Bài giảng Điều dưỡng hồi sức cấp cứu - Chăm sóc mở khí quản và chăm sóc người bệnh có mở khí quản

Tóm tắt Bài giảng Điều dưỡng hồi sức cấp cứu - Chăm sóc mở khí quản và chăm sóc người bệnh có mở khí quản: ... và xoay đẩy nhẹ vào trongkhí quản chođến tận vành ống thông ‒ Rút nòng thông ra , còn lại là phần trong của canule. Kiểm tra lại đặt đúng vào khí quảnhay chưa bằng cách dùng sợi chỉ đặt trước miệng lỗ thông, nếu vào đúng khí quản sợi chỉ sẽ lay động theo nhịp thở bệnh nhân, nếu sai vị...p thiếu máu nuôi tại thành khí quản. Suy giảm khả năng trao đổi khí Nguyên nhân ‒ Hít máu vào đường thở, đàm nhớt ở vùng hầu họng, hít chất nôn ói ‒ Tăng tiết đàm nhớt ở khí phế quản ‒ Mất khả năng ho và hít thở sâu ‒ Hạn chế giãn nở lồng ngực từ sự bất động ‒ Do những nguyên nhân khác... ‒ Che lại lỗ mở khí quản và gia tăng thời gian che ống. Hướng dẫn người bệnh cách thở hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng khi che lỗ mở khí quản lại, cách khạc đàm, cách ho. ‒ Cung cấp thông tin cho người bệnh: sau khi rút người bệnh sẽ được băng kín vết thương nơi lỗ mở khí quản, nhưng ...

pdf28 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Điều dưỡng hồi sức cấp cứu - Chăm sóc mở khí quản và chăm sóc người bệnh có mở khí quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh như sau: 
1) Thì một : 
‒ Rạch da ngay chính giữa cỗ theo chiều dọc , bắt đầu dưới sụn nhẫn , chiều 
dài đường rạch khoảng 3cm (đường rạch này phải thật đúng đường giữa) 
‒ Tuần tự cắt các cơ da cổ và bóc tách các cơ thành trước cỗ để đến khí 
quản. Dao vừa rạch, ngón trỏ vừa thám sát tìm xem đến khí quản chưa, 
chính ngón tay trỏ có nhiệm vụ đưa đường , bóc tách đến lớp nào người 
phụ dùng farabeuf di chuyến đến lớp đó 
2) Thì hai : 
‒ Khi đã vào khí quản, xác định đã vào khí quản chưa bằng cách dùng bơm 
tiêm đâm vào và hút ra thấy hơi . Ngón cái và ngón thứ 3 bàn tay trái đặt ở 
2 bên sụn giáp, cầm lấy và giữ thật yên thanh quản. Ngón tay trỏ tìm bờ 
dưới sụn nhẫn (mốc quan trọng) đồng thời cũng xác định các vòng sụn khí 
quản (hơi khó tìm ở trẻ em , người béo phì hay phù nề vùng cổ). Người 
phụ dùng banh farabeuf banh mép tất cả các lớp đã phẫu tích để lộ trần 
khí quản cho người mỗ lấy dao rạch khí quản, cắt đứt vòng sụn 1-2. Chiều 
dài đường rạch khoảng 1,5cm. Chú { đường rạch theo đúng đường giữa, 
tránh lêch sang 1 bên. 
‒ Khi vào khí quản sẽ nghe tiếng thở rít , khí thở ra có thể làm phun ra máu , 
dịch tiết ... nên lúc này tạm thời lấy ngón cái bịp tạm lại , hay có thể dùng 
máy hút , hút sạch dịch tiết , máu 
10 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
3) Thì 3: 
‒ Lắp ống thông khí quản vào. Thoạt đầu ống 
thông ngoài nằm ngang, đầu nòng thông lọt 
qua vết rạch rồi nâng bờ trái của đường 
rạch khí quản. Sau đó nâng ống thông cho 
đến đường giữa cổ và xoay đẩy nhẹ vào 
trongkhí quản chođến tận vành ống thông 
‒ Rút nòng thông ra , còn lại là phần trong 
của canule. Kiểm tra lại đặt đúng vào khí 
quảnhay chưa bằng cách dùng sợi chỉ đặt 
trước miệng lỗ thông, nếu vào đúng khí 
quản sợi chỉ sẽ lay động theo nhịp thở bệnh 
nhân, nếu sai vị trí thì sợi chỉ đứng yên, khi 
đó cần kiểm tra lại. Bóp bóng cố định ống 
thông. 
4) Thì 4: 
‒ Khâu da xung quanh ống thôn, chèn 1 lớp 
gạc vào giữa đầu ống và da. 
‒ Buộc dây cố định ống thông quanh cổ, 
không quá chặt, vừa đút lọt 1 ngón tay. 
11 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
5. Các tai biến trong mổ. 
 Một số thiếu sót kỹ thuật: 
- Đi nhầm vào thực quản ở phía sau, khi người phụ kéo cả khí quản 
lệchsang bên. 
- Chọc thủng cả thành sau khí quản khi người mổ không giới hạn độ 
dài đầumũi dao. 
- Không cho canun vào được vì vướng phải đầu các vành sụn. 
 Ngừng tim, ngừng thở đột ngột. 
 Chảy máu nặng: thường máu chảy ra từ các tĩnh mạch. Nếu máu 
không tự cầm lại được thì cầm máu bằng kìm kẹp lại rồi buộc, hoặc 
nhét một bấc gạc vào vết mổ. 
 Người bệnh vẫn khó thở 
- Kiểm tra lại canun xem có đúng vị trí không. 
- Nếu canun ở đúng chỗ thì có thể lỗ canun bị bịt bởi màng giả, 
hoặc chấtnhầy: phải lấy bỏ màng giả hoặc hút các chất nhầy để khai 
thông đường thở. 
12 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
6. Chăm sóc sau mổ. 
Chăm sóc sau mổ quyết định kết quả của thủ thuật và giúp tránh 
biếnchứng sau mổ: 
+ Cho người bệnh nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi (tư thế Fowler). 
Phủ trước canun một lớp gạc mỏng có tẩm dầu thơm (dầu khuynh 
diệp...). 
+ Cho người bệnh nằm ở trong buồng có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, 
nếutrời hanh khô thì làm ẩm không khí trong buồng nhờ nồi nước sôi có 
dầu khunh diệp, rượu... 
+ Nếu có nhiều chất đờm, rãi, nhày, người bệnh thở khò khè thì cần hút 
bằng máy hút hoặc bơm tiêm có lắp ống cao su mềm vô trùng. 
+ Hàng ngày thay rửa ống thông trong. 
+ Sau ngày thứ 3 hoặc thứ 4, hàng ngày có thể rút ống thông ngoài ra, 
lau chùi sạch vết mổ và thay ngay một canun khác vào. Cần chú { khi rút 
ốngthông ngoài có thể không cho vào trở lại được. Do đó cần chuẩn bị 
sẵnphương tiện mở khí quản để cấp cứu kịp thời. 
13 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
7. Các biến chứng có thể gặp sau khi mở khí quản. 
‒ Biến chứng chảy máu nặng. 
‒ Nhiễm trùng nặng: gồm có: 
• Nhiễm trùng khí - phế quản gây tử vong. 
• Nhiễm trùng tại chỗ vết mổ: loét có mủ. 
• Viêm loét khí quản do mang canun lâu ngày. 
‒ Sẹo chít hẹp khí quản. 
‒ Lỗ rò khí quản - thực quản. 
‒ Tụt canun gây ngạt thở. 
‒ Tràn khí dưới da, tràn khí trung thất. 
8. Rút canun. 
‒ Về nguyên tắc, sẽ rút canun khi đường thở tự nhiên được thông thương. 
Như vậy không có một thời hạn nhất định. Tuy nhiên nên cố gắng rút 
canuntrong tuần lễ đầu, vì càng để lâu càng có nhiều biến chứng. 
‒ Từ ngày thứ 6, 7 trở đi, sau khi giải quyết tốt bệnh nguyên, tình trạng toàn 
thân và phổi tốt, nếu canun có cửa sổ thì bịt thử lại với mức độ tăng dần 
lên, người bệnh vẫn thở tốt thì có chỉ định rút canun ra, trước khi rút 
canun cần cho an thần. Sau rút canun cần theo dõi sát để cấp cứu kịp thời. 
Khôngnên để quá lâu vì người bệnh sẽ quen với canun và có thể bị rò khí 
quản, hẹp khí quản sau này. Sau khi rút canun, vết mổ sẽ đầy dần. 
14 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ MỞ KHÍ QUẢN 
NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH 
Trước thủ thuật: 
‒ Điều dưỡng nhận định về hô hấp, tình trạng nghe, khả năng ngôn ngữ, khả năng 
viết của người bệnh để chọn lọc phương pháp giao tiếp sau khi mở khí quản. 
‒ Nhận định tình trạng hiểu biết về thủ thuật, giao tiếp, và sự lo âu của người 
bệnh. 
Sau thủ thuật: 
‒ Nhận định về tần số thở, nhịp điệu thở, thở sâu, kiểu thở 
‒ Nhận định sự di động của lồng ngực, tình trạng ho, số lượng và chất tiết qua mở 
khí quản, hút đàm. Nhận định khí máu động mạch PaO2, PaCO2, SaO2. 
‒ Kiểm tra vùng đặt canule về chảy máu, sưng nề, tràn khí dưới da quanh vùng cổ 
‒ Kiểm tra áp lực bóng chèn mỗi tua trực. Kiểm tra nơi cột dây có quá chặt hay 
quá lỏng, nên để ngón tay số 2 dưới dây vừa khít là tốt. 
‒ Nghe phổi mỗi giờ hay trước và sau hút đàm để nhận định tình trạng thông khí 
của người bệnh. Nhận định tình trạng phát âm của người bệnh. 
‒ Kiểm tra dò khí qua mở khí quản, kiểm tra băng thấm dịch hay máu, dấu hiệu 
nhiễm trùng, mủ, phù nề, nhiệt độ, bạch cầu, VS. 
‒ Nhận định tình trạng viêm phổi, rối loạn nhịp thở, dấu hiệu ho, đau ngực, mạch 
nhanh, dấu hiệu khó thở, tri giác, huyết áp. 
15 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
CHẨN ĐOAN ĐIỀU DƯỠNG 
Người bệnh mở khí quản có bóng chèn: 
‒ Có chỉ định trong thở máy và bảo vệ đường thở, giúp thông thương 
giữa đường thở trên và dưới, giúp chất tiết, thức ăn không lọt vào 
khí quản nhưng nó không tham gia giữ ống mở khí quản. 
‒ Khi bơm bóng chèn sẽ kín sự thông thương giữa ống ngoài canula và 
thành khí quản. 
‒ Áp lực trong bóng chèn không vượt quá 20cm H2O. 
‒ Cần theo dõi tình trạng chèn ép thiếu máu nuôi tại thành khí quản. 
Suy giảm khả năng trao đổi khí 
Nguyên nhân 
‒ Hít máu vào đường thở, đàm nhớt ở vùng hầu họng, hít chất nôn ói 
‒ Tăng tiết đàm nhớt ở khí phế quản 
‒ Mất khả năng ho và hít thở sâu 
‒ Hạn chế giãn nở lồng ngực từ sự bất động 
‒ Do những nguyên nhân khác: béo phì, mất nước, viêm phổi, tràn khí 
16 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG 
Can thiệp điều dưỡng: 
‒ Theo dõi dấu chứng sinh tồn, nhận định màu sắc đàm, theo dõi choáng, 
chảy máu, suy hô hấp, biến chứng của mở khí quản. 
‒ Lượng giá vết thương trong suốt mỗi phiên trực, và ghi hồ sơ cẩn thận 
về chảy máu, mủ, tình trạng mô chung quanh, quan sát da dưới canule. 
‒ Chăm sóc canule mỗi khi ẩm ướt hay mỗi phiên trực, rửa vết thương 
khi ẩm ướt, rửa nòng trong mỗi 4 giờ. Bảo đảm vô khuẩn khi hút đàm. 
Ngay sau khi mở khí quản: 
‒ Điều dưỡng phải hút đàm nhớt thường xuyên. Nên hút 5-10 lần trong 
3-4 giờ đầu. Lượng giá nồng độ oxy trong máu qua khí máu động mạch, 
SaO2. Đánh giá tình trạng tắc nghẽn đàm nhớt như dấu hiệu khó thở, 
tím tái, Nghe phổi trước và sau khi hút đàm. 
‒ Hút đàm: nên cung cấp oxy trước khi hút. Ống hút nhỏ hơn canule. Hút 
không quá 10 giây/lần (vì mỗi lần hút áp lực oxy giảm xuống 30mm Hg). 
Ngưng hút ngay khi người bệnh có dấu hiệu suy giảm hô hấp, trong lúc 
hút cho người bệnh bị nghẹt đàm mà có dấu hiệu thiếu oxy thì điều 
dưỡng cung cấp oxy ngay khi hút bằng 5 hơi dài qua bóp bóng oxy ẩm. 
17 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
‒ Cung cấp oxy cho người bệnh: bằngoxy ẩm, ấm, tránh biến chứng 
khô phổi, xẹp phổi. Duy trì đủ độ ẩm để loãng đàm giúp hút đàm dễ 
dàng, nếu cần thì bơm vào canule 5-10 ml nước muối sinh l{ trước 
khi hút đàm. 
‒ Nên cho người bệnh tập vật l{ trị liệu lồng ngực tùy theo tình trạng 
người bệnh và l{ do mở khí quản. 
‒ Người bệnh thở máy hay điều trị thở ngắt quãng nên dùng canule có 
bóng chèn. Thường áp lực bóng chèn không quá 25cm H2O hay 
20mmHg. 
‒ Cho người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên. 
‒ Cung cấp đủ nước cho người bệnh. 
‒ Duy trì nhiệt độ bình thường. 
‒ Cung cấp đủ oxy cho người bệnh. 
‒ Tình trạng nhiễm trùng phổi do lỗ mở khí quản ra da 
‒ Nguyên nhân: do hút đàm không đảm bảo vô khuẩn, viêm nhiễm 
chung quanh chân da dưới ống mở khí quản do ẩm ướt, do thay 
băng không vô khuẩn, do quá nhiều đàm nhớt. 
18 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
Chăm sóc sau khi đặt: 
‒ Quan sát chảy máu hay mạch đập ở canule. Tránh dùng bình phun, bột 
phấn, che gạc hoặc giấy mỏng có chứa cotton tránh người bệnh hít 
ngoại vật vào đường thở. Cẩn thận khi cạo râu hay cắt tóc cho người 
bệnh tránh lông tóc rớt vào khí quản. Gạc dùng che chân mở khí quản 
nên cắt trước hay dùng gạc không bị tưa chỉ. 
‒ Nguy cơ sút canule do sút dây cố định: Cột dây có gút, độ căng của gút 
vừa đủ để được 2 ngón tay cách giữa da và dây cột. Tránh để nút cột ở 
vùng động mạch cảnh hay gáy người bệnh. Quan sát da có bị dị ứng 
dây, dấu dây tì đè vào cổ. Lưu { là khi thay dây cột cần cột an toàn dây 
mới trước khi cắt dây cũ. 
‒ Trong trường hợp sút canule: điều dưỡng nên kêu gọi người đến giúp 
nhưng đồng thời dùng kềm banh rộng lỗ mở, cho thở oxy hỗ trợ trước 
khi có người đến đặt lại canule mới. 
‒ Lo lắng do không giao tiếp bằng lời, do sợ lỗ mở trên cổ: Lượng giá mức 
độ lo lắng người bệnh, giải thích cách hút đàm tạo sự tự tin cho người 
bệnh. Do người bệnh không giao tiếp bằng lời được nên cung cấp cho 
người bệnh các dụng cụ giao tiếp: giấy, bút, phấn, bảng, chuông gọi. Có 
thể giao tiếp qua dấu hiệu, người bệnh cần được học tập điệu bộ trước 
mổ. 
19 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
Chăm sóc hồi phục: 
‒ Hướng dẫn người bệnh dùng tay che canule để nói nhưng cẩn thận 
không thực hiện với những người bệnh nặng, khó thở. 
‒ Nguy cơ suy dinh dưỡng do khó nuốt 
‒ Phát hiện sớm dấu mất nước, suy dinh dưỡng. Truyền dịch hay ăn 
qua ống thông dạ dày hay bằng miệng. Theo dõi cân nặng người 
bệnh mỗi ngày và lượng nước xuất nhập. 
‒ Nếu ăn qua ống thông dạ dày nên bơm bóng chèn trước khi ăn và xả 
bóng sau khi ăn 15 phút. Người bệnh phải nằm đầu cao khi ăn và giữ 
tư thế đó sau khi ăn 30 phút. Nếu người bệnh nặng, hôn mê nên 
cho thức ăn nhỏ giọt qua sonde. 
‒ Đánh giá khả năng nuốt. Kiểm soát và cung cấp dinh dưỡng đủ cho 
người bệnh, để giúp người bệnh ngon miệng nên cho người bệnh 
ngửi, nhìn, nếm thức ăn trước khi ăn. Cho người bệnh uống nhiều 
nước giúp loãng đàm. 
20 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
Tập cho người bệnh trước khi rút ống mở khí quản 
‒ Khuyến khích và hướng dẫn người bệnh tham gia tự thở qua mũi. 
‒ Đầu tiên nên cho người bệnh che ống mở khí quản 5-20 phút tùy 
thuộc vào tình trạng hô hấp, tự tin của người bệnh. Sau đó tăng dần 
thời gian cho người bệnh thích nghi và giảm lo sợ, theo dõi tình trạng 
oxy máu người bệnh. 
Chuẩn bị rút canule 
‒ Lượng giá khả năng thở, hiệu quả ho, phản xạ nuốt của người bệnh. 
‒ Phúc trình bất kz triệu chứng bất thường của bệnh cho thầy thuốc. 
‒ Che lại lỗ mở khí quản và gia tăng thời gian che ống. Hướng dẫn người 
bệnh cách thở hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng khi che lỗ mở 
khí quản lại, cách khạc đàm, cách ho. 
‒ Cung cấp thông tin cho người bệnh: sau khi rút người bệnh sẽ được 
băng kín vết thương nơi lỗ mở khí quản, nhưng nếu người bệnh có 
khó thở hay nhiều đàm nhớt thì vẫn có thể mở ra để thở. 
‒ Người bệnh sẽ lành vết thương sau 1-2 tuần nếu chăm sóc và dinh 
dưỡng tốt. Kiểm tra lại và chắc chắn người bệnh thực hành được 
chăm sóc và an tâm sau khi rút. 
21 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
‒ Chuẩn bị dụng cụ cấp cứu hô hấp, hút đàm nhớt thật kỹ, tháo dây cố 
định an toàn, rút canule nhanh. Có thể hút đàm qua lỗ mở, cho người 
bệnh thở oxy, nằm tư thế Fowler hay ngồi dậy. Công tác tư tưởng cho 
người bệnh như hướng dẫn người bệnh thở đều không hoảng sợ. Theo 
dõi hô hấp người bệnh sau rút 3-6 giờ. 
‒ Theo dõi sát hô hấp cho đến khi người bệnh tự thở đều và không còn 
dấu hiệu khó thở, mức độ tăng tiết đàm nhớt, đánh giá lại tâm l{ người 
bệnh, nên có mặt thường xuyên bên cạnh người bệnh để người bệnh 
không lo lắng, vì yếu tố tâm l{ cũng ảnh hưởng đến hô hấp người bệnh. 
‒ Băng lại lỗ mở, kiểm tra và thay băng mỗi ngày, quan sát các dấu hiệu 
nhiễm trùng. 
‒ Có thể thực hiện cho người bệnh thở oxy qua mũi. 
‒ Điều dưỡng và nhân viên y tế thăm khám người bệnh lại. 
Quản l{ khi người bệnh xuất viện 
‒ Phải hướng dẫn người bệnh và gia đình biết cách chăm sóc ống mở khí 
quản tại nhà gồm: thay băng, hút đàm, thay nòng trong, thay dây, ăn qua 
sonde dạ dày. 
‒ Người bệnh phải biết nơi mua ống mở khí quản và nơi trở lại thăm khám. 
22 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
BIẾN CHỨNG 
‒ Tắc nghẽn đường thở: do cục máu đông trong những giờ đầu sau 
mổ, trong giai đoạn này điều dưỡng hút đàm mỗi 5-10 phút/lần để 
tránh máu cục làm tắc nghẽn đường thở. 
‒ Chảy máu: nên quan sát và thăm khám để phát hiện chảy máu, 
thường có nguy cơ chảy máu trong những giờ đầu sau mổ. Theo dõi 
số lượng máu chảy và báo bác sĩ . 
‒ Tắc nghẽn đường thở do đàm nhớt: hút đàm nhớt thường xuyên, 
nên nghe phổi trước và sau khi hút đàm. Vật l{ trị liệu giúp tống xuất 
đàm nhớt dễ dàng. 
‒ Tràn khí dưới da: theo dõi khó thở, da phù nề, tiếng nổ dưới da khi 
thăm khám, người bệnh đau, theo dõi hô hấp và thực hiện phụ bác 
sĩ dẫn lưu khí. 
‒ Nhiễm trùng chân mở khí quản: nhận thấy vùng chung quanh chân 
nơi mở khí quản đỏ, sưng, đau phù nề, tiết dịch. Điều dưỡng rửa 
sạch vết thương và thay băng khi ẩm ướt, cấy mủ, thực hiện kháng 
sinh, theo dõi viêm phổi. 
23 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
‒ Viêm phổi: hút đàm, bảo đảm hệ thống hút đàm vô trùng, hướng 
dẫn người bệnh hít thở sâu, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Thay định 
kz ống mở khí quản hay khi ống bị nghẹt. Nghe phổi mỗi 2 giờ, theo 
dõi nhiệt độ người bệnh thường xuyên. 
‒ Dò khí thực quản: phòng ngừa bằng cách theo dõi áp lực bóng chèn, 
thay ống mở khí quản định kz. Biểu hiện dò nơi mở khí quản là 
người bệnh ăn sặc, thở khó. 
‒ Hẹp khí quản: thường xuất hiện ở người bệnh đặt canule lâu ngày, 
sẹo co sau khi rút ống mở khí quản ở trẻ em. Biểu hiện người bệnh 
thở khó, nói khó, thở có tiếng rít. 
‒ Tai biến sút ống: nếu xảy ra trong 2-3 ngày đầu sau đặt thì rất nguy 
hiểm vì lỗ mở chưa tạo đường hầm. Nên khi người bệnh hít vào thì 
vết thương khít lại không cho không khí vào nhưng khi thở ra thì vết 
thương mở ra nên người bệnh thở rít, cố gắng thở. Trường hợp trên 
điều dưỡng dùng kềm banh rộng vết thương nơi mở khí quản, cho 
thở oxy, kêu người đến giúp. Chuẩn bị bộ mở khí quản và phụ giúp 
bác sĩ đặt lại mở khí quản. Theo dõi sát hô hấp sau khi đặt lại. 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
24 
1. Vũ Văn Đính.(2010) Hồi sức cấp cứu toàn tập; NXB Y-Học 
2. Nguyễn Đạt Anh. Điều dưỡng hồi sức cấp cứu (dùng cho đào tạo cử 
nhân điều dưỡng) Mã số D.34.Z.04 (2011). Nhà xuất bản giáo dục Việt 
nam. 
3. H199 
(
exe) phần mềm H199. Nguyễn Phúc Học, giáo trình điện tử, tổng hợp 
> 1000 bệnh l{ nội, ngoại, sản, nhi, hồi sức cấp cứu & các chuyên 
khoa. 2007- 2015. 
4. Các giáo trình về bệnh học, dược hoc & bài giảng trên interrnet 
Tài liệu tham khảo chính 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
25 
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 
1. Chọn câu đúng nhất ~Ưu điểm của mở khí quản là? 
A. Mở khí quản làm mất sức cản trên đường thông khí, giúp cho bệnh nhân thở dễ dàng và 
hô hấp hiệu quả hơn. Giảm công dành cho sự thở. 
B. Làm giảm được khoảng chết của khí đạo, lượng không khí có ích tới phế nang nhiều hơn. 
Sự tiếp thu ôxy tăng lên, sự đào thải CO2 dễ dàng hơn. 
C. Tạo điều kiện cho việc hút đờm rãi, máu, chất nôn... và hồi sức hô hấp được thuận lợi. 
D. Các câu trên đều đúng.  
2. Chọn câu đúng nhất ~Nhược điểm khi mở khí quản gồm: 
A. Mở khí quản làm bệnh nhân mất phản xạ ho, đờm rãi bị ùn tắc. 
B. Bệnh nhân không nói được và phổi dễ bị nhiễm khuẩn. 
C. Có thể tuột ống thông gây tắc thở, nhất là ở trẻ nhỏ. 
D. Các câu trên đều đúng.  
3. Chọn câu đúng nhất ~Chỉ định của mở khí quản gồm? 
1. Chỉ định chủ yếu là khi ngạt thở do có cản trở đường hô hấp trên. 
2. Các chỉ mở rộng nhằm giải quyết các trạng thái suy hô hấp cấp tính hay mãn tính nặng. 
3. Chỉ định chủ yếu là khi ngạt thở do có cản trở đường hô hấp trên. Các chỉ mở rộng nhằm 
giải quyết các trạng thái suy hô hấp cấp tính hay mãn tính nặng. 
4. Tất cả đều đúng.  
4. Chọn câu đúng nhất ~Chăm sóc sau mở khí quản gồm các biện pháp: 
A. Cho nằm tư thế Fowler. Phủ trước canun gạc mỏng có tẩm dầu thơm. 
B. Cho người bệnh nằm ở trong buồng có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp... 
C. Hút đờm bằng máy hoặc bơm tiêm có lắp ống cao su mềm vô trùng 
D. Các câu trên đều đúng..  
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
26 
Ưu điểm của mở khí quản là? 
 Mở khí quản làm mất sức cản trên đường thông khí, giúp cho 
bệnh nhân thở dễ dàng và hô hấp hiệu quả hơn.  
 Mở khí quản làm giảm công dành cho sự thở.  
 Làm giảm được khoảng chết của khí đạo, lượng không khí có ích 
tới phế nang nhiều hơn. Sự tiếp thu ôxy tăng lên, sự đào thải CO2 
dễ dàng hơn.  
 Tạo điều kiện cho việc hút đờm rãi, máu, chất nôn... và hồi sức hô 
hấp được thuận lợi.  
Nhược điểm khi mở khí quản gồm: 
 Mở khí quản làm bệnh nhân mất phản xạ ho, đờm rãi bị ùn tắc.  
 Bệnh nhân không nói được  
 Phổi dễ bị nhiễm khuẩn.  
 Có thể tuột ống thông gây tắc thở, nhất là ở trẻ nhỏ.  
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
27 
Chỉ định của mở khí quản gồm? 
 Chỉ định chủ yếu là khi ngạt thở do có cản trở đường hô hấp trên. 
 
 Các chỉ mở rộng nhằm giải quyết các trạng thái suy hô hấp cấp 
tính nặng.  
 Các câu trên đều sai 
 Các chỉ mở rộng nhằm giải quyết các trạng thái suy hô hấp mãn 
tính nặng.  
Chống chỉ định của mở khí quản: 
 Người bệnh đặt nội khí quản dài ngày 
 Các bệnh l{ đông máu  
 Bệnh l{ thanh quản: lao thanh quản, ung thư, 
 Chít hẹp thanh môn 
Thời gian thay Canun nhựa mềm trong mở khí quản: 
 Sau 72h 
 Sau 48h  
 Sau 60h 
 Sau 24h 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
28 
Khi người bệnh tím tái, kích thích vật vã và có phù thanh môn thì chỉ 
định duy nhất khi cho người bênh là: 
 Thở oxy qua mặt nạ 
 Bóp bóng ambu có oxy 
 Đặt nội khí quản 
 Mở khí quản  
Chăm sóc sau mở khí quản gồm các biện pháp: 
 Cho nằm tư thế Fowler.  
 Phủ trước canun gạc mỏng có tẩm dầu thơm.  
 Cho người bệnh nằm ở trong buồng có nhiệt độ và độ ẩm phù 
hợp...  
 Hút đờm bằng máy hoặc bơm tiêm có lắp ống cao su mềm vô 
trùng 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dieu_duong_hoi_suc_cap_cuu_cham_soc_mo_khi_quan_va.pdf