Bài giảng Da liễu (Tài liệu dùng cho sinh viên Y khoa)

Tóm tắt Bài giảng Da liễu (Tài liệu dùng cho sinh viên Y khoa): ...n một hoặc ở vùng sinh dục. Nếu Herpes tổn thương ở niêm mạc sinh dục sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Herpes sinh dục trên bệnh nhân HIV/AIDS: Biểu hiện bệnh lý sinh dục hoặc quanh hậu môn kéo dài hơn và nặng, tổn thương đau và không điển hình. Cá biệt có triệu chứng toàn thân sốt, nếu m... Phòng bệnh cấp I: - Giữ gìn vệ svrinh kẽ chân, lau khô kẽ chân, thay tất hàng ngày, tránh đi chân không. - Giặt, luộc tất, diệt nấm ở giày bằng hơi formol. - Cắt gọn móng tay, hạn chế gãi vào kẽ chân. - Rắc bột Talc vào kẽ chân, nhất là mùa hè khi phải đi công tác xa. * Phòng bệnh cấp II:...phòng khám sản, phụ khoa, nhà hộ sinh, kế hoạch hoá gia đình). 88 - Cần chuyển lên tuyến chuyên khoa sớm nếu phát hiện có các biến chứng. 9. Hệ thống giám sát, theo dõi và quản lý bệnh nhân bị bệnh lậu 9.1. Đối với tuyến chăm sóc sức khoẻ ban đầu: Báo cáo bệnh dựa theo các triệu chứng và...

pdf130 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 97 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Da liễu (Tài liệu dùng cho sinh viên Y khoa), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp gai: (còn gọi là lớp Malpighi) gồm những tế bào to hơn, hình đa 
giác, già dặn hơn, càng lên phía trên càng dẹt dần. Lớp nhày là lớp dày nhất của 
thượng bì, có từ 6- 12 hàng tế bào làm thành một lớp mềm như màng nhầy nên gọi là 
lớp nhày. Nối đến các tế bào ở lớp này có những cầu nối nguyên sinh chất (cầu nối liên 
gai) đi thẳng góc từ tế bào này đến tế bào kia làm cho lớp nhày liên kết chặt chẽ với 
nhau. 
 117
1.1.3. Lớp hạt: gồm 3- 4 lớp tế bào dẹt hình thoi. Nhân tế bào của lớp này sáng hơn và 
có hiện tượng đang hư biến. Nguyên sinh chất chứa nhiều hạt Keratohyalin. 
1.1.4. Lớp sáng : nằm giữa lớp hạt và lớp sừng gồm có từ 2 - 3 lớp tế bào rất dẹt và 
sáng lấp lánh, không có nhân, nguyên sinh chất cũng ít. 
1.1.5. Lớp sừng: là lớp ngoài cùng của thượng bì, chỗ dày, chỗ mỏng, tuỳ theo từng 
vùng da của cơ thể, gồm những tế bào dẹt không nhân và nhiễm toàn bộ chất sừng 
(keratin). Càng gần bề mặt của da các tế bào không còn dính chặt vào nhau nữa, dần 
dần tróc da (bong vảy) quện với mồ hôi, chất bã tạo thành ghét. 
Hình 3. Giải phẫu da thường 
Như vậy thượng bì luôn luôn ở tình trạng sản sinh những tế bào mới ở lớp cơ 
bản, già cỗi ở lớp hạt, hư biến rồi bong ra ở lớp sừng. 
1.2. Trung bì: 
Nằm dưới lớp thượng bì và được ngăn cách với thượng bì bởi màng đáy (màng cơ 
bản). 
Màng này rất mỏng chừng 0,5 mm. Các chất dinh dưỡng từ trung bì sẽ ngấm qua màng 
này dễ dàng để nuôi dưỡng thượng bì. 
1.2.1. Lớp nhú: còn gọi là lớp nuôi dưỡng. 
Lớp này rất mỏng chỉ bằng 1/10 mm, trên bề mặt có những gai hình nón nổi lên ẩn sâu 
vào trong lòng thượng bì nên gọi là gai bì (hay nhú bì). Tại đây có rất nhiều mạch máu 
nhỏ và đầu mút của các sợi thần kinh làm nhiệm vụ nuôi dưỡng cho thượng bì. 
 118
1.2.2. Lớp trung bì chính thức: hay còn gọi là lớp chống đỡ. 
Lớp này dày hơn (khoảng 0,4mm) có nhiệm vụ chống đỡ với các sự va chạm bên 
ngoài. Về cấu trúc, trung bì gồm 3 thành phần: 
- Những sợi chống đỡ: sợi keo, sợi chun, sợi lưới. 
- Chất cơ bản. 
- Tế bào: tế bào sợi, tổ chức bào, dưỡng bào (Mastocytes). 
1.2.3. Mạch máu: 
Những mạch máu lớn nằm ở hạ bì, bắt nguồn từ những động mạch của cơ. Trung bì 
chỉ có các mạch máu nhỏ tập trung ở gai bì và quanh các tuyến. 
1.2.4. Thần kinh: da có hai loại thần kinh: 
Thần kinh não tuỷ có vỏ myelin bao bọc, có nhánh đi riêng biệt. Ở hạ bì nó tạo thành 
đám rối nằm ngang, sau đó phân nhánh chạy thẳng góc tới các đầu gai bì rơi tận cùng 
ở lớp hạt. Ngoài những nhánh thẳng đó, thần kinh còn có những nhánh cuộn tròn lại 
thành những tiểu thể. Thần kinh giao cảm ở da không có vỏ myelin, chạy nhờ trong 
các bamàch máu. 
1.2.5. Tuyến mồ hôi: các tuyến này có hình ống và bao gồm 
Thân ống có hình tròn (cầu bài tiết), khư trú ở trung bì sâu hoặc hạ bì, có hai lớp tế 
bào, giữa là tế bào bài tiết, xung quanh có lớp tế bào dẹt bao bọc. 
Ống thải dẫn là đoạn qua trung bì có cấu trúc như phần cầu nhưng ít bài tiết. 
1.2.6. Tuyến bã: nằm cạnh bao lông và thông với nang lông bằng ống tiết 
Mỗi tuyến bã có nhiều thuỳ, mỗi thuỳ gồm nhiều lớp tế bào. Ống tiết được cấu tạo bởi 
tế bào thượng bì. 
1.2.7. Nang lông: là phần lõm sâu xuống của thượng bì chứa sợi lông và tiếp cận với 
tuyến bã. Nang lông ở rải rác khắp người trừ lòng bàn tay bàn chân. Mỗi nang lông có 
3 phần: 
- Miệng nang lông thông ra mặt da. 
- Cổ nang, phần này hẹp bé, tại đây có miệng tuyến thông ra ngoài. 
- Bao lông là phần dài nhất ăn sâu xuống hạ bì. 
1.3. Hạ bì: nằm ở giữa trung bì và cân hoặc màng xương. 
Hạ bì là tổ chức đệm biệt hoá thành tổ chức mỡ có nhiều ô ngăn cách bởi những vách, 
nối liền với trung bì, trong có mạch máu và thần kinh phân nhánh lên phía trên. Cấu 
trúc của mỗi ô cũng giống như trung bì gồm những sợi keo, sợi chun. Trong các ô có 
chứa nhiều tế bào mỡ. 
 119
2. Sinh lý da 
Da và phần phụ của da có chức năng quan trọng. Mối liên hệ của da với cơ thể 
được thực hiện qua hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, các tuyến nội tiết. 
2.1. Chức năng bảo vệ của da: 
Da bảo vệ cơ thể tránh những tác động không thuận lợi từ môi trường bên ngoài 
(cơ học, lý học, hoá học và sinh vật học). 
2.2. Chuyển hoá và dự trữ (đặc biệt là dữ trữ muối, nước): 
2.3. Bài tiết: 
Bài tiết các chất độc ra ngoài cơ thể và điều hoà thân nhiệt: Tuyến bã và tuyến 
mồ hôi của da đào thải những chất hữu cơ và vô cơ, những sản phẩm của quá trình 
chuyển hoá vô cơ, hydrat cacbon, vitamin, hocmôn và một số lượng nước lớn. 
2.4. Chức năng hô hấp và hấp thụ các chất nuôi dưỡng: 
Qua da một lượng oxy có thể thâm nhập, axit cacbonic được đào thải. Điều này 
bổ sung một phần vào chức năng hô hấp của phổi (da hấp thu 1/180 oxy và đào thải 
1/90 axit cacbonic so với trao đổi khí ở phổi). Nước và các chất rắn hầu như không 
được hấp thu qua da bình thường, nhưng một số chất hoá học và thuốc có thể hấp thu 
tết hơn. 
2.5. Thu nhận cảm giác: 
Nhờ có vô số tận cùng của các sợi thần kinh ở da mà da có thể tiếp nhận và 
chuyển vào hệ thần kinh trung ương những kích thích do tác động bên ngoài khác 
nhau. Ở trong vỏ não những kích thích này biến thành cảm giác đau, nóng - lạnh, và 
xúc giác... Các giác quan của con người (thị giác, thính giác, khứu giác) cùng với xúc 
giác của da giúp cho con người có thể tồn tại và thăng bằng với ngoại giới. 
Ngoài những chức năng trên da còn liên quan mật thiết với các bộ phận khác 
trong cơ thể, là nơi phản ánh tình trạng các cơ quan nội tạng, tình hình các tuyến nội 
tiết, biểu hiện nhiễm độc, nhiễm khuẩn, dị ứng ... 
3. Vệ sinh phòng bệnh da 
3.1. Vệ sinh da: 
 Da là một bộ phận của cơ thể có liên quan chặt chẽ với các bộ phận khác, vì vậy 
cũng phản ánh phần nào tình trạng các cơ quan nội tạng bên trong, phản ánh một phần 
sức khoẻ toàn thân; cụ thể khi có bệnh trong người thì da cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. 
Vì vậy vệ sinh da và chăm sóc da giữ một vai trò quan trọng trong vấn đề phòng 
chống các bệnh ngoài da. Sự tích luỹ thường xuyên trên bề mặt của da người chất bã, 
mồ hôi, các tế bào rụng của lớp sừng, bụi, bẩn sẽ tạo những điều kiện tốt cho sự phát 
triển của các vi khuẩn gây bệnh. Muốn giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ tránh bệnh tật, cần 
 120
chú ý hai điểm sau: 
- Luôn giữ gìn da sạch sẽ trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong lao động sản 
xuất. Cần chăm sóc những xây sát nhỏ và lau chùi, tẩy rửa các chất dây dính lên da 
như xăng, dầu nhờn, mỡ, hoá chất bằng các dung dịch, các loại xà phòng thích hợp để 
trung hoà các chất kích thích (tốt nhất là các loại xà phòng trung tính, không chứa các 
chất kiềm). 
- Cần tránh những sang chấn và động chạm với các chất kích thích sinh vật hoặc hoá 
chất lên da, gây tổn thương xây sát da là điều kiện dễ mắc các bệnh da. 
a. Đối với da khô quá, nên sử dụng xà phòng chứa mỡ (như xà phòng trẻ em, xà 
phòng chứa lanolin, glyxerin), kết hợp bôi các thuốc kem, mỡ, dầu trước khi đi ngủ 
như: 
b. Đối với da mỡ , nên dùng kem làm khô da như. 
c. Kem bảo vệ da khi tiếp xúc với xăng, dầu, mỡ... 
d. Kem bảo vệ da khi tiếp xúc với hoá chất dung môi hữu cơ: 
e. Những xây xát nhỏ trên da có thể bôi các thuốc nội dung dịch iôt, các mỡ 
kháng sinh... 
 121
3.2. Dự phòng bệnh da: 
3.2.1 Dự phòng cấp I: 
- Giữ gìn tốt trong vệ sinh ăn uống, nơi ở, và vệ sinh môi trường, nghĩa là thực hiện 
được 3 sạch: ăn sạch, uống sạch, ở sạch.. 
- Nên kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm để sớm phát hiện những biểu hiện lâm sàng 
hay những rối loạn bất thường sinh học có thể tương ứng với một bệnh da liễu. 
- Nên tránh mọi yếu tố (vật lý, hoá chất...) không thích hợp có thể gây tổn thương da, 
không dùng thuốc bừa bãi, kể cả thuốc bôi để tránh dị ứng nhiễm độc da do thuốc. 
- Biết cách giữ gìn bảo vệ và chăm sóc da. 
3.2.2. Dự phòng cáp 2 và cấp 3: 
- Phải chẩn đoán đúng và điều trị bệnh da ở giai đoạn sớm. 
- Điều trị đúng chỉ định, đúng kỹ thuật theo nguyên tắc sinh bệnh học, cố gắng tìm 
nguyên nhân để điều trị có hiệu quả. 
- Không lạm dụng các thuốc Corticoide và Kháng sinh 
- Đối với bệnh da nghề nghiệp: cần điều trị tích cực, hoặc chuyển nghề nếu bệnh tái 
phát dai dẳng và không đáp ứng với điều trị. 
- Khi bệnh nhân có biến chứng hoặc bị tàn phế (như trong bệnh Phong), cần kết hợp 
các phương pháp vật lý trị liệu, phẫu thuật chỉnh hình..., hướng dẫn bệnh nhân biết và 
thực hành các biện pháp phòng chống để hạn chế không cho tàn phế nặng hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bệnh Da liễu tập I. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1992. 
2. Bài giảng Da liễu. Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học 1994. 
3. Nguyễn Thị Đào, Sách giáo khoa về săn sóc bệnh nhân theo chuyên khoa trong các 
bệnh Da và Hoa liễu (Tài liệu dịch), NXB Y học Hà Nội 1985. 
4. Nguyễn Cảnh Cẩu. Sinh lý Da thường. Bài giảng Cao học Da liễu và CK I, 1996. 
 122
1. Tên môn học : Da liễu 
2. Tên bài : TỔN THƯƠNG CƠ BẢN NGOÀI DA 
3. Tài liệu học tập : Lý thuyết 
4. Đối tượng : Sinh viên đa khoa 
5. Thời gian : 01 tiết 
6. Địa điểm giảng : Giảng đường 
MỤC TIÊU HỌC TẬP: 
Mô tả được các tổn thương cơ bản ngoài da 
NỘI DUNG: 
Tổn thương cơ bản là những tổn thương đặc hiệu của mỗi bệnh da. Vì vậy việc 
nghiên cứu các tổn thương cơ bản là một phần rất quan trọng trong việc chẩn đoán 
bệnh. Tổn thương cơ bản xếp thành 3 loại . 
1. Tổn thương cơ bản bằng phẳng với mặt da 
1.1. Dát hoặc vết: xuất hiện do thay đổi màu sắc trên da, gồm có các loại dát sau: 
- Dát đỏ: do giãn các mao mạch gây ứ huyết ở các mạch máu của lớp nhú bì bị viêm 
nhiễm, vì vậy khi ấn kính thấy mất màu, sờ nóng hơn da bình thường. 
- Dát xuất huyết: do hồng cầu thoát ra thành mạch máu khi bị vỡ thành mạch, khi ấn 
kính không mất màu, màu sắc thay đổi theo thời gian: lúc đầu đỏ tươi, sau đỏ thẫm, 
sau tím bầm rồi chuyển mầu xanh và biến mất. 
- Dát thâm: do tăng sắc tố ở da.Ví dụ như trong bệnh sạm da... 
- Dát trắng: do giảm, hoặc mất sắc tố ở da. Ví dụ như dát trắng trong bệnh bạch biến. 
1.2. Bớt bẩm sinh: là những vết (đám) màu đen hoặc màu đỏ xuất hiện từ nhỏ. Khi lớn 
lên bớt có thể ngày càng to ra. 
2. Tổn thương cao hơn mặt da 
2.1. Tổn thương lòng: bên trong chứa dịch trong bao gồm: 
- Mụn nước: kích thước nhỏ bằng đầu ghim, hạt tấm, bên trong chứa dịch trong. Ví dụ 
như mụn nước trong bệnh chậm, nấm da, ghẻ, rôm xảy... 
- Bọng nước: kích thước lớn hơn mụn nước, thường bằng hạt đỗ, hạt ngô...(đường kính 
> 3mm). Ví dụ: bọng nước trong bệnh chốc, bệnh Duhring, bệnh Pemphygus. 
- Mụn mủ: có chất dịch bên trong là mủ. Mụn mủ có thể nông ở thượng bì. có thể sâu ở 
trung bì hoặc hạ bì. Ví dụ: bệnh viêm chân lông, viêm chân tóc, nhọt. 
 123
2.2. Tổn thương chắc: bao gồm các loại sau đây: 
- Sẩn: là tổn thương chắc nổi cao hơn mặt da tạo thành hình bán cầu, hình chóp nhọn 
hoặc hình chóp bằng đâu, kích thước bằng đầu ghim, hạt kê, hạt đỗ hoặc to hơn. Sẩn 
xuất hiện do tập trung thâm nhiễm tế bào ở phần nhú bì hoặc quá sẩn lớp thượng bì. 
Trong quá trình tiến triển sẩn mất đi không để lại dấu vết gì. 
- Củ: có hình thái lâm sàng giống như sẩn, xuất hiện do thâm nhiễm tế bào ở lớp sâu 
của trung bì. Ví dụ như củ lao, củ phong,... 
- Cục (U Gôm): xuất hiện do thâm nhiễm tế bào ở phần hạ bì, kích thước của cục bằng 
hạt dẻ, quả táo, quả trứng hoặc lớn hơn. Bình thường Cục nổi cao hơn mặt da hình bán 
cầu. Cục có thể bị hoại tử , biến thành vết loét và khi khỏi để lại sẹo, ví dụ như gồm 
giang mai , gồm lao ... 
- Xùi thịt: xuất hiện do quá sản các nhú bì. Trên mặt da có các thương tổn sùi lên giống 
như tổ chức nhú. Ví dụ như sùi mào gà... 
- Dày da Liken hoá: là sự thay đổi của da khi da trở nên dày, cứng chắc và khô 
2.3. Sẩn phù (Mày đay): 
Là tổ chức dịch rỉ, kích thước từ hạt đỗ đến lòng bàn tay hoặc lớn hơn, màu đỏ 
hồng hay trong, hay gặp trong các bệnh dị ứng do thức ăn, thuốc... Sẩn phù xuất hiện 
nhanh và mất đi nhanh (thường là sau vài giờ) và khi mất đi không để lại đấu vết gì. 
2.4. Tổn thương dễ rụng: 
- Vảy tiết: do các chất tiết dịch khô lại đóng thành vảy. Tuỳ theo tính chất của dịch tiết 
mà có thể phân biệt vảy huyết thanh (màu vàng chanh), vảy mủ (màu nâu), vảy máu 
(màu đen), vẩy máu - mủ (màu nâu đen). 
- Vảy da: do những phiến sừng mất liên kết với nhau bong ra tạo thành vảy. Bình 
thường thì quá trình bong vảy da sinh lý ta không nhìn thấy được, nhưng trong trường 
hợp bệnh lý vảy bong rất nhiều, có thể bong vảy nhỏ như phấn hoặc bong thành từng 
mảng lớn như trong dị ứng thuốc, bệnh vảy nến ... 
3. Tổn thương thấp hơn mặt da: 
- Vết trợt: tổn thương da rất nông chỉ trợt mất phần thượng bì. Ví dụ như trợt của săng 
giang mai . 
- Vết loét: do mất tổ chức da tới tận trung bì hay và hạ bì hoặc có thể sâu hơn nữa, khi 
khỏi thường để lại sẹo, ví dụ như loét lao, loét sâu quảng ... 
- Vết nứt: xuất hiện do mất tính chất đàn hồi của da làm cho da căng và bị nứt, vết nứt 
có thể nông ở thượng bì hoặc có thể sâu tới trung bì. 
- Và xây xước: xuất hiện do những tác động cơ học vào thượng bì (gãi, chà sát...), 
thường vết xước nhỏ có hình thẳng. 
 124
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bệnh Da liễu tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 1992. 
2. Bài giảng Da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học 1994. 
3. Nguyễn Thị Đào, Sách giáo khoa về săn sóc bệnh nhân theo chuyên khoa trong các 
bệnh Da và Hoa liễu (Tài liệu dịch), Nhà xuất bản Y học Hà Nội 1985. 
4. Nguyễn Cảnh Cầu, Sinh lý Da, Bài giảng chuyên khoa cấp I- Da liễu. 1996. 
 125
1. Tên môn học : Da liễu 
2. Tên bài : THUỐC BÔI ĐIỀU TRỊ BỆNH NGOÀI DA 
3. Tài liệu học tập : Lý thuyết 
4. Đối tượng : Sinh viên đa khoa 
5. Thời gian : 01 tiết 
6. Địa điểm giảng : Giảng đường 
MỤC TIÊU HỌC TẬP: 
1. Nêu được nguyên tắc sử dụng thuốc bôi ngoài da. 
2. Trình bày được thành phần, tác dụng và chỉ định của các dạng thuốc bôi. 
NỘI DUNG 
1. Nguyên tắc sử dụng thuốc bôi ngoài da: 
Bôi thuốc tại chỗ là một khâu khá quan trọng trong điều trị các bệnh ngoài da, vì vậy 
khi sử dụng thuốc bôi cần chú ý một số nguyên tắc sau: 
- Phải chẩn đoán bệnh chính xác để chỉ định đúng thuốc bôi thì mới đạt kết quả tốt 
trong điều trị. 
- Làm sạch tổn thương và vùng da xung quanh trước khi bôi thuốc. 
- Dùng nồng độ thuốc thích hợp tuỳ theo lứa tuổi, vị trí từng vùng da (trẻ em dùng 
nồng độ thuốc thấp hơn người lớn hoặc vùng da mỏng như nách, bẹn... dùng nồng độ 
thuốc thấp hơn các vị trí khác). 
- Trước khi bôi thuốc cần thăm dò phản ứng của da và cơ thể đối với loại thuốc bôi đó 
bằng cách: lúc đầu bôi trên diện tích da hẹp, nồng độ thấp, khi thấy phản ứng như ngứa 
tại chỗ, tấy đỏ, hoặc người bệnh thấy khó chịu... cần phải dừng lại và thay thuốc. 
- Phải chọn dạng thuốc bôi thích hợp với từng giai đoạn của bệnh ngoài da (giai đoạn 
cấp: dùng thuốc đắng dung dịch; giai đoạn bán cấp: dùng thuốc dạng dầu, hồ, kem, 
bột; giai đoạn mãn tính: dùng dạng thuốc mỡ). 
- Trong quá trình điều trị phải tiếp tục theo dõi sát bệnh nhân xem có bị nhờn thuốc 
không, có phản ứng với thuốc không. Nếu có phải thay đổi thuốc khác cho thích hợp. 
- Không sử dụng một loại thuốc bôi kéo dài ngày. Nhất là với một số thuốc bôi dùng 
lâu ngày có thể gây nhiễm độc như: Thuốc mỡ Cryzophanic 2 - 5% bôi ở vùng da 
mỏng (bẹn, nách) sẽ gây viêm tấy, cháy da... Những thuốc trong thành phần có 
Corticoide sẽ gây teo da, xạm da, gây giảm miễn dịch tại chỗ làm da dễ nhiễm khuẩn... 
 126
 2. Các dạng thuốc bôi: 
Thuốc bôi gồm có 2 thành phần là hoạt chất và tá dược . 
• Hoạt chất: là thành phần chính của thuốc, có tính chất chủ đạo trong điều trị, 
người ta có thể dùng các hoạt chất như: kháng sinh, muối, bajơ, các kim loại, axit... 
• Tá dược: là môi trường hoà tan, trộn với hoạt chất nhằm dẫn hoạt chất ngấm 
sâu vào tổ chức da, các tá dược hay được sử dụng: Vaseline, Lanohne, nước, cồn, 
Ether... 
Có 6 dạng thuốc bôi cơ bản sau đây : 
2.1. Dùng dịch (Sollltions): 
Gồm hoạt chất pha với tá dược là nước, cồn hoặc ête. Thuốc thường dùng để điều trị 
bệnh da giai đoạn cấp tính (da phù nề, đỏ rực, chảy nước nhiều). 
Thuốc có tác dụng làm ráo nước, dịu da ,đỡ ngứa, giảm viêm, sát khuẩn 
Thuốc dùng để điều trị các bệnh da nhiễm trùng, chốc, ghẻ bội nhiễm, chăm bội 
nhiễm: 
Thuốc có tác dụng làm bong vẩy da mạnh nên được dùng để điều trị các bệnh nấm da: 
hắc lào lang ben ... 
 127
2.2. Dầu (Huites): 
Cấu lạo của thuốc gồm có hoạt chất pha với tá dược là dầu (thường là dầu thực vật 
trung tính). Thuốc có tác dụng làm dịu đa, mềm vẩy, không ngấm sâu qua da và được 
dùng để điều trị bệnh da ở giai đoạn bán cấp tính (da hết phù nề, còn đỏ và chảy nước 
ít hơn). 
2.3. Bột (Pouder): 
Gồm có hoạt chất pha với tá dược là bột (thường dùng là bột Talc). Thuốc có tác dụng 
làm tăng diện tích hô hấp của da, hút nước, làm dịu da, mát da, đỡ ngứa, chống viêm, 
cũng dùng để điều trị bệnh da giai đoạn bán cấp. 
2.4. Hồ (Pales): 
Gồm hoạt chất pha với tá dược là Vaseline, Lanoline, nhưng có tỷ lệ hoạt chất >20%. 
Thuốc làm dịu da, chống viêm, không dẫn hoạt chất ngấm sâu qua da, vì vậy thường 
dùng để điều trị bệnh da giai đoạn bán cấp. 
2.5. Thuốc kem (Crème): 
Gồm hoạt chất pha trong tá dược là mỡ và nước. Thuốc có tác dụng làm dịu da, chống 
viêm dùng để điều trị bệnh da giai đoạn bán cấp. 
 128
2.6. Thuốc mỡ (Pomate): 
Gồm có hoạt chất pha với tá dược là mỡ (Vaseline, Lanoline) nhưng tỷ lệ hoạt 
chất <20%; thuốc có tác dụng mềm da, bong vẩy, dẫn hoạt chất ngấm sâu xuống tổ 
chức của da, nhưng dễ gây loét, bí hơi..., vì vậy thuốc thường dùng để điều trị bệnh da 
ở giai đoạn mạn tính (dày da, khô da, thâm da ). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bài giảng Da Liễu - Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học 1994 
2. Bệnh Da Liễu - Trường Đại học Y Hà nội, Nhà xuất bản Y học- 1992 
3. Bệnh Da Liễu - Trường Đại học Y - Dược- TP Hồ Chí Minh 1999 
 129
MỤC LỤC 
STT NỘI DUNG TRANG 
1 Nhiễm độc do thuốc hoá - mỹ phẩm ..............................................................4 
2 Viêm da cơ địa ...........................................................................................13 
3 Viêm da tiếp xúc ..........................................................................................18 
4 Viêm da mỡ ..................................................................................................23 
5 Bệnh ghẻ ......................................................................................................26 
6 Bệnh chốc và viêm da mủ thường gặp ........................................................29 
7 Bệnh zona ....................................................................................................36 
8 Bệnh herpes .................................................................................................41 
9 Bệnh thuỷ đậu ..............................................................................................46 
10 Bệnh vảy nến ...............................................................................................53 
11 Bệnh nấm da ..............................................................................................60 
12 Bệnh giang mai..............................................................................................69 
13 Bệnh lậu ............................................................................................................. 81 
14 Bệnh viêm niệu đạo không do lậu ...............................................................90 
15 Chiến lược phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và 
phương pháp tiếp cận bện nhân theo hội chứng............................................................96 
16 Biểu hiện da niêm mạc của HIV/AIDS .....................................................103 
17 Bệnh phong................................................................................................107 
18 Giải phẫu, sinh lý da và vệ sinh phòng bệnh da ........................................117 
19 Tổn thương cơ bản ngoài da ......................................................................123 
20 Thuốc bôi điều trị bệnh ngoài da...............................................................126 
 130

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_da_lieu_tai_lieu_dung_cho_sinh_vien_y_khoa.pdf
Ebook liên quan