Bài giảng Đánh giá du lịch bền vững

Tóm tắt Bài giảng Đánh giá du lịch bền vững: ..., núi, các điểm cắm trại, các cổng vào, hồ, suối Thảo luận: Những kinh nghiệm về du lịch trong vùng Đông Nam Á của Bạn Mỗi thành viên trong nhóm của Bạn lần lượt mô tả những nét chính về những vùng biển của khu vực Đông Nam Á mà Bạn đã từng tham quan và nêu lên Bạn thích những gì nhất?. B...hích các thành viên tham gia và phát hiện những vấn đề, mối quan tâm mà cộng đồng liên quan đến việc phát triển du lịch, các vấn đề về nguồn lợi tự nhiên và những ưu tiên về văn hoá, kinh tế- xã hội. Một hoặc hai thành viên của nhóm lập kế hoạch nên ghi lại tỉ mỉ tất cả các điểm chính đã đượ...i, chiến luỹ, bảo tàng, nhà thờ lăng tẩm, chùa chiền, các nét kiến trúc đặc biệt, các điểm khảo cổ học, tượng đài kỷ niệm, các địa đạo, nơi sinh và quê hương của những vị nổi tiếng, những vùng đất cổ, những trung tâm đô thị có tính lịch sử và những quận, huyện, các mốc ranh giới và những tou...

pdf37 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Đánh giá du lịch bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kiến trúc đặc biệt và sự đồng nhất hoặc đối lập về các thông tin địa lý 
hoặc các môi trường được xây dựng. Ví dụ: xem xét về sự xanh tươi của các 
khu rừng đang sinh sôi so với những cách đồng nông nghiệp, hoặc là những 
ngôi nhà truyền thống với màu sắc đỏ tươi của đất sét và màu sơn đối lập với 
những căn nhà xi-măng kiên cố màu xám hoặc những đầm phá có rừng ngập 
mặn với những vùng nước phản chiếu trái ngược với màu nước xám nâu của 
các ao tù nước đọng. Cũng cần quan tâm đến tình trạng vệ sinh, không có rác 
thải hoặc những vết vẽ ngoặc nghẹo trên tường, chất lượng không khí và tiếng 
ồn giao thông. 
• Đa dạng sinh học —xác đinh về tính hiếm và duy nhất của các động thực vật 
cũng như khả năng nhìn thấy những loài này. Đối với những loài động vật khó 
nhìn thấy thì những đường đi hoặc dấu vết tồn tại của chúng cũng là những 
điểm thu hút du khách, cho dù là hiếm nhìn thấy trong thực tế. Cần phải kiểm tra 
lại với những chuyên gia địa phương hoặc các nhà khoa học về tên gọi của các 
loài tồn tại trong vùng. Những du khách yêu thiên nhiên thường thích xem cá voi 
hoặc những động vật biển khác, rùa biển, các bãi đẻ lớn của một số loài chim 
biển hoặc là động vật có màng chân, các loài chim nhiệt đới có nhiều màu sắc 
và các loài cá rạn sặc sỡ. Những người xem chim thường di chuyển cả hàng 
ngàn dặm để xem những loài chim quý hiếm – nhưng chỉ thực hiện nếu họ biết 
là sác xuất nhìn thấy các loài chim này trong thực tế là khá cao. Cần kiểm tra với 
các chuyên gia hoặc Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) về danh sách 
các loài đang bị đe doạ để biết những loài của Bạn có bị đe doạ và có thể cần sự 
bảo vệ đối với những xáo trộn của du khách. 
• Giá trị văn hoá—Xem xét các điểm thu hút để trình diễn về các cách sống 
truyền thống của nền văn hoá ấn tượng; và những nghệ thuật và thủ công mỹ 
nghệ có chất lượng cao và có tính độc đáo của vùng; những lễ hội truyền thống, 
khiêu vũ và âm nhạc. Tính xác thật của những nét văn hoá này là điều hết sức 
quan trọng. 
• Giá trị lịch sử—quan tâm đến tuổi, sự duy tu và ý nghĩa của các kiến trúc và 
nghệ thuật, tầm quan trọng về tự nhiên và văn hoá của nó. Những thu hút về lịch 
sử mà con nguyên vẹn, được hiểu biết một cách đầy đủ và có những trang thiết 
bị phục vụ cho việc thuyết minh chúng một cách dễ hiểu (tờ rơi, bảng hiệu) theo 
các ngôn ngữ khác nhau sẽ có thể thu hút được nhiều du khách. 
• Các sử dụng và hoạt động —Các hoạt động nào mà du khách có thể thực 
hiện? các sử dụng khác nhau hoặc những tỷ lệ tiềm năng của các hoạt động đối 
với mỗi điểm thu hút? Ví dụ: bãi biển được xếp hạng cao nếu nó có thể cung cấp 
các hoạt động mà có thể thu hút những du khách yêu thiên nhiên như việc xem 
rùa, bơi lội hoặc lặn có khí tài. Hoặc những đường mòn nào mà có thể có nhiều 
 ĐÁNH GIÁ DU LỊCH BỀN VỮNG 
 30 
HỌC PHẦN 2
cơ hội để xem chim hoặc nhìn thấy những động vật hoang dã. 
• Sự tham gia của cộng đồng—Các cộng đồng địa phương được tham gia và 
hưởng lợi từ những hoạt động của du khách tại các điểm thu hút như thế nào? ví 
dụ: nhà nghỉ có thể tuyển dụng đến 30 nhân viên là người địa phương và thực 
hiện các chuyến du lịch bằng tàu có 1-2 là người địa phương. Các cộng đồng địa 
phương có đủ khả năng để tham gia, như các ngư dân cùng các tàu có trang bị 
có thể vận chuyển du khách không? Đối với các điểm thu hút về văn hoá thì 
những truyền thống cộng đồng có được sử dụng một cách rộng rãi không? 
• Khả năng điều khiển du lịch trong vùng —Vùng công cộng này có đủ rộng 
không? Ai sinh sống ở đó, những giấy phép nào cần thiết để sử dụng những 
vùng đất này và có những xung đột tiềm năng tại vùng này không? 
• Tiếp cận —Có dễ dàng để tiếp cận được với điểm thu hút không? Đi bộ trong 
bao lâu để đến được bãi biển hoặc đường mòn? Trong bao lâu những hoạt động 
văn hoá này thường xảy ra một lần? 
• Phát triển sản phẩm—các điểm thu hút này được phát triển như thế nào? 
Những gì nên được bao gộp trong việc phát triển đầy đủ điểm thu hút hoặc 
những sản phẩm? ví du: vùng này có cần được làm vệ sinh không? những cơ sở 
hạ tầng nào như nhà nghỉ, các biển chỉ đường, các đường dẫn đến các điểm thu 
hút hoặc những đường mòn, cần được phát triển như thế nào? Có thể những 
điểm thu hút này chỉ cần được phát triển một phần, ví du: các cửa hàng thủ công 
và nghệ thuật đã tồn tại, tuy nhiên chỉ cần quảng cáo hoặc thống kê thông báo 
tốt hơn. 
2.5 Thống kê khả năng và các cơ sở hạ tầng 
Bây giờ Bạn đã có một bức tranh rất tốt về những điểm thu hút du lịch tiềm năng 
trong vùng của Bạn, chỉ cần xem xét khu bảo tồn và cộng đồng của Bạn có 
những cơ sở hạ tầng cần thiết để điều khiển du khách. Những phát triển nào nên 
được thực hiện trước khi bắt tay vào du lịch bền vững? Du khách sẽ có những 
thức ăn, nhà nghỉ và giao thông có chất lượng cao? Những điểm thu hút du 
khách có cần trang trí lại hoặc cần những trang thíết bị để thuyết minh cho du 
khách? Những tàu và những hướng dẫn viên đã sẵn sàng cho những hoạt động 
du lịch đặc biệt như các hoạt động về lặn biển, xem chim hoặc bắt cá? 
Một phần quan trọng của quá trình này mà cần phải ghi nhớ về sức tải của khu 
bảo tồn biển của Bạn – Số lượng du khách đến thăm mà không làm phá vỡ 
nguồn lợi? Lượng nước ngọt có thể cung cấp hoặc chất thải như có thể điều 
khiển và xử lý lượng chất thải ra từ các tàu du lịch hoặc những khách sạn lớn? 
(Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết về sức tải trong những học phần sau) 
 ĐÁNH GIÁ DU LỊCH BỀN VỮNG 
 31
HỌC PHẦN 2
Tài liệu 2.12 - Thống kê về các dịch vụ và cơ sở hạ tầng 
Thực hành: Thống kê về dịch vụ và cơ sở hạ tầng 
Bạn sẽ sử dụng thời gian này để thảo luận về những cơ sở hạ tầng trong khu 
bảo tồn biển của bạn và môi trường địa phương về những khía cạnh sau: 
1. Giao thông và khả năng tiếp cận giao thông 
2. Các dịch vụ công cộng (công an, điện, nước, chất thải ) 
3. Chất lượng môi trường (chất lượng không khí...) 
Dưới đây là những hướng dẫn và câu hỏi trong tài liệu 2.10, làm một bảng mới 
về cơ sở hạ tầng trong khu bảo tồn biển của Bạn. (Bạn có thể làm những bảng 
khác nhau cho các loại cơ sở hạ tầng khác nhau. Bạn cũng có thể đánh giá cơ 
sở hạ tầng của các cộng đồng xung quanh nếu Bạn có đầy đủ thông tin) 
Ghi nhớ rằng những thông tin này sẽ là một phần trong quyết định phát triển du 
lịch của Bạn. Ví dụ: nhóm của Bạn có thể dự kiến một loại sản phẩm khác nếu 
họ tìm ra rằng không có đủ nước để cung cấp cho những phương tiện du khách. 
Những thông tin phụ có thể thu được khi sử dụng những thống kê dưới đây: 
Tài liệu 2.13 - Thống kê về khả năng cạnh tranh và cung cấp 
Tài liệu 2.14 - Thống kê lao động 
2.6 Đánh giá dấu vết của du lịch 
Đây là một trong những đánh giá quan trọng nhất mà nhóm cần phải thực hiện. 
Mục đích của nó là để dự đoán những tác động môi trường từ việc phát triển du 
lịch. Công việc này sẽ hình thành nên một hợp phần quan trọng trong chương 
trình đánh giá du lịch của Bạn – nó sẽ xác định dự án hoặc sản phẩm này nên 
tiếp tục hay không. 
Điều quan trọng nên ghi nhớ là nhiệm vụ của nhóm không pải là để “chuyển 
giao” những khái niệm nào đó về phát triển du lịch đến cho cộng đồng. Vai trò 
của Bạn là đánh giá có mục tiêu về những thông tin thu thập được thông qua đợt 
đánh giá này, đưa ra các vấn đề tiềm năng và xác định các cơ hội để cải thiện. 
Sau đó những quan tâm này nên được sử dụng để hướng phát triển những loại 
hình du lịch nào nếu nó phù hợp và có thể. 
 ĐÁNH GIÁ DU LỊCH BỀN VỮNG 
 32 
HỌC PHẦN 2
Tìm hiểu về những lợi ích môi trường tiềm năng 
Như chúng ta đã thấy trong những hợp phần khác, du lịch có thể là những lợi ích 
quan trọng đối với khu bảo tồn biển và cộng đồng địa phương. Rất nhiều lợi ích 
này đã được chuyển đổi sang lợi ích về môi trường như: 
• Cung cấp tài chính cho công tác bảo tồn—những lợi tức có thể 
được phân phối các các nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học thông qua 
một số cơ chế, như phí vào khu bảo tồn, phí cho thuê - nhượng quyền 
sử dụng đất, thuế, các khoản tài trợ và hỗ trợ của du khách. 
• Thay thế về kinh tế —Cung cấp việc làm và tạo ra những thu nhập 
mới cho cộng đồng địa phương như là một trong những cách tạo thu 
nhập thay thế cho những hoạt động có tính huỷ diệt như chặt phá, đốt 
rừng, khai thác quá mức và những hoạt động phi pháp khác. 
• Xây dựng trách nhiệm—Những cộng đồng địa phương mà hưởng lợi 
từ việc phát triển du lịch sẽ quan tâm nhiều hơn về công tác bảo tồn 
những di sản văn hoá và tự nhiên độc đáo. 
• Thúc đẩy bảo tồn trong khu vực tư nhân—nhu cầu của du khách về 
khám phá những khung cảnh tự nhiên và hoang sơ, cũng như ngắm 
nhìn sinh vật hoang dã có thể sẽ thúc đẩy những nhà đầu tư tư nhân 
vào các vùng bảo tồn để làm thoả mãn những nhu cầu này. 
Tuy nhiên, việc lập một kế hoạch nghèo nàn hoặc là sự phát triển bùng nổ của 
du lịch có thể áp đảo các nguồn lợi tự nhiên và các cơ sở hạ tầng của cộng 
đồng. Ví dụ: một sản phẩm du lịch được thiết kế một cách nghèo nàn có thể xáo 
trộn đến các sinh cảnh sống của sinh vật hoang dã, làm xuống cấp các dòng 
chảy và làm ô nhiễm các hệ thống nước cũng như nảy sinh các vấn đề quản lí 
chất thải rắn. 
Tìm hiểu về các tác động tiêu cực đến môi trường 
Để hướng các nghiên cứu lên những tác động đa dạng sinh học và môi trường 
tiêu cực tiềm năng, cần tập trung lên các lĩnh vực và câu hỏi sau. Danh sách này 
chỉ là những khởi điểm đơn giản để cung cấp cho bạn những ý nghĩ - Bạn có thể 
nghĩ thêm những câu hỏi có thể áp dụng trong vùng của Bạn. 
Động thực vật—Có những thực vật, chim, thú, bò sát, lưỡng cư và những loài 
cá trong vùng của Bạn đang bị đe dọa? sinh cảnh sống của chúng ở đâu? tại 
sao chúng lại bị đe dọa? Mối tương quan của chúng đối với du lịch? Như những 
loài này có sinh sống trong vùng phát triển du lịch tiềm năng không? Chúng có 
phải là những điểm thu hút du khách không? Những trường hợp này, tiếng ồn từ 
các đám đông du khách có thể ảnh hưởng đến việc bắt mồi và chu kỳ sinh sản, 
để từ đó dẫn đến tỷ lệ tử vong cao và sự phát triển quần thể bị giảm mạnh. 
Sinh cảnh sống quan trọng—Những vùng nào hình thành nên những sinh 
cảnh sống quan trọng? Tại sao chúng lại là quan trọng và những du khách đã 
 ĐÁNH GIÁ DU LỊCH BỀN VỮNG 
 33
HỌC PHẦN 2
tác động đến chúng như thế nào? Thông thường những loài động vật bị đe doạ 
do những sinh cảnh sống của chúng bị đánh mất. Đặc biệt là những bãi đẻ, làm 
tổ và những vùng dinh dưỡng. Đó có thể là kết quả của việc phát triển nông 
nghiệp, nhà nghỉ và những dạng phát triển khác của con người. Một số sinh 
cảnh sống quan trọng có thể được xác đinh bằng cách thiết kế các khu bảo tồn 
và các vùng lõi trong các khu bảo tồn. Những nghiên cứu và phỏng vấn những 
chuyên gia địa phương sẽ giúp xác định những vùng này, nếu chưa được bảo 
vệ và cần phải được quan tâm xem xét. 
Các hệ sinh thái chức năng—Du lịch và sự phát triển của con người đang có 
xu hướng diễn ra tại những hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao nhất. Các 
vùng ven biển, sông và hồ, các vùng núi, rừng nhiệt đới, đất ngập nước và thảo 
nguyên đều là những vùng giải trí phổ biến. Những vấn đề cần quan tâm bao 
gồm sự phá huỷ các quá trình sinh thái và làm phức tạp sự phụ thuộc của động 
thực vật vào các thuộc tính tự nhiên. Ví dụ: tiếng ồn và ánh sáng có thể làm cản 
trở rùa lên làm tổ tại các bãi biển. Việc chặt phá thực vật ở dọc các bờ sông sẽ 
làm tăng khả năng xói mòn đất và tác động xấu đến các sinh cảnh sống của cá 
và một số loài ếch; Những khách bơi lặn làm phá vỡ các rạn san hô, từ đó phá 
huỷ các bãi đẻ quan trọng. 
Hành lang sinh học và những cảnh đẹp tự nhiên —Việc đảm bảo đủ các sinh 
cảnh sống ở trên cạn, các dạng di cư và tiếp cần đầy đủ các nguồn thức ăn là 
những điều quan trọng cho những loài thú lớn như Voi, Báo đốm. Việc phát triển 
du lịch có thể làm cản trở các vùng liên kết của những hệ thống núi, thung lũng, 
đồng bằng và các rừng nhiệt đới. Ví dụ: những con đường có thể là những rào 
cản đối với các loài như rùa, ếch và cua; và sự giao thông trên đường có thể giết 
chết một số loài di cư. Tương tự như vậy, du lịch có thể được lập kế hoạch để 
hạn chế sự chia cắt bằng cách nâng cao việc bảo vệ các khu vực tránh khỏi 
những kiểu phát triển có tính huỷ diệt như việc đốn gỗ. 
Nước—Những nguồn nước sạch và không ô nhiễm từ các sông, hồ, đầm phá là 
quan trọng đối với các dạng đa dạng sinh học bao gồm những du khách tham 
quan đến vùng này. Nguồn nước chính cho cộng đồng hiện tại là từ đâu? Có 
phù hợp không? có được bảo vệ tốt không? Những vấn đề đang tồn tại với các 
nguồn nước là gì? Du lịch có làm trầm trọng thêm các vấn đề này không? như 
làm ô nhiễm những nguồn lợi qúy giá hoặc nhu cầu cung cấp quá mức. 
Các nguồn lợi năng lượng —Phần lớn các vùng, việc cung cấp năng lượng là 
vấn đề mà du lịch có thể dễ dàng làm trầm trọng thêm. Nó có thể gây ra nhiều 
vấn đề môi trường rộng lớn hơn như việc ô nhiễm không khí từ nguồn điện tạo 
ra nhờ than. Nó cũng có thể gây ra những tác động địa phương lên đa dạng sinh 
học. Ví dụ: trong nhiều vùng đã sử dụng quá mức than củi đã gây ra việc chặt 
phá rừng và làm mất đi nguồn thức ăn và điểm sinh sản quan trọng của một số 
loài chim và các loài động vật khác. Hơn thế nữa, việc loại các các sản phẩm 
 ĐÁNH GIÁ DU LỊCH BỀN VỮNG 
 34 
HỌC PHẦN 2
thải từ dầu, gas và xăng có thể phá huỷ các sinh cảnh sống ở biển và nước 
ngọt. 
Các hệ thống quản lý rác thải —Các hệ thống hiện tại có phù hợp để thải một 
cách an toàn các chất thải rắn và sinh hoạt? Chúng có thể điều khiển những nhu 
cầu bổ sung? Ở nhiều vùng, các hệ thống quản lý rác thải không có đủ năng lực 
để xử lý và giải phóng một cách hiệu quả các chất thải rắn và chất thải sinh hoạt. 
Du lịch có mang đến mối đe doạ thật sự phá huỷ các hệ thống hiện có và tác 
động đến môi trường tự nhiên? Điều không may là phần lớn các hoạt động du 
lịch đều tạo ra một lượng đáng kể các chất thải và nhóm đánh giá sẽ cần phải 
quan tâm đến các vấn đề tiềm năng liên quan đến nước thải, xử lý chất thải và 
các chất rắn. 
Nước thải được thải ra chủ yếu từ việc tắm rửa, nhà vệ sinh và chất thải. Nó 
có thể làm ô nhiễm các nguồn nước với các loại vi khuẩn nguy hiểm như 
coliform gây bệnh truyền nhiễm. Hoá chất từ các loại bột giặt, thuốc trừ sâu, 
diệt cỏ tiêu diệt nhiều loài sinh vật biển và nước ngọt. 
Xử lý chất thải kém có thể dẫn đến ô nhiễm nước ngầm và tầng mặt và làm 
suy thoái các nguồn lợi biển như rạn san hô. 
Chất thải rắn thường được tích tụ tại những bãi rác được thiết kế một cách 
nghèo nàn hoặc được thải trực tiếp vào trong đại dương, sông và hồ. Bên 
cạnh việc làm mất thẩm mỹ, việc thải rác bừa bãi có thể gây ra ô nhiễm đất 
và nước một cách trầm trọng. Ô nhiễm do các chất gây độc như các vỏ thùng 
sơn và pin là cực kỳ nguy hiểm. Những điểm đổ rác cũng sinh ra nhiều ruồi, 
là đối tượng có thể truyền bệnh cho các cộng đồng xung quanh, tạo ra những 
khí độc và kết quả là có thể gây ra những đám cháy độc. 
Chất thải, đặc biệt là trong các vùng tự nhiên, có thể thu hút các sinh vật 
hoang dã và làm chúng có thể bị thương hoặc mắc bệnh như một số loài 
chim và cá cố gắng tiêu hoá những đầu thuốc lá. 
Phát triển và xây dựng —Những vấn đề tiềm năng liên quan đến việc xây dựng 
các phương tiện và cơ sở hạ tầng là gì? Có những vấn đề liên quan với các vật 
liệu xây dựng? Những đo đạc nào có thể cần thiết được thực hiện tại những 
vùng đang phát triển? Du lịch thường có những tác động lớn nhất đến môi 
trường và đa dạng sinh học trong suốt giai đoạn xây dựng và phát triển. Ở nhiều 
nước, các nhà đầu từ thường chặt phá những thực vật để làm ranh giới và 
chuẩn bị cho xây dựng. Những vùng nuôi dưỡng ấu trùng rất quan trọng của một 
số loài sinh vật biển đã bị phá huỷ do việc chặt bỏ những vùng rừng ngập mặn 
và lấp các vùng đất ngập nước để mở rộng diện tích và bãi biển. Việc phát triển 
vùng ven bờ gây ra hiện tượng xói lở, làm giảm độ trong của nước và làm nghẹt 
thở các vùng rạn. Thông thường các vật liệu xây dựng có thể được lấy từ các 
 ĐÁNH GIÁ DU LỊCH BỀN VỮNG 
 35
HỌC PHẦN 2
vùng địa phương. Ví dụ: việc đốn chặt gỗ gây ra việc phá rừng, “khai thác cát” 
hoặc các mảnh vụn và đá sỏi từ các dòng sông bờ biển đã gây ra những thay 
đổi lớn đến môi trường tự nhiên. 
Giới thiệu về loài xâm nhập —Một số vấn đề hiện tại đối với việc vận chuyển 
các loài động thực vật ngoại lai là gì? Các cơ quan hải quan, các Sở nông – ngư 
nghiệp sẽ có những thông tin về các vấn đề nổi cộm này? Các loài xâm nhập có 
thể là những đe doạ rất lớn đối với đa dạng sinh học. Chúng không phải là 
những loại động thực vật địa phương mà khi xuất hiện chúng sẽ là những vật dữ 
hoặc cạnh tranh những nguồn thức ăn ngon. Du khách có thể đưa các loài xâm 
nhập này đến một vùng một cách tình cờ. Thông thường các du khách yêu thích 
những loài động thực vật ngoại lai và mang chúng đến những vùng mới. Du 
khách cũng có thể mang những loài trái cây và thực vật mà có thể chứa một số 
loài côn trùng xâm nhập. 
Các nguồn thông tin 
Việc đánh giá các dấu vết du lịch bắt đầu bằng cách nghiên cứu những tài liệu 
hiện có về các tác động môi trường tiềm năng của du lịch và những đe doạ đến 
đa dạng sinh học. Thông qua cách khám phá các nguồn thứ cấp, nhóm có thể 
tìm được những bức tranh về các vấn đề về môi trường và đa dạng sinh học ở 
trong vùng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu những tác động riêng lẽ liên quan đến 
việc phát triển du lịch có thể là chưa có. Việc tổng hợp của nhóm đánh giá về 
phát triển du lịch trong vùng cùng với các quan điểm của chuyên gia địa phương 
sẽ cung cấp những cơ sở quan trọng để tạo ra ma trận về các dấu vết đa dạng 
sinh học và môi trường tiềm năng. 
Tài liệu 2.15 – Các nguồn thông tin cho việc phân tích dấu vết 
Lưu ý: Trang số 2 của tài liệu này bao gồm các câu hỏi mẫu để hỏi các chuyên 
gia về môi trường. 
Tổng hợp: Sử dụng ma trận dấu vết 
Để tiếp tục đánh giá sự tác động đa dạng lên những hiệu quả môi trường, nên 
sử dụng “ma trận dấu vết” để điền những lợi ích và các giá tiềm năng của việc 
phát triển du lịch. 
Tài liệu 2.16 – Phân tích dấu vết 
Khi nhóm đã thực hiện đầy đủ những nghiên cứu cơ bản và phỏng vấn các 
chuyên gia, sử dụng cột cuối cùng để xác định những tác động tổng thể của việc 
phát triển du lịch tiềm năng có thể tích cực, tiêu cực hoặc trung lập bằng cách sử 
dụng +, -, hoặc 0. Khi thực hiện đánh giá tiếp tục dự án hay sản phẩm này hay 
 ĐÁNH GIÁ DU LỊCH BỀN VỮNG 
 36 
HỌC PHẦN 2
không, cần xem xét các dạng vấn đề dưới đây có thể liên quan đến các tác động 
tích cực và tiêu cực: 
• Tính điều khiển; 
• Khả năng xảy ra; 
• Thời gian và tính nghiêm trọng; 
• Bề ngang, độ sâu và khả năng lan toả. 
Thực hành: Phân tích dâu vết 
Hoàn thành việc phân tích dấu vết cho khu bảo tồn biển của Bạn bằng cách sử 
dụng những thông tin mà Bạn vừa mới thu thập được trong những công cụ được 
học trong ngày hôm nay. 
Xem xét ma trận để giúp quyết định sự phát triển du lịch về tổng thể là mang đến 
những lợi ích hay tác động đến khu vực này. 
Thực hành: Bức tranh lớn 
Các thành viên của khu bảo tồn bây giờ nên có một ý kiến tốt về những điểm thu 
hút, cơ sở hạ tầng và những rủi ro đến khu bảo tồn biển của Bạn. 
Mỗi nhóm nhỏ chọn ra 1 người để trình bày nét chính (5 phút) về những kết luận 
của toàn nhóm. 
Bây giờ là làm việc theo nhóm lớn là làm một bản đồ về toàn cảnh vùng Biển 
Đông để đưa toàn bộ các khu bảo tồn biển của tất cả các thành viên trong nhóm. 
Đánh dấu vị trí của các khu bảo tồn lên đó. Một người sẽ lập danh sách các khu 
bảo tồn biển có trên bản này và ghi chú những điểm thu hút và đặc điểm chính 
của mỗi khu bảo tồn. Đánh dấu những dịch vụ phà, đường xá và trên không. 
Đánh dấu các địa điểm của các điểm thu hút chính khác. 
Xác định những vùng mà những thu hút chính được thể hiện gần nhau và có thể 
đánh dấu để thiết kế những gói du lịch cho du khách. Sáng kiến của Bạn liên kết 
với tầm nhìn du lịch cho toàn cảnh vùng biển khu vực Đông Nam Á mà Bạn đã 
phát triển trong ngày hôm qua? 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_danh_gia_du_lich_ben_vung.pdf