Bài giảng Dịch tễ học (Basic epidemiology)

Tóm tắt Bài giảng Dịch tễ học (Basic epidemiology): ... SDD cao hơn 1,7 lần so với trẻ không tiêu chẩy (RR = 1,7). Tuy nhiên ta chưa thể xác định được tiêu chẩy dẫn đến suy dinh dưỡng hay là SDD dẫn đến tiêu châỷ. 7. Trong thời kỳ hơn 5 năm, tại một bệnh viện nhi đã có 15.000 bệnh nhân nhập viện. Trong đó, có 5000 trẻ nhập viện do viêm phổi và... thái được tiến hành khi o Chưa có nhiều kiến thức về vấn đề nghiên cứu o Có sự khác biệt rõ ràng giữa các quần thể nghiên cứu - độ mạnh của sự kết hợp kỳ vọng lớn o Mức độ phơi nhiễm thuần nhất ở một số khu vực - không có những yếu tố nhiễu lớn o Phơi nhiễm được đo lường ở mức độ quần t...vì nghiên cứu không đưa ra kết quả về khoảng tin cậy hay giá trị p). Có thể có nguy cơ ngụy biện sinh thái (những người sống ngay sát đường dây điện cao thế trong khu vực dân cư có thể không phải là những người có nguy cơ sinh con dị tật bẩm sinh thấp. Thêm nữa nghiên cứu không đề cập đến vi...

pdf42 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Dịch tễ học (Basic epidemiology), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à chiến 
lược thiết kế nghiên cứu phù hợp không? Nếu không, hãy đề xuất thiết kế 
nghiên cứu thay thế. 
Đáp án 2: 
Một bệnh viện phục vụ một quần thể 500.000 người. Trong 5 năm qua bệnh viện 
này đã điều trị 20 bệnh nhân bị bệnh máu trắng. Một số bệnh nhân này đang làm 
việc trong ngành công nghiệp hoá dầu, và vì vậy các bác sỹ trong bệnh viện nghi 
ngờ liệu có thể có một mối liên quan nhân quả ở đây. Để tìm hiểu khả năng này, 
họ dự kiến gửi một bộ câu hỏi đến tất cả những bệnh nhân mắc bệnh máu trắng 
mà còn sống trong tổng số 20 trường hợp điều trị tại bệnh viện trong 5 năm qua. 
Bộ câu hỏi bao gồm các câu hỏi về lối sống chẳng hạn như chế độ ăn uống, thói 
quen hút thuốc, và quá trình công tác. Hãy bình luận xem đây có phải là chiến 
lược thiết kế nghiên cứu phù hợp không? Nếu không, hãy đề xuất thiết kế 
nghiên cứu thay thế. 
Nghiên cứu này cần có nhóm so sánh. Đây là bệnh rất hiếm, do đó thiết kế 
nghiên cứu bệnh chứng là phù hợp nhất. Ngoài ra, nếu hỏi các bệnh nhân 
mới được xác định mắc bệnh sẽ tốt hơn: vì rất có khả năng sẽ có sai chệch 
 32 
trong thông tin mà người bệnh cung cấp vì các thông tin này có thể liên quan 
đến việc kéo dài tình trạng bệnh, chứ không phải phát triển bệnh. 
3. Mỗi một câu sau đây đặc tính nổi bật của một hoặc các dạng dạng nghiên 
cứu sau: cắt ngang, bệnh chứng, thuần tập lịch sử hay thuần tập tương lai. 
Chọn một hay nhiều hơn loại thiết kế phù hợp cho mỗi câu đó. 
a) Nhìn chung loại nghiên cứu này tốn kém nhất. 
b) Nhìn chung loại nghiên cứu này ít tốn kém nhất. 
c) Liên quan đến một quần thể tại một thời điểm. 
d) Thời gian đòi hỏi để tiến hành nghiên cứu ít hơn khoảng thời gian TD các đối 
tượng quan sát. 
e) Sự hiện diện của bệnh có thể đã làm thay đổi các đặc tính đang được nghiên 
cứu. 
f) Số liệu phỏng vấn có nguy cơ bị sai số nhớ lại – những người bệnh có thể 
nhớ về các sự kiện trong quá khứ tốt hơn những người khoẻ mạnh Có nhiều 
khả năng để nghiên cứu tất cả các trường hợp của một bệnh mà nhà nghiên 
cứu đang quan tâm. 
g) Cho phép nghiên cứu nhiều bệnh liên quan đến một yếu tố nguy cơ. 
Đáp án 3. 
Mỗi một câu sau đây đặc tính nổi bật của một hoặc các dạng dạng nghiên cứu 
sau: cắt ngang, bệnh chứng, thuần tập lịch sử hay thuần tập tương lai. Chọn một 
hay nhiều hơn loại thiết kế phù hợp cho mỗi câu đó. 
a) Nhìn chung chi phí tốn kém nhất A: Thuần tập tương lai 
b) Liên quan đến một quần thể tại một thời điểm. A: Nghiên cứu cắt ngang 
c) Nhìn chung loại nghiên cứu này ít tốn kém nhất A: Bệnh chứng 
d) Thời gian đòi hỏi để tiến hành nghiên cứu ít hơn khoảng thời gian theo 
dõi các đối tượng quan sát. A: Thuần tập lịch sử 
e) Sự hiện diện của bệnh có thể đã làm thay đổi các đặc tính đang được nghiên 
cứu. A: Nghiên cứu cắt ngang, nghiên cứu bệnh chứng 
f) Số liệu phỏng vấn có nguy cơ bị sai số nhớ lại – những người bệnh có thể 
nhớ về các sự kiện trong quá khứ tốt hơn những người khoẻ mạnh A: 
Nghiên cứu cắt ngang, bệnh chứng 
g) Có nhiều khả năng để nghiên cứu tất cả các trường hợp của một bệnh mà 
nhà nghiên cứu đang quan tâm. A: Thuần tập tương lai 
h) Cho phép nghiên cứu nhiều bệnh liên quan đến một yếu tố nguy cơ. A: 
Nghiên cứu cắt ngang, thuần tập lịch sử, thuần tập tương lai 
4. Bảng 3.1 có số liệu như sau: 
Phơi nhiễm 
Bệnh 
Có Không Tổng 
Có 50 300 350 
Không 50 600 650 
 33 
Tổng 100 900 1000 
a) Giả sử cho rằng các số liệu trên lấy từ nghiên cứu bệnh chứng. Hãy tính các 
chỉ số đo lường sự kết hợp phù hợp và phiên giải kết quả thu được. 
b) Giả sử cho rằng các số liệu trên lấy từ nghiên cứu thuần tập. Hãy tính các chỉ 
số đo lường sự kết hợp phù hợpvà phiên giải kết quả thu được. 
c) Hãy so sánh hai loại đo lường sự kết hợp được tính ở trên (OR và RR) và giải 
thích phù hợp. 
d) Giả sử các số liệu trên được lấy từ nghiên cứu cắt ngang. Hãy tính các chỉ số 
đo lường sự kết hợp phù hợp 
Đáp án 4. 
Bảng 3.1 có số liệu như sau: 
Phơi nhiễm 
Bệnh 
Có Không Tổng 
Có 50 300 350 
Không 50 600 650 
Tổng 100 900 1000 
OR = 
cb
da

 = 
30050
60050

 = 2 
Nguy cơ mắc bệnh do phơi nhiễm cao gấp 2 lần so với không phơi nhiễm. 
RR= 
)(
)(
bac
dca

 = 
35050
65050

 = 1,86 
Nguy cơ mắc bệnh do phơi nhiễm cao gấp 1,86 lần so với không phơi nhiễm. 
OR là một ước lượng của RR (trong nghiên cứu bệnh chứng ta không tính chính 
xác được RR). OR là một ước lượng tốt của RR khi 
 Các trường hợp bệnh được nghiên cứu là đại diện (về tiền sử phơi nhiễm) 
cho tất cả những người có bệnh trong quần thể. 
 Các trường hợp chứng được nghiên cứu là đại diện (về tiền sử phơi nhiễm) 
cho tất cả những người không có bệnh trong quần thể. 
 Bệnh nghiên cứu không xảy ra thường xuyên. Khi đó a + b ≈ b và c + d ≈ d, 
suy ra 
)(
)(
bac
dca

 ≈ 
cb
da

 hay OR ≈ RR 
Tỉ số tỉ lệ hiện mắc = RR = 1,86 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU D.TỄ HỌC 
 Sai số: 
o sự lệch đi (lớn hơn hoặc nhỏ hơn) so với giá trị thật 
 34 
o dẫn đến thiếu chính xác trong đo lường sự kết hợp và xác định nguyên 
nhân 
1. Sai số ngẫu nhiên: do ngẫu nhiên hoặc may rủi 
 Dao động sinh học 
o đặc điểm sinh học của mỗi cá thể luôn khác nhau. 
o Thậm chí đặc điểm sinh học của một cá thể khác nhau vào các thời 
điểm khác nhau 
o VD: huyếp áp, nhịp tim  
 Sai số chọn mẫu 
o DTH thường NC trên mẫu, kết quả trên mẫu luôn khác nhau giữa các 
lần chọn, và khác quần thể 
o Mẫu thường không hoàn toàn đại diện co quần thể 
o VD: Giá trị huyết áp trung bình của mẫu trong lần chọn ngẫu nhiên 
này sẽ khác lần chọn ngẫu nhiên khác 
 Sai số đo lường 
o Các đo lường khác nhau thường cho kết quả khác nhau 
o VD: khi tiến hành nghiên cứu, điều tra viên A sử dụng cân A, điều tra 
viên B sử dụng cân B, 2 cân có thể cho kết quả cân nặng khác nhau với 
cùng 1 cá thể 
 Lưu ý: 
 Không bao giờ có thể loại bỏ hoàn toàn được sai số ngẫu nhiên 
o Luôn tồn tại dao động sinh học 
o Chỉ có thể điều tra trên mẫu của quần thể 
o Không có đo lường nào hoàn toàn chính xác 
 Chỉ có thể hạn chế hay giảm ảnh hưởng 
Hạn chế Sai số ngẫu nhiên 
 Sai số chọn mẫu 
o Xác định cỡ mẫu bằng công thức chuẩn, trong đó có mức sai số chấp nhận 
(tùy thuộc vào nguồn lực và điều kiện của từng nghiên cứu) 
 Sai số đo lường 
o Chuẩn hóa phương pháp đo lường 
o Đo nhiều lần 
2. Sai số hệ thống: một cách có hệ thống 
 Có rất nhiều loại sai số hệ thống khác nhau, hơn 30 loại đã được xác định và 
đặt tên 
 Hai nhóm chính 
 35 
 Sai số chọn (chú ý phân biệt với sai số chọn mẫu) 
 Xảy ra khi có sự khác biệt có hệ thống (đồng loạt) giữa những 
người được chọn vào nghiên cứu và không được chọn vào nghiên 
cứu 
 Tình trạng bệnh hoặc phơi nhiễm được nghiên cứu có thể ảnh 
hưởng đến khả năng được chọn vào nghiên cứu 
 Ví dụ 2 phần Giới thiệu: Hiệu ứng công nhân khỏe mạnh. Tình 
trạng phơi nhiễm đòi hỏi công nhân tham gia phải là người khỏe 
mạnh 
 Những người nghiện thuốc lá thường có xu hướng từ chối tham gia 
các nghiên cứu về tác hại của thuốc lá 
Kiểm soát sai số chọn 
o Xác suất được chọn tham gia hoặc theo dõi trong nghiên cứu là như 
nhau 
 VD: với hiệu ứng công nhân khỏe mạnh, chỉ nghiên cứu những 
công nhân làm tại công trường, và so sánh nhóm công nhân có mức 
phơi nhiễm khác nhau 
o Có phương pháp để đảm bảo tỉ lệ được tham gia hay theo dõi cao 
 Sai số đo lường (chú ý phân biệt với sai số đo lường ngẫu nhiên) 
o Xảy ra khi đo lường hay phân loại tình trạng bệnh và phơi nhiễm 
không chính xác 
 Xếp lẫn: có bệnh thành không bệnh, có phơi nhiễm thành không 
phơi nhiễm 
 Sai số nhớ lại: một số tình trạng, người có bệnh nhớ lại tốt hơn 
người không bệnh 
o VD: điều tra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm so sánh giữa 
người bị và không bị ngộ độc, tỉ lệ người bị ngộ độc có thể kể 
chính xác loại thức ăn đã ăn trước đây cao hơn những người 
không bị 
 Sai số điều tra viên: mức độ chi tiết trong quá trình phỏng vấn khác 
nhau giữa các nhóm phơi nhiễm hoặc nhóm bệnh 
o VD: điều tra viên có thể chủ định hỏi chi tiết hơn về tiền sử sử 
dụng rượu bia ở những người bị ung thư thực quản so với những 
người không bị. 
Kiểm soát sai số đo lường hệ thống 
o Xếp lẫn 
 Sử dụng công cụ và phương pháp đo lường bệnh và phơi nhiễm 
chuẩn hóa 
o Sai số nhớ lại 
 Sử dụng phương tiện hỗ trợ nhớ lại: lịch thời gian, hình ảnh sản 
phẩm, sự kiện 
 36 
 Hạn chế khoảng thời gian nhớ lại 
o Sai số điều tra viên 
 Làm mù: điều tra viên không biết tình trạng bênh/phơi nhiễm của 
đối tượng NC 
3. Nhiễu 
Yếu tố thứ 3 làm lệch đi (nhiễu) sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh 
Đặc điểm của yếu tố nhiễu 
 Là yếu tố nguy cơ của bệnh và độc lập với phơi nhiễm (nguy cơ ở cả nhóm 
có và không phơi nhiễm 
 Có liên quan đến phơi nhiễm, nhưng không phải là hậu quả của phơi nhiễm 
Ví dụ: Tử vong do va chạm xe hơi 
 Tử vong 
 Có Không Tổng 
Đeo dây an toàn 
Không 350 79,650 80,000 
Có 75 59,925 60,000 
5,3
000.8075
000.60350
000.60
75
000.80
350



RR 
Kiểm soát yếu tố nhiễu 
 Ngẫu nhiên hóa: 
o Đối tượng nghiên cứu được phân bổ ngẫu nhiên vào nhóm có và không 
phơi nhiễm. Khi đó các đặc điểm (yếu tố thứ 3) phân bố đều nhau ở cả 
hai nhóm. 
 Giới hạn 
o Chỉ tiến hành nghiên cứu ở một nhóm đối tượng mang đặc điểm của 
yếu tố thứ 3. 
 Ghép cặp: 
o Tương ứng với mỗi trường hợp có đặc điểm của yếu tố thứ 3 ở nhóm 
bệnh sẽ có 1 trường hợp có cùng đặc điểm của yếu tố thứ 3 ở nhóm 
chứng. Khi đó các đặc điểm (yếu tố thứ 3) phân bố đều nhau ở cả hai 
nhóm. 
 Phân tầng 
o Phân tích theo từng tầng của yếu tố thứ 3 
Bài 04: Tính Nguyên Nhân Trong Dịch Tễ Học 
Những người không đeo dây an toàn có 
nguy cơ tử vong cao gấp 3,5 lần những 
người có đeo dây an toàn 
 37 
1. Khái niệm nguyên nhân 
 Sự kiện, điều kiện, đặc tính hay tập hợp của nhiều yếu tố đóng vai trò 
quan trọng trong việc sinh ra bệnh 
 Nguyên nhân xảy ra trước bệnh 
 Nguyên nhân đủ: có nó chắc chắn có bệnh 
 Nguyên nhân cần: không có nó, không có bệnh 
 Nguyên nhân đủ không phải luôn là một yếu tố, mà thường gồm nhiều 
thành phần, trong đó có thành phần “cần” 
 Khi can thiệp không cần thiết phải xác định tất cả các thành phần, tác 
động vào mỗi thành phần có thể góp phần hạn chế được bệnh. 
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ 
 Nhiều nguyên nhân không phải là đủ cũng không phải là cần, vd: hút 
thuốc 
 Yếu tố nguy cơ, thuật ngữ thường dùng để chỉ yếu tố có sự kết hợp dương 
tính với sự xuất hiện bệnh 
 Một yếu tố nguy cơ có thể liên quan đến nhiều bệnh 
 Một bệnh có thể liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ 
3. Sự kết hợp căn nguyên 
 Trong DTH: 
o Sự kết hợp căn nguyên là sự kết hợp mà trong đó khi có thay đổi 
của phơi nhiễm sẽ dẫn đến thay đổi tương ứng của bệnh. (làm gia 
tăng/giảm đi xác suất xuất hiện bệnh) 
4. Quy trình xác định căn nguyên 
Từ giá trị đo lường sự kết hợp 
a. Có do sai số hệ thống không? 
• Có  sự kết hợp có được là do sai số 
• Không  bước 2 
b. Có do nhiễu không? 
• Có  sự kết hợp có được là do nhiễu 
• Không  bước 3 
c. Có do ngẫu nhiên không? 
• Có  sự kết hợp có được là do ngẫu nhiên 
• Không  bước 4 
d. Có thể là nguyên nhân không? 
• Áp dụng các tiêu chí xác định căn nguyên 
5. Các tiêu chí xác định căn nguyên 
a. Mối liên hệ thời gian 
o Yếu tố xảy ra trước hay sau khi xuất hiện bệnh? 
b. Tính hợp lý 
o Có phù hợp với những hiểu biết đã có? 
c. Tính nhất quán 
o Phát hiện (sự kết hợp) có được lặp lại trong các nghiên cứu khác 
d. Độ mạnh 
 38 
o Độ mạnh sự kết hợp là bao nhiêu? 
e. Quan hệ liều lượng và đáp ứng 
o Khi thay đổi phơi nhiễm, có thấy thay đổi bệnh? 
f. Tính thuận nghịch 
o Nguy cơ thay đổi như thế nào khi loại bỏ/chấm dứt phơi nhiễm 
g. Thiết kế nghiên cứu 
o Kết quả có dựa trên thiết kế nghiên cứu tốt? 
h. Phán xét bằng chứng 
o Có bao nhiêu loại bằng chứng cho ra kết quả 
Bài 05: Dịch tễ học và dự phòng 
Các cấp độ dự phòng 
Cấp độ dự phòng Giai đoạn của bệnh Đối tượng đích 
Căn nguyên Các điều kiện sâu xa dẫn đến nguyên nhân 
Tất cả cộng đồng và nhóm 
chọn lọc 
Cấp một Các yếu tố nguyên nhân đặc hiệu 
Tất cả cộng đồng, các nhóm 
chọn lọc và những người 
khoẻ mạnh 
Cấp hai Giai đoạn sớm của bệnh Bệnh nhân 
Cấp ba Giai đoạn muộn (điều trị, phục hồi) Bệnh nhân 
 Dự phòng cấp 0: dự phòng căn nguyên 
o Phòng phát triển những nguy cơ mà làm tăng lên tình trạng mắc bệnh 
o Không để xảy ra những yếu tố nguy cơ cho sức khoẻ do đời sống, xã hội, 
kinh tế văn hoá tạo nên 
o Giai đoạn: chưa có bệnh 
o Đối tượng: cộng đồng 
 Dự phòng cấp 1 
o Mục đích: dự phòng không để bệnh xảy ra/giới hạn các trường hợp mới 
mắc, qua việc kiểm soát các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ 
o Giai đoạn: chưa có bệnh 
o Đối tượng: cộng đồng, nhóm nguy cơ cao 
 Dự phòng cấp 2 
o Giảm các hậu quả của bệnh tật thông qua chẩn đoán và điều trị sớm bệnh 
o Giao đoạn: bệnh mới xuất hiện, chưa có biến chứng/diễn biến nghiêm 
trọng 
o Đối tượng: người bệnh 
 39 
o Bao gồm các biện pháp thực thi đối với các cá thể và cộng đồng để phát 
hiện sớm, kịp thời và can thiệp có hiệu quả 
 giảm hiện mắc 
o Phương pháp phát hiện chẩn đoán bệnh sớm phải an toàn và chính xác 
o Có biện pháp can thiệp sớm và hiệu quả 
 Dự phòng cấp 3 
o Giảm sự tiến triển hoặc biến chứng của bệnh, đây là tác động quan trọng 
của điều trị và phục hồi chức năng. 
o Giai đoạn: đã có bệnh 
o Đối tượng: bệnh nhân 
 Giảm gánh nặng của bệnh đối với bệnh nhân 
o Gồm các phương pháp làm giảm sự suy yếu và tàn phế để làm giảm mức 
thấp nhất hậu quả bệnh tật. 
o Dự phòng cấp ba thường gặp khó khăn trong phân biệt với điều trị, nhất là 
trong điều trị bệnh mãn tính, mục tiêu trong trường hợp này là phòng 
ngừa bệnh tái phát. 
So sánh hai chiến lược dự phòng 
Dự phòng cộng đồng Dự phòng cá nhân 
 Ưu điểm: 
o Toàn diện 
o Tiềm năng lớn cho cộng đồng 
o Thích hợp trong khía cạnh thay 
đổi hành vi 
 Ưu điểm: 
o Thích hợp với cá nhân 
o Khuyến khích chủ thể 
o Khuyến khích các nhà điều trị 
o Tỷ số lợi ích-nguy cơ cao 
 Nhược điểm: 
o Hiệu quả thấp đối với cá nhân 
o Thiếu khuyến khích chủ thể 
o Thiếu khuyến khích các nhà lâm 
sàng 
o Tỷ số lợi ích-nguy cơ thấp 
 Nhược điểm: 
o Khó khăn trong việc xác định 
những cá thể có nguy cơ cao 
o Hiệu quả tạm thời 
o Hiệu quả hạn chế 
o Không thích hợp trong khía cạnh 
thay đổi hành vi 
 40 
Sơ đồ lịch sử tự nhiên của bệnh và dự phòng
Mức
độ dự
phòng
Giai
đoạn
bệnh
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3Căn 
nguy
ên
Cảm 
thụ
Tiền lâm 
sàng
Lâm sàng Khỏi-Tàn phế
Loại
can
thiệp
GD 
SK
Phát 
hiện và 
ĐT sớm
Điều trị và phục hồi chức 
năng
18
Những cân nhắc khi thiết lập chương trình xét nghiệm sàng tuyển 
1. Là một vấn đề sức khoẻ quan trọng vì sàng tuyển đòi hỏi nhiều kinh phí, 
nhân lực và các nguồn lực khác, nên nó chỉ được tiến hành khi sàng tuyển 
sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ tàn phế và tử vong. 
2. Là bệnh có phương pháp điều trị có hiệu quả sau khi bệnh được chẩn 
đoán. Mục đích của sàng tuyển là phòng tàn phế hay tử vong hay cả hai. 
Do đó, nếu chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, không nên tiến hành 
chương trình sàng tuyển. 
3. Có các điều kiện, phương tiện chẩn đoán và điều trị. Nhiều chương trình 
sàng tuyển có ít hiệu quả vì khi lập kế hoạch người ta không chú ý đến cơ 
chế phù hợp và có hiệu quả để theo dõi và điều trị những người có kết quả 
dương tính. 
4. Có thời kỳ yên lặng rõ ràng hay giai đoạn có triệu chứng sớm. 
o Vì bệnh ung thư phổi có tiên lượng xấu, người ta rất quan tâm đến việc 
phát hiện sớm bệnh ung thư nhằm nâng cao tỷ lệ sống sót. (Nhiều 
nghiên cứu cho thấy rằng, các chương trình sàng tuyển đối với bệnh 
ung thư phổi là không có hiệu quả). 
5. Phải có xét nghiệm sàng tuyển thích hợp. 
6. Xét nghiệm sàng tuyển phải được cộng đồng chấp nhận. 
o Soi trực tràng là một phương pháp có hiệu quả để phát hiện sớm ung 
thư trực tràng. (Nhiều người không muốn làm xét nghiệm này  hạn 
chế sự đóng góp của phương pháp soi trực tràng vào việc khống chế 
bệnh ung thư trực tràng). 
 41 
7. Phải có lịch sử tự nhiên của bệnh rõ ràng, từ khi bị bệnh chưa có triệu 
chứng đến khi có triệu chứng rõ ràng. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất 
để xác định tính khả thi của sàng tuyển. 
8. Phải có chủ trương và đường lối rõ ràng trong việc điều trị bệnh nhân sau 
khi được phát hiện. 
9. Giá thành (bao gồm cả chẩn đoán và điều trị) phải phù hợp với chi phí 
chăm sóc và điều trị toàn bộ. 
o Bất cứ một chương trình sàng tuyển nào cũng gây ra một gánh nặng 
cho hệ thống y tế. 
o Những bệnh đòi hỏi phải có sự theo dõi giám sát thường xuyên (như 
lao, đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng nhãn áp). Do đó kinh phí điều 
trị và những biến chứng có thể xảy ra cũng phải được tính toán vào 
chương trình sàng tuyển. 
Bài tập 5: Sai số và dự phòng 
1. Trong một nghiên cứu về mối liên quan giữa tình trạng uống rượu và ung thư gan , nhóm 
nghiên cứu chọn 200 người bị ung thư gan và 200 người không bị ung thư gan .Nhóm 
nghiên cứu ghi nhận thói quen uống rượu của các đối tượng nghiên cứu trong vòng 2 năm 
gần đây thông qua phỏng vấn đối tượng nghiên cứu 
a. Đây là loại thiết kế NC gì ? giải thích. 
Giải a.Nghiên cứu bệnh chứng ( vì có nhóm bệnh và nhóm chứng ) 
b. Yếu tố nào có nhiều khả năng xảy ra nhất trong NC có thể ảnh hưởng đến kết quả NC 
ở giai đoạn này ? hãy đề xuất phương pháp có thể hạn chế loại sai số đó 
b.- Yếu tố ảnh hưởng : Phỏng vấn đối tượng có lúc quên hoặc do sai số nhớ lại do 
điều tra viên làm sai lệch kết quả 
 - Đề xuất : cần làm mù đối tượng 
Bằng những phương pháp thích hợp , hạn chế được tối đa sai số có thể xảy ra .Nhóm 
NC ghi nhận được ,trong số 200 người bị ung thư gan có 160 người uống rượu nhiều ( 
> 7 ly/tuần ) và trong số 200 người không bị ung thư gan chỉ có 60 người uống nhiều 
rượu ( > 7 ly/tuần ) 
c. Tính giá trị loại đo lường sự kết hợp phù hợp và đưa ra kết luận 
c. OR = 
6040
140160
x
x = 9,3 
K.Luận : qua kết quả ta thấy những 
người uống rượu nhiều có nguy cơ ung 
thư gan cao gấp 9,3 lần so với những 
người uống rượu ít 
Tiến hành phân tích sâu thêm ,nhóm NC phát hiện ra , trong số những người bị ung 
thư gan ,nam giới chiếm 75 % .Trong khi đó,ở nhóm không bị ung thư gan , nam giới 
chỉ chiếm 25%.Trong số 150 nam giới bị ung thư gan ,có 100 người uống nhiều rượu ; 
và chỉ có 10 người uống nhiều rượu trong số 50 nam giới không bị ung thư gan .Ở nữ 
 Bệnh 
 Có Không 
Uống 
rượu 
nhiều 160 60 
Ít 40 140 
 200 200 
 42 
giới ,có 40 người uống nhiều rượu trong tổng số 50 người bị bệnh ; và có 50 người 
uống nhiều rượu trong tổng số 150 người nữ không bị bệnh 
d. Khác biệt về thành phần nam và nữ có ảnh hưởng đến kết luận đưa ra ở trên không ? 
- Nếu có , giải thích vì sao ? Làm thế nào để loại bỏ ảnh hưởng do khác 
biệt về thành phần nam nữ ? sau khi loại bỏ ảnh hưởng này , kết luận 
đưa ra là như thế nào ? 
- Nếu không ,giải thích vì sao? 
d. 
 Nam : OR = 
1050
40100
x
x = 8 Nữ : OR = 
5010
10040
x
x = 8 
K.luận : Uống rượu nhie62i có nguy cơ ung thư gan giữa nam và nữ cao gấp 8 
lần so với những người uống rượu ít 
2. Hãy đưa ra các biện pháp dự phòng ( cấp 0,1, 2 và 3 ) đối với tình trạng /bệnh sau đây 
a. Cúm H5N1 ở người 
b. Đuối nước ở trẻ em 
c. Cao HA ở người cao tuổi 
 2a. Cúm H5N1 2b. Đuối nước ở trẻ em 2c. Cao HA ở người cao 
tuổi 
Cấp 0: - VS chuồng trại, tiêm phòng 
- tuyên truyền ,GDSK 
- tuyên truyền ,GDSK 
- tuyên truyền ,GDSK 
Cấp 1: - Không tx với gia cầm chết 
-Khg ăn thịt gia cầm chưa nấu 
chín 
- Đeo khẩu trang khi tx 
- lập điểm trông coi 
- gởi trường MN-MG 
- tập bơi 
- Ăn uống điều độ 
Cấp 2: - Phát hiện sớm 
- Điều trị kịp thời 
- Phát hiện sớm – xử lý 
- Chuyển đến cơ sở y tế gần 
nhất 
- Đtrị sớm ,sử dụng thuốc 
h. lý 
KSK định kỳ 
Cấp 3: - Điều trị - PHCN - Điều trị tích cực tại tuyến 
BV 
- Điều trị tích cực , cần 
phối hợp với nhiều biện 
pháp 
 Bệnh 
 Có Không 
Nam nhiều 100 10 Ít 50 40 
 150 50 
 Bệnh 
 Có Không 
Nữ nhiều 40 50 Ít 10 100 
 50 150 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dich_te_hoc_basic_epidemiology.pdf