Giáo trình mô đun Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn - Mã số MĐ 05: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi

Tóm tắt Giáo trình mô đun Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn - Mã số MĐ 05: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi: ...Sau khi thực hiện xong quá trình bao gói sản phẩm phải vệ sinh máy móc, thiết bị, thu nhặt những thành phẩm thừa ra khỏi khu vực bao gói. 4. Đóng gói sản phẩm. 4.1. Theo đơn đặt hàng. 4.1.1. Bảo vệ tính nguyên vẹn của sản phẩm Yêu cầu này để thông tin với khách hàng sự đảm bảo phẩm chất bê...tiện, tiết kiệm sức lao động, an toàn và hiệu quả 2.2. Đối tƣợng. Chủ yếu là gà, vịt, ngan, chim cút, lợn, bò, thuỷ hải sản.. 3. Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột. 3.1. Mục đích. Sử dụng cho ăn đạt hiệu quả cao 3.2. Đối tƣợng. Cho tất cả các loài vật nuôi 4. Sử dụng th...ảo một năm); LD50 > 5000mg/kg 8.2. Altrazin Trừ cỏ chọn lọc LD50 = 1870 - 3080mg/kg 9. Dẫn xuất khác 9.1 Fufi – one Trừ sâu, trừ nấm nội hấp: bệnh cháy lá lúa, rầy hại lúa. Dạng nhũ dầu 40%; LD50 = 1190mg/kg 9.2. Fenoaprop - Ethyl Diệt cỏ; LD50 = 2350mg/kg Ghi chú: - Me: gốc...

pdf106 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn - Mã số MĐ 05: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thuốc hầu như không tan trong nước, chỉ tan một ít trong rượu cồn, 
nhưng hoà tan rất tốt trong ether, chloroform và trong dầu. 
 Iodoform thường dùng để diệt trùng và tẩy mùi hôi bằng cách giải 
phóng ra Iodine khi tiếp xúc với mô bào hữu cơ và chất tiết của các mô. Sự giải 
phóng Iodine diễn ra chậm nên đây chỉ là thuốc diệt trùng nhẹ, đồng thời cũng 
kích thích tế bào, làm khô bề mặt vết thương, chống chảy nước vàng, làm tê 
định vị vết thương giảm đau nhức, thuốc cũng được xem là chất hỗ trợ bạch 
huyết cầu thực bào. 
 Thường dùng dung dịch 1:4 hay 1:8 chung với oxit kẽm, bột talc, 
kaolin.v.v.. Bột phấn có Iodoform thường để trị chứng bội tiết quá độ ở da ngựa. 
* Các chất khử. 
 - Sulfur dioxid (SO2). 
 Đây là chất được giải phóng do đốt cháy lưu huỳnh SO2 vẫn được làm 
chất xông tẩy trùng chuồng trại nuôi gia súc để diệt vi trùng, siêu vi trùng, ký 
sinh trùng. Cứ 3m3 cần 0,5kg lưu huỳnh để đốt xông khói. Muốn tác dụng tốt, 
không khí trong phòng xông phải ẩm và bịt kín. 
 Người ta có thể xịt ướt nước ở tường, trần nhà trước khi đốt lưu huỳnh. 
Khí SO2 sẽ hoà vào nước tạo acide sulfurơ và acid này rất độc với các tác nhân 
gây bệnh. Cũng có thể trộn lưu huỳnh vào sáp để làm nến, hoặc trộn lưu huỳnh 
vào than gỗ ( lượng than = 1/40 lưu huỳnh) để giúp cho việc đốt cháy được dễ 
dàng. Phòng xông hơi cần bít kín cho acid tác đụng ít nhất 12 - 14giờ. 
 SO2 và meta bisunfit natri còn dùng để bảo quản thực phẩm, chống oxy 
hoá cho dược phẩm adrenalin hay procain, với nồng độ từ 0,1- 0,2%. 
 SO2 thường phá huỷ kim loại, làm mục hàng vải và làm mất mầu 
nhuộm trên vải, nên khi dùng xông khói phải cẩn thận với các vật trên. 
 - Formol ( formalin). 
 Là chất lỏng không màu, có mùi hăng gây xót niêm mạc mũi và mắt. 
Đây là chất thông dụng để bảo quản mẫu vật, tiêu bản trong phòng thí nghiệm 
sinh vật học, dung dịch thường dùng chứa 40% formol. 
 Formol có đặc tính giết chết mô bào và diệt trùng mạnh nếu dùng trên 
da sẽ làm đông protein của tế bào, da bị chết đông cứng, nồng độ 5% bảo quản 
mẫu vật. Formol được dùng để xông tẩy trùng hoặc phun thành bụi sương diệt 
trùng. 
 Để xông tẩy trùng phòng ốc, người ta dùng thuốc tím để giúp formol 
bay hơi nhanh theo tỷ lệ: 3KMnO4 - 5Formol ( 50- 90gKMnO4 / 3m
3
 không 
khí), giữ kín phòng trong 10h. Phòng phẫu thuật, phòng chờ mổ nên xông hàng 
ngày vào các buổi chiều và giữ kín suốt đêm. 
 Chú ý: Không để thuốc vương vãi vì KMnO4 sẽ bốc hơi rất nhanh, nếu 
formol được đun nóng trước khi xông có thể bắn tung ra một vùng rộng quanh 
chỗ chứa thuốc, phải đặt thuốc tím trong bình chứa trước rồi rót formol vào, 
nên phun nước thành mù sương trong phòng trước khi xông để giúp cho việc 
bốc hơi, khuếch tán dễ dàng hiệu quả. 
 Formol còn được dùng để giết vi trùng và siêu vi trùng, để làm vacxin 
tiêm chủng phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, có thể phun thành dạng hạt sương 
bụi để tẩy trùng không khí. 
 * Nhóm Phenol. 
 - Phenol. 
 Phenol nguyên chất là bột màu trắng tinh, theo thời gian bảo quản bột 
ngả màu thành màu hồng nhạt, do hút ẩm trở lên lỏng, thuốc có mùi dễ nhận, 
dễ hoà tan trong nước, rượu cồn và nhiều dung môi hữu cơ khác, kể cả các 
glyxerin và dầu thực vật. 
 Phenol nguyên chất ăn da rất mạnh, rất nguy hiểm, nếu dính vào da phải 
dùng ngay glyxerin để tẩy và rửa thật sạch ngay sau đó. 
 Phenol được dùng để sát trùng da và giết ký sinh trùng, chế phẩm dùng 
diệt trùng trên da có nồng độ 0,2- 1% và không được điều trị kéo dài vì phenol 
sẽ ăn da. 
 Dùng để tẩy trùng, dung dịch 0,5% phối hợp với vôi để quét chuồng có 
hiệu lực mạnh. 
 Phenol còn được dùng làm chất định khuẩn cho nhiều loại dược phẩm 
để tiêm, thuốc chủng, huyết thanh với nồng độ 0,5%, phenol còn được dùng 
làm chuẩn để đo lường khả năng diệt trùng. 
- Crezol. 
 Thường là dung dịch không tinh khiết, có cả phenol, do sực chủng hắc 
ín than đá tạo thành. Dung dịch màu vàng, sậm dần khi tiếp súc với không khí, 
ít tan trong nước (so với phenol), nhưng hoà tan dễ dàng trong các dung môi 
hữu cơ. 
 Tác dụng tương tự phenol, nhưng ít độc hơn. Crezol có hiệu lực đối với 
vi trùng kháng axid ( ví dụ: Vi trùng lao), tác dụng chủ yếu đối với siêu vi trùng 
và hoàn toàn không có khả năng diệt bào tử vi trùng. Thưòng phối hợp crezol 
với xà bông lấy tên là lysol để sử dụng vì độ hoà tan trong nước tốt hơn. Nồng 
độ 0,5- 1% có thể dùng bơm rửa tử cung bò cái bị sót nhau hoặc dùng trong 
giải phẫu. 
 Phenol và Crezol có đặc tính đặc biệt với chó mèo, khi bị trúng độc có 
thể cấp cứu, cần tắm cho gia súc bằng thật nhiều nước nóng nếu nghi ngờ thuốc 
ngấm qua da, nếu ngộ độc do liếm chân hay lông cần rửa dạ dày với nước hay 
nước vôi. Tiêm thêm dung dịch nước muối đẳng trương qua tĩnh mạch hoặc 
dưới da và hỗ trợ bằng thuốc kích thích hô hấp, nếu vâý thuốc dạng đậm đặc 
vào da cần rửa bằng glyxerin. 
 - Chloroxylemol. 
 Thuốc có tinh thể màu trắng hay màu kem, có mùi phenol phảng phất, 
không tan trong nước ( tỷ lệ 1/3000 vẫn không tan) nhưng dễ hoà tan trong 
dung môi hữu cơ hay dung dịch xà phòng. Dung dịch 5% Chloroxylemol phối 
hợp với 10% terpineol và xà bông dầu castar trong cồn + nước cho hiệu lực tốt. 
Thuốc có khả năng diệt vi trùng Gram(+) ( Streptococc nhạy cảm nhất), 
Staphylococci ít nhạy cảm hơn, và một số lớn vi khuẩn Gram(-) như 
Pseudomonas, Proteus thì thuốc kém hiệu lực. 
 Thuốc có ưu điểm hơn phenol là ít sót và ít độc, nhược điểm khi tiếp 
xúc với chất hữu cơ giảm hiệu lực, đắt tiền, chỉ thông dụng trong khoa giải 
phẫu. 
 - Diclorometaxylenol. 
 Đây là chất mới tìm và có hiệu lực gấp 4 lần chlor đơn độc, thuốc có 
hiệu lực cao với Salmonella typhi, Staphylococus aureus, Streptococeus 
pyogenes, E. Coli, Pseudomonas pyolyanea, vi nấm Thuốc ít độc và chỉ cần 
nồng độ thấp cũng có tác dụng mạnh. 
 Nồng độ 2% được dùng làm xà bông giải phẫu tốt hơn cả hexa 
chlorogen. Xà bông tắm pha 1% dichloro meta xylenol có hiệu lực tẩy mùi hôi 
và diệt trùng. 
 - Hexa chlorogen. 
 Giống Chloroxylenol về cơ cấu, lý tính, hoá tính, đặc tính diệt trùng 
nhưng có mùi nhẹ hơn, thường làm xà bông giải phẫu với nồng độ từ 0,5- 2% 
và không gây xót. 
 - Cồn (Ethanol) 
 Ethanol thường dùng nồng độ 700 để tẩy rửa da trước khi tiêm thuốc 
hoặc thiến gia súc đực, vết thương 
 Dung dịch tốt nhất là cồn 700, còn cồn 900, 960 thường gây xót mạnh 
trên vết thương và làm cháy bề mặt tổ chức. Người ta thường phối hợp cồn với 
Iodine hoặc cồn với thuốc đỏSẽ cho hiệu lực diệt trùng mạnh hơn. Cồn còn 
làm đông protein của tế bào ở vết thương làm các tế bào này trở thành hàng rào 
che chở cho các tế bào lành mạnh bên trong, nhờ đông protein nên dễ ngấm các 
loại thuốc đỏ, thuốc xanh Methylen hơn tạo màng che chở vết thương mau 
chóng hơn. 
 Cồn còn là thuốc cầm máu, làm co mạch máu, đông huyết nhanh, chóng 
bịt miệng các mạch máu đứt. Hiện nay cồn là loại thuốc sát trùng thông dụng, 
rẻ tiền được dùng phổ biến trong thú y. 
 * Các loại acid, kiềm và kim loại khác. 
 - Axit: Acid bori là loại axit yếu vẫn thường được dùng để sát trùng nhẹ, 
nhất là niêm mạc mắt, bộ phận sinh dục 
 - Kiềm: Xút, carbonat natri, vôi sống, vi trùng bị diệt hầu hết ở pH = 9, 
siêu vi trùng bị diệt ở môi trường kiềm độ cao. Dung dịch Na2CO3 4% 
( Washing soda) được dùng để tẩy trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi khi có 
dịch lở mồm long móng. 
 - Kim loại: 
 + Mercuric chlorid, mercuric iodid, mercuric cyannide. 
 + Phenyl mercuric natri, phenyl mercuric acetat. 
 + Thiomersal ( merthiolat). 
 + Thuốc đỏ ( mercurochrom). 
4.3. Ký sinh trùng 
 Không sử dụng thịt của các loài vật nuôi bị nhiễm một số bệnh lây sang 
người làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, ví dụ bệnh gạo lợn, gạo bò 
5. Vệ sinh khi chăn vật nuôi. 
5.1. Dụng cụ. 
 Đây là công việc quan trọng trong khâu vệ sinh như: Các thiết bị và 
phương tiện sản xuát thức ăn ở nhà máy sản xuất cũng như ở cơ sở sản xuất 
luôn chú ý khâu vệ sinh nhằm đảm bảo điều kiện lúc vận hành, sử dụng tránh 
ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân lúc vận hành, đảm bảo vệ sinh an toàn thức 
ăn. 
5.2. Thức ăn. 
 Vệ sinh thức ăn là một quá trình khép kín từ khi chuẩn bị, lựa chọn, 
nhập kho nguyên liệu, chuyển vào dây truyền sản xuất, cho đến khi sang chiết 
và bảo quản sản phẩm. 
5.3. Ngƣời chăn nuôi 
 Là nhân tố quyết định đến sự thành công hay không của cơ sở sản xuất. 
Vì họ là người có quyền lựa chọn sản phẩm. 
6. Thực hành: Vệ sinh thức ăn khi chăn vật nuôi. 
6.1. Mục đích: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về công việc vệ 
sinh thức ăn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 
6.2. Yêu cầu: Thực hiện được công việc vệ sinh thức ăn đảm bảo yêu cầu kỹ 
thuật. 
6.3. Vật tƣ, dụng cụ và địa điểm: Tại bất kỳ một cơ sở sản xuất thức ăn chăn 
nuôi (Trâu bò, lợn, gà, vịt...) 
6.4. Hình thức tổ chức 
Lớp học chia làm nhiều nhóm và tiến hành công việc lần lượt. 
Các bước tiến hành 
6.5. Sản phẩm ứng dụng 
 Thức ăn chăn nuôi được bảo quản và sử dụng đảm bảo vệ sinh 
6.6. Nội dung thực hành 
6.6.1. Xác định tiêu chuẩn vệ sinh các loại thức ăn. 
- Tiêu chuẩn nhà nước 
- Tiêu chuẩn cơ sở 
6.6.2. Loại bỏ tạp chất trong thức ăn. 
- Tạp chất thô 
- Tạp chất tinh 
6.6.3. Loại bỏ chất độc hại trong thức ăn 
- Nguồn gốc hữu cơ 
- Nguồn gốc vô cơ 
6.6.4. Loại bỏ nấm mốc, vi sinh vật và ký sinh trùng trong thức ăn. 
- Nấm mốc 
- Vi sinh vật 
- Ký sinh trùng 
6.6.5. Vệ sinh khi chăn vật nuôi. 
- Dụng cụ 
- Thức ăn 
- Người chăn nuôi 
6.7. Tổ chức thực hiện 
- Giáo viên hướng dẫn học viên điều tra, đánh giá, lựa chọn 
- Tiến hành thực hiện các nội dung trên theo nhóm dưới sự giám sát và hỗ trợ 
của giáo viên. 
6.8. Đánh giá cho điểm 
Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo các bước công việc sau: 
- Loại bỏ các tạp chất khỏi thức ăn 
- Vệ sinh thức ăn chăn nuôi 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
Bài tập 1: Thực hiện loại bỏ các tạp chất khỏi thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt 
Bài tập 2: Thực hiện loại bỏ các tạp chất khỏi thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi 
con. 
Bài tập 3: Thực hiện loại bỏ các tạp chất khỏi thức ăn hỗn hợp cho gà thịt. 
Bài tập 4: Thực hiện loại bỏ các tạp chất khỏi thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ 
chuyên trứng. 
C. Ghi nhớ 
- Xác định tiêu chuẩn vệ sinh các loại thức ăn. 
- Loại bỏ tạp chất trong thức ăn. 
- Loại bỏ chất độc hại trong thức ăn 
- Loại bỏ nấm mốc, vi sinh vật và ký sinh trùng trong thức ăn. 
- Vệ sinh khi chăn vật nuôi. 
- Thực hành: Vệ sinh thức ăn khi chăn vật nuôi. 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 
- Là đơn vị học tập mà học viên nghề được trang bị sau khi học xong 
mô đun; Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn trong chương trình đào tạo 
trình độ sơ cấp nghề, nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. 
- Mô đun được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực 
hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp học viên nghề 
có năng lực thực hành đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn hỗn hợp chăn 
nuôi. 
II. Mục tiêu: 
 Học xong mô đun này học viên có khả năng: 
1. Kiến thức: 
- Lựa chọn hình thức và đóng gói; 
- Bảo quản và vận chuyển thức ăn; 
- Sử dụng và vệ sinh thức ăn. 
2. Kỹ năng: 
- Thực hiện được lựa chọn hình thức và đóng gói 
- Thực hiện được bảo quản và vận chuyển thức ăn 
- Thực hiện được sử dụng và vệ sinh thức ăn 
3. Thái độ: 
- Làm việc nghiêm túc, sáng tạo và tiết kiệm vật tư, máy móc... 
- Cẩn thận, chu đáo tỷ mỷ khi thực hiện công việc lựa chọn hình thức 
và đóng gói, bảo quản và vận chuyển thức ăn, sử dụng và vệ sinh thức ăn. 
III. Nội dung chính của mô đun 
Mã bài Tên bài/chƣơng mục 
Loại 
bài dạy 
Địa điểm 
Thời lƣợng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra
* 
MĐ05-01 
Lựa chọn hình thức 
đóng gói 
Tích 
hợp 
Phòng 
học thực 
hành 
16 4 12 
MĐ05-02 Đóng gói sản phẩm 
Tích 
hợp 
Xưởng 
sản xuất 
16 4 10 2 
MĐ05-03 Bảo quản thức ăn 
Tích 
hợp 
Xưởng 
sản xuất 
12 4 8 
MĐ05-04 Vận chuyển thức ăn 
Tích 
hợp 
Xưởng 
sản xuất 
16 4 10 2 
MĐ05-05 Sử dụng thức ăn 
Tích 
hợp 
Xưởng 
sản xuất 
10 4 6 
MĐ05-06 Vệ sinh thức ăn 
Tích 
hợp 
Xưởng 
sản xuất 
10 4 6 
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 
 Tổng cộng 84 24 56 8 
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
1. Nguyên vật liệu: 
- Địa điểm thực hành: Tại phòng học 
- Thiết bị, dụng cụ: Máy tính tay, máy vi tính, projecter, bảng tiêu chuẩn, 
bảng thành phần hoá học của thức ăn, giấy A4, A0, bút bi, bút chì, bút dạ, băng 
dính giấy. 
2. Cách thức tổ chức 
- Giáo viên làm mẫu (Hướng dẫn phần lý thuyết) 
- Học viên xây dựng các bước thực hiện công việc 
- Học viên thực hiện làm bài tập 
- Học viên báo cáo kết quả và giáo viên cùng lớp đánh giá kết quả 
- Rút ra bài học kinh nghiệm 
3. Thời gian: 
- Tuân thủ theo quy phân phối chương trình của môđun 
4. Số lƣợng 
- Đảm bảo đủ số lượng bài tập thực hành đáp ứng theo bài đề ra 
5. Tiêu chuẩn sản phẩm 
- Đúng trình tự quy định 
- Kết quả đảm bảo chính xác 
- Thời gian thực hiện đúng quy định 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Lựa chọn hình thức đóng gói 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Phân loại sản phẩm. Đánh giá độ chính xác của học 
viên về phân loại sản phẩm 
- Lựa chọn nhãn mác, bao bì đóng 
gói sản phẩm. 
Đánh giá độ chính xác của học 
viên về lựa chọn nhãn mác, bao bì 
đóng gói sản phẩm. 
- Lựa chọn hình thức đóng gói sản 
phẩm. 
- Đánh giá độ chính xác của học 
viên về lựa chọn hình thức đóng 
gói sản phẩm. 
- Lên kế hoạch đóng gói sản phẩm. 
- Đánh giá độ chính xác của học 
viên về lên kế hoạch đóng gói sản 
phẩm. 
- Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của 
từng nhóm. 
+ Báo cáo thu hoạch sau khi phân 
loại sản phẩm của mỗi học viên. 
+ Lựa chọn nhãn mác, bao bì đóng 
gói sản phẩm. 
+ Lựa chọn hình thức đóng gói sản 
phẩm. 
+ Lên kế hoạch đóng gói sản 
phẩm. 
5.2. Bài 2: Đóng gói sản phẩm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Chuẩn bị bao bì đóng gói sản 
phẩm. 
Đánh giá độ chính xác của học 
viên về chuẩn bị bao bì đóng gói 
sản phẩm 
- Chuẩn bị thức ăn đóng gói 
Đánh giá độ chính xác của học 
viên về chuẩn bị thức ăn đóng gói 
- Chuẩn bị máy móc, thiết bị đóng 
gói sản phẩm. 
- Đánh giá độ chính xác của học 
viên về chuẩn bị máy móc, thiết bị 
đóng gói sản phẩm. 
- Đóng gói sản phẩm. 
- Đánh giá độ chính xác của học 
viên về đóng gói sản phẩm. 
- Kiểm tra sản phẩm đóng gói 
- Đánh giá độ chính xác của học 
viên về kiểm tra sản phẩm đóng 
gói 
- Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của 
từng nhóm. 
+ Báo cáo thu hoạch sau khi chuẩn 
bị bao bì, thức ăn và máy móc, 
thiết bị đóng gói sản phẩm của mỗi 
học viên. 
+ Đóng gói sản phẩm.. 
+ Kiểm tra sản phẩm đóng gói 
5.3. Bài 3: Bảo quản thức ăn 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Chuẩn bị kho bảo quản và các 
điều kiện kho bãi. 
Đánh giá độ chính xác của học 
viên về chuẩn bị kho bảo quản và 
các điều kiện kho bãi. 
- Vệ sinh kho và thiết bị bảo quản. 
Đánh giá độ chính xác của học 
viên về vệ sinh kho và thiết bị bảo 
quản 
- Bảo quản thức ăn, kiểm tra, loại 
bỏ thức ăn hư hỏng theo định kỳ 
Bảo quản thức ăn, kiểm tra, loại bỏ 
thức ăn hư hỏng theo định kỳ 
- Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của 
từng nhóm. 
+ Báo cáo thu hoạch sau khi chuẩn 
bị kho bảo quản và các điều kiện 
kho bãi của mỗi học viên. 
+ Vệ sinh kho và thiết bị bảo quản. 
+ Thực hiện được công việc bảo 
quản thức ăn, kiểm tra, loại bỏ thức 
ăn hư hỏng theo định kỳ 
 5.4. Bài 4: Vận chuyển thức ăn 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Chuẩn bị loại thức ăn vận chuyển. 
Đánh giá độ chính xác của học 
viên về chuẩn bị loại thức ăn vận 
chuyển. 
- Chuẩn bị phương tiện vận 
chuyển. 
Đánh giá độ chính xác của học 
viên về chuẩn bị phương tiện vận 
chuyển. 
- Vệ sinh phương tiện vận chuyển 
- Đánh giá độ chính xác của học 
viên về vệ sinh phương tiện vận 
chuyển. 
- Vận chuyển thức ăn. 
- Đánh giá độ chính xác của học 
viên về vận chuyển thức ăn. 
- Giao nhận sản phẩm. 
- Đánh giá độ chính xác của học 
viên về giao nhận sản phẩm. 
- Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của 
từng nhóm. 
+ Báo cáo thu hoạch sau khi chuẩn 
bị loại thức ăn, phương tiện vận 
chuyển. 
+ Vệ sinh phương tiện vận chuyển. 
+ Vận chuyển và giao nhận sản 
phẩm. 
 5.5. Bài 5: Sử dụng thức ăn 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Xác định đối tượng vật nuôi sử 
dụng thức ăn. 
Đánh giá độ chính xác của học 
viên về xác định đối tượng vật nuôi 
sử dụng thức ăn. 
- Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn 
chỉnh dạng viên, dạng bột, đậm 
đặc. 
Đánh giá độ chính xác của học 
viên về sử dụng thức ăn hỗn hợp 
hoàn chỉnh dạng viên, dạng bột, 
đậm đặc. 
- Theo dõi, ghi chép đối tượng sử 
dụng thức ăn. 
- Đánh giá độ chính xác của học 
viên về theo dõi, ghi chép đối 
tượng sử dụng thức ăn. 
- Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của 
từng nhóm. 
+ Báo cáo thu hoạch sau khi xác 
định đối tượng vật nuôi sử dụng 
thức ăn của mỗi học viên. 
+ Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn 
chỉnh dạng viên, dạng bột, đậm 
đặc. 
+ Theo dõi, ghi chép đối tượng sử 
dụng thức ăn. 
5.6. Bài 6: Vệ sinh thức ăn 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Xác định tiêu chuẩn vệ sinh các 
loại thức ăn. 
Đánh giá độ chính xác của học 
viên về xác định tiêu chuẩn vệ sinh 
các loại thức ăn. 
- Loại bỏ tạp chất, chất độc, nấm 
mốc, vi sinh vật và ký sinh trùng 
trong thức ăn. 
- Đánh giá độ chính xác của học 
viên về loại bỏ tạp chất, chất độc, 
nấm mốc, vi sinh vật và ký sinh 
trùng trong thức ăn. 
- Vệ sinh khi chăn vật nuôi. Đánh giá độ chính xác của học 
viên về vệ sinh khi chăn vật nuôi. 
- Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của 
từng nhóm. 
+ Báo cáo thu hoạch sau khi xác 
định tiêu chuẩn vệ sinh các loại 
thức ăn của mỗi học viên. 
+ Loại bỏ tạp chất, chất độc, nấm 
mốc, vi sinh vật và ký sinh trùng 
trong thức ăn. 
+ Thực hiện được công việc vệ 
sinh khi chăn vật nuôi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Giáo trình Công nghiệp chế biến đóng hộp. Th.S Lê Mỹ Hồng 
2. Quá trình cho sản phẩm vào bao bì – bài kín – ghép kín. Th.s Lê Mỹ 
Hồng 
3. Quy trình chuẩn: Cơ sở kho tàng và bảo quản 
4. Quy trình chuẩn: Phương tiện vận chuyển và trang thiết bị 
5. Nguyễn Văn Thoa, Nguyễn Văn Tiêp, Quách Dĩnh, “Kỹ thuật bảo 
quản và chế biến rau quả”, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1982 
 6. Tham khảo tư liệu trên mạng Internet theo các Website sau: 
 -  
 -  
 -  
 -  
BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức 
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thƣ ký: Ông Lâm Trần Khanh - Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Công Hùng, Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Ông Nguyễn Danh Phương, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Ông Vũ Xuân Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Xí nghiệp Gà Lương 
Mỹ 
 - Ông Hà Văn Biên, Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc 
gia./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Đoàn Văn Soạn - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
Lâm 
2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Bà Đặng Thị Hồng Quyên - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Ông Võ Văn Ngầu - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam 
Bộ 
 - Ông Lê Hồng Sơn - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc 
gia./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_dong_goi_bao_quan_va_su_dung_thuc_an_ma_so.pdf