Bài giảng Kết cấu ô tô - Nguyễn Hoài

Tóm tắt Bài giảng Kết cấu ô tô - Nguyễn Hoài: ...ắp van 5 đƣợc khắc phục thì nắp van 5 sẽ mở, khí nén từ cửa C thông qua cửa van sang khoang B vào cửa D theo ống dẫn 15 đến xi lanh lực 12. Dƣới tác dụng của khí nén piston 13 dịch chuyển tác dụng vào càng mở 10 ép bạc mở dịch chuyển sang trái tì vào các đòn mở tách đĩa ép ra khỏi đĩa ma sát, ...2.2.2. Hộp phân phối trên ô tô Mitsubishi Pajero 4WD Ô tô Mitsubishi Pajero 4WD có nhiều loại khác nahu, trong đó điển hình là loại sử dụng phân phối hai cấp có bộ truyền xích nối với cầu trƣớc. Hộp phân phối này có bố trí bộ vi sai trung tâm. Cấu tạo của hộp phân phối này bao gồm hai khối...h trƣớc và trống phanh để cƣờng hóa hiệu quả phanh cho má sau (vì guốc phanh trƣớc đƣợc nối với guốc phanh sau nhờ thanh trung gian) Hình 10.5. Cơ cấu phanh tự cƣờng hóa Khi trống phanh quay theo chiều này đó sẽ có một guố phanh tựa vào một điểm tựa cứng (2). Đặc điểm của cơ cấu này là hi...

pdf188 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Kết cấu ô tô - Nguyễn Hoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lực lái 
 ECU này đƣợc dùng để điều khiển van điện. Nó gửi tín hiệu điều khiển tới van điện 
phù hợp với các tín hiệu tốc độ của xe từ cảm biến tốc độ. 
 Các tín hiệu ra từ ECU thay đổi hệ số tác dụng của tín hiệu xung 250Hz theo tốc độ 
xe, vì vậy sinh ra tín hiệu điện áp cƣờng độ trung bình thay đổi. 
4.2.3. Van điện 
 Van điện đƣợc gắn trong cơ cấu lái, nó có tác dụng làm thay đổi kích thƣớc mạch 
dầu nối hai phía xi lanh lực, 
 Ống của van bị kéo khi van bị kích thích bởi tín hiệu từ ECU trợ lực lái. 
 Hệ số tác động của tín hiệu thay đổi khi tốc độ xe thay đổi, làm thay đổi điện áp dẫn 
đến thay đổi lực điện từ của cuộn dây theo tốc độ xe. Vì vậy, mức độ ống bị kéo và kích 
thƣớc của cửa dầu thay đổi theo tốc độ xe. 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 165 
CHƢƠNG 12. HỆ THỐNG TREO 
1. Công dụng, phân loại, yêu cầu 
1.1. Công dụng 
 Hệ thống treo dùng để nối đàn hồi giữa khung với hệ thống chuyển động. Nhiệm vụ chủ 
yếu của hệ thống treo là giảm va đập sinh ra khi ô tô chuyển động thẳng, làm êm dịu khi qua 
các mặt đƣờng gồ ghề không bằng phẳng. 
1.2. Phân loại 
1.2.1. Theo bộ phận hướng 
 - Hệ thống treo độc lập 
 - Hệ thống treo phụ thuộc 
1.2.2. Theo phần tử đàn hồi 
 - Nhíp 
 - Lò xo 
 - Thanh xoắn 
 - Cao su 
 - Khí nén 
 - Thủy khí 
1.3. Yêu cầu 
 - Có tần số dao động riêng của vỏ thích hợp, tần số dao động này đƣợc xác định bằng 
độ võng tĩnh ft. 
 - Có độ võng động fđ đủ để cho không sinh ra va đập trên các trụ đỡ cao su. 
 - Có độ dập tắt dao động của vỏ và bánh xe thích hợp 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 166 
 - Khi quay vòng hoặc khi phanh thì vỏ ô tô không bị nghiêng 
 - Đảm bảo cho chiều rộng cơ sở và góc đặt các trục đứng của bánh dẫn hƣớng không 
đổi. 
 - Đảm bảo sự tƣơng ứng giữa động học các bánh xe và động học của truyền động lái. 
2. Phân tích các kết cấu của hệ thống treo 
 Ở ô tô sử dụng hệ thống treo độc lập và hệ thống treo phụ thuộc. Hệ thống treo phụ 
thuộc đƣợc sử dụng nhiều ở ô tô tải, hành khách và một số ô tô du lich. Còn hệ thống treo 
độc lập đƣợc sử dụng khá nhiều ở ô tô du lịch và một số ô tô tải. 
 Ƣu điểm của hệ thống treo phụ thuộc là đơn giản về mặt kết cấu, trong khi đó vẫn đảm 
bảo đƣợc yêu cầu cần thiết của ô tô nhất đó là nhƣng ô tô tốc độ lớn. Khuyết điểm là tốn 
nhiều thép và thời gian phục vụ ít. 
Hình 12.1. Hệ thống treo độc lập 
 Hệ thống treo độc lập có ƣu điểm chủ yếu là tăng đƣợc khá nhiều tính êm dịu của ô tô 
khi chuyển động ở các điều kiện đƣờng sá khác nhau, nhƣng còn nhƣợc điểm là kết cấu 
phức tạp, vì thế nó đƣợc sử dụng nhiều trên ô tô tốc độ cao. 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 167 
Hình 12.2. Hệ thống treo phụ thuộc 
2.1. Bộ phận hƣớng 
2.1.1. Nhiệm vụ 
 Dùng để xác định động học và tính chất dịch chuyển của các bánh xe tƣơng đối với 
khung hay vỏ ô tô và dùng để truyền lực dọc (lực kéo hoặc lực phanh), lực ngang cũng nhƣ 
các moment phản lực. 
 Ở hệ thống treo phụ thuộc, nhíp vừa làm nhiệm vụ bộ phận đàn hồi vừa làm nhiệm 
vụ bộ phận hƣớng. 
 Ở hệ thống treo độc lập, bộ phận hƣớng đƣợc làm riêng lẻ. Yêu cầu là phải đảm bảo 
vị trí bánh xe khi ô tô chuyển động thì sự dịch chuyển của bánh xe sẽ không làm thay đổi 
chiều rộng và chiều dài cơ sở của ô tô. 
2.1.2. Đặc điểm kết cấu 
 a. Hệ thống treo phụ thuộc với phần tử đàn hồi là nhíp 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 168 
Hình 12.3. Bố trí hệ thống treo phụ thuộc với phần tử đàn hồi là nhíp 
 Hệ thống treo phụ thuộc phần tử đàn hồi là nhíp có thể đƣợc bố trí ở trục chủ động 
hoặc trục bị động nhƣ hình trên. 
 Trong cả hai trƣờng hợp trên, nhíp vừa là phần tử đàn hồi đồng thời làm luôn bộ 
phận hƣớng. Với chức năng bộ phận hƣớng, nhíp có thể truyền đƣợc lực dọc và lực ngang từ 
bánh xe qua cầu xe lên khung. Ngoài ra nhíp còn có khả năng truyền moment từ bánh xe lên 
khung, đó là moment kéo hoặc moment phanh. 
 Vì nhíp làm luôn bộ phận hƣớng nên ở các sơ đồ này chung ta không thấy các đòn 
treo và các thanh giằng. 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 169 
 Trong quá trình biến dạng, chiều dài của nhíp thay đổi nên hai tai nhíp bắt lên khung 
hoặc dầm xe có một đầu cố định còn một đầu di động. Đối với nhíp sau thƣờng đầu cố định 
ở phía trƣớc còn đầu di động nằm ở phía sau để phù hợp với khả năng chịu đƣợc lực đẩy và 
lực kéo tác dụng lên bánh xe qua cầu xe lên nửa nhíp phía trƣớc có đầu cố định. Đối với 
nhíp trƣớc đầu cố định ở phía trƣớc hay sau tùy theo vị trí đặt cơ cấu lái để phối hợp đúng 
động học giữa hệ thống treo và hệ thống lái. 
 b. Hệ thống treo phụ thuộc với phần tử đàn hồi là lò xo trụ 
 Hệ thống treo phụ thuộc, phần tử đàn hồi là lò xo trụ cũng có thể đƣợc bố trí ở trục 
bị động hoặc ở cầu chủ động. Vì lò xo trụ chỉ có khả năng chịu lực theo phƣơng thẳng đứng 
nên ngoài lò xo trụ phải bố trí các phần tử các bộ phận dẫn hƣớng. 
Daàm 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 170 
Hình 12.4. Bố trí hệ thống treo phụ thuộc với phần tử đàn hồi là lò xo trụ 
 Đối với kết cấu hình thứ nhất, hai đòn treo dọc cùng với thanh giằng ngang là các 
phần tử của bộ phận dẫn hƣớng. Nó có nhiệm vụ truyền các lực dọc, lực ngang và các 
moment từ bánh xe qua dầm cầu, qua các phần tử của bộ phận hƣớng lên khung ô tô 
 Đối với kết cấu ở hình thứ hai là loại bốn thanh giằng dọc và một thanh giằng ngang 
làm các phần tử của bộ phận dẫn hƣớng. Các thanh giằng này đều có một đầu bắt với cầu xe 
bằng khớp bản lề có cao su và một đầu còn lại bắt với khung cũng bằng các khớp bản lề có 
cao su. 
 Ngoài các thanh giằng của bộ phận hƣớng nói trên còn bố trí thanh ổn định với mục 
đích giảm sự biến dạng chênh lệch lớn giữa các phần tử đàn hồi hai bánh xe đảm bảo ổn 
định cho thân ô tô. 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 171 
 c. Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi lò xo, đòn treo dọc 
 Hệ thống treo đòn dọc nghĩa là các thanh liên kết của phần tử dẫn hƣớng giữa bánh 
xe với khung ô tô bằng đòn dọc. Các đòn dọc thƣờng đƣợc bố trí song song hai bên bánh xe. 
Số lƣợng đòn dọc có thể là hai, ba hoặc bốn và có thể bố trí cả ở hệ thống treo phụ thuộc và 
hệ thống treo độc lập. 
Hình 12.5. Bố trí hệ thống treo độc lập, lò xo trụ, đòn treo dọc 
 Trên hình là sơ đồ và cấu tạo của hệ thống treo độc lập phần tử đàn hồi là lò xo với 
đòn treo dọc. Loại lực này chỉ bố trí hai đòn treo dọc phía dƣới. Để các đòn treo có thể chịu 
đƣợc lực dọc, lực ngang và moment thì các đòn treo này phải có cấu tạo sao cho độ cứng 
vững lớn. Thƣờng thì đòn treo loại này có kết cấu dạng hộp với tiết diện ngang tƣơng đối 
lớn. Một đầu đòn treo đƣợc cố định với moay ơ bánh xe, đầu còn lại đƣợc liên kết bản lề với 
khung hoặc dầm ô tô. Khớp bản lề có chiều dài tƣơng đối lớn nhằm mục đích để các đòn dọc 
có thể chịu đƣợc lực ngang hoặc moment theo các hƣớng khác nhau. 
 Vì lò xo có dạng hình trụ rỗng nên ngƣời ta tận dụng không gian bên trong lò xo bố 
trí giảm chấn. Do những đặc điêm cấu tạo trên nên hệ thống đòn treo dọc có kết cấu nhỏ 
gọn, trọng lƣợng phần không đƣợc treo nhỏ. 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 172 
 d. Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi là lò xo, hai đòn ngang 
Hình 12.6. Bố trí hệ thống treo độc lập, lò xo trụ, hai đòn ngang 
 Cấu tạo dạng khung hình tam giác hoặc hình thang. Cấu tạo nhƣ vậy cho phép các 
đòn ngang làm đƣợc chức năng của bộ phận hƣớng. Đầu trong của mỗi đòn ngang đƣợc liên 
kết bản lề với khung hoặc dầm ô tô. Đầu còn lại đƣợc liên kết với đòn đứng bởi các khớp 
cầu. Bánh xe đƣợc cố định với đòn đứng. Nếu là bánh xe dẫn hƣớng thì bánh xe cùng đòn 
đứng có thể quay xung quanh một trụ để quay bánh xe khi ô tô quay vòng. 
 Nếu chiều dài của đòn ngang trên và đòn ngang dƣới bằng nhau thì hai đòn ngang 
nhƣ hai cạnh của một hình bình hành. Do đó khi bánh xe dao động lên xuống thì bánh xe 
còn bị trƣợt ngang do khoảng cách giữa hai bánh xe thay đổi, điều này sẽ làm lốp chóng 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 173 
mòn. Vì vậy để khắc phụ nhƣợc điểm này thì ngƣời ta thƣờng bố trí đòn ngang trên có kích 
thƣớc ngắn hơn đòn ngang dƣới và khi đó hai đòn ngang nhƣ hai cạnh của một hình thang 
vuông. Nhờ bố trí nhƣ vậy mà khi bánh xe dao động lên xuống thì khoảng cách giữa hai 
bánh xe thay đổi không đáng kể, hạn chế mài mòn lốp bánh xe. 
 Đòn treo trên có dạng hình tam giác hai đầu phía trong đƣợc liên kết bản lề hoặc 
khớp cầu với khung hoặc dầm ô tô. Đầu ngoài đƣợc liên kết bằng khớp cầu với đòn quay 
đứng trên đó lắp bánh dẫn hƣớng. Đòn dƣới dạng thanh đơn có một đầu liên kết bản lề hoặc 
khớp cầu với khung hoặc dầm ô tô, đầu còn lại liên kết với trụ xoay đứng. Để tăng cƣờng 
khả năng truyền lực dọc, lực ngang và moment trong bộ phận hƣớng còn bố trí thêm thanh 
giằng. Thực chất thanh giằng cùng với đòn treo dƣới cũng hợp thành một hình tam giác. 
 Phần tử đàn hồi là lò xo trụ bố trí kết hợp với giảm chấn ống thủy lự có đầu trên 
liên kết với gối tựa trên khung hoặc vỏ ô tô, đầu dƣới liên kết bản lề hoặc khớp cầu với đòn 
treo dƣới. Một thanh ổn định ngang hai đầu liên kết với hai giá bánh xe và đƣợc giữ trên 
khung hoặc dầm ô tô bằng hai khớp bản lề. Thanh ổn định có tác dụng hạn chế biến dạng 
quá mức của một bên bánh xe nhằm giữ cho thân ô tô đƣợc ổn định. 
 e. Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi lò xo loại Macpherson 
 Nếu kích thƣớc đòn trên của hệ thống treo độc lập hai đòn ngang giảm về 0 thì ta 
có hệ thống treo độc lập loại Macpherson. 
 Cấu tạo cụ thể của hệ thống treo Macpherson đƣợc mô tả hình dƣới 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 174 
Hình 12.7. Hệ thống treo độc lập loại Macpherson 
 Cấu tạo của hệ thống treo loại Macpherson bao gồm một đòn treo dƣới 3. Đầu 
trong của đòn treo dƣới đƣợc liên kết bản lề với khung hoặc dầm ô tô, đầu ngoài liên kết với 
thanh xoay đứng đồng thời là vỏ của giảm chấn ống thủy lực. Đầu trên của giảm chấn ống 
thủy lực đƣợc liên kết với gối tựa trên khung hoặc vỏ ô tô. Phần tử đàn hồi lò xo 4 đƣợc đặt 
một đầu tì vào tấm chặn trên vỏ giảm chấn còn một đầu tì vào gối tựa trên khung hoặc vỏ ô 
tô. Trục bánh xe đƣợc lắp cố định với trụ xoay đứng (vỏ giảm chấn) 
 Trong kết cấu này, vì đòn treo dƣới chỉ gồm một thanh nên có bố trí thêm một 
thanh giằng. Ngoài ra đây là bánh xe dẫn hƣớng nên trụ xoay đứng là vỏ giảm chấn có thể 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 175 
quay quanh trụ của nó khi bánh xe quay vòng. Để tăng tính ổn định của phần thân vỏ ô tô 
trong hệ thống treo này cũng bố trí một thanh ổn định. 
 f. Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi lò xo trụ, đòn chéo 
Hình 12.8. Hệ thống treo độc lập loại hai đòn chéo 
 Đây là hệ thống treo độc lập đƣợc thiết kế với mục đích tăng độ cứng vững để tăng 
khả nang chịu lực ngang đồng thời giảm thiểu sự thay đổi của góc đặt bánh xe xảy ra do 
bánh xe dao động trong phƣơng thẳng đứng. Do kết cấu đơn giản và chiếm ít không gian nên 
thƣờng đƣợc sử dụng trên hệ thống treo sau của ô tô du lịch. 
 Cấu tạo chung của hệ thống treo đòn chéo đƣợc mô tả ở hình trên. 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 176 
 Đòn treo dƣới của hệ thống treo loại này có vai trò nhƣ đòn treo ngang dƣới của hệ 
thống treo Macpherson. Tuy nhiên kết cấu của đòn treo có dạng tấm với kích thƣớc khá lớn; 
mặc khác đầu trong của đòn treo đƣợc liên kết với khung hoặc dầm ô tô bằng hai khớp bản 
lề khoảng cách xa nhau nhằm tăng khả năng chịu lực. Đòn treo dƣới không song song với 
trục dọc của ô tô nhƣ ở loại đòn treo dọc và cũng không vuông góc với trục dọc ô tô nhƣ ở 
đòn treo ngang mà bố trí ở vị trí trung gian giữa hai phƣơng án này tạo với trục dọc của ô tô 
một góc nào đó, vì vậy gọi là đòn chéo. 
 g. Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi là thanh xoắn 
 Trong hệ thống treo với phần tử đàn hồi là thanh xoắn có ƣu điểm kết cấu, kích 
thƣớc và trọng lƣợng của phần tử đàn hồi là nhỏ, không gian chiếm chỗ ít, bố trí thuận tiện. 
Vì vậy loại hệ thống treo phần tử đàn hồi là thanh xoắn đƣợc sử dụng không những trên ô tô 
du lịch mà còn ô tô tải. 
 Đối với hệ thống treo độc lập hai đòn ngang thì thanh xoắn thƣờng đƣợc bố trí dọc 
theo thân ô tô. Một đầu thanh xoắn đƣợc ngàm cố định trên khung hoặc dầm, đầu còn lại 
đƣợc liên kết cố định bằng then hoa với đầu trong của đòn treo trên hoặc đòn treo dƣới. 
 Nhƣ vậy khi chịu tải, thông qua các đòn treo, thanh xoắn sẽ chịu một moment xoắn 
và biến dạng góc. 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 177 
Hình 12.9. Bố trí hệ thống treo độc lập, thanh xoắn 
2.2. Bộ phận đàn hồi 
2.2.1. Nhiệm vụ 
 Bộ phận đàn hồi dùng để truyền chủ yếu các lực theo phƣơng thẳng đứng và giảm tải 
trọng khi ô tô chuyển động thẳng trên đƣờng không bằng phẳng và đảm bảo độ êm dịu cần 
thiết. Bộ phận đàn hồi có thể là: nhíp, lò xo, thanh xoắn, cao su, thủy khí, liên hợp 
2.2.2. Kết cấu 
 a. Nhíp 
 Nhíp đƣợc sử dụng khá nhiều ở ô tô tải, hành khách và du lịch với dầm cầu liền 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 178 
Hình 12.10. Kết cấu nhíp lá 
 Kết cấu của nhíp bao gồm nhiều lá nhíp ghép lại. Các lá nhíp này đƣợc ghép lại 
với nhau bằng bu lông trung tâm. Các lá nhíp có thể dịch chuyển tƣơng đối với nhau theo 
chiều dọc. Do đó khi nhíp biến dạng sẽ sinh ra sự ma sát làm giảm các dao động khi ô tô 
chuyển động. 
 Trong trƣờng hợp tải trọng tác dụng lên cầu có thể thay đổi đột ngột nhƣ ở cầu sau 
của ô tô tải ngƣời ra bố trí nhíp đôi, gồm nhíp chính và nhíp phụ. Khi không chở hàng thì 
nhíp chính làm việc, còn khi tải trọng thêm thì nhíp phụ làm việc. Sử dụng nhíp đôi sẽ làm 
cho hệ thống treo có độ êm dịu tốt hơn. 
 Nhíp phụ có thể đặt trên hoặc dƣới nhíp chính tùy theo vị trí của cầu và khung, 
kích thƣớc của nhíp và biến dạng yêu cầu của nhíp. 
 Khi bố trí nhíp dọc thì lá trên cùng của nhíp sẽ làm việc nặng hơn vì ngoài nhiệm 
vụ đàn hồi còn truyền lực đẩy và phanh. 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 179 
Hình 12.11. Bố trí nhíp trên ô tô 
 b. Lò xo 
 Lò xo đƣợc dùng nhiều ở ô tô du lich với hệ thống treo độc lập. Lò xo trụ có ƣu điểm 
là kết cấu đơn giản, kích thƣớc gọn gàng nhất là khi bố trí giảm chấn nằm lồng trong lò xo. 
Hình 12.12. Kết cấu lò xo trụ 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 180 
 c. Thanh xoắn 
 Thanh xoắn đƣợc dùng ở một số ô tô du lịch kết cấu đơn giản nhƣng bố trí khó khắn 
vì chiều dài khá lớn 
Hình 12.13. Kết cấu thanh xoắn 
 d. Loại khí 
 Loại khí đƣợc sử dụng tốt ở các loại ô tô có trọng lƣợng đƣợc treo thay đổi khá 
lớn nhƣ ô tô tải, ô tô khách, đoàn xe. 
 Bộ phận đàn hồi loại khí có cấu tạo theo kiểu hình cao su, trong đó có chứa khí 
nén. 
Hình 12.14. Kết cấu phần tử đàn hồi loại khí 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 181 
 e. Loại thủy khí 
 Bộ phận đàn hồi thủy khí có sự kết hợp giữa chất lỏng và chất khí, vì ở đây áp suất 
của khí đƣợc truyền qua chất lỏng sẽ tiến hành dập tắt dao động. Vì thế bộ phận đàn hồi thủy 
khí sẽ làm luôn nhiệm vụ của bộ phận giảm chấn 
Hình 12.15. Kết cấu phần tử đàn hồi loại thủy khí 
2.3. Bộ phận giảm chấn 
2.3.1. Nhiệm vụ 
 Cùng với sự ma sát của hệ thống treo (gồm ma sát giữa các lá nhíp và các khớp nối) 
sẽ sinh ra lực cản của ô tô và chuyển cơ năng của dao động thành nhiệt năng. 
 Bộ giảm chấn có hai loại thông dụng: loại đòn và loại ống 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 182 
2.3.2. Bộ giảm chấn đòn 
Hình 12.16. Kết cấu giảm chấn đòn 
 Các đƣờng dầu rất nhỏ gây ra ma sát, do đó tạo nên hiện tƣợng giảm chấn 
2.3.3. Giảm chấn ống 
Hình 12.17. Kết cấu giảm chấn ống 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 183 
Hình 12.18. Nguyên lý làm việc của giảm chấn ống 
 Nguyên lý làm việc của bộ phận giảm chấn dựa trên nguyên tắc chuyển dịch chất 
lỏng từ buồng này sang buồng khác qua các van tiết lƣu nhỏ. Khi chất lỏng qua van tiết lƣu 
đó sẽ sinh ra lực cản lớn của chất lỏng. Do đó dập tắt các dao động của ô tô khi chuyển 
động. 
3. Hệ thống treo điện tử 
3.1. Giới thiệu chung về hệ thống treo điện tử (TEMS) 
 TEMS viết tắt của Toyota Electronically Modulated Suspension tức là hệ thống treo 
điều khiển điện tử của Toyota. 
 Với hệ thống này, ngƣời lái có thể dùng công tắc để lựa chon một trong hai chế độ lực 
giảm chấn của giảm chấn: bình thƣờng hay thể thao, mà ngƣời lái yêu thích. Lực giảm chấn 
sau đó đƣợc tự động điều chỉnh đến một trong ba chế độ (mềm, tung bình, cứng) nhờ TEMS 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 184 
ECU (bộ điều chỉnh điện tử) dựa trên chế độ đã lựa chọn và điều kiện lái xe. Nó làm tăng 
tính êm dịu chuyển động và cải thiện tính ổn định lái. 
3.2. Đặc điểm của hệ thống treo điện tử 
3.2.1. Thay đổi chế độ giảm chấn 
Hình 12.19. Các chế độ hoạt động của hệ thống treo điện tử 
 Ngƣời lái có thể lựa chọn chế độ bình thƣờng hay thể thao bằng công tắc lựa chọn chế 
độ. Khi xe chạy ở chế độ bình thƣờng, do phải đảm bảo cho việc duy trì tính êm dịu chuyển 
động, nên ECU đặt lực giảm chấn ở chế độ mềm. Ở chế độ thể thao, lực giảm chấn đƣợc đặt 
ở chế độ trung bình. 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 185 
3.2.2. Điều khiển chống chúi đuôi xe 
Hình 12.20. Điều khiển chống chúi đuôi xe 
 Nó hạn chế sự chúi đuôi của những xe có hộp số tự động khi khởi hành hoặc khi 
tăng tốc đột ngột. Lúc này ECU đặt lực giảm chấn của giảm chấn ở chế độ cứng làm ổn định 
chuyển động của xe. 
3.2.3. Điều khiển chống nghiêng ngang 
Hình 12.21. Điều khiển chống nghiêng ngang 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 186 
 Nó giới hạn độ nghiêng ngang của thân xe khi quay vòng hau đi lên đƣờng ngoằn 
ngoèo. Lúc đó lực giảm chấn đƣợc đặt ở chế độ cứng. Vì vậy cải thiện đƣợc tính ổn định khi 
điều khiển. 
3.2.4. Chống chúi mũi 
Hình 12.22. Điều khiển chống chúi mũi 
 Nó hạn chế mũi xe chùi xuống khi phanh. Do đó lực giảm chấn đƣợc đặt ở chế độ 
cứng, làm ổn định chuyển động của xe. 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 187 
3.2.5. Điều khiển ở tốc độ cao 
Hình 12.23. Điều khiển xe chạy tốc độ cao 
 Khi xe chuyển động ở tốc độ cao, lực giảm chấn đƣợc đặt ở chế độ trung bình, cải 
thiện khả năng điều khiển. 
3.2.6. Chống chúi đuôi khi chuyển số 
Hình 12.24. Điều khiển khi xe sang số 
 Nó hạn chế sự chúi đuôi của những xe có hộp số tự động khi khởi hành. Khi tay số 
đƣợc chuyển đến vị trí khác từ N hay P, lực giảm chấn đƣợc đặt ở chế độ cứng. 
 Bài giảng Kết cấu ô tô 
GV. ThS. Nguyễn Hoài- Khoa Cơ khí- Trƣờng Cao đẳng Công nghệ- Đại học Đà Nẵng Trang 188 
3.3. Sơ đồ hệ thống treo điện tử 
Hình 12.25. Sơ đồ bố trí hệ thống treo điện tử 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ket_cau_o_to_nguyen_hoai.pdf
Ebook liên quan