Bài giảng Đệnh lý học - Đại cương bệnh lí dị ứng - miễn dịch - Nguyễn Phúc Học

Tóm tắt Bài giảng Đệnh lý học - Đại cương bệnh lí dị ứng - miễn dịch - Nguyễn Phúc Học: ...rừ A. Da và niêm mạc B. Lympho T C. Tế bào diệt tự nhiên D. Protein phản ứng C 46 1.1.17. Chọn câu đúng nhất ~ Bệnh tự miễn do kháng thể chống lại thành phần cơ thể vốn cách ly với hệ miễn dich thấy trong bệnh: A. Thấp tim, thấp khớp cấp B. Viêm mắt giao cảm do chấn thương nhãn cầu...ọn đúng, sai~ Dị ứng thức ăn chủ yếu là loại hình dị ứng tức thì. Thời gian xuất hiện phản ứng rất nhanh, từ vài ba phút đến vài giờ kể từ thời điểm tiếp xúc với thức ăn?. A. Đúng B. Sai 1.2.15.Chọn đúng, sai~ Dị ứng thức ăn kiểu “kết hợp” có thể xảy ra với bất cứ ai? A. Đúng B. Sai 1... Rất thường găp, có mặt ở 85-100% trường hợp. Xuất hiện sớm và nặng. Có tới 90% bệnh nhân XCBTT được báo trước bằng hội chứng Raynaud (thường không điển hình), có khi từ trên 10 năm trước.  Hội chứng này thường bắt đầu cấp, nhiều đợt, với những loạn dưỡng ở đầu ngón, nhiều khi ở cả tai, m...

pdf142 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Đệnh lý học - Đại cương bệnh lí dị ứng - miễn dịch - Nguyễn Phúc Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
• Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan đến giới tính và tuổi. 
• Yếu tố di truyền: đã từ lâu yếu tố di truyền trong bệnh viêm khớp dạng thấp được 
chú { vì tỉ lệ mắc bệnh cao ở những người thận trong gia đình bệnh nhân; ở 
những cặp sinh đôi cùng trứng và mối liên quan giữa kháng nguyên hoà hợp tổ 
chức HLA-DR4 và bệnh viêm khớp dạng thấp. ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp 
thấy 60-70% bệnh nhân mang kháng nguyên này. 
118 
1.4. Cơ chế bệnh sinh: 
Người ta cho rằng: viêm khớp dạng thấp là một quá trình bệnh l{ qua trung gian 
miễn dịch mặc dù nguyên nhân ban đầu chưa được xác định, một số cho rằng có 
vai trò của vi rút epstein-barr. Một quan điểm cho rằng quá trình viêm ở tổ chức 
được khởi động bởi tế bào TCD+4 xâm nhập màng hoạt dịch. Các phức hợp miễn 
dịch sản xuất tại chỗ gây ra hàng loạt phản ứng tiếp theo như: 
• Hoạt hoá hệ thống đông máu, hoạt hoá bổ thể, tăng tiết lymphokine, các chất 
được tiết bởi đại thực bào như IL8, TNF-α và leucotriene B4 kích thích tế bào 
nội mô mao mạch gây kết dính một số tế bào đang lưu hành trong hệ thống 
tuần hoàn. 
• Mặt khác chúng kích thích di chuyển các bạch cầu đa nhân trung tính vào màng 
hoạt dịch. Các TNF-α còn kích thích sản xuất prostaglandin E2 gây giãn mạch. 
Kết quả gây viêm màng hoạt dịch và xuất tiết dịch vào trong ổ khớp. 
• Các đại thực bào, các bạch cầu đa nhân trung tính ở trong khớp thực bào các 
phức hợp miễn dịch bị hủy hoại tiết ra các chất trung gian hoá học gây viêm 
như: men tiêu protein, histamin, serotonin, kinin, gây viêm màng hoạt dịch 
khớp, làm cho quá trình viêm không đặc hiệu diễn ra liên tục từ khớp này qua 
khớp khác, làm cho viêm mạn tính kéo dài. 
119 
• Mặt khác dịch khớp viêm chứa một số enzym có khả năng phá hủy sụn khớp: 
collagenase, phospholipase A2 và các gốc tự do superoxide. 
• Ngoài ra các prostaglandin E2 được sản xuất bởi nguyên bào xơ và đại thực 
bào cũng tham gia làm mất chất khoáng của xương. Các cytokines IL-I và TNF-α 
kích thích tế bào pannus sản xuất collagenasem, các protease gây phá huỷ sụn 
tại chỗ. 
120 
2. Lâm sàng. 
2.1. Giai đoạn khởi phát: 
• Bệnh thường khởi phát sau một yếu tố thuận 
lợi như: nhiễm khuẩn cấp tính, bán cấp tính, 
chấn thương, mổ xẻ, cảm lạnh, căng thẳng thể 
lực hay thần kinh 
• Bệnh có thể bắt đầu một cách từ từ tăng dần, 
có 70% bắt đầu bằng viêm một khớp, 15% bắt 
đầu đột ngột, 30% bắt đầu viêm khớp nhỏ: cổ 
tay, bàn ngón, khớp đốt gần. 
• Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, gầy sút, chán ăn, 
mệt mỏi. 
• Các khớp bị viêm: sưng, hơi nóng, đau; đau 
tăng về đêm về sáng, có cứng khớp buổi sáng, 
có thể có tràn dịch ổ khớp. 
• Thời kz này kéo dài vài tuần, có khi vài tháng. 
• Tình trạng viêm khớp tăng dần và chuyển sang 
khớp khác. 
121 
2.2. Giai đoạn toàn phát: 
• Bệnh nhân mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, teo cơ nhanh, sốt nhẹ, một số bị sốt 
cao, gai rét, các khớp sưng đau hạn chế vận động. Hay gặp ở các khớp cổ tay, 
khớp bàn ngón tay, đốt gần, khớp gối, cổ chân, khớp khuỷu, các khớp vai, 
háng, cột sống ít bị, nếu bị thì thường ở giai đoạn muộn. 
• Khớp cổ tay: sưng, đau, hạn chế vận động gấp, duỗi, thường sưng nề về phía 
mu tay, biến dạng nổi gồ lên trông như cái “thìa úp” hoặc như “lưng con lạc 
đà” lâu dần dẫn đến cứng khớp cổ tay ở tư thế thẳng. 
• Khớp ngón tay: viêm các khớp đốt gần, 
khớp bàn ngón, thường gặp ở ngón 2, 3, 4, 
ít gặp ngón 1 và 5, sưng đau hạn chế vận 
động. Bệnh nhân không nắm chặt được các 
ngón tay vào lòng bàn tay, teo cơ liên cốt, 
cơ gấp duỗi ngón, dần dần dính và biến 
dạng tạo thành ngón tay hình thoi, các 
ngón lệch trục về phía xương trụ tạo nên 
bàn tay gió thổi. Ngón tay biến dạng, dính 
giống “cổ thiên nga”, ngón cái giống hình 
chữ Z. 
122 
• Khớp gối (thường bị sớm): sưng to, đau, hạn chế gấp duỗi, phù nề tổ chức cạnh 
khớp, có thể có tràn dịch ổ khớp (làm dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè 
dương tính). Đôi khi có thoát vị bao hoạt dịch về phía khoeo tạo nên túi phình 
Baker, teo cơ đùi, cơ cẳng chân. Khớp gối dính ở tư thế nửa co. 
• Khớp khuỷu: sưng, đau, hạn chế vận động gấp duỗi. 
• Khớp cổ chân: sưng, đau, phù nề cả bàn chân, đôi khi có tràn dịch, có thể dính 
ở tư thế duỗi “bàn chân ngựa”. 
• Các khớp ngón chân: viêm khớp bàn-ngón và khớp ngón chân cái tạo tư thế 
ngón cái quặp vào ngón 2, các ngón khác sưng đau, đau gót chân, bàn chân 
mất lõm. Lâu dần các ngón chân như thu ngắn lại tạo ra hình ảnh ngón chân 
rụt. 
123 
• Biểu hiện ngoài da: 
 Hạt thấp dưới da: là triệu chứng có giá trị trong chẩn 
đoán, gặp ở 10-20% trường hợp viêm khớp dạng 
thấp. Đó là những hạt hay cục nổi gồ lên mặt da, 
chắc, không di động vì dính vào nền xương, không 
đau, kích thước từ 5-10 mm. Hay gặp hạt thấp ở đầu 
trên xương trụ, gần khớp khuỷu; đầu trên xương 
chày, gần khớp gối; số lượng từ một đến hai hạt. 
 Da teo hơi tím, móng khô dễ gẫy, gan bàn chân-bàn 
tay giãn mạch. 
 Viêm gân Achille. 
• Biểu hiện nội tạng: chiếm tỉ lệ thấp, thường không 
nặng nề. 
 Lách to kèm theo giảm bạch cầu đa nhân trung tính 
gặp trong hội chứng felty (tỷ lệ 5%). 
 Tim: có thể viêm màng ngoài tim, rối loạn dẫn truyền, 
tổn thương màng trong tim, van tim rất ít. 
 Viêm mống mắt: tỉ lệ 1-2%, viêm kết mạc kèm theo 
teo tuyến lệ và tuyến nước bọt (hội chứng Sjogren). 
 Tràn dịch màng phổi, xơ phổi gặp 1-2%. - Thiếu máu 
nhược sắc. 
hội chứng Sjogren 
hội chứng felty 
124 
3. Xét nghiệm và X quang. 
3.1. Xét nghiệm: 
• Xét nghiệm chung: 
 Công thức máu : hồng cầu giảm (20% trường hợp), bạch cầu tăng (đa 
số là esinophiles ) 
 Tộc độ lắng máu : tặng trong đa số các trường hợp, biểu hiện tình 
trạng viêm. Xét nghiệm này đùng để theo dõi và đánh giá đáp ứng 
điều trị, không có giá trị chuẩn đoán 
 CRP ( C reactive protein ) 
 Kháng thể kháng nhân : dương tính thấp và gặp trong 10 - 30% trường 
hợp 
 Fibnnogen trong máu thường cao, biểu hiện gián tiếp tình trạng viêm 
• Xét nghiệm miễn dịch: 
 Yếu tố thấp ( Rheumatoid factor = RF ): Bản chất là IgM trọng lượng 
phân tử 70000 Da; (+) trong 85% trường hợp, thường xuất hiện muộn 
( sau khi mắc bệnh trên 6 tháng ); Có thể (+) ở người bình thường 3%, 
tỷ lệ này tăng theo tuổi và có thể lên đến 25% ở người trên 70 tuổi. 
 Antibodies to CCP (anti-ccp): có độ nhạytương đương và độ đặc hiêu 
cao hơn RF trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, anti-CCP 
còn dương tính trong giai đoạn sớm của bệnh, và thường gặp ở giai 
đoạn bệnh tiến triển, đưa đến tình trạng sói mòn xương. Vì vậy, anti-
CCP thường dùng để chẩn đoán và tiên lượng bệnh 
125 
• Xét nghiệm dịch khớp: có { nghĩa trong chẩn đoán bệnh, thường chọc hút 
dịch ở khớp gối. 
- Trong viêm khớp dạng thấp thì số lượng dịch từ 10-50ml loãng, màu 
vàng nhạt, độ nhớt giảm, lượng muxin dịch khớp giảm, tế bào nhiều 
nhất là đa nhân trung tính, ít lympho bào. 
- Có khoảng 10% tế bào hình chùm nho (ragocyte), đó là những bạch 
cầu đa nhân trung tính mà trong bào tương chứa nhiều hạt nhỏ là các 
phức hợp miễn dịch kháng nguyên- kháng thể. 
- Lượng bổ thể trong dịch khớp giảm so với huyết thanh. 
- Phản ứng phát hiện yếu tố thấp (waaler-rose và γlatex) trong dịch 
khớp (+) sớm hơn và hiệu giá cao hơn trong máu. 
• Một sốphương pháp khác : 
 Một số kỹ thuật hiện đại như CT, MRI, đồng vị phóng xạ ... bổ xung 
cho X-quang đơn thuần trong việc đánh giá sớm các tổn thương 
xương và sụn 
 Siêu âm khớp : chủ yếu kiểm tra màng khớp, đánh giá tình trạng tràn 
dịch khớp bao gân, bao cơ, phần mền của khớp đặc biệt ở các khớp 
lớn. Tuy nhiên không phân biệt được tổn thương đặc hiệu của viêm 
màng hoạt dịch ăn mòn trong viêm khớp dạng thấp ® ít có giá trị 
chuẩn đoán trong viêm khớp dạng thấp 
 Sinh thiết màng hoạt dịch, nội soi khớp là những kỹ thuật can thiệp " 
gây chảy máu " ® chỉ để tham khảo khi cần thiết 
126 
3.2. X quang: 
 X-quang khớp : nếu thấy được tổn thương thường là quá trễ, sau khi mắc 
bệnh từ 1 - 2 năm 
 Giai đoạn 1 : loãng xương nhẹ ở đầu xương, tăng cản quang phần mềm 
quanh khớp ( do phù nề) 
 Giai đoạn 2 : mất vôi đầu xương rõ, bào mòn đầu xương, hẹp khe khớp 
 Giai đoạn 3 : mất vôi nặng, khuyết xương, hẹp khe khớp, dính khớp 1 phần 
 Giai đoạn 4 : dính khớp, lệch trục và biến dạng khớp. 
127 
4. Thể lâm sàng. 
4.1. Thể bệnh theo triệu chứng: Thể viêm nhiều khớp, thể một khớp. 
4.2. Thể có tổn thương hệ thống: 
- Hệ thống lưới nội mô. 
- Tim, phổi, thận, mắt, mạch máu, thần kinh. 
- Lách, hạch to, bạch cầu giảm trong hội chứng Felty. 
4.3. Dựa theo sự tiến triển của bệnh: 
- Thể lành tính tiến triển chậm. 
- Thể nặng: tiến triển nhanh, liên tục có sốt cao, có tổn thương nội tạng. 
- Thể ác tính: sốt cao, teo cơ biến dạng dính và cứng khớp nhanh. 
4.4. Dựa vào huyết thanh chia thành 2 thể: 
- Thể huyết thanh (+): diễn biến nặng, tiên lượng xấu. 
- Thể huyết thanh (-): tiên lượng tốt hơn. 
128 
4.5. Tiến triển: 
Trong quá trình diễn biến của bệnh theo Steinbroker chia thành 4 giai đoạn 
về chức năng và tiến triển của bệnh: về chức năng đánh giá khả năng vận 
động của bệnh nhân, về tiến triển nói lên tổn thương X quang. 
+ Giai đoạn I: tổn thương khu trú màng hoạt dịch, sưng đau phần mềm cạnh 
khớp, X quang không thay đổi; bệnh nhân vận động bình thường. 
+ Giai đoạn II: tổn thương đầu xương sụn khớp, X quang có hình ảnh khuyết 
xương và hẹp khe khớp; khả năng lao động hạn chế. Còn cầm nắm được, đi 
lại bằng nạng. 
+ Giai đoạn III: hẹp khe khớp và dính khớp một phần, lao động chỉ phục vụ 
được mình, không đi lại được. 
+ Giai đoạn IV: dính khớp và biến dạng, không tự phục vụ được mình, tàn 
phế hoàn toàn. 
129 
5. Chẩn đoán. 
5.1. Chẩn đoán xác định: 
Trong bệnh viêm khớp dạng thấp không có triệu chứng đặc trưng nào về 
lâm sàng và xét nghiệm quyết định chẩn đoán. Việc chẩn đoán xác định phải 
dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán. 
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán của hội thấp Mỹ (ARA) gồm 11 tiêu chuẩn (1966): 
- Cứng khớp buổi sáng. 
- Đau khi thăm khám hoặc vận động từ một khớp trở lên. 
- Sưng tối thiểu ở một khớp. 
- Sưng thêm một khớp mới trong thời gian dưới 3 tháng. 
- Sưng khớp đối xứng. 
- Có hạt thấp dưới da. 
- Tổn thương X quang có hình ảnh khuyết xương và hẹp khe khớp. 
- Yếu tố thấp dương tính (làm 2 lần) 
- Muxin trong dịch khớp giảm. 
- Sinh thiết màng hoạt dịch có 3 tổn thương trở lên. 
- Sinh thiết hạt thấp dưới da có tổn thương điển hình. 
Chẩn đoán chắc chắn khi có 7 tiêu chuẩn trở lên, thời gian bị bệnh trên 6 
tuần. 
Chẩn đoán xác định khi có 5 tiêu chuẩn, thời gian bị bệnh trên 6 tuần. 
Chẩn đoán nghi ngờ khi có 4 tiêu chuẩn, thời gian bị bệnh 4 tuần. 
130 
Các khơp thường ảnh hưởng trong VKDT và thoái hóa khớp 
131 
+ Tiêu chuẩn ARA của hội thấp Mỹ (1987) hiện đang được áp dụng- gồm 7 tiêu 
chuẩn: 
 Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên một giờ. 
 Sưng đau kéo dài 3 khớp trong 14 khớp: (2 khớp ngón gần, 2 khớp bàn-
ngón, 2 khớp cổ tay, 2 khớp khuỷu, 2 khớp gối, 2 khớp cổ chân, 2 khớp 
bàn-ngón chân). 
 Sưng đau một trong 3 vị trí: khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay, khớp cổ 
tay. 
 Sưng khớp đối xứng. 
 Có hạt thấp dưới da. 
 Yếu tố thấp dương tính. 
 Tổn thương X quang điển hình. 
Chẩn đoán xác định khi có 4 tiêu chuẩn trở lên, thời gian bị bệnh trên 6 tuần. 
132 
+ Ở nước ta (do thiếu phương tiện chẩn đoán cần thiết như: chụp X quang, sinh 
thiết, chọc dịch ổ khớp, sinh thiết màng hoạt dịch) dựa vào các yếu tố sau: 
 Bệnh nhân nữ tuổi trung niên. 
 Viêm các khớp nhỏ (cổ tay, khớp bàn ngón, đốt ngón gần, khớp gối, cổ 
chân, khuỷu). 
 Viêm khớp đối xứng. 
 Cứng khớp buổi sáng. 
 -Diễn biến kéo dài trên 2 tháng. 
5.2. Chẩn đoán phân biệt: 
+ Trong giai đoạn sớm: 
Cần phân biệt với thấp khớp cấp, viêm khớp phản ứng, hội chứng Reiter. 
+ Giai đoạn muộn: 
Bệnh khớp trong luput ban đỏ, bệnh gút; hội chứng Pierre-Marie, thấp khớp 
vẩy nến, thoái hoá khớp hoạt hoá, viêm cột sống dính khớp. Biểu hiện khớp 
của bệnh tiêu hoá, thần kinh, bệnh máu, ung thư. 
133 
6. Điều trị viêm khớp dạng thấp. 
6.1. Nguyên tắc chung: 
+ Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính kéo dài, việc điều trị phải kiên 
trì liên tục, có khi cả cuộc đời người bệnh. 
+ Sử dụng nhiều biện pháp: nội khoa, ngoại khoa, vật l{ trị liệu, chỉnh hình, 
lao động liệu pháp, đông y châm cứu. 
+Tùy theo từng giai đoạn bệnh mà điều trị: nội trú, ngoại trú, điều dưỡng, 
đông-tây y kết hợp. 
+ Phải có thầy thuốc theo dõi, phải được gia đình và xã hội quan tâm. 
6.2. Điều trị nội khoa: 
+ Giai đoạn I (nhẹ): dùng một trong những thuốc chống viêm không 
corticoid sau: indomethacine, voltarel, profenid, piroxicam, meloxicam, 
ibuprofen, diclofenac, naprosen, nifluril, feldel. 
+ Giai đoạn II (thể trung bình): Dùng một trong những thuốc chống viêm 
không steroid sau: voltaren, profenid, piroxicam, (feldene); tenoxiam 
(tilcotil), meloxicam (mobic), rofecoxib (vioxx). 
+ Giai đoạn III, IV (thể nặng, tiến triển nhiều): 
134 
• Prednisolon 1-1,5mg/kg/24h. Đồng thời sử dụng một trong những biện pháp 
sau: 
• Methotrexat viên 2,5 mg và 7,5 mg 
• Các thuốc ức chế miễn dịch: 
• Cyclophosphamid (endoxan) viên 50 mg. 
• Azathioprin viên 50 mg. Liều bắt đầu 1,5 mg/kg/24h 
135 
6.3. Điều trị ngoại khoa: 
+ Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp viêm một vài khớp kéo 
dài mà điều trị nội khoa không hiệu quả, khớp viêm và tràn dịch; thường mổ 
cắt bỏ màng hoạt dịch. 
+ Điều trị ngoại khoa để phục hồi chức năng một số khớp bị biến dạng nặng, 
phá hủy nhiều bằng phương pháp: thay khớp nhân tạo, cắt đầu xương, chỉnh 
hình khớp, hoặc làm dính một số khớp tránh biến chứng nguy hiểm. 
6.4. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền dân tộc: 
+ Y học cổ truyền gọi chung các bệnh khớp là chứng t{ bao gồm: thấp t{, hàn 
t{, nhiệt t{, phong t{. 
Kê đơn theo từng loại bệnh kết hợp với châm cứu và bấm huyệt. 
+ Các cây thuốc và vị thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau trong các bệnh 
khớp được ứng dụng như: 
- Thiên niên kiện, thổ phục linh, ngũ gia bì, { dĩ, độc hoạt, phòng phong, hy 
thiêm, ngưu tất, lá lốt... 
- Các loại cao động vật (hổ, trăn, rắn, khỉ , nai...). 
- Cây trinh nữ, hạt mã tiền có tác dụng chống viêm trong các bệnh viêm khớp 
dạng thấp. 
136 
6.5. Điều trị bằng lý liệu và phục hồi chức năng: 
Trong viêm khớp dạng thấp điều trị bằng l{ liệu và phục hồi chức năng là một 
biện pháp quan trọng và bắt buộc nhằm tránh được thấp nhất các di chứng, 
trả lại khả năng lao động nghề nghiệp cho bệnh nhân. 
Sau khi dùng thuốc điều trị bệnh nhân giảm đau thì phải kết hợp vật l{ trị liệu 
và vận động liệu pháp. Bao gồm: 
+ Tắm nước nóng, nước ấm, bó parafin, dùng đèn hồng ngoại, tử ngoại chiếu 
vào khớp viêm, tắm bùn. 
+ Dùng dòng điện một chiều, xoay chiều, điện cao tần, siêu âm với cường độ 
và bước sóng khác nhau là biện pháp dùng năng lượng để điều trị. 
+ Xoa bóp và bấm huyệt: thầy thuốc làm và hướng dẫn bệnh nhân thực hiện, 
xoa bóp có tác dụng làm lưu thông máu, giảm đau, tăng tính đàn hồi của da, 
giảm xơ hoá da và dây chằng. 
+ Vận động liệu pháp và phục hồi chức năng: hướng dẫn bệnh nhân vận động 
thích hợp: Tập vận động bằng tay không, tập với các dụng cụ phục hồi chức 
năng: tập bằng gậy, tập tạ, tập trèo thang, co, kéo, bàn đạp. 
+ Nước suối khoáng, nước biển và bùn trị liệu: 
- Nước khoáng: khi nguồn nước có độ hoà tan từ một gam chất rắn trở lên 
trong một lít nước, hoặc nước nóng > 30OC ổn định. 
137 
1. Đại học Duy Tân, (2015) Tập bài giảng Bệnh l{ học. 
2. Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, (2010) Bệnh học , Nhà xuất bản Y học. 
3. Giáo trình Bệnh l{ & Thuốc PTH 350 
( 
4. Nội bệnh l{ dị ứng – miễn dịch lâm sàng –Nguyễn Năng An, nhà xuất bản y 
học, Hà Nội - 2007 
5. Miễn dịch học – Vũ Triệu An, Nguyễn Ngọc Lanh, nhà xuất bản y học, Hà nội - 
1997 
6. Các giáo trình về Bệnh học, Dược l{, Dược lâm sàng, 
Tài liệu tham khảo chính 
138 
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 
1.5.1. Chọn câu đúng nhất ~ Viêm khớp dạng thấp 
A. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch, viêm mạn tính tổ chức liên kết 
màng hoạt dịch, tổn thương chủ yếu ở khớp ngoại vi, bệnh tiến triển từ từ, dẫn 
đến teo cơ biến dạng dính và cứng khớp. 
B. Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh viêm mạn tính tổ chức 
liên kết màng hoạt dịch, tổn thương chủ yếu ở khớp ngoại vi, bệnh tiến triển từ 
từ, dẫn đến teo cơ biến dạng dính và cứng khớp. 
C. Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh tự miễn dịch, với tổn 
thương chủ yếu ở khớp ngoại vi, bệnh tiến triển từ từ, dẫn đến teo cơ biến dạng 
dính và cứng khớp. 
D. Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh tự miễn dịch, viêm mạn 
tính tổ chức liên kết màng hoạt dịch, tổn thương chủ yếu ở khớp ngoại vi. 
1.5.2. Chọn đúng/sai ~ (Áp dụng Tiêu chuẩn ARA của hội thấp Mỹ - 1987) Viêm khớp dạng 
thấp là khi bệnh nhân có các triệu chứng sau: Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên một giờ + 
Sưng khớp đối xứng + Có hạt thấp dưới da + Yếu tố thấp dương tính + Sưng đau một trong 3 
vị trí: khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay / thời gian bị bệnh trên 6 tuần. 
A. Đúng 
B. Sai 
139 
1.5.3. Chọn câu đúng nhất ~ Ở tuyến cơ sở, chẩn đoán viêm khớp dạng thấp có thể dựa vào 
các điểm sau, ngoại trừ: 
A. Viêm nhàn khớp xa gốc chi 
B. Phụ nữ 50 - 60 tuổi 
C. Khởi đầu từ từ, tiến triển ít nhất 6 tuần 
D. Đau trội về đêm và cứng khớp buổi sáng 
1.5.4. Viêm khớp dạng thấp là 
A. Một bệnh tự miễn hệ thống gây viêm khớp mạn tính ở người lớn 
B. Biểu hiện là viêm không đặc hiệu màng hoạt dịch của nhiều khớp 
C. Diễn biến kéo dài và tăng dần, cuối cùng dẫn tới dính và biến dạng khớp 
D. Tất cả các { trên 
1.5.5. Xét nghiệm miễn dịch tìm yếu tố dạng thấp: 
A. Phản ứng Waaler Rose (+) và test Latex (+) 
B. Phản ứng Waaler Rose (-) và test Latex (+) 
C. Phản ứng Waaler Rose (+ và test Latex (-) 
D. Phản ứng Waaler Rose (-) và test Latex (-) 
140 
1.5.6. Chọn đúng/sai ~ (Áp dụng Tiêu chuẩn ARA của hội thấp Mỹ - 1987) Viêm khớp dạng 
thấp là khi bệnh nhân có các triệu chứng sau: Sưng đau một trong 3 vị trí: khớp ngón gần, 
khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay + Sưng khớp đối xứng + Có hạt thấp dưới da + Yếu tố thấp 
dương tính + Tổn thương X quang điển hình. 
A. Sai 
B. Đúng 
1.5.7. Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm: 
A. Thuốc nội khoa 
B. Vật l{ trị liệu 
C. Ngoại khoa 
D. Tất cả các { trên 
1.5.8. Thuốc nội khoa trị viêm khớp gồm 
A. Thuốc giảm đau 
B. Corticoid 
C. Thuốc ức chế cytokine 
D. Tất cả A,B và C 
141 
1.5.9. Chọn đúng/sai ~ Điều trị ngoại khoa VKDT được chỉ định trong trường hợp viêm một 
vài khớp kéo dài mà điều trị nội khoa không hiệu quả, khớp viêm và tràn dịch; thường mổ cắt 
bỏ màng hoạt dịch. 
A. Đúng 
B. Sai 
1.5.10. Chọn đúng/sai: Điều trị ngoại khoa VKDT trong phục hồi chức năng một số khớp bị 
biến dạng nặng, phá hủy nhiều bằng phương pháp: thay khớp nhân tạo, cắt đầu xương, chỉnh 
hình khớp, hoặc làm dính một số khớp tránh biến chứng nguy hiểm 
A. Đúng 
B. Sai 
1.5.11 Chọn đúng/sai: Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền dân tộc gọi 
chung các bệnh khớp là chứng t{ bao gồm: thấp t{, hàn t{, nhiệt t{, phong t{ 
A. Đúng 
B. Sai 
1.5.12 Chọn đúng/sai: Cây trinh nữ, hạt mã tiền có tác dụng chống viêm trong các bệnh viêm 
khớp dạng thấp. 
A. Đúng 
B. Sai 
142 
1.5.13. Chọn đúng/sai ~ Trong viêm khớp dạng thấp điều trị bằng l{ liệu và phục hồi chức 
năng là một biện pháp quan trọng và bắt buộc nhằm tránh được thấp nhất các di chứng, trả 
lại khả năng lao động nghề nghiệp cho bệnh nhân. 
A. Sai 
B. Đúng 
1.5.14. Chọn đúng/sai ~ Chẩn đoán phân biệt VKDT trong giai đoạn sớm cần phân biệt với 
thấp khớp cấp, viêm khớp phản ứng, hội chứng Reiter.. 
A. Sai 
B. Đúng 
1.5.15. Chọn đúng/sai ~ ~ Chẩn đoán phân biệt VKDT trong giai đoạn muôn cần phân biệt với 
bệnh khớp trong luput ban đỏ, bệnh gút; hội chứng Pierre-Marie, thấp khớp vẩy nến, thoái 
hoá khớp hoạt hoá, viêm cột sống dính khớp. Biểu hiện khớp của bệnh tiêu hoá, thần kinh, 
bệnh máu, ung thư . 
A. Sai 
B. Đúng 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_denh_ly_hoc_dai_cuong_benh_li_di_ung_mien_dich_ngu.pdf
Ebook liên quan