Tài liệu bổ sung ôn thi đại học và cao đẳng liên thông môn Quản trị du lịch

Tóm tắt Tài liệu bổ sung ôn thi đại học và cao đẳng liên thông môn Quản trị du lịch: ... Việt Nam, tạo thuận lợi nối tuyến đưa khách đến Việt Nam từ các thị trường khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia v.v. Tuy nhiên, thiếu các chuyến bay trong nước và mạng lưới sân bay nội địa đang trở thành yếu tố cản trở sự phát triển của hoạt động lữ hành. Nằm trong khu vực phát triển du lịch...năm và hàng năm của Báo Du lịch; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. 2. Tổ chức biên tập, xuất bản, phát hành Báo Du lịch và các ấn phẩm khác của Báo Du lịch, quảng cáo trên Báo Du lịch và các ấn phẩm khác của Báo Du lịch đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích và các quy định trong giấy phép hoạt độn...triển loại hình du lịch thân thiện với môi trường và góp phần xoá đói, giảm nghèo. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư xây dựng các công trình du lịch (khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí...) có ý nghĩa quốc gia. 2.5 Các giải pháp về các dịch vụ cung cấp và...

doc242 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu bổ sung ôn thi đại học và cao đẳng liên thông môn Quản trị du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên Du lịch, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách DLQT: giới hạn về quy mô sức chứa khách, số lượng và tính thẩm mỹ của công trình xây dựng
Phục hồi và khai thác hợp lýcác vườn rừng thiên nhiên quốc gia
Chú trọng ưu tiên đầu tư các Điểm Du lịch nhạy cảm cao.
Xây dựng và đầu tư hiệu quả từ quỹ môi trường Du lịch 
Giáo dục công dân, du khách ý thức bảo vệ môi trường Du lịch 
Xây dựng thể chế luật pháp, lực lượng bảo vệ và đảm trách chức năng giữ gìn, tái tạo môi trường DLQT trước hết đối với Du lịch 5 di sản thế giới.
3 Chiến lược phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp xuất khẩu và du lịch
Phát triển Du lịch gắn với tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp công nghiệp cao (nuôi bò sữa, đà điểu, hươu nai, hổ, gấu, cá, trăn, rắntrồng hoa, cây xanh, nông sản sạch)
Quy hoạch làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ (dệt vải, chiếu, thảm, gốm sứ, năng lượng, đúc đồng, may đo)
Khuyến khích các hộ cá thể, trang trại đầu tư phát triển Du lịch.
19. NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TẠO LẬP ĐẦY ĐỦ VÀ ĐỒNG BỘ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ
1. Cơ sở lý luận về du lịch quốc tế và vai trò của Nhà nước
 1.1. Du lịch quốc tế: khái niệm, chức năng các hình thức và đặc điểm, sản phẩm dulịch quốc tế
 1.1.1 Khái niệm về du lịch quốc tế
DLQT được hiểu như sự dịch chuyển và lưu trú tạm thời của con người ở nước ngoài (không phải là nơi ở thường xuyên của họ) nhằm thỏa mãn những nhu cầu về tham quan, nâng cao hiểu biết về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, giao lưu tình cảm, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thể thao
 1.1.2 Các chức năng của hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế
- Xét ở cấp độ vĩ mô, DLQT chuyển hóa các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, nguồn lực quốc gia thành các nguồn thu ngoại tệ, nhờ vậy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng lợi thế hóa-hiện đại hóa, thuận lợi hóa môi trường kinh tế vĩ mô.
(CH: Nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn ở VN, từng địa phương, một DNDL cụ thể có thể thu hút khách du lịch quốc tế?)
- Xét ở cấp độ ngành, DLQT thực hiện chức năng gắn liền thị trường du lịch các quốc gia với nhau, nhờ vậy hình thành nên thị trường du lịch thế giới thống nhất.
(CH: Các thị trường khách du lịch quốc tế nào Việt Nam, địa phương, một DNDL cụ thể mà từng địa phương, một DNDL cụ thể có thể khai thác để phát triển du lịch quốc tế?)
- Xét ở cấp vi mô, DLQT góp phần chuyển hóa với quy mô lớn các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” của DNDL, nhờ vậy có khả năng tăng lợi nhuận, tăng tích lũy, tăng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, nâng cao năng cạnh tranh của sản phẩm.
 1.1.3 Các hình thức du lịch quốc tế
Việc nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn lớn là nhằm đa dạng hóa sản phẩm và thị trường DLQT. Đến nay có rất nhiều căn cứ để phân loại DLQT: 
- Không gian (du lịch quốc gia, quốc tế)
- Hướng chuyển dịch lãnh thổ của khách DLQT (chủ động, thụ động) - Nhu cầu của khách (du lịch văn hóa, sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng)
- Phương tiện vận chuyển (bằng ôtô, máy bay, tàu, xe, thú)
- Vị trí địa lý của các cơ sở du lịch (biễn, núi)
- Đặc điểm cơ sở lưu trú (trong Motel, Hotel, nhà trọ,nơi cắm trại).
- Thời gian (dài ngày, ngắn ngày)
- Mùa(nghỉ đông, nghỉ hè)
- Hình thức tổ chức (theo đoàn, cá nhân – ba lô); thành phần xã hội của khách (thượng lưu,bình dân),
- Lứa tuổi của khách (thanh thiếu niên, người hưu trí),
- Phương thức ký kết hợp đồng (chương trình “cả gói hay trọn gói”, “từng công đoạn hay từng phần”)
- Hình thức thể thao (bơi thuyền, lướt ván, trượt tuyết). 
 1.1.4 Các đặc điểm của sản phẩm du lịch quốc tế
Trong nền KTTT, sản phẩm DLQT được gọi là hàng hóa nếu như nó mang thuộc tính chung: giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. Tuy nhiên, ngoài tính chất chung của hàng hóa, sản phẩm DLQT còn có những tính đặc thù cần chú trọng khai thác:
Tính tổng hợp: sản phẩm DLQT cấu thành từ nhiều sản phẩm của nhiều ngành, lãnh thổ để đáp ứng nhu cầu của khách từ khi nhập cảnh đến khi rời khỏi nước mà họ thăm viếng. Để đáp ứng nhu cầu của khách, sản phẩm DLQT gồm hai phần chính: hàng hóa vô hình (dịch vụ) và hàng hóa hữu hình. Dịch vụ gồm hai loại: dịch vụ cơ bản (vận tải, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh) và dịch vụ bổ sung (cắt tóc, giặt là, cho thuê xe, lều bạt, dụng cụ thể thao , thu đổi ngoại tệ, mua sắm, ) ngoài hợp đồng cam kết. Trong cơ cấu chi tiêu hiện đại của khách DLQT có sự chuyển dịch nhanh theo hướng giảm phần chi đối với dịch vụ cơ bản tăng phần chi cho dịch vụ bổ sung. Đối với hàng hóa hữu hình thì “nặng” phần chi về hàng lưu niệm mang tính đôc đáo.
Tính “trội” về du lịch: vì mục đích chính của khách DLQT là cảm nhận về môi trường văn hóa – sinh thái, nâng cao sức khỏe và tinh thần cho bản thân. 
Chu kỳ kinh doanh ngắn, vòng đời sản phẩm nhanh: Chu kỳ kinh doanh hay vòng đời sản phẩm DLQT cũng là một quá trình khép kín, trải qua ít nhất 4 giai đoạn cơ bản: khởi đầu, phát triển, bão hòa, suy thoái
Tính kết hợp - bổ sung cao: Do nhu cầu về du lịch đa dạng, độc đáo nên các DNDL ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng của sản phẩm DLQT với giá cả hợp lý, các quốc gia ngày càng quan tâm tới liên kết hóa điều kiện đón khách trong và ngoài nước các chương trình “trọn gói” của khách thường phải kết hợp nhiều chương trình “trọn gói” với nhau của nhiều DNDL.
Tính cạnh tranh cao về mặt chất lượng: về lý thuyết, giá cả sản phẩm du lịch mang tính đặt thù, mức cầu sản phẩm DLQT có tính “co giãn” lớn (E>1); về mặt thực tiễn, sản phẩm DLQT đáp ứng phổ biến cho nhu cầu khách có thu nhập cao hoặc khách có khả năng tích lũy cao từ thu nhập thường ngày (tiết kiệm để du lịch trong năm). Có ba yếu tố sản phẩm du lịch quyết định đến việc thu hút khách DLQT, đó là tính hấp dẫn độc đáo; độ an toàn cao; sự tiện nghi của cơ sở vật chất – hạ tầng du lịch. 
Tính quốc tế:
 1.2 Vị trí và vai trò của du lịch quốc tế trong sự phát triển của một quốc gia
 1.2.1 Vị trí của du lịch quốc tế trong sự phát triển của một quốc gia
DLQT ngày nay được coi như một ngành công nghiệp với kỹ nghệ du lịch tương đối cao nhằm tăng nhanh tích lũy, hiệu quả kinh doanh cho DNDL.”.
DLQT là ngành công nghiệp “mũi nhọn” trong điều kiện mở “cửa” nền kinh tế.
Ơ Việt Nam khi còn là Phó Thủ tướng, Phan Văn Khải đã nói “từ năm 1990 đến năm 1995, Du lịch là ngành có tốc độ phát triển liên tục 30-40% năm. Cùng với hàng không và xuất khẩu tăng trung bình trên 20% năm. Du lịch là ngành “động lực” đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển GDP tăng 8,5% năm”.
DLQT là ngành mang tính nhạy cảm cao, chịu sự chi phối rất nhanh từ mọi hoạt động kinh tế và ngược lại..
DLQT tuy là một ngành công nghiệp song rất phù hợp với quy mô vừa nhỏ, đa dạng, dựa vào lợi thế, tiềm năng mạnh về văn hóa – sinh thái. 
DLQT là một ngành công nghiệp mang tính bổ sung cao, liên kết chặt chẽ với du lịch nội địa xét ở mối quan hệ nội bộ ngành. 
 1.2.2 Vai trò của du lịch quốc tế trong sự phát triển của một quốc gia
 a. Lợi ích kinh tế
Lợi ích ngắn hạn: Góp phần tăng thu nhập ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, giảm nợ nước ngoài, nâng cao năng lực chuyển đổi đồng ngoại tệ
Lợi ích dài hạn: Góp phần tăng nhanh tích lũy; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng lợi thế hóa, hiện đại hóa, tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư-kinh doanh; giải quyết đáng kể công ăn việc làm; tăng thu nhập doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, tăng khả năng tiếp cận TTTG. 
Lợi ích xã hội – văn hóa – chính trị – môi trường 
- Là đầu mối quan trọng để hội nhập vào nền KTTG, 
- Tuyên truyền, giáo dục, giới thiệu, phản ánh nếp sống văn hóa, truyền thống của các dân tộc, thỏa mãn nhu cầu tinh thần, phục hồi sức khỏe cho người lao động, làm cho mội người xích lại gần nhau hơn, hiểu biết nhau hơn, tránh những xung đột không đáng có. DLQT được gọi là “hộ chiếu đi đến hòa bình” của các dân tộc trên toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng và phát triển có hiệu quả QHKTQT.
Thúc đẩy những nổ lực chung từ phía người dân, du khách, DNDL, quốc gia để phục hưng văn hóa dân tộc từ các nguồn đóng góp vốn, sức lực của toàn cộng đồng. Trong kế hoạch 2001-2005, Chính phủ Việt Nam dành 2.800 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Chính khách DLQT khởi xướng và đề nghị bảo quản Hội An như một di sản văn hóa thế giới.
Cần góp phần cải thiện môi trường sinh thái. 
3.2.1.2 Anh hưởng tiêu cực:
Muốn vậy phải chủ động giảm thiểu những tác động sau đây:
Do chạy theo lợi nhuận tối đa, thương mại hóa các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần và cảnh quan thiên nhiên bị hư hại không có khả năng tái tạoLàm biến chất các tập quán văn hóa độc đáo của cộng đồng dân tộc. 
Du nhập lối sống xa lạ, làm ô uế thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội. 
Làm gia tăng ô nhiễm môi sinh. 
Sinh ra số đông người thao túng, “sống bám” theo DLQT, vụ lợi gây thiệt hại cho hình ảnh, uy tín và danh dự quốc gia.
 1.3 Vai trò của Nhà nước tác động đến thị trường du lịch quốc tế
Thị trường du lịch quốc tế là phạm trù của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa – dịch vụ, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ thông tin, kinh tế, kỹ thuật gắn với các mối quan hệ đó. Trên cơ sở phân công lao động xã hội sâu sắc dưới tác động của xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế, khi cách mạng KH-CN đã bước sang giai đoạn “hậu công nghiệp”, thị trường du lịch cũng được quốc tế hóa cao, bùng phát vào những năm 50 của thế kỷ 20. Về mặt biện chứng duy vật lịch sử, thị trường du lịch quốc tế ra đời muộn hơn so với thị trường hàng hóa, thị trường du lịch nội địa khi dịch vụ du lịch trở thành nhu cầu tất yếu trao đổi giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch quốc tế thuộc loại hình sản phẩm đặc biệt nên thị trường du lịch quốc tế có sự độc lập tương đối với các thị trường khác thể hiện ở những điểm đặc thù sau:
 1.3.1 Cầu trong du lịch quốc tế được xem là biểu hiện tập trung các cầu của khách du lịch quốc tế về điều kiện vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, chữa bệnh và các dịch vụ bổ sung khác; được tập trung ở các nơi thường trú của khách du lịch quốc tế trước khi mang đến nơi có cung du lịch ở một nước khác ngoài nơi thường trú của khách; chủ yếu là cầu về du lịch (dưới dạng phi vật chất); có tính nhạy cảm cao, dễ bị thay đổi, vòng đời ngắn, do chịu sự chi phối lớn của các cầu hàng hóa khác, các yếu tố “phi” kinh tế như sở thích, tâm lý, giới tính, lứa tuổi, điều kiện chính trị – xã hội, văn hóa – tôn giáo của khách du lịch quốc tế .
 1.3.2 Cung trong du lịch quốc tế được xem là biểu hiện tập trung các nguồn cung và khả năng đón tiếp khách du lịch của các DNDL (điều kiện trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ đội ngũ lao động, trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh thích ứng cao với nhu cầu của khách), độ hấp dẫn của các khu, điểm du lịch (đặc tính của môi trường văn hóa – sinh thái), mối liên kết cao giữa các DNDL với các tổ chức môi giới du lịch ngoài nước, mối quan hệ trực tuyến giữa người cung cấp với người tiêu dùng cuối cùng là khách du lịch quốc tế , chính sách hỗ trợ của Nhà nước về cải thiện môi trường kinh doanh du lịch quốc tế , đối với nhà sản xuất –cung ứng, đối với khách du lịch quốc tế về điều kiện an toàn thân thể – tài sản, thủ tục xuất nhập cảnh, điều kiện thanh toán.
 1.3.3 Giá sản phẩm du lịch quốc tế biến động mạnh hơn nhiều so với giá hàng hóa thông thường khác bởi sự tác động của rất nhiều yếu tố “nhạy cảm”, nhất là yếu tố về tâm lý thỏa mãn của khách du lịch quốc tế , tính dễ làm giàu, dễ tổn thương của môi trường du lịch văn hóa – sinh thái do đó chiến lươc định giá sản phẩm du lịch quốc tế đòi hỏi hết sức linh hoạt, phù hợp từng thời điểm của vòng đời sản phẩm. Vì mức đòi hỏi con người của cầu du lịch quốc tế chất lượng càng cao thì khả năng thay thế càng ít cho dù có tác động về giá. Vì vậy, trong xây dựng chiến lược giá của các tập đoàn lữ hành quốc tế, chiến thuật giá linh hoạt rất được chú trọng.
 1.3.4 Kênh phân phối sản phẩm du lịch quốc tế gắn liền với thị trường gửi và nhận khách giữa những nước khác nhau. Bởi vậy, vai trò thông tin và xúc tiến du lịch ở cấp độ vĩ mô rất lớn do khoảng cách giữa các thị trường quá xa và khách phải chi trả trước khi tiêu dùng.
 1.3.5 Thị trường du lịch quốc tế hiện tại mang tính đặc trưng TBCN lũng đoạn Nhà nước với sự lên ngôi của các tập đoàn lữ hành quốc tế cấu kết chặt chẽ với tư bản tài chính theo chiến lược kinh doanh toàn cầu, khống chế và chi phối mạnh tới các xu thế phát triển của nó trong mọi mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh. Tương quan lực lượng giữa các nước, khu vực du lịch thay đổi nhanh chóng và đáng kể, hình thành nên các Trung tâm cạnh tranh du lịch lớn nhất thế giới Mỹ – Tây Au – Nhật Bản, cấu trúc lại các “dòng” di chuyển khách theo lãnh thổ, cải tổ tư duy điều chỉnh mô hình, cơ chế quản lý của các nước, các DNDL, các tổ chức quốc tế Bởi vậy cơ hội và thách thức từ thị trường du lịch quốc tế tùy thuộc nhiều vào sự chủ động, tích cực của Nhà nước, Chính phủ, DNDL Việt Nam cải thiện môi trường kinh tế quốc tế, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc tế về sản phẩm du lịch, bởi “Tương lai du lịch thế kỷ 21 sẽ thuộc về Châu Á”.
2 Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò vai trò của Nhà nước tác động tích cực đến thị trường du lịch quốc tế 
 2.1 Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước tác động Cầu trong du lịch quốc 
 2.2 Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước tác động Cung trong du lịch quốc tế 
 2.3 Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước tác động Giá sản phẩm du lịch quốc tế 
 2.4 Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước tác động Kênh phân phối sản phẩm du lịch quốc tế 
 2.5 Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước tác động Thị trường du lịch quốc tế 
Phối hợp S-Một
(phát huy thế mạnh 
đón đầu cơ hội)
Tăng điều kiện thuận lợi thu hút khách DLQT.
Nâng cao được tính độc đáo, hấp dẫn và đa dạng sản phẩm DLQT.
Tăng khả năng khai thác thi trường gửi khách DLQT.
Tái tạo và làm giàu môi trường du lịch văn hóa-sinh thái.
Cải thiện môi trường kinh doanh du lịch quốc tế.
Tăng hiệu quả kinh doanh dịch vụ DLQT.
Đảm bảo nền kinh tế độc lập tự chủ và hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, tăng thu ngân sách, giải quyết công ăn việc làm.
Phối hợp S-T
(phát huy thế mạnh
vượt qua thách thức)
Đẩy mạnh DLQT để kích cầu nền kinh tế.
Đảm bảo tính bền vững của môi trường du lịch văn hóa-sinh thái.
Lành mạnh hóa các điều kiện tài chính xã hội an ninh trật tự cho khách DLQT 
Chú trọng nâng cao chất lượng, linh hoạt hóa về giá, chuyên nghiệp hóa đội ngũ, đẩy mạnh xúc tiến DLQT để tăng khả năng cạnh tranh tập trung.
Nhà nước, các tổ chức ưu đãi tối đa cho phát triển sản phẩm DLQT để có khả năng cạnh tranh theo lợi thế so sánh.
Tăng cường hợp tác du lịch trong và ngoài nước, xây dựng tập đoàn mạnh để tăng khả năng cạnh tranh theo liên kết ngành-lãnh thổ.
Kiện toàn cơ chế, chính sách quản lý du lịch của Nhà nước đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn.
Phối hợp W-O
(hạn chế yếu kém để 
tận dụng cơ hội)
Đầu tư chiều sâu để giảm thiểu tính đơn điệu nhàm chán của sản phẩm DLQT nhằm thỏa mãn cao nhu cầu chi tiêu của khách DLQT.
Mở rộng tuyến du lịch để nối kết nhanh khách DLQT với các di sản lịch sử-văn hóa nổi tiếng trong nước, thế giới.
Thiết lập trật tự đô thị.
Xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư đảm bảo mức cần thiết cho nâng cấp kết cấu hạ tầng du lịch.
Tăng tính tiện nghi của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Khai thác triệt để khách du lịch nội địa, khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài để tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hạ tầng du lịch.
Triển khai quy hoạch, chiến lược đầu tư phát triển DLQT có mục tiêu dài hạn
. Phối hợp W-T
(hạn chế yếu kém để trách nguy cơ)
Đa dạng hóa sản phẩm DLQT theo chiều dọc và chiều ngang.
Đa phướng hóa thị trường có chú trọng tới thị trường mục tiêu.
On định nguồn hàng với quy mô lớn.
Tạo lập đầy đủ các yếu tố thị trường có sự quản lý thống nhất của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Bãi bỏ cơ chế xin-cho, đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh tài chính, quyền bình đẳng cạnh tranh giữa các DNDL thuộc các thành phần kinh tế.
Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm luật; buôn lậu, gian lận thương mai
Hỗ trợ đắc lực của Nhà nước, các tổ chức cho các DNDL vừa và nhỏ để sớm thích nghi nhanh với cơ chế hạch toán độc lập đầy đủ.
20. HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH DU LỊCH ĐỂ THÚC ĐẨY DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 
1. Cơ sở lý luận về du lịch và chính sách du lịch
 1.1 Hoạt động du lịch
1.1.1 Khái niệm du lịch 
1.1.2 Lịch sử phát triển du lịch 
1.1.3Các loại hình du lịch 
1.1.3.1 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
1.1.3.2 Phân loại theo động cơ , mục đích chuyến đi
1.1.3.3 Phân loại theo thời gian
1.1.3.4 Phân loại theo phương tiện vận chuyển
 1.2 Các yếu tố tạo nên hoạt động du lịch 
1.2.1 Cung du lịch 
1.2.2 Cầu du lịch
 1.3 Các khái niệm khách du lịch 
1.3.1 Khái niệm khách du lịch
1.3.2 Phân loại khách du lịch :
1.3.2.1 Phân loại theo địa lý 
1.3.2.2 Phân loại khách theo mục đích chuyến đi
1.3.2.3 Phân loại khách theo thời gian
1.3.2.4 Phân loại khách theo phương tiện vận chuyển
 1.4 Chính sách du lịch của nước ta từ 1986 đến nay 
1.4.1 Định nghĩa chính sách du lịch 
1.4.2 Văn bản chính sách du lịch được thay đổi bao nhiêu lần từ 1986 đến nay
2. Hoàn thiện các chính sách du lịch để thúc đẩy du lịch quốc tế ở Việt Nam 
 2.1 Những điều cần cải tiến và sửa chữa trong chính sách du lịch hiện nay
 2.2 Những giải pháp hoàn thiện chính sách du lịch và thu hút khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn 
Phối hợp S-Một
(phát huy thế mạnh 
đón đầu cơ hội)
Tăng điều kiện thuận lợi thu hút khách DLQT.
Nâng cao được tính độc đáo, hấp dẫn và đa dạng sản phẩm DLQT.
Tăng khả năng khai thác thi trường gửi khách DLQT.
Tái tạo và làm giàu môi trường du lịch văn hóa-sinh thái.
Cải thiện môi trường kinh doanh du lịch quốc tế.
Tăng hiệu quả kinh doanh dịch vụ DLQT.
Đảm bảo nền kinh tế độc lập tự chủ và hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, tăng thu ngân sách, giải quyết công ăn việc làm.
Phối hợp S-T
(phát huy thế mạnh
vượt qua thách thức)
Đẩy mạnh DLQT để kích cầu nền kinh tế.
Đảm bảo tính bền vững của môi trường du lịch văn hóa-sinh thái.
Lành mạnh hóa các điều kiện tài chính xã hội an ninh trật tự cho khách DLQT 
Chú trọng nâng cao chất lượng, linh hoạt hóa về giá, chuyên nghiệp hóa đội ngũ, đẩy mạnh xúc tiến DLQT để tăng khả năng cạnh tranh tập trung.
Nhà nước, các tổ chức ưu đãi tối đa cho phát triển sản phẩm DLQT để có khả năng cạnh tranh theo lợi thế so sánh.
Tăng cường hợp tác du lịch trong và ngoài nước, xây dựng tập đoàn mạnh để tăng khả năng cạnh tranh theo liên kết ngành-lãnh thổ.
Kiện toàn cơ chế, chính sách quản lý du lịch của Nhà nước đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn.
Phối hợp W-O
(hạn chế yếu kém để 
tận dụng cơ hội)
Đầu tư chiều sâu để giảm thiểu tính đơn điệu nhàm chán của sản phẩm DLQT nhằm thỏa mãn cao nhu cầu chi tiêu của khách DLQT.
Mở rộng tuyến du lịch để nối kết nhanh khách DLQT với các di sản lịch sử-văn hóa nổi tiếng trong nước, thế giới.
Thiết lập trật tự đô thị.
Xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư đảm bảo mức cần thiết cho nâng cấp kết cấu hạ tầng du lịch.
Tăng tính tiện nghi của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Khai thác triệt để khách du lịch nội địa, khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài để tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hạ tầng du lịch.
Triển khai quy hoạch, chiến lược đầu tư phát triển DLQT có mục tiêu dài hạn
. Phối hợp W-T
(hạn chế yếu kém để trách nguy cơ)
Đa dạng hóa sản phẩm DLQT theo chiều dọc và chiều ngang.
Đa phướng hóa thị trường có chú trọng tới thị trường mục tiêu.
On định nguồn hàng với quy mô lớn.
Tạo lập đầy đủ các yếu tố thị trường có sự quản lý thống nhất của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Bãi bỏ cơ chế xin-cho, đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh tài chính, quyền bình đẳng cạnh tranh giữa các DNDL thuộc các thành phần kinh tế.
Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm luật; buôn lậu, gian lận thương mai
Hỗ trợ đắc lực của Nhà nước, các tổ chức cho các DNDL vừa và nhỏ để sớm thích nghi nhanh với cơ chế hạch toán độc lập đầy đủ.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_bo_sung_on_thi_dai_hoc_va_cao_dang_lien_thong_mon_q.doc