Giáo trình Luật liên quan đến tàu đánh cá - Mã số MH 01: Nghề thuyển trưởng tàu cá hạng tư

Tóm tắt Giáo trình Luật liên quan đến tàu đánh cá - Mã số MH 01: Nghề thuyển trưởng tàu cá hạng tư: ...ìn từ mọi phía) Ghi chú: Chiều dài các tàu kể trên dưới 50m 2.5.2. Sử dụng dấu hiệu ban ngày Đặc tính kỹ thuật của dấu hiệu: màu đen; có dạng hình nón, hình thoi, hình trụ, hình cầu; kích thước nhỏ nhất là 0,6m. Dấu hiệu cho biết loại tàu như: mất khả năng điều khiển, hạn chế khả năn...vùng biển Việt Nam phải tuân theo chỉ dẫn của các báo hiệu hàng hải và chấp hành quy tắc phòng ngừa đâm va. Báo hiệu hàng hải bao gồm các báo hiệu nhận biết bằng hình ảnh, ánh sáng, âm thanh và tín hiệu vô tuyến được thiết lập để hướng dẫn cho hoạt động của tàu biển. 48 Trong luồng hàng ...uyền theo quy định của pháp luật. - Phải cứu nạn khi gặp người, tàu thuyền bị nạn. - Tuân theo các quy định về quản lý vùng khai thác, bảo vệ trật tự, an ninh trên địa bàn khai thác. - Phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản. - Thực hiện các nghĩa vụ khác ...

pdf87 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Luật liên quan đến tàu đánh cá - Mã số MH 01: Nghề thuyển trưởng tàu cá hạng tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìm kiếm cứu nạn, 
cơ quan đăng ký tàu cá. 
2.5.5. Trường hợp bất khả kháng 
Thuyển trưởng phải dỡ bỏ các thiết bị, vật dụng có ảnh hưởng đến an toàn của 
tàu cá, để kịp đưa tàu cá đến nơi an toàn. 
2.6. Quy định về trang thiết bị an toàn tối thiểu trên tàu cá 
Tàu cá khi đưa vào hoạt động, phải có những trang thiết bị an toàn tối thiểu như 
bảng dưới đây: 
Bảng 5-6. Trang thiết bị an toàn tối thiểu trên tàu cá 
74 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007 của Bộ trưởng 
Bộ Thủy sản về việc hướng dẫn Nghị định số 66/2005/NĐ-CP) 
Trang thiết bị 
Phạm vi hoạt động 
Từ 0 đến 
dưới 24 hải lý 
Từ 24 đến 
dưới 50 hải lý 
Trên 50 hải lý 
A Phao cứu sinh 
1 Phao bè Có thể hay 
thế bằng phao 
tròn, đủ cho 
100% thuyền 
viên trên tàu 
Đảm bảo chở 
được toàn bộ số 
thuyền viên trên 
tàu 
2 Phao tròn 2 chiếc 2 chiếc 4 chiếc 
3 Phao áo Đủ 100% 
thuyền viên + 
(Dự trữ 10% 
hoặc 1 cái) 
Đủ 100% 
Thuyền viên 
+ (Dự trữ 
10% hoặc 1 
cái) 
Đủ 100% 
Thuyền viên + 
(Dự trữ 10% 
hoặc 1 cái) 
B Trang bị thông tin liên 
lạc 
1 Máy thu - phát VTĐ 
thoạt từ 100w trở lên 
 1 
2 Máy thu - phát VTĐ 
thoại từ 50w trở lên 
 1 
3 Máy bộ đàm VHF hai 
chiếc từ 15w trở lên 
1 
4 Ra đi ô trực canh nghe 
thông báo thời tiết 
1 1 1 
C Trang bị hàng hải 
1 La bàn từ Khuyến 1 cái 1 cái 
75 
khích 
2 Ra đa Khuyến 
khích 
1 cái 
3 Máy đo sâu, dò cá Khuyến 
khích 
1 cái 
4 Máy thu định vị vệ tinh 
GPS 
 Khuyến 
khích 
1 cái 
5 Hải đồ vùng biển Việt 
Nam 
Khuyến 
khích 
Khuyến 
khích 
1 bộ 
6 Bản thủy triều vùng hoạt 
động 
Khuyến 
khích 
1 quyển 1 quyển 
7 Ống nhòm hàng hải Khuyến 
khích 
1 cái 
8 Dụng cụ đo sâu bằng tay 
(dây, sào đo) 
 1 cái 1 cái 
D Trang bị tín hiệu 
1 Đèn mạn 
 + Xanh 1 1 1 
 + Đỏ 1 1 1 
2 Đèn cột (trắng) 1 1 1 
3 Đèn lai trắng 1 1 
4 Đèn hiệu đánh cá Khuyến 
khích 
 + Xanh 1 1 
 + Trắng 1 1 
 + Đỏ 1 1 
76 
5 Vật hiệu đánh cá Khuyến 
khích 
 + Cờ đỏ 1 1 
 + Cờ trắng 1 1 
 + Hình nón đen 1 1 
Đ Trang bị cứu hoả 
1 Rìu Khuyến 
khích 
X X 
2 Xà beng Khuyến 
khích 
X X 
3 Chăn X X X 
4 Xô X X X 
5 Thùng cát Khuyến 
khích 
6 Bình cứu hoả Khuyến 
khích 
2 bình 2 bình 
7 Bơm cứu hoả Khuyến 
khích 
1 2 
E Trang bị chống đắm, 
chống thủng 
1 Vải bạt Khuyến 
khích 
x x 
2 Dầu rái, chai phà X X X 
3 Bơm hút khô X X 
G Trang bị y tế 
1 Túi thuốc cấp cứu X X X 
77 
2 Tủ thuốc cấp cứu X X 
2.7. Quy chế thông tin đối với tàu cá hoạt động trên biển 
2.7.1. Các vùng biển 
- Vùng biển A1: là vùng biển thuộc phạm vi phủ sóng của hệ thống VHF có 
bán kính từ bờ khoảng 35 hải lý. 
- Vùng biển A2: là vùng biển nằm ngoài vùng biển A1, thuộc phạm vi phủ 
sóng của hệ thống MF (băng tần 2 MHz) có bán kính từ bờ là 250 hải lý. 
- Vùng biển A3: là vùng biển nằm ngoài vùng biển A1, A2, thuộc phạm vi phủ 
sóng từ 700 vĩ độ Bắc đến 700 vĩ độ Nam và nằm trong vùng phủ sóng của 
hệ thống HF và hệ thống Inmarsat 
2.7.2. Thông tin cung cấp cho tàu cá hoạt động trên biển 
* Cảnh báo khí tượng và dự báo thời tiết biển: 
- Dự báo thời tiết biển hàng ngày; 
- Cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới; 
- Tin thời tiết nguy hiểm trên biển (gió mạnh, dông mạnh, sương mù, sóng 
lớn,...); 
- Cảnh báo sóng thần. 
* Cảnh báo hàng hải: 
Các thông báo hàng hải về thay đổi đặc tính ánh sáng đèn biển, thay đổi báo 
hiệu phao luồng hàng hải, về chướng ngại vật nguy hiểm, về khu vực chuyên dùng, 
về sự cố tràn dầu, về sự cố đường truyền cáp quang, về bắn đạn thật, diễn tập quân 
sự trên biển; 
Thông báo khác liên quan đến an toàn đối với tàu cá hoạt động trên biển. 
* Thông tin tìm kiếm - cứu nạn: 
- Thông tin do các tàu, thuyền cung cấp về tình hình tai nạn của người và tàu 
cá hoạt động trên biển; 
- Thông tin về người và tàu cá có nguy cơ gặp phải nguy hiểm cần được hỗ 
trợ, cứu giúp ngay; 
- Thông tin do các đài Thông tin Duyên hải thuộc hệ thống đài thông tin 
Duyên hải Việt Nam thông báo cho các tàu, thuyền đang hoạt động gần địa 
điểm của người, tàu thuyền gặp nạn trên biển; 
- Thông tin do các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm về tìm kiếm cứu nạn trên 
biển cung cấp và những thông tin khác. 
* Thông tin nghề cá 
78 
- Thông tin dự báo khai thác hải sản, bao gồm các nội dung: Đối tượng, năng 
suất, thời gian và ngư trường khai thác theo định kỳ hàng tháng; 
- Bản tin bạn của ngư dân, bao gồm thông tin hướng dẫn tránh, trú bão; công 
nghệ khai thác hải sản hoặc khắc phục các sự cố kỹ thuật; sơ, cấp cứu người 
hoặc mục hỏi và trả lời về các vấn đề liên quan đến hoạt động của người và 
tàu cá hoạt động trên các vùng biển. 
- Thông tin chỉ đạo, bao gồm những thông tin gọi tàu về bờ khi có bão, yêu 
cầu tham gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, từ các cơ quan quản lý, chỉ đạo 
hoạt động của tàu cá hoạt động trên các vùng biển 
2.7.3. Quy định thiết bị thông tin liên lạc trang bị trên tàu cá 
* Tàu cá hoạt động trên vùng biển A1 phải có các thiết bị: 
- 01 thiết bị thu phát thoại vô tuyến sóng cực ngắn (VHF); 
- 01 máy thu chuyên dụng thông tin dự báo thiên tai (SSB). 
* Tàu cá hoạt động trên vùng biển A2 phải có các thiết bị: 
- 01 thiết bị định vị vệ tinh (GPS); 
- 01 máy thu chuyên dụng thông tin dự báo thiên tai (SSB); 
- 01 thiết bị thu phát thoại đơn biên sóng ngắn (HF) có chức năng trực canh 
trên tần số 7903 kHz của Hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam và tần 
số sóng ngày 9339 kHz , sóng đêm 6973 kHz của Bộ đội Biên phòng; 
- 01 phao phát tín hiệu báo nạn qua hệ thống thông tin vệ tinh Cospas-Sarsat 
hoạt động ở băng tần 406 MHz (thiết bị EPIRB). 
B. Câu hỏi và bài tập 
1. Câu hỏi: 
- Những nội dung cơ bản của Luật Thủy sản? 
- Thuyền viên trên tàu cá là gì? 
- Chức trách của thuyền trưởng? 
- Những điều cấm trong khai thác thủy sản? 
- Những trang bị hàng hải tối thiểu trên tàu cá? 
2. Bài tập: 
Đề bài tập: Nhìn tranh các đối tượng thủy sản, xác định những đối tượng thủy 
sản bị cấm khai thác và cấm khai thác có thời hạn. 
C. Ghi nhớ 
- Nhiệm vụ cụ thể của thuyền trưởng. 
- Các điều cấm trong hoạt động khai thác thủy sản. 
- Trách nhiệm của thuyền trưởng khi có tin bão, áp thấp nhiệt đới. 
79 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC 
I. Vị trí, tính chất của mô đun : 
- Vị trí: Môn học Luật liên quan đến tàu cá là môn học chuyên môn trong 
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Thuyền trưởng tàu cá hạng 
tư; được giảng dạy đầu tiên; tuy nhiên cũng có thể giảng dạy độc lập theo 
yêu cầu của người học 
- Tính chất: Để con tàu hoạt động trên biển đúng quy định và an toàn, Thuyền 
trưởng tàu cá cần phải có hiểu biết và tuân thủ các quy định pháp luật trong 
nước và quốc tế có liên quan. Môn học này được giảng dạy tại lớp học, tổ 
chức học thích hợp vào thời gian nghỉ giữa hai chuyến biến của ngư dân 
II. Mục tiêu: 
Kiến thức: 
- Biết các quy định về Luật Biển 1982 có liên quan đến nghề cá 
- Biết các quy định về Luật Tránh va có liên quan đến nghề cá 
- Biết các quy định về Luật Thông tín hiệu có liên quan đến nghề cá 
- Biết các quy định về Luật Hàng hải có liên quan đến nghề cá 
- Biết các quy định về Luật Thủy sản và các Nghị Định, Thông tư hướng dẫn 
thi hành 
Kỹ năng: 
- Áp dụng được các quy định trong nước và quốc tế có liên quan đến hoạt 
động của tàu cá 
- Bảo vệ được quyền lợi chủ tàu khi có tranh chấp xảy ra trên biển 
- Thái độ: 
- Tuân thủ các quy định của pháp luật một cách tự giác và trong mọi hoạt động 
của tàu. 
III. Nội dung chính của mô đun 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
MH01-1 Luật Biển Lý 
thuyết 
Lớp 
học 
8 4 4 
MH01-2 Luật Tránh va Lý 
thuyết 
Lớp 
học 
8 4 4 
80 
MH01-3 Luật Thông tín hiệu Lý 
thuyết 
Lớp 
học 
8 4 3 1 
MH01-4 Luật hàng hải Lý 
thuyết 
Lớp 
học 
8 4 3 1 
MH01-5 Luật Thủy sản và các 
quy định liên quan 
Lý 
thuyết 
Lớp 
học 
9 4 5 
 Kiểm tra hết môn học 03 03 
 Cộng 44 20 19 05 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập 
Bài 1: Luật Biển 
Bài tập 1: Chỉ trên bản đồ, nói tên từng vùng nước và chế độ pháp lý trên từng 
vùng nước đó. 
Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu cá; Giáo trình môn học Luật có liên quan 
đến tàu cá, và các tài liệu có liên quan khác để tham khảo;  Các tranh ảnh về các 
vùng nước trên biển như Bản đồ tuyến phân vùng khai thác thủy sản trong vùng 
biển Việt Nam (kèm theo NĐ 33/2010/NĐ-CP), Bản đồ hướng dẫn khai thác thủy 
sản của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Projector, laptop; 
Cách tổ chức thực hiện: Từng học viên chỉ trên bản đồ 1 trong các vùng nước trên 
biển và trình bày chế độ pháp lý của vùng nước đó hoặc giáo viên chỉ 1 điểm trên 
bản đồ và yêu cầu học viên cho biết tên và chế độ pháp lý của vùng nước có điểm 
đó. 
Thời gian: 05 phút/học viên; 
Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá 02 phút/học viên và cho điểm. 
Kết quả cần đạt được: Chỉ được các vùng nước mà tàu có quyền khai thác cá và chế 
độ pháp lý của các vùng nước đó. 
Bài 2: Luật Tránh va 
Bài tập 2: Khi tàu đánh cá, ta phải làm gì để thực hiện Luật tránh va? 
Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu cá; Giáo trình môn học Luật có liên quan 
đến tàu cá, và các tài liệu có liên quan khác để tham khảo;  Video/tranh ảnh/mô 
hình về các đèn tín hiệu, dấu hiệu của tàu biển; Projector, laptop; 
81 
Cách tổ chức thực hiện: Từng học viên nhìn tín hiệu trên video/tranh ảnh/mô hình 
và cho biết mình phải xử lý như thế nào khi thấy các tín hiệu đó 
Thời gian: 05 phút/học viên; 
Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá 02 phút/học viên và cho điểm 
Kết quả cần đạt được: Sử dụng đúng các dấu hiệu, đèn tín hiệu phù hợp với hoạt 
động của tàu mình. 
Bài 3. Luật thông tín hiệu 
Bài tập 3-1. Phát tín hiệu bằng cờ chữ: 
Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu cá; Giáo trình môn học Luật có liên quan 
đến tàu cá, và các tài liệu có liên quan khác để tham khảo; bộ cờ chữ  
Video/tranh ảnh về cách sử dụng cờ tín hiệu; Projector, laptop; 
Cách tổ chức thực hiện: Giáo viên cho học viên xem video/tranh ảnh. Chia thành 
nhóm nhỏ (4 người/nhóm). Sau đó 2 học viên phát tín hiệu cờ chữ, 2 học viên thu 
tín hiệu cờ chữ và luân phiên với nhau (dùng nhóm tín hiệu 1 chữ cái và 2 chữ cái) 
Thời gian: 10 phút/nhóm; 
Phương pháp đánh giá: Sau khi học viên thực hành, giáo viên đánh giá bằng cách 
cho điểm. 
Kết quả cần đạt được: Sử dụng đúng phương pháp phát nhận tín bằng cờ chữ. 
Bài tập 3-2. Phát tín hiệu bằng cờ tay 
Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu cá; Giáo trình môn học Luật có liên quan 
đến tàu cá, và các tài liệu có liên quan khác để tham khảo; cờ tay  Video/tranh 
ảnh về cách sử dụng cờ tín hiệu; Projector, laptop; 
Cách tổ chức thực hiện: Giáo viên cho học viên xem video/tranh ảnh. Chia thành 
nhóm nhỏ (4 người/nhóm). Sau đó 2 học viên phát tín hiệu cờ tay, 2 học viên thu 
tín hiệu tay chữ và luân phiên với nhau (dùng nhóm tín hiệu 1 chữ cái và 2 chữ cái) 
Thời gian: 20 phút/nhóm; 
Phương pháp đánh giá: Sau khi học viên thực hành, giáo viên đánh giá bằng cách 
cho điểm. 
Kết quả cần đạt được: Sử dụng đúng phương pháp phát nhận tín bằng cờ chữ 
82 
Bài 4. Luật Hàng hải 
Bài tập 4-1. Giả định tình huống phải lập Kháng nghị hàng hải. Học viên lập 
Kháng nghị hàng hải và làm các thủ tục trình Kháng nghị hàng hải đến cơ quan 
chức năng. 
Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu cá; Giáo trình môn học Luật có liên quan 
đến tàu cá, và các tài liệu có liên quan khác để tham khảo; Bản giả định các chi 
tiết về tình huống tai nạn tàu; Projector, laptop; 
Cách tổ chức thực hiện: Chia học viên thành 5 ngườ/nhóm. Làm kháng nghị hàng 
hải. theo nhóm Sau đó trình bài thủ tục trình kháng nghị hàng hải 
Thời gian: 20 phút chuẩn bị, 15 phút trình bài/mhóm; Các nhóm khác theo dõi và 
đặt câu hỏi; 
Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá qua việc lập và trình bày thủ tục đòi bảo 
hiểm bồi thường thiệt hại của nhóm học viên 
Kết quả cần đạt được: Kháng nghị hang hải viết đầy đủ nội dung và phù hợp với hồ 
sơ tàu như nhật ký hang hải, nhật ký máy, của tàu mình. 
Bài tập 4-2. Giả sử tàu bị tai nạn, học viên làm thủ tục yêu cầu bảo hiểm bồi 
thường. 
Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu cá; Giáo trình môn học Luật có liên quan 
đến tàu cá, và các tài liệu có liên quan khác để tham khảo; Bản giả định các chi 
tiết về tình huống tai nạn tàu; Projector, laptop; 
Cách tổ chức thực hiện: Chia học viên thành 5 người/nhóm. Làm thủ tục đòi bảo 
hiểm bồi thường theo nhóm. 
Thời gian: 20 phút chuẩn bị, 15 phút trình bài/mhóm; Các nhóm khác theo dõi và 
đặt câu hỏi; 
Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá qua việc lập và trình bày thủ tục đòi bảo 
hiểm bồi thường thiệt hại của nhóm học viên. 
Kết quả cần đạt được: Thủ tục đòi bảo hiểm bồi thường viết đầy đủ nội dung và 
phù hợp với hồ sơ tàu như nhật ký hàng hải, nhật ký máy, của tàu mình. 
83 
1. Bài 5. Luật thủy sản và các quy định có liên quan 
Bài tập 5. Học viên xác định những việc cấm trong hoạt động khai thác thủy 
sản 
Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu cá; Giáo trình môn học Luật có liên quan 
đến tàu cá, và các tài liệu có liên quan khác để tham khảo;  Video/tranh ảnh liên 
quan đến hoạt động khai thác thủy sản; Projector, laptop; 
Cách tổ chức thực hiện: Từng học viên nhìn video/tranh ảnh liên quan đến hoạt 
động khai thác thủy sản để xác định những việc nhà nước cấm như: đối tượng cấm 
khai thác, khu vực cấm khai thác.. 
Thời gian: Mỗi học viên trình bày 05 phút, các học viên khác theo dõi và đặt câu 
hỏi. 
Phương pháp đánh giá: Sau khi học viên trình bày, giáo viên đánh giá từ 1 – 2 
phút/học viên và cho điểm. 
Kết quả cần đạt được: Chỉ đúng 3 đối tượng theo yêu cầu. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
Bài 1: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Trình bài đúng ranh giới và chế độ 
pháp lý vùng nước nội thủy 
Giáo viên theo dõi phần trình bài của học 
viên và đánh giá bằng cách cho điểm 
Trình bài đúng ranh giới và chế độ 
pháp lý vùng nước lãnh hải 
Giáo viên theo dõi phần trình bài của học 
viên và đánh giá bằng cách cho điểm 
Trình bài đúng ranh giới và chế độ 
pháp lý vùng nước tiếp giáp 
Giáo viên theo dõi phần trình bài của học 
viên và đánh giá bằng cách cho điểm 
Trình bài đúng ranh giới và chế độ 
pháp lý vùng kinh tế đặc quyền 
Giáo viên theo dõi phần trình bài của học 
viên và đánh giá bằng cách cho điểm 
Bài 2: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Sử dụng đúng đèn tín hiệu của tàu 
đánh cá 
Giáo viên theo dõi phần thực hiện của 
học viên và đánh giá bằng cách cho điểm 
84 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Sử dụng đúng dấu hiệu ban ngày 
của tàu đánh cá 
Giáo viên theo dõi phần thực hiện của 
học viên và đánh giá bằng cách cho điểm 
Bài 3: 
Bài tập 3-1. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Sử dụng đúng thủ tục thông tin thu 
và phát tín hiệu bằng cờ chữ 
Giáo viên theo dõi phần thực hiện của 
học viên và đánh giá bằng cách cho điểm 
Phát và nhận đúng nội dung thông 
tin theo yêu cầu của giáo viên 
Giáo viên theo dõi phần thực hiện của 
học viên và đánh giá bằng cách cho điểm 
Bài tập 3-2. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Sử dụng đúng thủ tục thông tin thu 
và phát tín hiệu bằng cờ tay 
Giáo viên theo dõi phần thực hiện của 
học viên và đánh giá bằng cách cho điểm 
Phát và nhận đúng nội dung thông 
tin theo yêu cầu của giáo viên 
Giáo viên theo dõi phần thực hiện của 
học viên và đánh giá bằng cách cho điểm 
Bài 4 
Bài tập 4-1. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Lập kháng nghị hàng hải đúng theo 
tình huống đã cho và phù hợp với 
hồ sơ tàu. 
Giáo viên xem Kháng nghị hàng hải và 
đánh giá bắng cách cho điểm 
Trình bày đúng thủ tục trình Kháng 
nghị hàng hải. 
Giáo viên theo dõi phần trình bài của học 
viên và đánh giá bằng cách cho điểm 
Bài tập 4-2. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
85 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Lập thủ tục đòi bảo hiểm bồi 
thường đúng theo tình huống đã 
cho và phù hợp với hồ sơ tàu. 
Giáo viên xem thủ tục đòi bảo hiểm bồi 
thường và đánh giá bắng cách cho điểm 
Trình bày đúng thủ tục đòi bảo 
hiểm bồi thường 
Giáo viên theo dõi phần trình bài của học 
viên và đánh giá bằng cách cho điểm 
Bài 5 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chọn đúng 1 đối tượng cấm khai 
thác 
Giáo viên theo dõi phần trình bài của học 
viên và đánh giá bằng cách cho điểm 
Chọn đúng 1 đối tượng cấm khai 
thác có thời hạn 
Giáo viên theo dõi phần trình bài của học 
viên và đánh giá bằng cách cho điểm 
Chọn 1 đối tượng và trình bài đúng 
kích thước tối thiểu cho phép khai 
thác của đối tượng 
Giáo viên theo dõi phần trình bài của học 
viên và đánh giá bằng cách cho điểm 
VI. Tài liệu tham khảo: 
(1) Cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản, Tài liệu bồi dưỡng Thuyền trưởng – Máy 
trưởng tàu cá, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996. 
(2) Cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản, Tài liệu bồi dưỡng Thuyền trưởng tàu cá ven 
biển loại nhỏ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1993. 
(3) Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản , Các văn bản pháp quy về quản lý 
tàu cá, Nxb Lao đôṇg xa ̃hôị , Hà Nội, 2008. 
(4) Cục Kha i thác và Bảo vê ̣nguồn lơị thủy sản , Quy điṇh pháp luâṭ về quản lý , 
khai thác và bảo vê ̣nguồn lơị thủy sản , Nxb Lao đôṇg, Hà Nội, 2000. 
(4) Vụ Pháp chế , Bô ̣Thủy sản , Luâṭ Thủy sản và các văn bản hướng dâñ thi hành , 
Nxb Lao đôṇg, Hà Nội, 2006. 
(5) Luâṭ Hàng hải và hướng dâñ thi hành , Nxb Chính tri ̣ quốc gia , Hà Nội, 2002. 
(6) Phòng Bảo đảm hàng hải, Công ước 1972 về quy tắc quốc tế tránh va tàu trên 
biển, Nxb Bộ tư lệnh Hải quân, 1980 
(7) Nguy cấp và an toàn, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 1988. 
(8) Tiêu Văn Kính , Nghiệp vụ Thuyền trưởng tâp̣ 1 và tập 2, Nxb Giao thông vận 
tải, Hà Nội, 1989. 
(09) Hội Nghề cá Việt Nam, Bách khoa thủy sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2007. 
86 
(10) Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ Quy định về xử 
phạt hành chánh trong lĩnh vực thủy sản. 
(11) Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ Về quản lý hoạt 
động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. 
(12) Thông tư 15/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ NNPTNT về Ban 
hành Quy chế thông tin đối với tàu cá hoạt động trên biển. 
(13) Thông tư 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ NNPTNT về sửa 
đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định trong lĩnh vực thủy sản theo NQ 57/NQ-
CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ. 
 (15) Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam, Một số quy định về an toàn hàng hải và 
xử phạt hành chính 
(14) Các tài liệu, hình ảnh trên internet. 
87 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Huỳnh Hữu Lịnh - Hiệu trưởng Trường Trung học Thủy 
sản 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức 
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thƣ ký: Ông Trần Ngọc Sơn - Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Duy Bân, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản 
- Ông Nguyễn Văn Tâm, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản 
 - Ông Đỗ Ngọc Thắng, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Thủy sản 
Miền Bắc 
- Ông Hàn Nam Bộ, Phó giám đốc Trung tâm giống thủy sản nước ngọt 
Thành phố Hồ Chí Minh./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB 
 ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Phạm Văn Khoát, Quyền hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề 
Thủy sản Miền Bắc 
2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
- Ông Trần Văn Tám, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản 
 - Ông Đỗ Văn Nhuận, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc 
- Ông Trương Ngọc Thạch, Trưởng phòng Công ty trách nhiệm hữu hạn 
MTV khai thác và dịch vụ Biển Đông./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_lien_quan_den_tau_danh_ca_ma_so_mh_01_nghe_t.pdf
Ebook liên quan