Bài giảng Dung sai - kỹ thuật đo - Phần II: Kỹ thuật đo

Tóm tắt Bài giảng Dung sai - kỹ thuật đo - Phần II: Kỹ thuật đo: ...hỉ thị của dụng cụ đo, mà nó có quan hệ hàm số với một hay nhiều đại lượng đo trực tiếp khác. • Phương trình biểu diễn của phép đo: Q = f(x1, x2, , xn) • trong đó: Q là giá trị của đại lượng cần đo. X là giá trị chỉ thị trên dụng cụ đo. NextHome BackEnd VI.2.... VI.3. CÁC ĐẶC TRƯNG ĐO LƯỜNG CỦA THIẾT BỊ ĐO • 2. Khoảng chia a của thang chia độ: là khoảng cách giữa hai vạch dấu liền nhau của thang chia độ. • 3. Giá trị vạch chia c của thang chia độ: là hiệu số các giá trị của đại lượng đo tương ứng với hai vạch liền nh...ho phép sử dụng. Home BackEnd CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG VI 1. Đo gián tiếp là phương pháp đo: a. Mà chỉ thị trên dụng cụ đo chỉ cho biết sai lệch của giá trị đo so với mẫu. b. Có giá trị của đại lượng cần đo không thể đọc trực tiếp từ cơ cấu chỉ thị của d...

pdf25 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Dung sai - kỹ thuật đo - Phần II: Kỹ thuật đo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VI CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KỸ THUẬT ĐO
Chương VII ĐO KÍCH THƯỚC DÀI
Chương VIII ĐO KÍCH THƯỚC GÓC
Chương IX ĐO SAI LỆCH HÌNH DẠNG
VÀ VỊ TRÍ TƯƠNG QUAN
Phần II KỸ THUẬT ĐO
End
Chương VI CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA 
KỸ THUẬT ĐO
•VI.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 
•VI.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ KIỂM TRA CƠ BẢN
•VI.3. CÁC ĐẶC TRƯNG ĐO LƯỜNG CỦA THIẾT BỊ ĐO
BackNextHomeEnd
•CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG VI
VI.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 
• VI.1.1. Đo lường
Đo lường một đại lượng vật lý là thiết lập mối quan hệ
giữa đại lượng cần đo với một đại lượng vật lý cùng tính chất 
mà được chọn làm đơn vị đo. Thực chất của việc đo lường là
tìm ra tỷ lệ giữa đại lượng cần đo với đơn vị đo đã chọn và kết 
quả đo được biểu diễn bằng trị số tỉ lệ này cùng với đơn vị đo. 
NextHome BackEnd
VI.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 
• VI.1.1. Đơn vị đo và hệ đơn vị đo
* Đơn vị đo là một đại lượng tiêu chuẩn đã được quy ước 
trước và được xác định theo một định nghĩa thống nhất hay dựa 
vào các vật mẫu tiêu chuẩn. 
• * Các yêu cầu đối với đơn vị đo :
• - Tính thống nhất.
• - Các mẫu chuẩn cần được chế tạo đảm bảo độ bền lâu 
và độ ổn định theo thời gian, không chịu ảnh hưởng của môi 
trường như nhiệt độ, độ ẩm, trường điện từ.
NextHome BackEnd
VI.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 
• VI.1.1. Đơn vị đo và hệ đơn vị đo
• * Phân loại đơn vị đo:
• - Đơn vị đo cơ bản (đơn vị đo độc lập): là loại đơn vị đo 
được qui ước và không phụ thuộc vào đơn vị đo khác.
• Ví dụ: mét, kilôgam, giây 
• - Đơn vị đo dẫn suất: là loại đơn vị đo được tạo nên từ
các đơn vị đo độc lập và có khi cả đơn vị đo dẫn suất khác.
• Ví dụ: đơn vị đo vận tốc (m/s), gia tốc (m/s2), lực 
(N=m.kg/s2), áp suất (N/m2) 
NextHome BackEnd
VI.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 
• VI.1.1. Đơn vị đo và hệ đơn vị đo
• Hệ SI gồm 6 đơn vị đo cơ bản là:
 Mét (m) : đơn vị đo chiều dài.
 Kilôgam (Kg) : đơn vị đo khối lượng.
 Giây (s) : đơn vị đo thời gian.
 Ampe (A) : đơn vị đo cường độ dòng điện.
 Độ Kelvin (K) : đơn vị đo nhiệt độ theo thang nhiệt của nhiệt 
động lực.
 Candela (Cd) : đơn vị đo cường độ ánh sáng.
NextHome BackEnd
VI.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ KIỂM TRA CƠ BẢN
• VI.2.1. Theo quan hệ giữa giá trị của đại lượng cần tìm 
với giá trị của đại lượng đo được
• VI.2.2. Theo quan hệ giữa giá trị chỉ thị trên dụng cụ
đo và giá trị của đại lượng đo
• VI.2.3. Theo quan hệ giữa đầu đo của dụng cụ đo và bề
mặt chi tiết đo
• VI.2.4. Theo tính chất sử dụng của kết quả đo
• VI.2.5. Theo nội dung của công việc đo
NextHome BackEnd
VI.2.1. Theo quan hệ giữa giá trị của đại lượng cần tìm 
với giá trị của đại lượng đo được
• a) Đo trực tiếp: là phương pháp đo được thực hiện trực tiếp vào 
đại lượng cần đo.
• Phương trình biểu diễn của phép đo: Q = X
• trong đó: Q là giá trị của đại lượng cần đo.
X là giá trị chỉ thị trên dụng cụ đo.
• b) Đo gián tiếp: là phương pháp đo mà giá trị của đại lượng cần 
đo không thể đọc trực tiếp từ cơ cấu chỉ thị của dụng cụ đo, mà nó có
quan hệ hàm số với một hay nhiều đại lượng đo trực tiếp khác. 
• Phương trình biểu diễn của phép đo: Q = f(x1, x2,  , xn)
• trong đó: Q là giá trị của đại lượng cần đo.
X là giá trị chỉ thị trên dụng cụ đo.
NextHome BackEnd
VI.2.2. Theo quan hệ giữa giá trị chỉ thị trên dụng cụ
đo và giá trị của đại lượng đo
• a) Đo tuyệt đối: là phương pháp đo cho phép đọc được 
ngay giá trị của đại lượng đo trên cơ cấu chỉ thị của dụng cụ
đo.
• b) Đo so sánh: là phương pháp đo mà chỉ thị của dụng cụ
đo chỉ cho biết sai lệch của giá trị đo so với mẫu.
• Giá trị của đại lượng đo được : Q = X ± X
• trong đó: X là giá trị của đại lượng mẫu.
X là lượng chênh lệch giữa đại lượng đo so với 
mẫu.
NextHome BackEnd
VI.2.3. Theo quan hệ giữa đầu đo của dụng cụ đo và bề
mặt chi tiết đo
•
• a) Đo tiếp xúc: là phương pháp đo mà khi đo đầu đo tiếp 
xúc với bề mặt của chi tiết đo theo điểm, đường hoặc mặt 
phẳng.
• b) Đo không tiếp xúc: là phương pháp đo không có sự tiếp 
xúc giữa đầu đo và bề mặt chi tiết đo.
NextHome BackEnd
VI.2.4. Theo tính chất sử dụng của kết quả đo
•
• a) Đo bị động (còn gọi là đo tiêu cực): là phương pháp đo 
được thực hiện sau khi gia công xong chi tiết.
• b) Đo chủ động (còn gọi là đo tích cực): là phương pháp 
đo được tiến hành ngay trong quá trình đang gia công chi tiết 
trên máy.
NextHome BackEnd
VI.2.5. Theo nội dung của công việc đo
• a) Đo yếu tố: là phương pháp đo được tiến hành cho từng 
yếu tố riêng biệt của sản phẩm.
• b) Đo tổng hợp: là phương pháp đo được tiến hành đồng 
thời với các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng của 
sản phẩm.
NextHome BackEnd
VI.3. CÁC ĐẶC TRƯNG ĐO LƯỜNG CỦA THIẾT BỊ ĐO
• 1. Thang chia độ: là một bộ phận của cơ cấu chỉ thị, bao 
gồm tập hợp các dấu, mặt số có ghi chữ số chỉ thị và các dấu 
hiệu tượng trưng khác, tương ứng với dãy các giá trị liên tiếp 
của đại lượng đo.
NextHome BackEnd
VI.3. CÁC ĐẶC TRƯNG ĐO LƯỜNG CỦA THIẾT BỊ ĐO
• 2. Khoảng chia a của thang chia độ: là khoảng cách giữa 
hai vạch dấu liền nhau của thang chia độ.
• 3. Giá trị vạch chia c của thang chia độ: là hiệu số các 
giá trị của đại lượng đo tương ứng với hai vạch liền nhau của 
thang chia độ.
• 4. Chỉ thị của thiết bị đo: là giá trị của đại lượng đo, được 
xác định theo cơ cấu chỉ thị và được biểu diễn bằng đơn vị đo 
đã được chấp nhận của đại lượng đó.
NextHome BackEnd
VI.3. CÁC ĐẶC TRƯNG ĐO LƯỜNG CỦA THIẾT BỊ ĐO
• 5. Độ dao động chỉ thị của thiết bị đo: là hiệu số giữa 
giá trị chỉ thị lớn nhất và nhỏ nhất trong các giá trị chỉ thị có
được khi đo nhiều lần cùng một đại lượng với điều kiện đo 
không đổi.
• 1 1
• 2 5
• 6. Phạm vi đo: là miền các giá trị của đại lượng được 
đo, giới hạn bằng giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của đại 
lượng mà thiết bị có thể đo được.
•
NextHome BackEnd
[dđ] =  c
VI.3. CÁC ĐẶC TRƯNG ĐO LƯỜNG CỦA THIẾT BỊ ĐO
• 7. Phạm vi chỉ thị: là miền các giá trị của thang chia độ, 
giới hạn bằng giá trị đầu tiên và giá trị cuối cùng của thang 
chia độ .
• 8. Độ khuếch đại của thiết bị đo K: là tỉ số giữa biến thiên 
của tín hiệu hay chỉ thị của thiết bị đo và biến thiên của đại 
lượng đo gây nên nó.
• 9. Độ nhạy giới hạn của thiết bị đo: là sự thay đổi nhỏ nhất 
của đại lượng đo sao cho có thể gây ra sự thay đổi ở bộ phận 
chỉ thị một lượng ổn định và có thể phát hiện được bằng 
phương pháp thông thường.
NextHome BackEnd
VI.3. CÁC ĐẶC TRƯNG ĐO LƯỜNG CỦA THIẾT BỊ ĐO
• 10. Giới hạn đo: là giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của 
phạm vi đo.
• 11. Lượng hiệu chỉnh: là giá trị của đại lượng cùng tên 
với đại lượng đo và được thêm vào giá trị nhận được khi đo, 
với mục đích loại trừ sai số hệ thống.
• 12. Sai số giới hạn cho phép của thiết bị đo: là sai số lớn 
nhất (không kể đến dấu) của thiết bị đo khi thiết bị đo được gọi 
là đạt yêu cầu và cho phép sử dụng.
Home BackEnd
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG VI
1. Đo gián tiếp là phương pháp đo:
a. Mà chỉ thị trên dụng cụ đo chỉ cho biết sai lệch của giá trị 
đo so với mẫu. 
b. Có giá trị của đại lượng cần đo không thể đọc trực tiếp từ
cơ cấu chỉ thị của dụng cụ đo. 
c. Có quan hệ hàm số với một hay nhiều đại lượng đo trực 
tiếp khác. 
d. Cả hai câu (b) và (c) đều đúng. 
BackHome
Đáp án: d
Next
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG VI
2. Tại sao thông thường nên sử dụng phương pháp đo trực tiếp 
hơn là đo gián tiếp?
a. Vì đo trực tiếp có độ chính xác cao bởi không chịu ảnh 
hưởng của các yếu tố trung gian. 
b. Vì đo trực tiếp không có sai số tính toán quy đổi. 
c. Vì phương pháp này có năng suất cao do không phải đo 
nhiều thông số và không phải thực hiện các phép tính toán 
trung gian. 
d. Tất cả đều đúng. 
BackHome
Đáp án: d
Next
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG VI
3. Đo so sánh là phương pháp đo:
a. Nhiều lần một đại lượng rồi so sánh chọn kết quả đúng. 
b. Mà chỉ thị của dụng cụ đo chỉ cho biết sai lệch của giá trị 
đo so với mẫu. 
c. Bằng cách so sánh đại lượng cần đo với một vật mẫu có độ
chính xác cao để biết đại lượng đó đạt hay không đạt, chứ
không thể biết giá trị thực của nó. 
d. Cả ba đều đúng. 
BackHome
Đáp án: b
Next
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG VI
4. Ưu điểm của phương pháp đo không tiếp xúc là:
a. Không gây ra sai số do lực đo và do dao động của lực đo. . 
b. Không gây ảnh hưởng đến bề mặt chi tiết đo đặc biệt là
với các chi tiết mỏng, kém cứng vững. 
c. Cả a và b đều đúng. 
d. Có khả năng đọc được kết quả đo ngay trên cơ cấu chỉ thị 
của dụng cụ đo. 
BackHome
Đáp án: c
Next
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG VI
5. Muốn áp dụng phương pháp đo tích cực, phải sử dụng các 
loại dụng cụ đo có khả năng:
a. Đo tổng hợp.
b. Đo tuyệt đối.
c. Đo tiếp xúc.
d. Đo không tiếp xúc.
BackHome
Đáp án: d
Next
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG VI
6. Phương pháp đo yếu tố là phương pháp:
a. Đo từng sản phẩm riêng biệt.
b. Đo những yếu tố chung của các sản phẩm.
c. Đo từng yếu tố riêng biệt của sản phẩm.
d. Đo yếu tố quan trọng nhất của sản phẩm.
BackHome
Đáp án: c
Next
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG VI
7. Phương pháp đo yếu tố được dùng:
a. Khi nghiên cứu độ chính xác gia công. 
b. Khi phân tích và tìm ra nguyên nhân gây ra sai số để cải 
thiện qui trình công nghệ nhằm đảm bảo chất lượng của 
sản phẩm. 
c. Cả a và b đều đúng. 
d. Để kiểm tra lần cuối xem chi tiết đạt hay không đạt yêu 
cầu. 
BackHome
Đáp án: c
Next
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG VI
8. Phương pháp đo tổng hợp là phương pháp:
a. Đo tất cả các yếu tố riêng biệt của sản phẩm, sau đó tổng 
hợp thành một kết quả chung cho sản phẩm. 
b. Đo đồng thời các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng sử
dụng của sản phẩm.
c. Đo một yếu tố nào đó có tính chất tổng hợp nhất của sản 
phẩm. 
d. Cả (b) và (c) đều đúng. 
BackHome
Đáp án: b
Next

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dung_sai_ky_thuat_do_phan_ii_ky_thuat_do.pdf