng đem ấp 
-Thảo luận nhóm, giáo viên giải thích những thắc mắc của học viên. 
-Thu dọn, vệ sinh dụng cụ, quét dọn vệ sinh môi trường. 
Thời gian hoàn thành: 14 giờ 
Phương pháp đánh giá: 
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: Kỹ 
năng thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và có nhận xét ưu nhược điểm 
của quy trình chăm sóc nuôi dưỡng rắn sinh sản tại trại. Kết quả điểm 5/10 là 
đạt yêu cầu. 
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. 
4.5.Kiểm tra ấp nở (6giờ) 
Bài 1: Chế tạo nguyên liệu ấp (6 giờ) 
Nguồn lực: thông qua nguyên liệu đất, cát, bình phun tạo ẩm độ. 
Cách thức thực hiện: 
+ Chia 5- 10 học viên /nhóm. 
+ Chuẩn bị dụng cụ và phòng hộ lao động. 
+ Chuẩn bị nguyên liệu. 
+ Giáo viên, cán bộ kỹ thuật trại hướng dẫn làm mẫu; các nhóm học viên quan 
sát. 
+ Học viên thực hiện pha trộn nguyên liệu, giáo viên quan sát. 
+ Thảo luận nhóm, 
+Giáo viên giải thích những thắc mắc của học viên. 
+ Thu dọn, vệ sinh dụng cụ, quét dọn vệ sinh môi trường. 
+ Thời gian hoàn thành: 6giờ 
Phương pháp đánh giá: 
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: Kỹ 
năng thực hiện pha trộn nguyên liệu ấp. Kết quả điểm 5/10 là đạt 
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. 
4.6.Phòng và trị bệnh 
Bài 1: Xem video về triệu chứng và bệnh tích của các bệnh như: Tiêu chảy, 
xuất huyết - sinh hơi - trụy tim, Viêm gan mủ phù nề, viêm phổi phù thận, ghẻ, 
nấm miệng (10 giờ) 
Nguồn lực: thông qua hình ảnh, video clip, về triệu chứng, bệnh tích của các 
bệnh, giáo viên chỉ dẫn 
Cách thức thực hiện: 
 93 
+ Tại phòng thực hành của cơ sở đào tạo 
+ Chia 5- 10 học viên /nhóm. 
+ Chuẩn bị, khởi động máy chiếu, gắn USB 
+ Giáo viên chiếu phim lần lượt cac bệnh tiêu chảy, xuất huyết - sinh hơi - trụy 
tim, Viêm gan mủ phù nề, viêm phổi phù thận, ghẻ, nấm miệng 
+ Thảo luận nhóm, giáo viên giải thích thắc mắc của học viên 
- Giáo viên chiếu phim lần lượt các bệnh tiêu chảy, xuất huyết - sinh hơi - trụy 
tim, Viêm gan mủ phù nề, viêm phổi phù thận, ghẻ, nấm miệng 
- Các nhóm học viên thảo luận nhóm dưới sự giám sát của giáo viên. 
Thời gian hoàn thành: 5 giờ/ nhóm 
- Phương pháp đánh giá: 
- Bằng phương pháp kiển tra trắc nghiệm khách quan học viên trả lời đúng 
5/10 câu là đạt yêu cầu 
- Giáo viên tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực 
hành. 
Kết quả sản phẩm: Qua hình ảnh quan sát triệu chứng, bệnh tích học viến đoán 
được bệnh. 
4.7.Phòng và xử lý khi bị rắn cắn (8 giờ) 
Bài 1: Xem video cách phòng rắn cắn khi bắt rắn 
Nguồn lực: thông qua hình ảnh, video clip, về các dụng cụ thiết bị phòng hộ 
Cách thức thực hiện: 
+ Tại phòng thực hành của cơ sở đào tạo 
+ Chia 5- 10 học viên /nhóm. 
+ Chuẩn bị, khởi động máy chiếu, gắn USB 
+ Giáo viên chiếu phim phòng bị rắn cắn khi tiếp xúc với rắn 
+ Học viên quan sát 
+ Thảo luận nhóm, giáo viên giải thích thắc mắc của học viên 
+ Thu dọn, vệ sinh phòng thực hành 
Thời gian hoàn thành: 4 giờ/ nhóm 
Phương pháp đánh giá: 
+Bằng phương pháp kiển tra trắc nghiệm khách quan học viên trả lời đúng 5/10 
câu là đạt yêu cầu 
+ Giáo viên tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực 
hành. 
Bài 2. Xem video xử lý khi bị rắn cắn 
Nguồn lực: thông qua hình ảnh, video clip, về cách xử lý sơ cứu khi bị rắn cắn 
Cách thức thực hiện: 
+Tại phòng thực hành của cơ sở đào tạo 
+ Chia 5- 10 học viên /nhóm. 
+ Chuẩn bị, khởi động máy chiếu, gắn USB 
+ Giáo viên chiếu phim phương pháp sơ cứu khi bị rắn cắn. 
+ Học viên quan sát 
+ Thảo luận nhóm, giáo viên giải thích thắc mắc của học viên 
+ Thu dọn, vệ sinh phòng thực hành 
 94 
+ Thời gian hoàn thành: 4 giờ/ nhóm 
- Phương pháp đánh giá: 
+ Bằng phương pháp kiển tra trắc nghiệm khách quan học viên trả lời đúng 
5/10 câu là đạt yêu cầu 
+ Giáo viên tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực 
hành. 
- Kết quả sản phẩm: Học viên biết sơ cứu khi rắn cắn. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Chuẩn bị chuồng trại 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
-Chọn địa điểm, thiết kế và xây 
dựng một chuồng nuôi rắn sinh sản. 
-Chọn địa điểm, thiết kế và xây 
dựng một ao nuôi rắn sinh sản 
Bằng phương pháp đánh giá trắc 
nghiệm khách quan; thời gian trình bày 
1 giờ. 
5.2. Bài 2: Chuẩn bị thức ăn 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Xác định chủng loại, số lượng chế 
biến và phương pháp bảo quản thức 
ăn 
Bằng phương pháp đánh giá trắc 
nghiệm khách quan; thời gian trình bày 
2 giờ. 
5.4. Bài 4: Chuẩn bị con giống 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Nhận biết đặc điểm các giống rắn 
Ráo Trâu và rắn Ri Voi 
- Xác định tiêu chuẩn chọn giống 
nuôi sinh sản 
Bằng phương pháp đánh giá trắc 
nghiệm khách quan; thời gian trình bày 
1 giờ. 
5.5. Bài 5: Nuôi dưỡng chăm sóc 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trình bày được các công việc vệ 
sinh môi trường, chuồng trại, cơ thể 
- Trình bày việc kiểm tra và cho ăn 
đúng cách 
Bằng phương pháp đánh giá trắc 
nghiệm khách quan; thời gian trình bày 
1 giờ. 
5.6. Bài 6: Phòng và trị bệnh 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Trình bày được nội dung cơ bản về 
kỹ thuật phòng và trị bệnh cho rắn 
Bằng phương pháp đánh giá trắc 
nghiệm khách quan; thời gian trình bày 
2 giờ. 
5.7. Bài 7: Phòng và xử lý khi bị rắn cắn 
 95 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trình bày được các biện pháp 
phòng rắn cắn 
- Trình bày được các bước sơ cứu 
khi bị rắn cắn 
Bằng phương pháp đánh giá trắc 
nghiệm khách quan; thời gian trình bày 
1 giờ. 
 96 
VI. Tài liệu cần tham khảo 
- Lê Hùng Minh- Nguyễn Lân Dũng, 2010. Nghề nuôi rắn ri voi. Nhà xuất bản 
Nông Nghiệp. 
- PGS. TS. Nguyễn Văn Thu, 2011. Giáo trình chăn nuôi động vật hoang dã. 
Nhà xuất bản đại học Cần Thơ. 
- TS. Võ Đình Sơn, 2010. Đại cương về phòng và trị bệnh động vật hoang dã. 
Tài liệu biên soạn dành cho sinh viên khoa Chăn nuôi Thú y các trường Đại 
học. 
- Phạm Thị Xuân Vân, 2004. Giáo trình giải phẫu động vật. Trường đại học 
Nông Nghiệp Hà Nội. 
- Việt Chương- Phúc Quyên, Kỹ thuật nuôi rắn Ri voi. Nhà xuất bản mỹ thuật 
- Phạm Nhật, 2004. Sổ tay hướng dẫn định loại thực địa thú, chim, bò sát, ếch 
nhái Ba Bể- Na Hang. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 
-
da 
- 
- 
- 
 97 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông (bà): Nguyễn Tíến Huyền Chủ nhiệm 
2. Ông (bà): Vũ Trọng Hội Phó chủ nhiệm 
3. Ông (bà): Phan Văn Đầy Thư ký 
4. Ông (bà): Phạm Chúc Trinh Bạch Ủy viên 
5. Ông (bà): Trần Văn Lên Ủy viên 
6. Ông (bà): Lâm Trần Khanh Ủy viên 
7. Ông (bà): Vũ Ngọc Lương Uỷ viên 
8. Ông (bà): lê Khánh Đức Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông (bà): Nguyễn Đức Dương Chủ tịch 
2. Ông (bà): Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký 
3. Ông (bà): Phạm Vĩnh Trường Ủy viên 
4. Ông (bà): Nguyễn Thị Chúc Ủy viên 
5. Ông (bà): Nguyễn Việt Hùng Ủy viên. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_nuoi_ran_sinh_san_ma_so_md_02_nuoi_ran_ky.pdf
Ebook liên quan