Bài giảng Du lịch có trách nhiệm - Bài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm

Tóm tắt Bài giảng Du lịch có trách nhiệm - Bài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm: ...iới và sắp xếp công việc trong gia đình Thương mại hóa các nền văn hóa và truyền thống Nghiêm trọng hóa các bất bình đẳng sẵn có trong xã hội, cũng như tạo ra các bất bình đẳng mới Xung đột văn hóa Đánh mất các giá trị và kỹ năng truyền thống Các tác động khác? Các tác động tích cực của ...lý Nhân viên Chính phủCác doanh nghiệp Cộng đồng Các thước đo trong Du lịch có trách nhiệm Cộng đồng địa phương • Quyền ra vào • Quyền tham gia / hưởng lợi • Chất lượng cuộc sống • Quản lý di sản Khách tham quan, du lịch • Số lượng • Các hoạt động • Thái độ • Chi tiêu Các doanh ...ủa cộng đồng đối với nền công nghiệp Du lịch; 3. tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc đưa ra các quyết định có ảnh hưởng tới cuộc sống và cơ hội của họ 4. mang đến sự đóng góp tích cực trong việc bảo tồn thiên nhiên và các di sản văn hóa cũng như duy trì sự đa dạng của th...

pdf48 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Du lịch có trách nhiệm - Bài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1. CÁC NGUYÊN TẮC DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM
Những nội dung chính
Mục tiêu bài học
Kết thúc bài học này học viên có thể:
• Giải thích thị trường du lịch hiện nay trên toàn cầu cũng
như trong nước
• Liệt kê và mô tả các loại hình du lịch và khách du lịch
• Liệt kê và mô tả các tác động tích cực cũng như tiêu cực
của du lịch đối với môi trường, kinh tế và xã hội
• Giải thích các nguyên tắc của du lịch có trách nhiệm và ba
mục tiêu cốt lõi trong phát triển bền vững
• Liệt kê và mô tả những lợi ích của du lịch có trách nhiệm
đối với doanh nghiệp, khách du lịch và người dân địa
phương
• Giải thích tầm quan trọng và nguyên tắc của Tuyên bố
Cape Town về du lịch có trách nhiệm
Chủ đề
1. Du lịch ngày nay
2. Các tác động của du lịch
3. Các nguyên tắc du lịch
có trách nhiệm
4. Các lợi ích của du lịch
có trách nhiệm
5. Những thực tiễn du lịch
có trách nhiệm: Tuyên
bố Cape Town
CHỦ ĐỀ 1. DU LỊCH NGÀY NAY
BÀI 1. CÁC NGUYÊN TẮC DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM
Du lịch 
là sự di chuyển đến các quốc gia
hay địa điểm khác ngoài nơi cư trú
thường xuyên của con người
qua ít nhất một đêm
với các mục đích cá nhân hoặc
do nhu cầu công việc, chuyên môn
Định nghĩa Du lịch của Tổ chức Du lịch
Thế giới (UNWTO)
“Du lịch là một hiện tượng xã
hội, văn hóa và kinh tế phát
sinh do sự di chuyển tới các
quốc gia hay điểm đến ngoài
nơi cư trú thường xuyên của
con người với các mục đích cá
nhân, hoặc do nhu cầu công
việc, chuyên môn
Đối tượng di chuyển được gọi
là khách tham quan (khách
du lịch) và những hoạt động
của họ góp phần tạo ra các dịch
vụ Du lịch và dẫn đến các
khoản chi tiêu cho Du lịch”
Du lịch có nhiều loại sản phẩm và dịch vụ
Dịch vụ thực phẩm và đồ uống
Các điểm đến tự nhiên (thắng cảnh)
Các điểm đến văn hóa
Các loại khách du lịch
Khách nghỉ dưỡng
Khách thăm thân
Khách đi nghỉ hè, 
nghỉ lễ
Khách công vụ
Khách hội họp, du 
lịch khuyến thưởng, 
Triển lãm và sự kiện
Công tác nói chung
Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng thường gặp
Du lịch mạo hiểm Du lịch trọn gói Du lịch sinh thái
Du lịch văn hóa
Những loại hình du lịch khác
Thông tin và
đặt chỗ
Di chuyển tới
điểm đến
Dỡ hành lý và
tham quan
Ăn uống
Nghỉ ngơi và
ngủ
Hoạt động và
thể thao
Vui chơi
Giải trí và
văn hóa
Tham quan và
mua sắm
Thu dọn hành
lý và ra về
Chu trình du lịch
Thị trường du lịch toàn cầu
• Nguồn thu từ hoạt
động xuất khẩu đối với
khách du lịch Quốc tế
= 3 tỉ USD/ngày
• Gần 1/3 thu nhập xuất
khẩu của các dịch vụ
thương mại do du lịch
đem lại
• Du lịch là ngành công
nghiệp lớn thứ 4 trên
thế giới
Lượt khách du lịch Quốc tế (UNWTO)
NĂM LƯỢT KHÁCH DU LICH
1950 25 triệu
1980 277 triệu
1990 435 triệu
2000 675 triệu
Hôm nay 940 triệu
Ngày mai ?!
Số lượt khách du lịch quốc tế trên toàn cầu: 
quá khứ, hiện tại, tương lai
Dự báo của Hội đồng Du lịch Thế giới
2011 2020
GDP toàn cầu 9%; US$ 6 ngàn tỷ 10%; US$ 10 ngàn tỷ
Tuyển dụng 255 triệu việc làm 328 triệu việc làm; 1 
trong 10
Du lịch Việt Nam
• Tổng số lượt khách du lịch Quốc
tế là 2,1 triệu trong năm 2000 và
6,8 triệu trong năm 2012
• Khách du lịch nội địa: từ 11,7
triệu năm 2000 lên tới 23 triệu
vào năm 2009
• Lượng khách Quốc tế vào Việt
Nam tăng với mức 8.9% trong
một thập kỷ qua.
• Cho tới năm 2023, du lịch và lữ
hành sẽ
– Cung cấp trực tiếp 2,3 triệu việc
làm tại Việt Nam
– Hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp 4,6
triệu việc làm tại Việt Nam.
Các thị trường khách Quốc tế hàng đầu
đến Việt Nam
THỨ
HẠNG
QUỐC GIA LƯỢT KHÁCH
1. Trung Quốc 1.428.693
2. Hàn Quốc 700.917
3. Nhật Bản 576.386
4. Mỹ 443.826
5. Đài Loan 409.385
6. Cam-pu-chia 331.939
7. Malayxia 299.041
8. Úc 289.844
9. Thái Lan 225.866
10. Pháp 219.721
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2013
Chiến lược phát triển Du lịch của
Chính phủ Việt Nam (tầm nhìn 2020)
• Doanh thu từ hoạt động Du
lịch sẽ tăng lên mức 18-19 tỷ
USD
• Mức đóng góp của du lịch
vào GDP sẽ tăng lên mức
6,5-7,0%
• Du lịch sẽ thu hút đầu tư
thêm 42,5 tỷ USD
CHỦ ĐỀ 2. 
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH
BÀI 1. CÁC NGUYÊN TẮC DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM
Các tác động tích cực của Du lịch đối với xã hội
Tăng nhu cầu đối với các sản
phẩm địa phương
Sử dụng lao động nữ và
thanh niên
Khôi phục các phong tục tập
quán và truyền thống địa
phương
Bảo tồn các giá trị lịch sử Mang lại sự tiến bộ tronggiáo dục và đời sống Các tác đông khác?
Các tác động tiêu cực của du lịch
có thể xảy ra đối với xã hội
Sự căng thẳng trong các
mối quan hệ xã hội do 
chuyển đổi vai trò giới và
sắp xếp công việc trong
gia đình
Thương mại hóa các nền
văn hóa và truyền thống
Nghiêm trọng hóa các bất
bình đẳng sẵn có trong xã
hội, cũng như tạo ra các
bất bình đẳng mới
Xung đột văn hóa
Đánh mất các giá trị và kỹ
năng truyền thống Các tác động khác?
Các tác động tích cực của du lịch
đối với môi trường
Cải thiện việc quản lý môi
trường sống nhạy cảm
Tăng cường nhận thức về
các giá trị và tầm quan trọng
của tự nhiên
Củng cố các di sản thiên nhiên
Khuyến khích các nguồn viện trợ
bảo tồn các di sản tự nhiên
Các tác động khác?
Các tác động tiêu cực của du lịch
có thể xảy ra đối với môi trường
Phát triển quá mức Hủy hoại môi trường Xáo trộn đời sống hoang dã
Sử dụng quá mức các nguồn tài
nguyên thiên nhiên Ô nhiễm Các tác động khác?
Các tác động tích cực của du lịch
đối với nền kinh tế
Tăng cường kinh tế địa phương
Tăng việc làm và
nguồn thu nhập
Cơ hội khởi nghiệp kinh
doanh
Kích thích phát triển kinh
doanh tại địa phương
Thu hút đầu tư vào cơ sở
hạ tầng Các tác động khác?
Các tác động tiêu cực của du lịch
có thể xảy ra đối với nền kinh tế
Chia sẻ lợi ích du lịch
không đông đều
Căng thẳng do phân chia 
thu nhập và tiền lương
không đều
Sự phụ thuộc kinh tế vào
một lĩnh vực ngày càng
tăng
Lạm phát giá nhà đất và chi 
phí sinh hoạt Rò rỉ kinh tế Các tác động khác?
Chúng ta nên làm gì?
• Du lịch mang lại nhiều lợi
ích
•  nhưng cũng có những
thách thức đáng kể
• Chúng ta nên từ bỏ hay tìm
cách giải quyết và phải giải
quyết như thế nào?
• Nếu không giải quyết sẽ có
thể đưa đến nhưng hệ quả lâu
dài ra sao?
Tác động
tiêu cực
Tác động
tích cực
CHỦ ĐỀ 3. CÁC NGUYÊN TẮC 
DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM
BÀI 1. CÁC NGUYÊN TẮC DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM
Du lịch có trách nhiệm là gì?
• Là một cách tiếp cận mới trong
quản lý và làm du lịch nhằm giảm
thiểu các tác động tiêu cực và tăng
cường các tác động tích cực.
• Là một quá trình liên tục
• Tạo ra một nơi tốt đẹp hơn để
con người sinh sống và thăm quan
• Thước đo thành công chính là
những mức thu nhập cao hơn,
nhiều công việc mang lại sự hài
lòng hơn và sự cải thiện các tiện
nghi xã hội, văn hóa và tự nhiên
Cốt lõi của Du lịch có trách nhiệm: 
phát triển Du lich bền vững
• Sử dụng tối ưu các nguồn tài
nguyên môi trường – yếu tố
chính trong phát triển du lịch
• Duy trì các quá trình diễn thể
sinh thái cần thiết và hỗ trợ
bảo tồn di sản thiên nhiên và
tính đa dạng sinh học
Môi trường
• Tôn trọng và bảo vệ tính xác
thực của văn hóa xã hội và di 
sản
• Tôn trọng các giá trị truyền
thống
• Góp phần tăng thêm sự hiểu
biết và tôn trọng đối với các
nền văn hóa khác
Xã hội
• Đảm bảo lợi ích kinh tế thiết
thực và lâu dài cho tất cả
• Đảm bảo phân bổ lợi ích kinh
tế một cách đồng đều bao
gồm cả các dịch vụ xã hội
• Góp phần xóa đói giảm
nghèo
Kinh tế
Phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không
làm ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các
thế hệ sau.
Trách nhiệm này là của ai?
Du khách
Nhà quản lý
Nhân viên
Chính phủCác doanh nghiệp
Cộng đồng
Các thước đo trong Du lịch có trách nhiệm
Cộng đồng
địa phương
• Quyền ra vào
• Quyền tham gia / 
hưởng lợi
• Chất lượng cuộc sống
• Quản lý di sản
Khách
tham quan, 
du lịch
• Số lượng
• Các hoạt động
• Thái độ
• Chi tiêu
Các doanh
nghiệp
• Thực hành/ quản lý 
bền vững
• Tương tác với cộng
đồng địa phương/ điểm
đến
• Lao động
Chính phủ
• Mục đích/ mục tiêu
• Các chính sách
• Quyền lực pháp lý
• Cơ sở hạ tầng
• Trang thiết bị
• Quản lý di sản
DU LỊCH CÓ 
TRÁCH 
NHIỆM
Nguồn: Viện Kỹ thuật Dublin, 2014
Mô hình DIT-ACHIEV trong quản lý Du lịch
bền vững
Chìa khóa của Du lịch có trách nhiệm
• Hiểu và sẵn sàng nhận trách nhiệm: mỗi
quyết định và hành động đều gây ra
những tác động nhất định
Chịu trách
nhiệm
• Tiếp thu kiến thức, kỹ năng và nguồn lực
để hành động dựa trên những quy chuẩn
đạo đức và pháp luật trong xã hội
Có khả năng
• Đưa ra những quyết định có thể mang lại
lợi ích tích cực cho mọi người, môi
trường và nền kinh tế
Đáp ứng để tạo
ra những thay
đổi tích cực
CHỦ ĐỀ 4. LỢI ÍCH CỦA DU LỊCH 
CÓ TRÁCH NHIỆM
BÀI 1. CÁC NGUYÊN TẮC DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM
Lợi ích của du lịch có trách nhiệm đối với
doanh nghiệp
Đáp ứng nhu cầu
khách hàng
Tăng giá trị sản
phẩm
Hỗ trợ cộng đồng
Tạo ra sự chú ý tích
cực của truyền
thông
Tiết kiệm tiền
Giữ chân nhân viên
Lợi ích của Du lịch có trách nhiệm đối với
du khách
Du lịch có trách nhiệm đáp ứng
được xu hướng sống ngày càng
phổ biến của du khách như:
• Sự hiểu biết về môi trường
và xã hội ngày càng tăng
• Nhu cầu quay lại với tự
nhiên ngày càng tăng
• Nhu cầu trải nghiệm lại các
giá trị nguyên bản ngày
càng tăng
• Nhu cầu cho các trải nghiệm
xanh ngày càng tăng
• Nhu cầu về những hoạt
động du lịch có ý nghĩa sâu
sắc ngày càng tăng
Lợi ích của Du lịch có trách nhiệm đối với
cộng đồng địa phương
• Kích thích kinh
doanh
• Tạo các cơ hội phát
triển kinh tế
• Hỗ trợ Du lịch dựa
vào cộng đồng
• Tăng giá trị các di 
sản văn hóa và môi
trường

• Tạo doanh thu cho
việc bảo tồn di sản
• Khuyến khích cải
thiện cơ sở hạ tầng
• Thúc đẩy việc trao
quyền cho giới
CHỦ ĐỀ 5. THỰC HÀNH DU LỊCH CÓ 
TRÁCH NHIỆM- TUYÊN BỐ CAPE TOWN
BÀI 1. CÁC NGUYÊN TẮC DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM
Tuyên bố Cape Town
• Đại diện ngành du lịch từ 20 quốc gia
cùng với tổ chức Du lịch Thế Giới
UNWTO và chương trình Môi
trường Liên hợp quốc UNEP
• Hội nghị Quốc tế đầu tiên về Du lịch
có trách nhiệm trong các điểm đến tại
Cape Town, Nam Phi, 2002
• Đại biểu tham dự đã tán thành một số
nguyên tắc chỉ đạo trong việc triển
khai Du lịch có trách nhiệm
• Các nguyên tắc chỉ đạo đó ngày nay
đã trở thành nền tảng cho Du lịch có
trách nhiệm
Du lịch có trách nhiệm
1.  giảm thiểu các tác động tiêu cực lên nền kinh tế, môi trường và
xã hội;
2.  tạo ra các lợi ích kinh tế lớn hơn và nâng cao chất lượng sống
của cộng đồng địa phương, cải thiện điều kiện làm việc và tăng
khả năng tiếp cận của cộng đồng đối với nền công nghiệp Du lịch;
3.  tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc
đưa ra các quyết định có ảnh hưởng tới cuộc sống và cơ hội của họ
4.  mang đến sự đóng góp tích cực trong việc bảo tồn thiên nhiên
và các di sản văn hóa cũng như duy trì sự đa dạng của thế giới;
5.  mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách thông qua mối
quan hệ ý nghĩa với người dân địa phương và giúp họ hiểu hơn về
các vấn đề văn hóa, xã hôi, môi trường ở địa phương
6.  tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia; và
7.  là sự nhạy cảm về văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau giữa khách và
chủ nhà từ đó hình thành lòng tự hào và tự tin về địa phương mình.
Phát triển bền vững “ba điểm cốt lõi”: các nhóm
hành động chủ đạo trong du lịch có trách nhiệm
• Sử dụng tối ưu các nguồn
tài nguyên môi trường
• Tôn trọng tính nguyên
vẹn của nền văn hóa, xã
hội địa phương
• Đảm bảo các lợi ích kinh
tế thiết thực và lâu dài cho
tất cả các bên liên quan
Kinh tế
Môi trườngXã hội
Các nguyên tắc chỉ đạo vềmôi trường
• Đánh giá các tác động môi
trường
• Sử dụng bền vững các
nguồn tài nguyên địa
phương, tránh lãng phí hay
tiêu thụ quá mức
• Duy trì và khuyến khích đa
dạng sinh học tự nhiên
• Thúc đẩy giáo dục và nhận
thức về phát triển bền vững
• Tăng cường năng lực cho
các bên liên quan
Các nguyên tắc chỉ đạo về kinh tế
• Đánh giá các tác động kinh tế
trước khi phát triển du lịch
• Tối đa hóa lợi ích kinh tế địa
phương bằng cách tăng cường
kết nối và giảm thiểu sự thất
thoát
• Đảm bảo cộng đồng được tham
gia và hưởng lợi từ du lịch
• Hỗ trợ hoạt động marketing và
phát triển sản phẩm
• Thúc đẩy kinh doanh công bằng
và cạnh tranh lành mạnh
Các nguyên tắc chỉ đạo về xã hội
• Kêu gọi sự tham gia của cộng
đồng địa phương vào quá
trình lập kế hoạch và ra quyết
định
• Đánh giá tác động xã hội của
các hoạt động du lịch
• Duy trì và khuyến khích đa
dạng văn hóa, xã hội
• Tôn trọng và nhạy cảm với
nền văn hóa bản địa
Du lịch cho mọi người
LĨNH VỰC 
TRỌNG TÂM
YÊU CẦU CỤ THỂ
Thông tin du lịch và quảng
bá
Đưa ra những chỉ số cụ thể về các dịch vụ và tiện nghi hiện có và có thể cung
cấp cho khách
Sự chuẩn bị về nhân viên Đào tạo kỹ năng giao tiếp và hỗ trợ khách hàng là người khuyết tật với các dịch
vụ và trang thiết bị hiện có
Tiện nghi phục vụ hoạt
động thăm quan tại điểm
đến
Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ dành riêng cho người khuyết tật
Tiện nghi dịch vụ lưu trú Sắp xếp cho khách ngồi xe lăn hay đi lại khó khăn ở trong những phòng khách
có thiết kế đặc biệt, phù hợp với tình trạng của họ
Tiện nghi dịch vụ ăn uống Thiết kế dễ dàng cho khách tiếp cận và đi lại xung quanh nhà hàng, quán cà phê, 
quầy bar
Bảo tàng và các công trình
khác phục vụ nhu cầu du 
lịch
Thiết kế dễ dàng cho khách tiếp cận và đi lại xung quanh. đào tạo nhân viên, có
dịch thuật ngôn ngữ tín hiệu cho người mù và người điếc
Các chuyến tham quan Xe buýt du lịch dành cho các khách có khuyết tật về di chuyển, dịch thuật ngôn
ngữ tín hiệu cho người mù và điếc, một hoặc nhiều nhân viên biết ngôn ngữ tín
hiệu
Kết quả của Du lịch có trách nhiệm
“Những địa điểm tốt hơn
cho mọi người sinh sống
và thăm quan”
Nơi tốt hơn để sống
Nơi tốt hơn để
tham quan
Chu trình thúc đẩy
Hãy là một khách du lịch có trách nhiệm với
môi trường
• Không xả rác
• Tự mang túi của mình
• Không được lãng phí quá mức
• Giữ gìn sự nguyên vẹn của tự nhiên
• Không gây ảnh hưởng tới cuộc sống hoang dã
• Dập thuốc lá đúng cách
• Giảm sử dụng, tái sử dụng, và tái chế
• Giảm hiệu ứng nhà kính
• Tiết kiệm năng lượng
• Không mua hay ăn các loài có nguy cơ tuyệt chủng
• Các ý kiến khác?
Hãy là một khách du lịch có trách nhiệm
với nền kinh tế
• Sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp uy tín
• Mua đồ lưu niệm được sản xuất tại địa phương
• Ăn tại các nhà hàng địa phương
• Ở tại các nơi nghỉ do người địa phương sở hữu
• Mua các sản phẩm hàng hóa thật/ không mua hàng lậu
• Ủng hộ các tổ chức du lịch có trách nhiệm
• Các ý kiến khác?
Hãy là một khách du lịch có trách nhiệm
với xã hội
• Tôn trọng cộng đồng địa phương bạn tham quan
• Đóng góp từ thiện thông qua các cơ sở có uy tín
• Không đưa tiền cho trẻ em và người ăn xin
• Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa
• Không ủng hộ mua bán chất kích thích và mại dâm
• Sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch có trách
nhiệm
• Sử dụng dịch vụ của các đơn vị áp dụng chính sách du 
lịch có trách nhiệm
• Các ý kiến khác?
Xin trân trọng cảm ơn!
Thank you!

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_du_lich_co_trach_nhiem_bai_1_cac_nguyen_tac_du_lic.pdf