Bài giảng Địa chất công trình - Chương 2: Các hiện tượng địa chất ngoại sinh (Phần 4) - Trường Đại học Thủy Lợi

Tóm tắt Bài giảng Địa chất công trình - Chương 2: Các hiện tượng địa chất ngoại sinh (Phần 4) - Trường Đại học Thủy Lợi: ... chữ V ở giai đoạn đầu, dạng chữ U khi đáy được mở rộng – Chiều dài từ vài chục mét đến vài chục km – Sâu từ vài mét tới 25m đến 30m – Khi cắt qua dòng nước ngầm  xuất hiện dòng nước mặt thường xuyên 3. Hoạt động tích tụ tạo tầng sườn tích • Dòng chảy làm xói mòn, lôi cuốn các vật l... có sự phân lớp, dễ trượt theo mặt tầng đá nằm phía dưới. Nguồn vật liệu thường là các sản phẩm của tầng tàn tích, ranh giới phân biệt với vật liệu nguồn có thể không rõ ràng. Các chỉ tiêu cơ lý thường thấp: độ rỗng lớn, xốp, tính ép co lớn, lực dính kết thấp, tan rã nhanh Tác dụng xói ...giảm bớt nước chảy trên mặt  giảm xói mòn – Các hoạt động của con người 5. Tác hại và giải pháp chống xói mòn Tác hại của xói mòn: Tạo sự phân cắt địa hình Làm mất lớp đất thổ nhưỡng trên mặt Gây phá hoại các công trình Giảm dung tích chứa nước của ao, hồ Cắt qua, làm ảnh hư...

pdf19 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Địa chất công trình - Chương 2: Các hiện tượng địa chất ngoại sinh (Phần 4) - Trường Đại học Thủy Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
Bài giảng môn học 
Địa chất công trình 
Chương 2 
CÁC HIỆN TƯỢNG 
ĐỊA CHẤT NGOẠI SINH 
Giảng viên: Dr.-Ing. Nguyễn Quang Tuấn 
Trường Đại học Thủy lợi 
Bộ môn Địa kỹ thuật 
BÀI 4. HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT 
CỦA DÒNG TẠM THỜI 
Nguồn: https://www.spraygrassaustralia.com.au/what-impact-does-rain-have-
on-soil-erosion/ 
Nội dung: 
1. Khái niệm dòng tạm thời 
2. Tác dụng xói mòn đất và tạo mương xói 
3. Hoạt động tích tụ và tạo tầng sườn tích 
4. Tác hại và các giải pháp chống xói mòn 
1. Khái niệm dòng tạm thời 
 Dòng nước tạm thời là dòng phát sinh 
và chảy không liên tục theo thời gian 
 2 hình thức: 
• Chảy tràn 
• Chảy theo dòng 
Các tác dụng: 
• Xói mòn đất và tạo mương xói 
• Hoạt động tích tụ, hình thành tầng 
sườn tích 
2. Tác dụng xói mòn đất và tạo mương xói 
• Nước chảy tràn: trên địa hình dốc thoải, 
nước chảy không tập trung, rửa trôi các 
sản phẩm mềm rời 
• Nước chảy theo dòng: khi điều kiện địa 
hình thuân lợi, nước chảy tập trung thành 
dòng, năng lượng dòng chảy tương đối 
lớn, đào phá bề mặt theo dòng, tạo rãnh 
xói, mương xói. Ngoài ra, các dòng tạm 
thời có thể gây ra lũ quét, lũ bùn đá. 
xói mòn bề mặt 
Nguồn: https://tunza.eco-
generation.org/resourcesView.jsp?boardID=worldReport&viewID=12829 
https://www.shutterstock.com/search/soil+erosion 
Sông, suối 
Rãnh xói 
Sườn tích 
Rãnh xói 
Đặc điểm mương xói, rãnh xói: 
– Mặt cắt dạng chữ V ở giai đoạn đầu, 
dạng chữ U khi đáy được mở rộng 
– Chiều dài từ vài chục mét đến vài chục 
km 
– Sâu từ vài mét tới 25m đến 30m 
– Khi cắt qua dòng nước ngầm  xuất 
hiện dòng nước mặt thường xuyên 
3. Hoạt động tích tụ tạo tầng sườn tích 
• Dòng chảy làm xói mòn, lôi cuốn các vật liệu 
đất đá trên sườn dốc (kéo lê, xô lăn) xuống 
chân dốc tích tụ tạo thành tầng sườn tích 
• Quá trình tích tụ sườn tích tiếp diễn nhiều lần 
theo mùa mưa lũ 
• Đặc điểm thành phần tầng sườn tích tùy thuộc 
địa hình, dòng chảy, thường có dạng nón hình 
quạt bao quanh chân núi. 
Đặc điểm tầng sườn tích: 
Thành phần phức tạp, không tuyển lựa: sét, sét 
pha, cát pha, thường lẫn mảnh vụn, hòn đá, kích 
thước hạt không đều. Càng gần chân núi thì hạt 
càng thô. 
Hạt vật liệu không được mài tròn (hạt sắc cạnh) và 
không được tuyển lựa do khoảng cách vận chuyển 
ngắn. Thường nguồn vật liệu ban đầu là tàn tích. 
Thường không có sự phân lớp, dễ trượt theo mặt 
tầng đá nằm phía dưới. Nguồn vật liệu thường là 
các sản phẩm của tầng tàn tích, ranh giới phân biệt 
với vật liệu nguồn có thể không rõ ràng. 
Các chỉ tiêu cơ lý thường thấp: độ rỗng lớn, xốp, 
tính ép co lớn, lực dính kết thấp, tan rã nhanh 
Tác dụng xói 
mòn đất và tạo 
mương xói 
4. Các yếu tố ảnh hưởng khả năng xói mòn: 
– Cấu trúc địa chất khu vực: loại đất đá (thành phần và 
tính chất của đất đá) quyết định khả năng bị xói mòn. 
Kiến trúc, cấu tạo và tính thấm của đất đá là các tính 
chất ảnh hưởng đến khả năng bị xói mòn. Thế nằm của 
đất đá ảnh hưởng tới sự tập trung của dòng chảy  ảnh 
hưởng tới xói mòn. 
– Địa hình: độ dốc và chiều dài mái dốc càng lớn thì khả 
năng xói mòn càng cao. 
– Điều kiện khí hậu: cường độ mưa và thời gian mưa 
càng lớn thì tính xói mòn càng cao 
– Thảm thực vật: lớp phủ thực vật có vai trò bảo vệ 
sườn dốc, làm giảm tốc độ dòng chảy và giảm bớt nước 
chảy trên mặt  giảm xói mòn 
– Các hoạt động của con người 
5. Tác hại và giải pháp chống xói mòn 
Tác hại của xói mòn: 
Tạo sự phân cắt địa hình 
Làm mất lớp đất thổ nhưỡng trên mặt 
Gây phá hoại các công trình 
Giảm dung tích chứa nước của ao, hồ 
Cắt qua, làm ảnh hưởng nguồn nước 
dưới đất 
• Các giải pháp: 
– Trồng cây để bảo vệ đất bề mặt 
– Tạo bậc cho mái dốc - Làm ruộng bậc 
thang 
– Xây dựng các công trình góp nước, giữ 
nước và điều tiết nước 
– Gia cố những chỗ bị rửa xói nhiều bằng 
cách lấp các rãnh xói, đồng thời xây lát 
đá, củng cố chúng bằng các rọ đá, tấm 
bê tông, các hàng cọc, trồng cỏ bảo 
vệ 
Một số biện pháp chống xói: 
1. Trồng cây 
2. Giữ lớp phủ mùn thực vật 
3. Canh tác theo bậc, cho 
nước chảy theo đường vòng 
4. Xây kết cấu chắn nước trên 
các bậc 
5. Tạo bậc cho mái dốc 
6. Tạo các rãnh ngang trên 
sườn dốc 
7. Xây các vật chắn giữ nước 
8. Kết hợp các phương pháp 
Xếp đá làm đập ngăn nước, 
giảm tốc độ dòng chảy. 
(Photo Chisago Soil & Water Conservation District) 
Source: MALESU et al. (2007) 
Câu hỏi ôn tập 
1. Khái niệm dòng tạm thời? Các tác dụng địa chất của 
dòng tạm thời? 
2. Sườn tích là gì? Trình bày khái quát sự hình thành tầng 
sườn tích? 
3. Sườn tích là gì? Trình bày đặc điểm chung của tầng 
sườn tích? 
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xói mòn? 
5. Tác hại của xói mòn và các giải pháp chống xói? 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dia_chat_cong_trinh_chuong_2_cac_hien_tuong_dia_ch.pdf