Bài giảng Giám sát chất lượng trong quá trình thi công xây lắp

Tóm tắt Bài giảng Giám sát chất lượng trong quá trình thi công xây lắp: ...nh phần tham gia nghiệm thu: Đối với: Công tác xây lắp (đại diện chủ đầu tư/tư vấn giám sát+nhà thầu xây lắp); Giai đoạn hoàn thành (đại diện chủ đầu tư/tư vấn giám sát+nhà thầu xây lắp+giám sát tác giả thiết kế+ nhà cấp hàng/chế tạo thiết bị nếu cần+cơ quan quản lý vận hành nếu có); Hạng mụ...bộ và công nhân kỹ thuật trực để kịp thời sử lý các sự cố và khiếm khuyết mới phát sinh (nếu có). -Bàn giao cho chủ đầu tư các tài liệu kỹ thuật được xác lập trong quá trình lắp đặt thiết bị, các tài liệu nghiệm thu khi bàn giao công trình. - Có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý cấp trên l...g. + Trong khu vực hoạt động của máy móc, thiết bị phải có biển báo an toàn, phải rào chắn (nếu cần). +Phải thực hiện nghiêm ngặt việc duy tu, bảo dưỡng, quy trình kiểm tra, đăng kiểm với cơ quan chức năng nhà nước theo quy định hiện hành. 4- Kiểm tra chất lượng giác mốc trắc đạc. ...

pdf48 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Giám sát chất lượng trong quá trình thi công xây lắp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háy, chữa cháy... 
 + Tình hình chuẩn bị lực lượng thi công, xe máy, thiết bị, vật liệu 
xây dựng? 
 + Tình hình tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, chuẩn bị tài liệu 
thiết kế, quy phạm/tiêu chuẩn kỹ thuật cho thi công? 
 + Tình hình chuẩn bị kế hoạch vốn theo Hợp đồng giao nhận 
thầu, kế hoạch phân bổ và thanh toán vốn? 
 Coi trọng phương châm Ba thông Một bằng làm cơ sở. 
32
32
7. Thực hiện công tác giám sát chất lượng 
 a GSCLXL trong giai đoạn chuẩn bị thi công xây lắp: 
 Trong giai đoạn chuẩn bị thi công xây lắp, GSCLXL gồm những 
công việc chính sau đây: 
 1- Kiểm tra việc chuẩn bị các hồ sơ, đã nêu tại mục 1.3 của quy chế 
này, 
 2- Kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị lắp đặt (vật liệu xây dựng, cấu 
kiện, bán thành phẩm, linh kiện, chi tiết thiết bị, máy móc...) chuẩn bị 
sử dụng vào công trình bao gồm: 
 - Chứng chỉ chất lượng. 
 - Phương thức vận chuyển, bảo quản. 
 - Kế hoạch thí nghiệm,hiệu chỉnh, thử nghiệm xác định chất 
lượng. 
 - Các quy định hoặc hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất, chế tạo 
kèm theo. 
 3- Kiểm tra tình hình chuẩn bị máy móc thiết bị thi công xây lắp tập 
kết tới công trường bao gồm: 
 -Sự phù hợp với hợp đồng giao nhận thầu xây lắp và hồ sơ dự thầu 
(về chủng loại thiết bị) 
 -Sự phù hợp với biện pháp tổ chức thi công mà các bên đã thống 
nhất, 
 -Tính năng kỹ thuật. 
 -Thời hạn sử dụng theo hợp chuẩn. 
 -Các quy định về thực hiện biện pháp an toàn khi vận hành. 
 -Các vấn đề khác có liên quan. 
 4- Kiểm tra chất lượng mốc trắc đạc bao gồm: 
 -Sơ đồ lưới khống chế trắc đạc thi công tại thực địa, 
 -Các mốc, chỉ giới để phục vụ thi công công trình, 
 5- Kiểm tra tình hình chuẩn bị lực lượng lao động của nhà thầu 
bao gồm: 
 -Lực lượng lao động kỹ thuật đã tập kết tới công trường, 
 -Sự phù hợp với hợp đồng và hồ sơ dự thầu, 
 -Sự phù hợp với biểu đồ nhân lực trong tổng tiến độ thi công, 
 -Phương thức tổ chức lao động, 
33
33
 6- Kiểm tra các điều kiện đã chuẩn bị để khởi công xây dựng bao 
gồm: 
 -Kết quả giải phóng mặt bằng xây dựng, 
 -Kết quả giải quyết các vấn đề về giao thông, điện, nước và các 
yêu cầu kỹ thuật khác cho thi công xây lắp. 
 7-Thoả thuận với nhà thầu về thời điểm khởi công công trình và 
báo cáo chủ đầu tư. 
 b. GSCLXL trong giai đoạn thi công xây lắp 
 Giám sát chất lượng trong giai đoạn thi công xây lắp gồm những 
công việc chính sau đây: 
 + Giám sát tại hiện trường: 
 Tư vấn giám sát phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng, nêu 
rõ mô hình tổ chức, quy trình và chỉ dẫn thực hiện, phù hợp với hợp 
đồng tư vấn đã ký kết với chủ đầu tư, bảo đảm mọi hoạt động xây lắp 
trên hiện trường đều được kiểm tra, giám sát chất lượng chặt chẽ và có 
hiệu quả. Nội dung giám sát chất lượng xây lắp tại hiện trường gồm 
những công việc chính sau đây: 
 1-Kiểm tra, thống nhất về biện pháp tổ chức thi công xây lắp, quy 
trình và chỉ dẫn thực hiện từng khâu công tác của nhà thầu trình, bảo 
đảm phù hợp với hợp đồng giao nhận thầu xây lắp và hồ sơ dự thầu. 
 2-Kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị lắp đặt sẽ sử dụng vào công 
trình theo đúng những quy định tại các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật 
được áp dụng. Chỉ cho phép nhà thầu sử dụng vào công trình những vật 
tư, thiết bị lắp đặt đảm bảo chất lượng. 
 3-Kiểm tra, giám sát chặt chẽ toàn bộ hoạt động xây lắp của nhà 
thầu , bảo đảm mọi khâu công tác đều được thi công theo đúng thiết kế 
được duyệt, bản vẽ thi công và tiêu chuẩn quy phạm được áp dụng. 
 Đảm bảo trước khi tiến hành công việc sau, công việc trước đó 
phải được tư vấn GSCLXL kiểm tra, xác nhận, theo đúng trình tự công 
nghệ xây lắp. 
 4-Kiểm tra lực lượng lao động, máy móc thiết bị thi công do nha 
thầu bố trí tại mỗi khâu công tác, đảm bảo phù hợp với biện pháp và 
tiến độ thi công đã được các bên thống nhất. Thông báo và kiến nghị 
nhà thầu kịp thời bổ sung tại những nơi không phù hợp, giám sát nhà 
thầu trong việc khắc phục vấn đề này. 
34
34
 5-Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thực hiện hợp chuẩn đối với các máy 
móc, thiết bị đo lường đang sử dụng tại các cơ sở sản xuất, chế tạo. 
 6-Đôn đốc nhà thầu tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn, quy phạm kỹ 
thuật trong thi công xây lắp, đảm bảo tránh được sai sót làm ảnh hưởng 
đến chất lượng và tiến đô hoàn thành công trình. Khi phát hiện có sai 
phạm thì thông báo và kiến nghị ngay để nhà thầu khắc phục. 
 7-Thống nhất với nhà thầu về các giải pháp bổ sung để hiệu chỉnh 
biện pháp tổ chức thi công xây lắp (đã được các bên thống nhất) khi thực 
tế hiện trường phát sinh những vấn đề không phù hợp với điều kiện đã 
dự kiến, tính toán (điều kiện địa chất thay đổi, sạt lở, thời tiết khắc 
nghiệt ...). 
 8-Kiểm tra các báo cáo, các tài liệu về chất lượng do nhà thầu cung 
cấp theo quy định của hợp đồng. 
 9-Kiểm tra, đánh giá chất lượng các công việc hoàn thành và tham 
gia nghiệm thu theo quy định hiện hành. 
 10-Định kỳ báo cáo chủ đầu tư (đồng thời gửi nhà thầu một bản) 
về tình hình chất lượng công trình theo quy định của hợp đồng tư vấn. 
 11-Thu thập, bảo quản, lưu trữ các hồ sơ, tài liệu có liên quan dến 
chất lượng công trình theo quy định hiện hành. 
 + Giám sát thí nghiệm, thử nghiệm: 
 Giám sát thí nghiệm, thử nghiệm bao gồm những công việc sau 
đây: 
 1-Kiểm tra các cơ sở thí nghiệm, thử nghiệm về: Phạm vi hoạt 
động, các điều kiện, năng lực hành nghề và sự hợp chuẩn các thiết bị 
theo quy định hiện hành, 
 2-Kiểm tra và thống nhất chương trình thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử 
nghiệm của nhà thầu, bảo đảm mọi vật tư, thiết bị lắp đặt trước khi đưa 
vào sử dụng đều có chứng chỉ chất lượng, đuợc kiểm tra hoặc thí 
nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm phù hợp với quy định của nhà sản xuất, 
chế tạo và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp. dụng. 
 3-Theo dõi, kiểm tra công việc thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm 
(theo chương trình đã thống nhất) của nhà thầu tại hiện trường và trong 
phòng thí nghiệm, bảo đảm công tác thí nghiệm chính xác, tuân thủ tiêu 
chuẩn kỹ thuật hiện hành. 
 4-Kiểm tra các báo cáo kết quả thí nghiệm,thử nghiệm do nhà thầu 
tiến hành. Khi có nghi vấn thì đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp với 
những quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp 
35
35
luật hiện hành. Trường hợp cần thiết có thể kiến nghị chủ đầu tư mời 
bên thứ ba thực hiện thí nghiệm phúc tra. 
 c. GSXL trong giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, 
sử dụng: 
 GSCLXL trong giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai 
thác, sử dụng gồm những công việc chính sau đây: 
 1- Theo dõi việc thực hiện chương trình thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử 
nghiệm thiết bị và hệ thống công nghệ của nhà thầu (nếu có). 
 2- Theo dõi quá trình sản xuất thử và thí nghiệm xác định chất 
lượng sản phẩm.(nếu có). 
 3- Kiểm tra hồ sơ hoàn thành công trình. 
 4- Đánh giá toàn diện chất lượng của công trình (về xây dựng, về 
thiết bị công nghệ), báo cáo chủ đầu tư (đồng thời gửi nhà thầu một 
bản). 
 5-Tham gia nghiệm thu hoàn thành đưa công trình vào khai thác, 
sử dụng theo quy định hiện hành. 
36
36
Phụ lục 2 
 Mô hình Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty tư vấn nước ngoài 
(Công ty Ove Arup And Partnes VQ Anh) 
 Công ty thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng thông qua một sơ 
đồ dưới đây: 
 Giải thích: 
 1. Thông báo chính sách chất lượng (Quality Policy statement): 
 Là văn bản được viết và ban hành trong đó trình bày những cam 
kết của Công ty đối với Hệ thống chất lượng. Nó quyết định đối với hoạt 
động và áp dụng có hiệu quả Hệ thống chất lượng tại các dự án của 
Công ty và việc hướng tới công nghiệp hoá Tiêu chuẩn chất lượng trong 
thực tế và duy trì sự tin cậy của khách hàng. 
 2. Sổ tay chất lượng (Quality Manual): 
 Sổ tay chất lượng được kết hợp với Thông báo chính sách chất 
lượng của Công ty. Sổ tay chất lượng đề cập đến 20 yêu cầu ( chỉ tiêu) 
của ISO-9001/BS-5750 và công bố những cái mà Hệ thống chất lượng 
Kế hoạch chất lượng dự án 
Project Quality Plan 
Mẫu biểu 
Forms 
Thư mục 
Schedules 
Sổ tay chất lượng 
Quality Manual 
Chỉ dẫn hoạt động 
Operating Instruction 
Thông báo chính sách chất lượng 
Quality Policy Statement 
37
37
của Công ty làm để đạt được chúng ( 20 chỉ tiêu này). Sổ tay chất lượng 
miêu tả chính sách (chất lượng) đã được Công ty thừa nhận nhằm đảm 
bảo chất lượng. 
 3. Những chỉ dẫn hoạt động (Operating instruction): 
 Những chỉ dẫn hoạt động cũng đề cập đến 20 chỉ tiêu của ISo-
9001/BS-5750 nhưng nó phản ánh phương pháp quản lý thực hiện trong 
phòng. Những chỉ dẫn hoạt động xác định quy trình được thực hiện để 
đạt được Thông báo chính sách chất lượng trong sổ tay chất lượng. Chỉ 
dẫn hoạt động giải thích: 
 Cái đã được làm. 
 Khi nào nó đã được làm. 
 Người chịu trách nhiệm. 
 Mỗi Công ty thường có một Bộ chỉ dẫn hoạt động về các hoạt 
động thiết kế và một Bộ chỉ dẫn khác về những hoạt động kiểm tra. 
 4. Biểu mẫu (Forms): 
 Biểu mẫu là những tài liệu tiêu chuẩn của Công ty để ghi chép 
những chỉ dẫn đã được thực hiện. Biểu mẫu còn là công cụ thuận tiện 
để ghi chép những chứng cứ khách quan về sự phù hợp của hoạt động 
với Hệ thống. 
 5, Kế hoạch chất lượng dự án (Project Quality plan): 
 Kế hoạch chất lượng dự án là phương tiện, theo đó Hệ thống chất 
lượng hoăc những số liệu cơ bản sẽ được ghi chép và thực hiện trong một 
thời gian nhất định. 
 6. Thư mục (Schedules): 
 Thư mục được chuẩn bị tại một đơn vị là sự mở rộng (phát triển) 
đối với những chỉ dẫn hoạt động và những ghi chép về hoạt động tiêu 
chuẩn, bao gồm: 
 Công văn đến và gửi đi của đơn vị, 
 Hệ thống lưu trữ tiêu chuẩn, 
 Các dạng thẩm tra, 
 Những người phê duyệt, 
 Những ghi chép về đào tạo v. v.. 
Hoạt động của Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty Tư vấn: 
 Hoạt động của Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty tư vấn 
xây dựng thường được phân thành 3 cấp: 
 1. Lãnh đạo công ty: Thông qua Sổ tay chất lượng, chỉ dẫn hoạt 
động và biểu mẫu, 
 2. Cấp đơn vị: Thông qua chỉ dẫn hoạt động của đơn vị, 
38
38
 3. Cấp dự án: Thông qua kế hoạch chất lượng dự án và chỉ dẫn cụ 
thể về dự án. 
 Yêu cầu đối với từng vị trí trong Hệ thống quản lý chất lượng của 
Công ty tư vấn: 
 a. Giám đốc đảm bảo chất lượng: Giám đốc đảm bảo chất lượng là 
người chịu trách nhiệm thực hiện Hệ thống đảm bảo châtá lượng trong 
toàn đơn vị, 
 b. Người quản lý Hệ thống chất lượng: Là Người chịu trách nhiệm 
về hoạt động cụ thể của Hệ thống đảm bảo chất lượng của đơn vị và báo 
cáo Giám đốc đảm bảo chất lượng, 
 c. Kiẻm tra viên nội bộ: Là Người chịu trách nhiệm về tiếp nhận 
những chứng cứ khách quan để khẳng định rằng Hệ thống đảm bảo 
chất lượng hoạt động có hiệu quả trong toàn đơn vị. 
 Trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong Hệ thống: 
 Giám đốc đảm bảo chất lượng: Chịu trách nhiệm về việc lựa chọn 
Người quản lý chất lượng và đội kiểm tra chất lượng của mình. Kiểm tra 
để đảm bảo rằng Họ đã được đào tạo một cách phù hợp. Kiểm tra và 
đảm bảo rằng Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng được những yêu cầu 
của đơn vị và thẩm quyền được giao. Kiểm tra Chỉ dẫn hoạt động để nó 
luôn luôn phù hợp, có hiệu quả và đưa ra những chỉ dẫn bổ sung cần 
thiết cho đơn vị của mình. Chủ trì những cuộc họp định kỳ hàng quý, 
năm của bộ máy đảm bảo chất lượng nhằm kiểm tra sự hoạt động của 
Hệ thống. Kiểm tra các báo cáo quý, năm. 
 Người quản lý Hệ thống chất lượng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo và 
thực hiện hiệu quả Hệ thống đảm bảo chất lượng của đơn vị và báo cáo 
giám đốc Hệ thống đảm bảo chất lượng về những vấn đề quan trọng rút 
ra được trong quá trình hoạt động của Hệ thống. Sắp xếép chương trình 
đào tạo cho các kiẻm tra viên Kiểm tra trực tiếp việc chuẩn bị lịch kiểm 
tra và câp nhật những kỳ kiểm tra đã sắp xếp đồng thời thống nhất với 
Người quản lý dự án. Kiểm tra những điều rút ra được của những đợt 
kiểm tra. Trình báo cáo năm lên giám đốc đảm bảo chất lượng. Sắp xếp 
cuộc họp kiểm tra định kỳ hàng quý, năm. Thảo các biên bản cuộc họp 
và tóm tắt báo cáo kiểm tra. 
 Kiểm tra viên: Chịu trách nhiệm nhận phản hối từ Người quản lý 
dự án. Nhận báo cáo các cuộc họp. Dự thảo đề nghị bổ sung, sửa đổi Hệ 
thống đảm bảo chất lượng và xác định những hiệu chỉnh cần thiết. 
39
39
Phụ lục 3 
 Nội dung các công tác giám sát thi công xây lắp 
 a.Giám sát khối lượng thi công xây lắp 
 Giám sát khối lượng thi công xây lắp bao gồm những công việc 
chính sau đây: 
 1-Theo dõi, thống kê, cập nhật danh mục và khối lượng các công 
việc hoàn thành theo thời gian quy định (ngày, tuần, tháng, quý, năm) 
 2-Thực hiện việc đo đạc thực tế, kết hợp với bản vẽ hoàn công, 
tính toán xác định khối lượng các công việc đã thi công xong làm căn cứ 
để chủ đầu tư thanh toán chi phí cho nhà thầu. Khi có dùng thiết bị để 
đo đạc thì công việc đo đạc phải do những người được đào tạo và có 
chứng chỉ chuyên môn (do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp) thực hiện. 
 3-Xác nhận những khối lượng phát sinh (có ghi rõ nguyên nhân) 
để chủ đầu tư giải quyết khi thanh toán chi phí với nhà thầu. 
 4-Định kỳ báo cáo chủ đầu tư (đồng thời gửi nhà thầu một bản) về 
khối lượng xây lắp đã hoàn thành. 
 b.Giám sát tiến độ thi công xây lắp: 
 Giám sát tiến độ thi công xây lắp bao gồm những công việc chính 
sau đây: 
 1-Theo dõi, thống kê và cập nhật kết quả hoạt động thi công xây 
lắp tại hiện trường, xác định được thời điểm bắt đầu và kết thúc của các 
công tác xây lắp, 
 2-Kiểm tra, đối chiếu, so sánh phương tiện, thiết bị thi công, lực 
lượng lao động đang hoạt động trên hiện trường với quy định trong biện 
pháp, tiến độ thi công xây lắp, kịp thời phát hiện những vấn đề không 
phù hợp, kiến nghị các bên liên quan giải quyết. 
 3-Thông báo cho chủ đầu tư và nhà thầu về tình hình chậm trễ tại 
các khâu công tác so với tiến độ quy định. Đề suất với chủ đầu tư và nhà 
thầu các biện pháp nhằm bảo đảm tiến độ, 
 4-Định kỳ báo cáo chủ đầu tư (đồng thời gửi nhà thầu một bản) về 
tình hình bảo đảm tiến độ tại các hạng mục công trình, có nhận xét, 
đánh giá về những nguyên nhân gây chậm trễ (nếu có). 
 c.Giám sát an toàn trong thi công xây lắp : 
 Giám sát tiến độ thi công xây lắp gồm những công việc chính sau 
đây: 
 1-Kiểm tra, thống nhất nội quy đảm bảo an toàn trong quá trình thi 
40
40
công xây lắp của nhà thầu, trong đó bao gồm: 
 -An toàn khi vận chuyển vật tư, thiết bị, máy móc ở trong và ngoài 
công trường, 
 -An toàn cho người tiến hành hoạt động xây lắp tại các vị trí, môi 
trường, điều kiện, địa hình khác nhau, 
 -An toàn phòng chống cháy, nổ, 
 -An toàn cho máy móc thiết bị, 
 -An toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận. 
 -Việc bố trí cán bộ giám sát của nhà thầu tại hiện trường, 
 -Trang bị phòng hộ lao động, 
 2-Kiểm tra việc thực hiện nội quy an toàn của nhà thầu tại tất cả 
các khâu công tác trên hiện trường xây lắp, 
 3-Thông báo, nhắc nhở nhà thầu khi phát hiện những trường hợp 
vi phạm nội quy an toàn, giám sát việc khắc phục của nhà thầu. 
 4-Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu trong việc bố trí cán bộ giám sát an 
toàn, bảo đảm đúng nội quy an toàn quy định. 
 5-Cùng các bên liên quan nghiên cứu, xác định nguyên nhân của 
các vụ tai nạn lao động hoặc máy móc, thiết bị, thống kê tổn thất và lập 
hồ sơ theo quy định hiện hành. 
 6-Tham dự các cuộc họp rút kinh nghiệm về thực hiện nội quy an 
toàn với các bên liên quan trên công trường. 
 7-Trong báo cáo định kỳ của tư vấn phải có mục về tình hình thực 
hiện nội quy an toàn trên hiện trường. 
 d.Giám sát việc bảo vệ môi trường trong thi công xây lắp : 
 Giám sát việc bảo vệ môi trường trong thi công xây lắp gồm 
những công việc chính sau đây: 
 1-Kiểm tra, thống nhất biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình 
thi công xây lắp của nhà thầu, 
 2-Kiểm tra việc thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường của nhà 
thầu, bảo đảm hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng đến môi trường tự 
nhiên, sinh thái và xã hội. 
 3-Thông báo, nhắc nhở nhà thầu khi phát hiện những trường hợp 
không tuân thủ biện pháp bảo vệ môi trường, kiểm tra việc sửa chữa, 
khắc phục. 
 4-Kiểm tra việc phục hồi môi trường, sinh thái tự nhiên sau khi 
kết thúc công tác thi công công trình của nhà thầu. 
 5-Tham gia cùng với các cơ quan chức năng về quản lý môi trường 
trong các đợt kiểm tra tại công trường (nếu có). 
41
41
 6-Nghiên cứu tài liệu báo cáo đánh giá tác động môi trường của 
dự án, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có), tham gia cùng với 
cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường,trong việc kiểm tra, xác nhận 
tình trạng môi trường trước khi nghiệm thu, đưa công trình vào khai 
thác, sử dụng (nếu có). 
 7-Định kỳ báo cáo chủ đầu tư (đồng thời gửi nhà thầu một bản) về 
việc thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường. 
 e.Giám sát chi phí thi công xây lắp: 
 Giám sát chi phí thi công xây lắp gồm những công việc chính sau 
đây: 
 1-Lập quy trình kiểm tra việc thanh toán chi phí trong quá trình thi 
công xây lắp (có đối chiếu với hợp đồng giao nhận thầu xây lắp) trình 
chủ đầu tư thông qua làm căn cứ để triển khai công việc. 
 2-Thống nhất với nhà thầu về trách nhiệm của mỗi bên, thủ tục và 
các chứng từ cần thiết để thực hiện việc thanh toán phù hợp với quy 
định hiện hành. 
 3-Theo dõi, thống kê và kiểm tra tình hình giải quyết các hoá đơn 
thanh toán chi phí xây lắp cho nhà thầu, 
 4-Thống kê, thanh toán luỹ kế hàng tháng cho nhà thầu. 
 5-Kiểm soát tình hình thay đổi giá cả và đơn giá mới (nếu cần), 
 6-Thống nhất với nhà thầu về phương thức và kế hoạch giải ngân 
để trình chủ đầu tư,(nếu cần), 
 7-Lập báo cáo thanh toán chi phí (theo định kỳ) và báo cáo quyết 
toán cho chủ đầu tư (đồng thời gửi nhà thầu một bản). 
 8-Tham gia cùng với chủ đầu tư giải trình báo cáo quyết toán chi 
phí xây lắp công trình theo quy định hiện hành. 
 h.Giám sát thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây lắp: 
 Giám sát thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây lắp gồm những 
công việc chính sau đây: 
 1-Kiểm tra, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng giao nhận 
thầu xây lắp, bảo đảm đúng các điều khoản quy định. Khi có thay đổi 
hoặc phát sinh (về khối lượng, điều kiện thi công ..), tư vấn giám sát 
cùng với nhà thầu, tư vấn thiêtá kế (khi có liên quan đến thiết kế) lập 
biên bản xác định hiện trạng ,nguyên nhân và báo cáo chủ đầu tư, 
 2-Kiểm tra, xem xét các khiếu nại của nhà thầu và thống kê, báo 
cáo chủ đầu tư. 
 3-Theo dõi, thống kê các yếu tố đã làm ảnh hưởng đến công tác thi 
công xây lắp như: Thời tiết, cung cấp vật tư, thiết bị lắp đặt, cung cấp 
42
42
điện, nước, khí nén, ách tắc giao thông, thay đổi thiết kế, ngừng thi công 
(thời gian và nguyên nhân)... 
 4-Nghiên cứu, tổng hợp các khiếu nại của nhà thầu, đề xuất biện 
pháp giải quyết gửi chủ đầu tư. 
 5-Theo dõi, thống kê, tổng hợp về những vị phạm hợp đồng của 
nhà thầu kèm theo những tổn thất và chuyển cho chủ đầu tư để xử lý 
khi quyết toán, thanh lý hợp đồng. 
 6-Tham gia cùng chủ đầu tư trong việc giải quyết các khiếu nại 
với nhà thầu (khi chủ đầu tư yêu cầu). 
43
43
Mô hình Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty tư vấn nước ngoài 
(Công ty Ove Arup And Partnes VQ Anh) 
 Công ty thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng thông qua một sơ 
đồ dưới đây: 
Kế hoạch chất lượng dự án 
Project Quality Plan 
Mẫu biểu 
Forms 
Thư mục 
Schedules 
Sổ tay chất lượng 
Quality Manual 
Chỉ dẫn hoạt động 
Operating Instruction 
Thông báo chính sách chất lượng 
Quality Policy Statement 
44
44
Khoản 1 Điều 8: Chủ đầu tư phải thuê tổ chức tư vấn không trực 
tiếp thiết kế thực hiện thẩm tra thiết kế kỹ thuật đối với các công trình 
thuộc dự án : Dầu khí, hoá chất, cầu, cảng biển, cảng sông, đê, đập 
nước, hồ chứa nước, công trình cao tầng, trường học, bệnh viện, nhà thi 
đấu, khán đài sân vận động, rạp chiếu bóng, nhà hát, và những công 
trình tập trung đông người, những công trình khi bị sự cố có thể xảy ra 
thảm hoạ. Đối với các công trình thuộc các loại dự án khác do chủ đầu 
tư tự quyết định thực hiện thẩm tra. 
Điều 3. Phân cấp về quản lý chất lượng CTXD: Xem 18/2003/QĐ-BXD. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_giam_sat_chat_luong_trong_qua_trinh_thi_cong_xay_l.pdf