Giáo trình Trồng đào - Mã số MĐ 03: Nghề trồng đào, lê, mận

Tóm tắt Giáo trình Trồng đào - Mã số MĐ 03: Nghề trồng đào, lê, mận: ...vôi, xi măng xây dựng số lượng cụ thể tuỳ thuộc vào kế hoạch xây dựng c) Điều kiện cần thiết khác - Hệ thống điện bơm nước - Nhân lực - Bản vẽ sơ đồ hệ thống cấp thoát nước trong vườn cây đào * Các bước tiến hành - Dùng dây và cọc tiêu định hướng theo sơ đồ thiết kế. - Đào mương theo ...ới nhỏ giọt ngầm. *Tưới rãnh: Đây là phương pháp áp dụng ở những nơi trồng Đào có địa hình bằng phẳng. + Chuẩn bị - Hệ thống ống dẫn nước tới vườn hoặc bể bê tông (nếu có điều kiện). - Máy bơm. + Vận hành - Kiểm tra hệ thống ống dẫn, đường dẫn, máy bơm - Để tiết kiệm nước và nước thấ...n công hơn. Hiện nay trên thế giới nhiều loại quả đã được bao như chuối, xoài, cam, bưởi, ổi,Tập quán bao quả mới được thực hiện bước đầu tại nước ta. - Vệ sinh vườn Thu dọn các tàn dư thực vật, các quả rụng, cắt bỏ các cành, lá sâu bệnh rồi tuỳ từng loại sâu bệnh mà huỷ đi. Công tác vệ sinh...

pdf107 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Trồng đào - Mã số MĐ 03: Nghề trồng đào, lê, mận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã già (chớm chín hoặc mới chín), không bị sâu bệnh, khuyết tật. 
Thu hái phải dùng kéo cắt cuống từng quả, cuống cắt ngắn, phẳng sát núm để tránh 
đâm hỏng các quả bên cạnh. 
91 
 + Quả cắt rồi đặt nhẹ nhàng vào thúng đưa vào nơi bảo quản. Không tung, 
ném và xếp đống quá cao 40 -50 cm. 
 - Vệ sinh vỏ quả 
 + Dùng chất tẩy để vệ sinh vỏ quả 
 + Cách pha: Cứ 1g chất VS pha trong 1 lít nước. 
 + Thả đào từng mẻ vào thùng (chậu) chứa dung dịch VS. 
 + Dùng khăn mềm (khăn mặt, khăn xô...) cọ nhẹ trên vỏ quả để làm sạch vỏ. 
Rửa từng quả, rửa xong quả nào tráng nước sạch ngay quả đó, làm tốt khâu rửa quả 
có thể bỏ được 70 - 80% bụi bẩn và nấm bám trên vỏ. 
 - Hong ráo vỏ lần 1 
 Quả rửa sạch đem tãi trên nong, nia, bạt, cót... để ở nơi thoáng gió, nắng nhẹ 
(có thể dùng quạt làm ráo vỏ). Nếu nắng quá phải che bớt nắng để tránh đào khỏi bị 
nẫu, héo. 
 - Trừ nấm: 
 + Pha chất trừ nấm theo tỷ lệ: 1 gam chất BQC trong 1 lít nước. 
 + Cách pha: Dùng thùng, chậu (nên dùng chậu nhựa) đựng sẵn 1 lít nước đổ 
thuốc trừ nấm đã tính toán và khuấy cho tan đều, sau đó đổ từ từ lượng nước còn 
lại vào cho đủ theo tỷ lệ pha chế và khuấy đều. 
 + Dùng các túi lưới đựng quả nhúng ngập vào dung dịch BQC từng mẻ một. 
Thời gian ngâm từ 2 - 3 phút. 
 - Hong khô lần 2. 
 Sau khi nhúng chất từ nấm, đào được tãi trên nong, nia... hong quạt cho ráo 
vỏ. Thời gian hong lần 2 có thể từ 1 -2 ngày (chú ý hong đến ráo hoàn toàn không 
còn đọng giọt là được.) 
 - Đóng túi nhỏ. 
 + Đóng mỗi túi trung bình khoảng 2 kg quả. Trong mỗi túi đặt thêm 1 gói 
AR3 và buộc kín miệng túi. 
 + Dùng túi chất dẻo có đục lỗ có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nấm mốc 
từ môi trường vào. Tích tụ thán khí (CO2) sẽ làm quả ngủ nghỉ, chậm chín, đồng 
thời hạn chế sự thoát nước của quả. 
 - Xếp kho và theo dõi kiểm tra. 
92 
 + Xếp các túi đào theo lớp trên mặt sàn kho, có thể xếp 1 lớp hoặc 2 lớp tuỳ 
theo khối lượng nhưng không cao quá 35 - 40 cmm. 
 + Trong quá trình bảo quản phải thường xuyên theo dõi, mở cửa thoáng gió 
khi trời mát, che nắng chiếu trực tiếp đàon đống đào và chú ý che chắn không để 
cho nước mưa hắt làm thối ủng quả. 
 + Định kỳ 15 đến 20 ngày kiểm tra và đảo quả 1 lần. Kiểm tra để loại bỏ quả 
thối hỏng, đảo lớp túi dưới lên trên và lộn túi đào theo chiều ngược lại để tránh đào 
bị đè nén lâu sẽ bị méo giập. 
 - Kiểm tra, xử lý đánh giá đào trong quá trình bảo quản 
 + Kiểm tra, xử lý đánh giá đào trong quá trình bảo quản là một công việc cần 
thiết, cần tíến hành thường xuyên và định kỳ nhằm phát hiện diễn biến về môi 
trường trong kho để tiến hành đậy hay thông gió cho phù hợp. Đồng thời để biết 
diễn biến chất lượng quả trong thời gian bảo quản, loại bỏ quả hỏng để tránh lây 
nhiễm. 
 + Loại bỏ những quả cuống long khỏi núm và xung quanh núm quả có quầng 
màu nâu sẫm hay đen, mặt vỏ trên đó mọng và bóng. Những quả này coi như đã bị 
thối hỏng.Vết đen tròn lan rộng trên vỏ quả, trên vết đen quan sát thấy mọng nước, 
bóng mặt, có thể xuất hiện các đám mốc xanh hoặc trắng. Những quả bị sứt vỡ do 
va đập, những quả bị chuột, bọ, gia súc cắn thủng. 
 Ngoài ra, trên thế giới hiện nay còn sử dụng phương pháp sấy thăng hoa: 
Quả được sấy thăng hoa sau khi hút nước trở lại tính chất gần như quả tươi sống. 
Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết bị đắt tiền, đầu tư kinh phí lớn nên ít 
được sử dụng. 
 Trong các phương pháp trên, xét về nhiều phương diện thì phương pháp bảo 
quản lạnh và đông lạnh là tiên tiến và tối ưu hơn cả, phù hợp với điều kiện kinh tế 
và kỹ thuật của nhiều nước. Nếu quả được bảo quản tốt trong môi trường lạnh và 
đông lạnh, thời gian bảo quản có thể kéo dài từ 10-15 lần so với điều kiện bảo quản 
thường. Thời gian bảo quản lạnh nếu chậm 1 ngày sau khi thu hái thì thời gian lưu 
giữ sẽ bị rút đi 9-10 ngày. Do vậy, việc bảo quản ngay sau khi thu hái là rất quan 
trọng. 
* Sơ đồ công nghệ bảo quản đào: 
93 
 2.4.2.Bảo quản bằng tủ lạnh 
Diệt nấm mốc 
(Nhúng trong chất) BQC) 
Đóng túi nhỏ 
Xếp kho bảo quản 
Thông gió, kiểm tra đảo kho 
Hong khô vỏ đợt 2 
Xuất kho tiêu thụ 
Lựa chọn 
Vệ sinh vỏ quả 
(bằng chất tẩy VD) 
Hong vỏ khô lần 1 
94 
* Chọn quả: Khâu này đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn bảo quản quả được 
lâu. Nếu chọn quả không đạt chất lượng thì dù kỹ thuật bảo quản có chuẩn đến đâu 
cũng không giữ được quả thơm ngon trong thời gian dài. Với từng loại quả bạn 
phải có sự hiểu biết và kỹ thuật chọn riêng nhưng dựa trên nguyên tắc chung: 
- Quả phải tươi ngon, không xây xát. Có thể kiểm tra bằng cách cấu vào 
cuống và ngửi. Nếu cuống có mùi thơm, có tinh dầu nghĩa là quả tươi và không 
chất bảo quản. 
- Quả chín vàng và cầm chắc tay. Không nên chọn những quả xanh và nắn 
mềm tay là quả non, được thu hái sớm để cất giữ được lâu. Những quả chín vàng, 
rắn là quả dưới gốc nên ngon, ngọt hơn... 
- Quả sau khi được chọn lựa kỹ được rửa sạch dưới vòi nước chảy. Tốt nhất 
nên dùng vòi có tia nhỏ, mạnh phun thẳng vào quả khiến chất bẩn và vi khuẩn nằm 
trên vỏ quả rơi ra. 
Ngâm quả trong nước muối trong khoảng 5 phút (không ngâm lâu vì làm 
biến đổi chất trong quả). 
Dùng vải mềm rửa sạch phần núm quả vì đây là nơi vi khuẩn, nấm mốc xâm 
nhập vào quả gây hỏng, thối sớm. 
Dùng quạt mát làm khô quả thật nhanh trong vòng vài phút. 
Gói quả thật kín trong túi ni- lông và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15oC. 
Lưu ý: Một số người có thói quen dùng vôi bột bôi vào núm quả. Cách làm 
này ngăn được vi khuẩn xâm nhập nhưng chỉ kéo dài vài ngày, khi vôi bột khô sẽ 
hết tác dụng. Đối với những quả để trên bàn thờ thắp hương thì không thể 
 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
 1. Câu hỏi 
 1.1. Cho biết dấu hiệu chín của đào? 
 1.2. Trình bày mục đích, kỹ thuật thu hái? 
 1.3. Trình bày những căn cứ để phân loại quả? 
 1.4. Giải thích các phương pháp bảo quản? 
 1.5. Điền những thông tin đúng vào chỗ trống trong những câu sau: 
 1.6. Nếu để tiêu thụ xa, cần vận chuyển thì thu hái quả ...., độ già quả 70 – 
90% tức là trước khi quả chín ...........ngày? 
 1.7. Đào thường chín vào tháng .... trở đi tùy giống. 
 1.8. Độ chín khi thu hái có ảnh hưởng đến chất lượng đào bảo quản. Độ chín 
... là thích hợp nhất cho bảo quản ở nhiệt độ thường, còn bảo quản ở nhiệt độ lạnh 
95 
thì độ chín ... là tốt nhất vì ở độ chín này chất lượng cảm quan của đào đẹp hơn cả. 
Đào sau khi bảo quản 4 ngày vẫn bóng đẹp, quả rắn và tươi. 
 2.Bài tập thực hành 
 2.1. Bài thực hành số 3.4.1: Thực hiện công việc sơ chế, bảo quản sản phẩm 
quả đào 
 C. Ghi chú 
Chú ý bảo vệ lớp phấn của vỏ quả. 
96 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
 I. V tr , t nh chất c mô đun 
1. Vị trí: Mô đun “Trồng cây đào” là mô đun được bố trí giảng dạy sau các 
mô đun “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” và “Nhân giống đào, lê, 
mận” trong chương trình dạy nghề “Trồng đào, lê, mận” trình độ sơ cấp. Mô đun 
cũng có thể được lựa chọn để giảng dạy độc lập trong các chương trình dạy nghề 
thường xuyên cho lao động nông thôn nhóm nghề Nông lâm nghiệp. 
2. Tính chất: Là mô đun chuyên môn, được tích hợp giữa kiến thức và kỹ 
năng thực hành về bố trí cây trồng trong vườn, trồng cây, chăm sóc, thu hoạch, sơ 
chế và bảo quản sản phẩm đào quả. Mô đun được thực hiện tại phòng học của cở sở 
đào tạo và tại hiện trường thực hành để thực hiện các công việc. Thời gian tổ chức 
giảng dạy nên tiến hành vào thời vụ phù hợp với cây đào lấy quả để quá trình tổ 
chức thực hành đảm bảo tính thực tế và chất lượng của cây giống. 
 II. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Nhắc lại được yêu cầu ngoại cảnh của cây đào và nội dung các bước: trồng, 
chăm sóc đào ở các thời kỳ, thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm đào quả. 
- Trình bày được đặc điểm và phương pháp phòng trừ một số loại sâu, bệnh 
hại chủ yếu trên cây đào. 
2. Kỹ năng 
- Thực hiện được chọn cây giống đủ tiêu chuẩn, trồng, chăm sóc, phòng trừ 
sâu, bệnh hại cây và quả. 
- Thực hiện được thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm đúng yêu cầu kỹ 
thuật. 
3. Thái độ 
Đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ cây trồng, tiết kiệm nguyên vật liệu và vệ 
sinh môi trường. 
 III. Nội dung ch nh c mô đun 
Mã 
bài 
Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Đ điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
97 
Mã 
bài 
Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Đ điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 
03-01 
Đặc điểm 
sinh học 
cây đào 
Lý thuyết, 
thực hành 
Lớp học 04 02 02 - 
MĐ 
03-02 
Trồng cây 
đào 
Lý thuyết, 
thực hành 
Tích hợp 
Lớp học, 
hiện trường, 
vườn đào 
26 04 20 02 
MĐ 
03-03 
Chăm sóc 
cây đào 
Lý thuyết, 
thực hành 
Tích hợp 
Lớp học, 
hiện trường, 
vườn đào 
48 08 36 04 
MĐ 
03-04 
Thu hoạch, 
bảo quản 
sản phẩm 
Lý thuyết, 
thực hành 
Tích hợp 
Lớp học, 
hiện trường, 
vườn đào 
10 02 08 - 
 Ôn và kiểm tra kết thúc mô đun 04 04 
Tổng cộng 92 16 66 10 
* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (10 giờ) bao gồm: 06 giờ kiểm tra định kỳ 
trong mô đun (được tính vào giờ thực hành), 04 giờ kiểm tra hết mô đun. 
 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
 4.1. Bài thực hành số 3.1.1: Thực hiện nhận biết một số giống đào qua đặc điểm 
hình thái quả. 
- Hình thức thực hiện: Cá nhân học sinh thực hiện (quan sát và ghi kết quả), 
7 -10 học sinh thực hành/ 1 lượt. Giáo viên giám sát, đánh giá 
- Nguồn lực cần thiết 
+ Mẫu ảnh các giống đào cần nhận biết, ít nhất 5 giống. 
+ Quả đào tươi các giống cần nhận biết ( nếu có), ít nhất 5 giống. 
+ Cân điện tử 
+ Thước kẻ 
+ Giấy, bút; máy tính, phông chiếu ( nếu có). 
98 
+ Thời gian thực hiện: 1 giờ 
+ Địa điểm: tại hiện trường vườn trồng đào hoặc tại phòng học. 
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Bảng kết quả thực hành nhận biết 5 giống qua đặc 
điểm. 
 4.2. Bài thực hành số 3.2.1: Thực hiện cuốc hố trồng cây đào 
- Nội dung: 
+ Phát dọn thực bì 
+ Cuốc hố 
- Hình thức thực hiện: Cá nhân học sinh thực hiện . 7-10 học sinh thực hành/ 
1 lượt. Giáo viên giám sát, đánh giá 
- Điều kiện thực hiện: Hiện trường trồng đào 
+ Diện tích: 30 m2 
+ Kích thước hố 60 x 60 x 60 cm 
+ Thời gian thực hiện: 3 giờ 
+ Khoảng cách: 5 x 5m 
+ Địa điểm: Tại hiện trường trồng cây đào 
- Tiêu chuẩn sản phẩm: 
+ Phát dọn thực bì: Phát đủ diện tích: 30 m 2, đúng yêu cầu kỹ thuật 
+ Cuốc hố đúng kỹ thuật: đất mặt kéo sang 1 bên 
+ Đúng kích thước hố 60 x 60 x 60 cm 
+ Khoảng cách các hố: 5 x 5m 
 4.3. Bài thực hành số 3.2.2: Thực hiện công việc trồng cây đào 
- Hình thức thực hiện: Cá nhân học sinh thực hiện. 7-10 học sinh thực hành/ 
1 lượt. Giáo viên giám sát, đánh giá 
- Điều kiện thực hiện: 
+ Thực bì đã phát dọn trước 
+ Số lượng: 10 cây 
+ Khoảng cách 5m x 5m 
+Thời gian thực hiện: 1 giờ (không kể thời gian xếp và vận chuyển cây 
giống) 
+ Địa điểm: Tại hiện trường trồng cây đào 
99 
 4.4. Bài thực hành số 3.3.1: Thực hiện công việc làm cỏ, xới đất, bón phân, 
cho vườn trồng cây đào trồng năm thứ hai. 
- Hình thức thực hiện: Cá nhân học sinh thực hiện. 7-10 học sinh thực hành/ 
1 lượt. Giáo viên giám sát, đánh giá 
- Điều kiện thực hiện: 
+ Dụng cụ: dao phát 01 con/người; cuốc 01 chiếc/người, 3 xô/ người, xẻng 1 
chiếc/ người, cân. 
+ Vật tư : 20 kg phân chuồng, 0,3 kg ure, 0,5 kg đạm, 0,2 kg kali/gốc cây 
+ Số lượng: 3 cây 
+ Thời gian thực hiện: 120 phút 
+ Địa điểm: tại hiện trường vườn trồng đào năm thứ hai 
- Yêu cầu: 
+ Không có người hỗ trợ 
+ Thực hiện đúng kỹ thuật 
 4.5. Bài thực hành số 3.3.2: Thực hiện công việc đốn trẻ, sửa tán cây đào ăn 
quả 
- Hình thức thực hiện: Cá nhân học sinh thực hiện . 5-7 học sinh thực hành/ 
1 lượt. Giáo viên giám sát, đánh giá 
- Điều kiện thực hiện: 
+ Dụng cụ: Dao sắc 01 con/người; cưa tay 01 chiếc/người, 1 chậu hoặc 1 xô/ 
người, 
+ Vật tư : vôi tôi 
+ Số lượng: 3 cây 
+ Thời gian thực hiện: 90 phút 
+ Địa điểm: tại hiện trường vườn trồng đào 
- Yêu cầu: 
+ Không có người hỗ trợ 
+ Thực hiện đúng kỹ thuật 
 4.6. Bài thực hành số 3.4.1: Thực hiện công việc sơ chế, bảo quản sản phẩm 
quả đào 
- Hình thức thực hiện: Cá nhân học sinh thực hiện . 5-7 học sinh thực hành/ 1 
lượt. Giáo viên giám sát, đánh giá 
100 
- Điều kiện thực hiện: 
+ Dụng cụ: Chậu to 1 chiếc/người, rổ nhựa 2 chiếc/ người, nhiệt kế, cân. 
+ Vật tư : Quả đào, giấy báo, nước, nước nóng, túi nilon, kho lạnh hoặc tủ bảo 
quản. 
+ Số lượng: 6 kg/người 
+ Thời gian thực hiện: 30 phút 
+ Địa điểm: tại nơi bảo quản đào 
- Yêu cầu: 
+ Không có người hỗ trợ 
+ Thực hiện đúng kỹ thuật 
 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
 5.1. Đánh giá bài thực hành số 3.1.1: Thực hiện nhận biết một số giống đào qua 
đặc điểm hình thái quả. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Mầu sắc quả Kiểm tra 
Tiêu chí 2: Khối lượng trung bình quả Theo dõi thực hiện và kiểm tra 
Tiêu chí 3: Vị quả Kiểm tra 
Tiêu chí 4: Đặc điểm khác Kiểm tra 
Tiêu chí 5: Đảm bảo thời gian, ý thức Quan sát, theo dõi quá trình thực 
hiện và kiểm tra 
 5.2. Đánh giá bài thực hành số 3.2.1: Thực hiện cuốc hố trồng cây đào 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Cuốc hố Quan sát và theo dõi thực hiện 
- Tiêu chí 1. Kích thước hố 60x60x60 
cm 
Theo dõi thực hiện và kiểm tra 
- Tiêu chí 2. Bảo hộ lao động Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra 
101 
- Tiêu chí 3. Số hố, thời gian thực 
hiện 
Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra 
- Tiêu chí 4. Vệ sinh và cất dụng cụ Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra 
- Tiêu chí 5. An toàn lao động Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra 
Lấp hố trồng cây đào 
- Tiêu chí 6: Kích thước hố 
- Tiêu chí 7: Độ nhỏ đất 
- Tiêu chí 8: Kỹ thuật bón 
- Tiêu chí 9: Thời gian bón 
- Tiêu chí 10: Vệ sinh và cất dụng cụ 
- Tiêu chí 11: An toàn lao động 
Quan sát quá trình và kết quả thực hiện 
Quan sát quá trình và kết quả thực hiện 
Quan sát quá trình và kết quả thực hiện 
Quan sát quá trình và kết quả thực hiện 
Quan sát quá trình và kết quả thực hiện 
Quan sát quá trình và kết quả thực hiện 
 5.3. Đánh giá bài thực hành 3.2.2: Thực hiện công việc trồng cây đào 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Tiêu chí 1: Chuẩn bị 
- Tiêu chí 2: Vận chuyển cây giống đến 
khu vực trồng. 
Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra 
- Tiêu chí 3: Tạo hố sâu hơn chiều cao 
của bầu 2 – 4 cm 
Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra 
- Tiêu chí 4: Rạch vỏ bầu không làm vỡ 
bầu 
Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra 
Tiêu chí 5: Đặt cây ngay ngắn giữa hố, 
mặt bầu thấp hơn mặt hố 2 – 3cm 
Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra 
Tiêu chí 6: Lấp đất bổ sung phủ kín mặt 
bầu trên cổ rễ từ 1 – 2cm 
Quan sát và theo dõi thực hiện 
Tiêu chí 7: Rải cây đến từng hố trồng Quan sát và theo dõi thực hiện 
Tiêu chí 8: Rạch túi bầu Quan sát và theo dõi thực hiện 
102 
Tiêu chí 9: Lấp đất Quan sát và theo dõi thực hiện 
Tiêu chí 10: Thái độ, bảo hộ lao động, 
an toàn lao động 
Quan sát và theo dõi thực hiện 
Tiêu chí 11: Số cây, thời gian thực hiện Quan sát và theo dõi thực hiện 
Tiêu chí 12: Vệ sinh và cất dụng cụ Quan sát và theo dõi thực hiện 
Tiêu chí 13: An toàn lao động Quan sát và theo dõi thực hiện 
 5.4. Đánh giá bài thực hành số 3.3.1: Thực hiện công việc làm cỏ, xới đất, 
bón phân, cho vườn trồng cây đào năm thứ hai. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Làm cỏ sạch quanh gốc cây đào rộng 
hơn hình chiếu tán 10 cm, phát cỏ, dây leo xung 
quanh khu vực cây 
Quan sát, theo dõi thực hiện 
Tiêu chí 2: Xới đất sâu 5 – 7 cm trong hình 
chiếu tán cây 
Quan sát, theo dõi thực hiện 
Tiêu chí 3: Đào rãnh theo hình chiếu tán cây 
(1/2 phía trong tán, 1/2 phía ngoài tán), rộng 20-
40, sâu 30-40 cm, thả phân rồi lấp kín đất. 
Theo dõi thực hiện, kiểm tra 
Tiêu chí 4: Cào sạch lớp phủ trên mặt, rải đều 
phân trên mặt đất quanh khu vực tán cây, cào 
lớp phủ lên sau đó tưới nước 
Quan sát, theo dõi thực hiện 
Tiêu chí 5: Thao tác thực hiện thành thạo, đảm 
bảo thời gian 
Quan sát, theo dõi thực hiện, 
kiểm tra 
Tiêu chí 6: Ý thức, an toàn lao động, bảo hộ lao 
động 
Quan sát, theo dõi quá trình 
thực hiện và kiểm tra 
 5.5. Đánh giá bài thực hành số 3.3.2: Thực hiện công việc đốn trẻ, sửa tán cây 
đào ăn quả 
103 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Cắt hết phần thân cành, chỉ để 
lại đoạn thân chính cao khoảng 50 -60cm. 
Quan sát, theo dõi thực hiện 
Tiêu chí 2: Gọt nhẵn vết cắt Quan sát, theo dõi thực hiện 
Tiêu chí 3: Quét vôi hoặc dung dịch thuốc 
chống nấm lên vết cắt 
Quan sát, theo dõi thực hiện 
Tiêu chí 4: Thao tác thực hiện thành thạo, 
đảm bảo thời gian, số lượng cây 
Quan sát, theo dõi thực hiện 
Tiêu chí 5: Ý thức, an toàn lao động, bảo 
hộ lao động 
Quan sát, theo dõi quá trình thực 
hiện và kiểm tra 
 5.6. Đánh giá bài thực hành số 3.4.1: Thực hiện công việc sơ chế, bảo quản 
sản phẩm quả đào 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Rửa tẩy trùng bằng nước sạch, 
làm sạch quả, không làm xây sát quả 
Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra 
Tiêu chí 2: Xử lý bảo quản bằng cách 
ngâm nước ấm 47oC, trong 5 phút 
Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra 
Tiêu chí 3: Bao gói 2-4 kg đào/túi 
nilôn 
Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra 
Tiêu chí 4: Bảo quản vào nơi có nhiệt 
độ 12,8 – 15,6 oC, ẩm độ 85 – 90 % 
Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra 
Tiêu chí 5: Thời gian thực hiện Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra 
Tiêu chí 6: An toàn lao động, vệ sinh 
công nghiệp 
Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra 
104 
 VI. Tài liệu th m khảo 
 [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình nhân giống cây ăn quả. Nhà xuất 
bản Hà Nội. 
 [2]. Trung tâm khuyến nông- khuyến ngư Quốc gia. Kỹ thuật sơ chế bảo 
quản quả. 
 [3]. Đại học Thái Nguyên. Kỹ thuật trồng trọt và phòng trừ sâu bệnh cho một 
số cây ăn quả vùng núi phía Bắc. 
 [4]. Đặng Văn Đông và Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010. Kỹ thuật trồng cây hoa 
đào, Nhà xuất bản Hà Nội. 
 [5]. Đào Xuân Thanh, 2008, Giáo trình cây ăn quả, Trường Trung cấp nghề 
cơ điện và kỹ thuật nông lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp 
 [6]. Sở Lao động - Thương binh và xã hội Lào Cai. Giáo trình kỹ thuật trồng 
cây ăn quả ôn đới địa phương Lào Cai. 
[7]. Giáo trình kỹ thuật trồng cây ăn quả. Nhà xuất bản Hà Nội 
 [8]. Trang Web: 
cao-nguyen-moc-chau-20120711105740382.chn 
 [9]. Trang Web www.hoacaycanhsapa.wordpress.com 
 [10]. Trang web. 
105 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: TRỒNG ĐÀO, LÊ, MẬN 
(Kèm theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
 1. Ch nhiệm: Ông Nguyễn Thành Vân - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng 
nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 
 2. Phó ch nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
 3. Thư ký: Ông Nguyễn Quang Chung - Phó trưởng phòng Trường Cao 
đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 
 4. Các y viên: 
- Ông Nguyễn Khắc Quang, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ 
và Nông Lâm Đông Bắc 
- Bà Nguyễn Thị Hưng, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và 
Nông Lâm Đông Bắc 
- Bà Nguyễn Thị Mỹ Yến, Giảng viên Trường Đại học Nông - Lâm Bắc 
Giang 
- Bà Đỗ Thị Tĩnh, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Hữu Lũng, Lạng Sơn 
- Ông Nguyễn Anh Dũng, Chuyên viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn Lạng Sơn./. 
106 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: TRỒNG ĐÀO, LÊ, MẬN 
(Kèm theo Quyết định số 1374 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
 1. Ch t ch: Ông Nghiêm Xuân Hội, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm 
Bắc Giang 
 2. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng - Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
 3. Các y viên: 
 - Bà Phan Thị Thu Trang, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và PTNT Bắc 
Bộ 
 - Ông Nguyễn Viết Thông, Trưởng phòng - Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Kinh 
tế Bảo Lộc 
 - Ông Hoàng Ngọc Long, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Chi Lăng – 
Trung tâm KN Lạng Sơn./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_trong_dao_ma_so_md_03_nghe_trong_dao_le_man.pdf