Bài giảng Đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
Tóm tắt Bài giảng Đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp: ...an tới công việc và xác định cụ thể những rủi ro có thể gặp để xây dựng những biện pháp kiểm soát nhằm: -Thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất. -Tránh gây tai nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và ô nhiễm môi trường. Đánh giá và phân loại rủi ro là cơ sở tin cậy c...ÂY CÓ PHẢI NHÀ KHO? 22 Ma trận đánh giá rủi ro Khả năng Mức độ Ít Bất chợt Thường xuyên Nặng Rủi ro trung bình Rủi ro cao Rủi ro cao Bình thường Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao Nhẹ Rủi ro thấp Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Các mức độ rủi ro và hành động đề xuất Mức độ rủ...i ro chính Những rủi ro dạng này được đánh giá bởi các chuyên gia, tổ chức chuyên môn. Nội dung đánh giá: - Xác định, đánh giá và quản lý rủi ro cho từng dự án cụ thể, quá trình vận hành hoặc hoạt động. - Các quy trình xác định mối nguy hiểm. - Quy trình đánh giá định lượng rủi ro. Kiể...
7/10/2016 1 BÀI GIẢNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG CỨU KHẨN CẤP Nổ bìnhbơm hơi 4/6- DONGTHP I. Tổng quan về công tác quản lý, đánh giá rủi ro và ứng cứu khẩn cấp 7/10/2016 3 1. Vấn đề đánh giá và quản lý rủi ro, ứng cứu khẩn cấp trên Thế giới Vấn đề quản lý rủi ro và ứng cứu khẩn cấp đã được các quốc gia quy định như thành phần phần khung của Luật An toàn - Sức khỏe - Nghề nghiệp. 1-Xây dựng và khuyến khích áp dụng các hệ thống quản lý yêu cầu kiểm soát, đánh giá rủi ro và ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động sản xuất của DN: ISO 14001:2004 và ISO 9001:2000 hoặc ISO 14121-1:2007 - An toàn thiết bị- Đánh giá rủi ro 2-Quy định trong các Công ước của ILO về ATVSLĐ, cụ thể: Công ước của ILO về Khuôn khổ thúc đẩy ATVSLĐ (số 187 năm 2006) Các vấn đề ATVSLĐ thường được quy định trong Luật ATVSLĐ của các nước Một số quy định về đánh giá, quản lý rủi ro, ứng cứu khẩn cấp của một số nước -Luật An toàn lao động Trung Quốc: Lãnh đạo các đơn vị SXKD chịu trách nhiệm: quản lý và loại bỏ các nguy cơ gây mất ATVSLĐ; thiết lập và thực hiện các kế hoạch ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra tai nạn. -Luật Môi trường làm việc Thụy Điển: Thường xuyên thanh tra các rủi ro có thể gây ra tai nạn và phải tiến hành ngay các biện pháp khắc phục. Các biện pháp không thể tiến hành đồng thời phải được lập kế hoạch khắc phục sau đó. -Luật An toàn và Sức khoẻ lao động (năm 2006) của Singapore: Giảm rủi ro từ gốc thông qua việc yêu cầu mọi người liên quan loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro mà họ gây ra. Một số quy định trong Công ước và Khuyến nghị của ILO về đánh giá, quản lý rủi ro và ứng cứu khẩn cấp -Công ước của ILO về Khuôn khổ thúc đẩy ATVSLĐ (số 187 năm 2006): Xây dựng chính sách quốc gia về ATVSLĐ để thúc đẩy các nguyên tắc ATVSLĐ cơ bản: 1. Đánh giá rủi ro. 2. Đối phó với rủi ro từ nguồn. 3. Xây dựng một văn hoá an toàn và sức khoẻ quốc gia mang tính phòng ngừa. -Công ước số 155 và Khuyến nghị số 164 – 1982 về an toàn, sức khỏe lao động: Một trong những trách nhiệm của NSDLĐ là đánh giả rủi ro và xây dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp kiểm soát để đối phó trong tình huống khẩn cấp và tai nạn. -Công ước số 184 và khuyến nghị 192 về an toàn sức khỏe trong nông nghiệp: Tiến hành đánh giá những rủi ro liên quan đến an toàn và sức khoẻ của người lao động. Trên cơ sở đó, đưa ra những biện pháp phòng, chống để đảm bảo rằng trong mọi điều kiện tại nơi sản xuất. 2. Vấn đề đánh giá và quản lý rủi ro, ứng cứu khẩn cấp tại Việt Nam a. Quy định pháp luật: Chương IX - Bộ luật Lao động: “Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ phải có luận chứng về các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ đối với nơi làm việc của NLĐ và môi trường xung quanh theo quy định của pháp luật” (Điều 96) Luật Xây dựng, Luật Môi trường còn quy định thủ tục thẩm định và phê duyệt báo cáo khả thi về các biện pháp đảm bảo ATVSL Đ. Mặc dù đã quy định trách nhiệm nhưng chưa có hướng dẫn phương pháp đánh giá, quản lý cũng như hệ thống quản lý, đánh giá rủi ro; các quy định còn chồng chéo dẫn đến hạn chế trong quản lý, thực hiện. 2. Vấn đề đánh giá và quản lý rủi ro, ứng cứu khẩn cấp tại Việt Nam b. Thực tế ? - Rủi ro trong sản xuất của các DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ với những hạn chế về công nghệ, máy, thiết bị lạc hậu, nhận thức về ATVSLĐ chưa cao? chưa được quan tâm kiểm soát. - Một số doanh nghiệp đã chủ động áp dụng các hệ thống quản lý của nước ngoài như OSHAS 8001, ISO 14001:2004 và ISO 9001:2000 để được cung cấp chứng cứ về việc quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hoặc ISO 14121-1:2007, An toàn thiết bị- Đánh giá rủi ro trong đó công tác xác định, quản lý rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp là một trong những hoạt động bắt buộc thực hiện. II. Nội dung, yêu cầu các bước tiến hành đánh giá, lập kế hoạch quản lý rủi ro và ứng cứu khẩn cấp 7/10/2016 9 Đánh giá và quản lý rủi ro – Công tác ứng cứu khẩn cấp là một trong những thành phần khung của Hệ thống quản lý Sức khỏe – An toàn – Môi trường (HSE) 7/10/2016 10 HỆ THỐNG QUẢN LÝ SK – AT - MT 11. Đánh giá và cải tiến 10. Phân tích sự cố, tai nạn và phòng tránh 9. Quản lý và ứng cứu khẩn cấp 1. Lãnh đạo và trách nhiệm 8. Thông tin, Tài liệu, Hồ sơ 7. Nhà thầu, nhà cung cấp, khách hàng 2. Tổ chức và nhân sự 3. Đánh giá và quản lý rủi ro 4. Thiết kế và Xây dựng công trình 6. Quản lý sự thay đổi 5. Vận hành và Bảo dưỡng công trình 7/10/2016 12 A-Đánh giá và quản lý rủi ro 1. Thế nào là Đánh giá và quản lý rủi ro? Đánh giá rủi ro: là quá trình tìm hiểu những rủi ro có thể và sẽ liên quan tới công việc và xác định cụ thể những rủi ro có thể gặp để xây dựng những biện pháp kiểm soát nhằm: -Thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất. -Tránh gây tai nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và ô nhiễm môi trường. Đánh giá và phân loại rủi ro là cơ sở tin cậy cho việc ưu tiên triển khai các biện pháp giảm thiểu và thiết lập một mức rủi ro hợp lý. 1. Thế nào là Đánh giá và quản lý rủi ro? Quản lý rủi ro: nhằm bảo đảm xem xét một cách hệ thống toàn diện bức tranh rủi ro về SK – AT – MT và được áp dụng liên tục cho mọi hoạt động và công trình ở tất cả các giai đoạn đối với mọi rủi ro liên quan tới SK – AT – MT. Đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả là tiền đề xây dựng nơi làm việc an toàn và sản xuất kinh doanh hiệu quả. 2. Các yêu cầu trong đánh giá và quản lý rủi ro 2.1. Lãnh đạo phải: - Thiết lập các quá trình xác định các yếu tố nguy hiểm liên quan đến hoạt động SXKD. - Thiết lập tiêu chuẩn rủi ro chấp nhận được, - Tổ chức đánh giá rủi ro. - Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm và quản lý rủi ro đạt mức chấp nhận được. 2. Các yêu cầu trong đánh giá và quản lý rủi ro 2.2. Các yếu tố nguy hiểm và rủi ro tiềm tàng đối với con người, công trình, thiết bị phải được đánh giá đối với các hoạt động hiện hữu, dự án mới hoặc hoán cải, hoạt động kết thúc dự án. 2.3. Đánh giá rủi ro và các biện pháp kiểm soát rủi ro phải được thể hiện rõ ràng trong tài liệu dự án phê duyệt. 2.4.Đánh giá rủi ro phải được cập nhật định kỳ hoặc khi có sự thay đổi về kỹ thuật, quy trình sản xuất, tổ chức lao động. 3. Nội dung quản lý và đánh giá rủi ro 3.1. Trách nhiệm và nguồn lực: -Lãnh đạo cao nhất có trách nhiệm bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc quản lý rủi ro đối với mọi hoạt động. -Lãnh đạo các cấp có tránh nhiệm thực hiện quản lý rủi ro và dành các nguồn lực cần thiết cho công tác này. 3. Nội dung đánh giá và quản lý rủi ro 3.2. Các hoạt động trong đánh giá - quản lý rủi ro: -Xác định các mối nguy hiểm. -Đánh giá rủi ro tới con người, máy, thiết bị và môi trường. -Xác định các biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro. -Triển khai các biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro. -Kiểm tra, đánh giá các biện pháp thực hiện. -Kiểm soát để bảo đảm rằng các mối nguy hiểm nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được. 3. Nội dung đánh giá và quản lý rủi ro * Lưu ý: Các loại rủi ro đã được xác định cần được phân loại theo khả năng xảy ra và hậu quả (tổn thất) làm cơ sở cho việc ra quyết định các biện pháp giảm thiểu. Rủi ro cần được duy trì ở mức tối thiểu theo quy định của pháp luật và giảm thiểu thêm theo nguyên lý thấp hợp lý có thể thực hiện được. Các rủi ro khác nhau đòi hỏi phương pháp quản lý rủi ro khác nhau. 3. Nội dung đánh giá và quản lý rủi ro Lưu ý: (tiếp) Những thay đổi vĩnh viễn hoặc tạm thời có ảnh hưởng tới mức độ rủi ro phải được đánh giá và kiểm soát bảo đảm công tác SK – AT-MT được duy trì và cải thiện hơn. Tạo điều kiện thông tin hai chiều với người lao động, các bên liên quan về các vấn đề AT-VSLĐ cũng như khuyến khích việc chia sẻ các bài học kinh nghiệm về AT-VSLĐ trong cũng như ngoài doanh nghiệp. 21 ĐÂY CÓ PHẢI NHÀ KHO? 22 Ma trận đánh giá rủi ro Khả năng Mức độ Ít Bất chợt Thường xuyên Nặng Rủi ro trung bình Rủi ro cao Rủi ro cao Bình thường Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao Nhẹ Rủi ro thấp Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Các mức độ rủi ro và hành động đề xuất Mức độ rủi ro Khả năng chấp nhận rủi ro Hành động đề xuất Rủi ro thấp Có thể chấp nhận - Có thể cần các biện pháp kiểm soát bổ sung - Tổng kết thường xuyên Rủi ro trung bình Có thể chấp nhận một phần - Nên giảm thấp rủi ro ngay lập tức - Thực hiện các biện pháp kiểm soát tạm thời để đảm bảo công việc vẫn có thể tiếp tục - Đòi hỏi nhà quản lý phải lưu ý hơn Rủi ro cao Không thể chấp nhận - Phải hạn chế thấp rủi ro trước khi tiến hành công việc - Phải loại bỏ hoàn toàn nguy cơ trước khi tiến hành - Đòi hỏi nhà quản lý phải lưu ý ngay Phương pháp tiến hành đánh giá rủi ro St t Nhận diện nguy cơ Đánh giá rủi ro Kiểm soát rủi ro Loại hình công việc Các yếu tố nguy hiểm có hại Tác hại (nguy cơ) Các Tiêu chuẩ n xác định Mức độ rủi ro Phạm vi tác động Cấp độ ng uy hiể m Phương pháp kiểm soát Người thực hiện 1 Sơn hầm tàu -Dung môi, - Bụi sơn, -Cháy -Nguy hại về sức khỏe TC VN.. Bì nh thư ờng Hẹp, thườ ng xuyên có người Rủi ro cao -Dùng sơn pha nước/ -Thông gió/PTBVCN - CÊm löa Cán bộ AT/ Người cảnh giới 2 Tr¹m vi ba BXạ SCTần Søc khoÎ nt Cao TX Cao Che ch¾n, PTBVCN CBAT, Q.Lý Thứ tự kiểm soát Thiết kế an toàn Người lao động an toàn Loại bỏ Thay thế Kiểm soát kỹ thuật Quản lý Bảo vệ cá nhân Lập kế hoạch quản lý rủi ro Kế hoạch Mục tiêu Hệ thống quản lý Vai trò cá nhân Kiểm tra, giám sát Hỗ trợ và điều chỉnh KH Nhân lực và nguồn lực tài chính Báo cáo Cải tiến 5. Các loại rủi ro - Đánh giá các rủi ro chính a. Rủi ro do vị trí công việc: Là rủi ro về sức khỏe và an toàn cho người lao động thực hiện các công việc hàng ngày. Hậu quả gây ra có thể là người lao động bị thương, tử vong hoặc tổn hại sức khỏe. Dạng rủi ro này thường được kiểm soát trực tiếp bởi các cá nhân hay nhóm người lao động 5. Các loại rủi ro - Đánh giá các rủi ro chính * Nội dung đánh giá: - Đánh giá các mối nguy hiểm tiềm tàng. - Thực hiện phân tích an toàn cho các công việc thường xuyên và không thường xuyên. - Kiểm soát rủi ro bằng cách thực hiện đúng các quy định làm việc, quy trình cấp phép làm việc và cấp phép hoạt động. - Tự kiểm tra thường xuyên để chắc chắn rằng hệ thống thiết bị và các quy trình đang hoạt động hiệu quả. 5. Các loại rủi ro - Đánh giá các rủi ro chính b. Rủi ro công nghệ và kỹ thuật: Lỗi của thiết bị thể hiện ở thông số vận hành. ví dụ như số lượng, chất lượng các thông số đầu ra, độ tin cậy của thiết bị, hiệu suất năng lượng Các hậu quả xấu bao gồm việc không đạt các yêu cầu về môi trường, tiêu chuẩn vệ sinh lao động hoặc sản phẩm không đạt yêu cầu. Rủi ro do rò rỉ ngẫu nhiên các chất nguy hiểm từ hệ thống công nghệ, hậu quả là phát sinh những đám mây khí độc, khí cháy nổ và ô nhiễm. 5. Các loại rủi ro - Đánh giá các rủi ro chính Những rủi ro dạng này được đánh giá bởi các chuyên gia, tổ chức chuyên môn. Nội dung đánh giá: - Xác định, đánh giá và quản lý rủi ro cho từng dự án cụ thể, quá trình vận hành hoặc hoạt động. - Các quy trình xác định mối nguy hiểm. - Quy trình đánh giá định lượng rủi ro. Kiểm soát rủi ro được thực hiện qua việc triển khai các giải pháp giảm thiểu đã được đề xuất, thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định và quản lý thiết bị công nghệ trên cơ sở rủi ro như bảo dưỡng trên cơ sở rủi ro, kiểm định trên cơ sở rủi ro 5. Các loại rủi ro - Đánh giá các rủi ro chính c. Rủi ro do lỗi của con người: Có thể gây ra các sự cố nhỏ nhưng cũng có thể gây ra các tai nạn nghiêm trọng. Quy trình quản lý rủi ro này bao gồm: việc đánh giá tình trạng của tổ chức, môi trường, tâm lý xã hội, chất lượng nguồn nhân lực. Phương pháp đánh giá rủi ro dựa trên cơ sở nguyên lý: con người – công nghệ - tổ chức, có thể được áp dụng cho các hoạt động đặc biệt như công việc trong phòng điều khiển, những công việc vận hành máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ 7/10/2016 33 B. Công tác ứng cứu khẩn cấp 1. Thế nào là công tác ứng cứu khẩn cấp Việc quản lý công tác ứng cứu khẩn cấp bao gồm các kế hoạch và quy trình được duy trì, cập nhật để đối phó với mọi tình huống nảy sinh trong quá trình hoạt động. Công tác ứng cứu khẩn cấp phải được xây dựng thành kế hoạch (có phương án cho từng loại rủi ro lớn....), duy trì đủ năng lực cho việc ứng cứu trong các tình huống khẩn cấp. Công tác ứng cứu khẩn cấp phải được triển khai cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như các nhà thầu chính, nhà thầu phụ. 2. Các yêu cầu của công tác ứng cứu khẩn cấp Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải được xây dựng trên cơ sở rủi ro. Kế hoạch phải được lập thành văn bản, tiếp cận được, phổ biến rõ ràng và tương thích với hệ thống quản lý ứng cứu khẩn câp của Công ty, doanh nghiệp. Thiết bị, phương tiện và nhân lực huy động vào ứng cứu khẩn cấp phải được xác định, thử nghiệm và luôn sẵn sàng. Cán bộ công nhân viên phải được đào tạo và hiểu được kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, vai trò và trách nhiệm của mình, sử dụng được dụng cụ và nguồn lực ứng cứu khẩn cấp. 2. Các yêu cầu của công tác ứng cứu khẩn cấp Việc tập luyện và diễn tập phải được tiến hành thường xuyên để nâng cao năng lực ứng cứu, bao gồm cả khâu thông tin liên lạc và sự tham gia của các tổ chức ngoài doanh nghiệp. Sau mỗi lần tập luyện và diễn tập phải tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và ghi nhận bằng văn bản. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải được xem xét, cập nhật định kỳ. 3. Các nội dung công tác ứng cứu khẩn cấp 3.1. Trách nhiệm và nguồn lực: Doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì các kế hoạch ứng cứu trong các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. Lãnh đạo các cấp có trách nhiệm bảo đảm sẵn sàng các nguồn lực cần thiết cho việc triển khai các hoạt động theo kế hoạch. 3. Các nội dung công tác ứng cứu khẩn cấp 3.2. Các hoạt động gồm: Dự báo các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trên cơ sở các đánh giá rủi ro đã thực hiện. Tổ chức, phân công trách nhiệm, quyền hạn và xây dựng quy trình phối hợp ứng cứu, bao gồm việc duy trì thông tin nội bộ và với bên ngoài. Các quy trình thông tin với cơ quan có thẩm quyền và các bên có liên quan. Hệ thống và quy trình điều động trang thiết bị và con người của đơn vị. 3. Các nội dung công tác ứng cứu khẩn cấp Việc bố trí và quy trình điều động nguồn lực của bên thứ ba (cứu hỏa, cứu hộ) hỗ trợ công tác ứng cứu; Hệ thống và quy trình bố trí chỗ thoát hiểm cho người, công tác, công tác cứu nạn, cấp cứu y tế; Hệ thống và các quy trình về khắc phục tức thời, các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu và giám sát tác động tới môi trường. Công tác đào tạo cho đội ứng cứu và diễn tập kiểm tra các quy trình, hệ thống ứng cứu. Tổ chức hướng dẫn người lao động, các nhà thầu (nếu có) về quy trình, hệ thống ứng cứu. 3. Các nội dung công tác ứng cứu khẩn cấp 3.3. Các thứ tự cần ưu tiên trong công tác ứng cứu khẩn cấp: - An toàn cho con người. - Bảo vệ môi trường. - Bảo vệ tài sản, thiết bị, máy - Giữ uy tín của doanh nghiệp. Quản lý ứng cứu khẩn cấp Phương án Dự báo Phân công nhiệm vụ Trang bị KT cứu hộ, cứu nạn Tình huống giả định Đào tạo và Diễn tập Ứng cứu từ bên ngoài Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải được cập nhật và được xem xét khi: - Có thay đổi về hoạt động, tổ chức, nhân sự; và Ít nhất 05 năm/ lần trong điều kiện hoạt động bình thường. 7/10/2016 43 4. Phương pháp đánh giá rủi ro -Đánh giá rủi ro thế nào? NHẬN DIỆN ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT -Đánh giá rủi ro RỦI RO = Hàm số của KHẢ NĂNG và MỨC ĐỘ
File đính kèm:
- bai_giang_danh_gia_rui_ro_va_xay_dung_ke_hoach_ung_cuu_khan.pdf