Bài giảng Kỹ năng truyền thông - Nguyễn Thị Ngọc Lan
Tóm tắt Bài giảng Kỹ năng truyền thông - Nguyễn Thị Ngọc Lan: ...huyết trình. Do vậy, việc am hiểu tính chất của mỗi loại, đánh giá đúng ưu nhược điểm của chúng là hết sức cần thiết. Ở đây, chỉ xin đề cập đến 3 loại phương tiện được sử dụng phổ biến nhất đó là bảng viết, OVH và máy chiếu đa phương tiện. - Bảng viết (bảng đen, bảng trắng) Bảng viết là th...cuộc họp có qui mô lớn và trang trọng khi ấy vai trò người chủ tọa chỉ mang tính nghi thức và công bố các quyết định cuối cùng,) khi đó, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN cuộc họp sẽ chịu trách nhiệm về tiến trình và diễn biến của cuộc họp như một nhạc trưởng của buổi hòa nhạc. Khi không có chủ tọa, các thành ...bao gồm nội qui, quy tắc, tiêu chuẩn, chính sách. Việc tuân thủ tốt các chuẩn mực này giúp bạn tạo dựng được hình ảnh tốt trong lòng mọi người. - Hệ thống giá trị của tổ chức: Bất kỳ một tổ chức nào đều có giá trị riêng của nó. Giá trị của một tổ chức được các thành viên cảm nhận và hành xử ...
doanh số của cửa hàng vì doanh số của cửa hàng đã thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu công ty đặt ra, trong khi đó chỉ còn vài tuần nữa là hết năm. Một trong những yêu cầu được đặt ra là tất cả nhân viên bán hàng phải tập trung trang trí lại cửa hàng cho xong tuần này. Việc trang trí cửa hàng không thể chậm trễ hơn nữa vì thứ hai tuần sau giám đốc bán hàng toàn quốc sẽ xuống kiểm tra việc trang trí lại cửa hàng của Linh. Đã hết ngày nghỉ phép, Dung phải quay trở lại công việc. Nhưng con cô ta chưa hoàn toàn khỏi bệnh hẳn. Dung cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của con gái. Ở nhà chỉ có mẹ già chăm sóc cháu bé, Dung không an tâm chút nào. Dung muốn thuyết phục cấp trên cho phép cô được nghỉ thêm 2 ngày vì hôm nay đã là thứ năm. Hôm nay Dung đi làm lại. Linh quyết định sẽ gọi cô ấy vào phòng để trao đổi vấn đề này. Nếu bạn là Linh, bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Kỹ năng truyền thông ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan 50 Cấp trên của Trung và Tín đã không công bằng trong tình huống này. Việc xét nhân viên được đào tạo phải dựa vào chính sách đào tạo của đơn vị. Chính sách này cần được đảm bảo công bằng và nhất quán trong toàn thể công ty. Có rất nhiều tổ chức xét cử nhân viên đi học dựa vào thâm niên công tác, sự cống hiến của cá nhân. Trong một tổ chức, nhà quản lý phải đối xử công bằng với tất cả nhân viên trong tất cả lĩnh vực như quan hệ với mọi người, đánh giá nhân viên, xét nhân viên đi học, kỷ luật-khen thưởng, trả lương, đãi ngộ, 4.2.3.3. Kiểm tra, đánh giá - Nhắc nhở Bạn sẽ chọn phương án nào sau đây: Một câu hỏi nghiêm khắc: “Tại sao anh lại vi phạm nội quy của công ty về việc cấm chơi trò chơi trong giờ làm việc?” Một mệnh lệnh: “Hãy tắt ngay trò chơi đi, Thái” Một tuyên bố: “Tôi đã nhìn thấy anh chơi trò chơi trong giờ làm việc. Việc này vi phạm chính sách của công ty” Một câu hỏi quan tâm: “Mọi việc đều ổn chứ? Anh thường không chơi trò chơi trong giờ làm việc kia mà?” Một thông điệp bằng văn bản: Hiền không nói gì nhưng anh gởi cho Thái thông báo ngắn hoặc dán thông báo nhắc nhở mọi người không chơi trò chơi trong giờ làm việc vì như thế sẽ vi phạm chính sách công ty. Trung và Tín là hai người bạn thân. Sau khi tốt nghiệp đại học, cả hai cùng là nhân viên của phòng nhân sự tại một đơn vị. Trung là người năng động và nhiệt tình. Anh rất hăng hái tham gia các công việc do cấp trên giao phó với tinh thần trách nhiệm cao vì thế cấp trên rất tin tưởng và thường xuyên giao việc cho anh. Vì luôn bận rộn với công việc nên Trung không có thời gian học tập nâng cao trình độ. Trong khi đó, Tín xin phép công ty cho anh luyện Anh văn và anh đã xin được một suất học bổng đi học ở nước ngoài. Sau hai năm học tập trở về, chất lượng làm việc của Tín cải thiện rõ rệt. Anh thường xuyên đề xuất những ý tưởng cải tiến đáng được tuyên dương. Một năm sau, Tín được đề bạt vào vị trí trưởng phòng. Trung cảm thấy bất mãn. Anh cho rằng cấp trên đã thiên vị khi luôn giao công việc cho anh vì thế anh không có cơ hội học tập và thăng tiến. Anh nộp đơn xin nghỉ việc. Theo bạn, cấp trên của Trung và Tín có công bằng trong việc xét nhân viên đi đào tạo không? Bạn rút được bài học gì từ tình huống này? Hiền là trưởng phòng Marketing. Một buổi sáng khi đến văn phòng anh phát hiện Thái, nhân viên của phòng đang chơi trò chơi (game) trên máy vi tính mặc dù chính sách của công ty là nghiêm cấm chơi game trong giờ làm việc Để ngăn việc làm này của Thái, theo bạn, Hiền nên giải quyết thế nào? Hành động hay lời nói lúc này của Hiền sẽ là gì? Kỹ năng truyền thông ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan 51 Kỷ luật nhân viên là một trong những nhiệm vụ của nhà quản lý khi cấp dưới vi phạm qui định, qui chế hay nội qui của tổ chức. Tùy trường hợp nhà quản lý sẽ có hướng kỷ luật khác nhau.8 Nếu nhân viên phạm lỗi không nặng, không gây hại nghiêm trọng đến tổ chức, nhà quản lý có thể nhắc nhở nhân viên. Trong tình huống trên, Hiền không nên nghiêm khắc với Thái (nếu anh ta vi phạm lần đầu). Hiền không nên tuyên bố, ra mệnh lệnh hay cố tình chứng minh Thái đã phạm lỗi trước mọi người. Một câu hỏi quan tâm, một thông điệp nhắc nhở nhẹ nhàng bằng văn bản đủ để Thái nhận ra lỗi của mình. Mỗi cách nhắc nhở sẽ cho một phản ứng khác nhau. Việc nhắc nhở trước tập thể hay dùng những lời lẽ chỉ trích sẽ không nhận được sự khâm phục, kính trọng từ cấp dưới. Chính vì thế khi một nhân viên mới vi phạm lần đầu, bạn nên nhắc nhở nhẹ nhàng, cho nhân viên ấy cơ hội và niềm tin họ sẽ sửa đổi. Điều này sẽ khiến cấp dưới khâm phục cấp trên và cải thiện hành vi theo chiều hướng tốt hơn. Nếu họ vẫn tiếp diễn sai lầm, lúc đó bạn hãy áp dụng biện pháp kỷ luật nghiêm khắc hơn. - Phê bình Một trong những hình thức kỷ luật được cấp trên sử dụng trong quản lý nhân viên là phê bình. Có hai hình thức phê bình là phê bình bằng văn bản và phê bình bằng miệng. Phê bình bằng văn bản được áp dụng đối với những sai phạm đáng kể và có tính chất nghiêm trọng hơn phê bình miệng. Tùy trường hợp mà nhà quản lý áp dụng hình thức nào để phê bình cấp dưới. Dưới đây là một số nguyên tắc cần được lưu ý khi phê bình: • Xem xét kỹ nguyên nhân trước khi phê bình nhân viên. Không phải bất kỳ sai phạm nào xảy ra đều do lỗi của nhân viên, do đó, cấp trên cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ tại sao nhân viên phạm sai lầm để từ đó có hướng giải quyết thỏa đáng. • “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Nhà quản lý cần kiểm điểm sai lầm hay thiếu sót của bản thân trong công tác quản lý trước khi phê bình nhân viên. Trong các nguyên nhân được liệt kê có nguyên nhân nào thuộc về bản thân nhà quản lý hay không. • Làm cho nhân viên tự nhận thức được đó là SAI LẦM. Chỉ khi nào họ thấy họ sai thì họ mới tự sửa chữa. Cần chỉ rõ cái sai của nhân viên cần nêu những chứng cứ chính xác. Bằng chứng có thể là những sự kiện về thời gian, địa điểm, con người, sự việc, con số,Ngoài ra, nên để nhân viên thấy được mức độ thiệt hại mà họ đã gây ra cho tổ chức, người khác và bản thân. • Mục tiêu lớn nhất của phê bình không phải là chỉ trích, hạ thấp nhân viên mà chính là ngăn ngừa sai lầm lặp lại và hạn chế phản ứng tiêu cực, duy trì động lực làm việc ở nhân viên. Vì vậy, nhà quản lý cần ghi nhận thành tích, đóng góp của họ trong thời gian qua, biểu hiện lòng tin họ sẽ cải thiện và không bao giờ tái phạm sai lầm. - Khen thưởng 8 Xem các tài liệu, giáo trình về quản trị nhân sự. Nội dung kỷ luật nhân viên. Thắm là một nhân viên chăm chỉ. Cô thích sự gọn gàng và ngăn nắp. Cô thường vào làm việc rất sớm mỗi buổi sáng và quét dọn văn phòng thường xuyên. Mọi người trong cơ quan không ai phụ cô việc này. Một thời gian sau Thắm cảm thấy bất công nên bất mãn và không muốn dọn dẹp nữa. Nếu bạn là cấp trên trực tiếp của Thắm, bạn sẽ làm gì để khích lệ tinh thần dọn dẹp của cả phòng? Kỹ năng truyền thông ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan 52 Trong buổi họp của phòng, cấp trên nên khen ngợi tính ngăn nắp, gọn gàng tinh thần yêu lao động của Thắm, tuyên dương cô như một tấm gương để mọi người noi theo. Cấp trên cần xem lại qui định vệ sinh của cả phòng như thế nào. Nếu đã có qui định mà mọi người vi phạm thì cần có hình thức kỷ luật hợp lý. Nếu chưa có qui định này thì điều đầu tiên là anh ta cần làm là thiết lập hình thức kỷ luật rõ ràng cụ thể đối với những ai vi phạm qui định giữ gìn vệ sinh chung. Để duy trì vệ sinh, cấp trên có thể phân công người trực vệ sinh văn phòng hoặc thuê hẳn nhân viên quét dọn. - Nhận phản hồi Một trong những kỹ năng nhà quản lý cần quan tâm là lắng nghe những phản hồi từ phía nhân viên để nâng cao hiệu quả làm việc của tổ chức. Tuy nhiên, không phải nhà quản lý nào cũng chịu lắng nghe cấp dưới. Cũng không ít cấp dưới không dám hoặc ngại phản hồi lên cấp trên bởi vì ý kiến của họ không được trân trọng hoặc nếu có phản hồi thì khả năng bị “trù dập” là rất cao. Một điển hình ở Việt Nam là trong buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp và Cục Thuế TP.HCM được tổ chức ngày 28- 5-2010, rất nhiều doanh nghiệp ngại nói thẳng, nói thật vì sợ bị cơ quan thuế “hành”9. Eiji Toyoda, chủ tịch hãng Toyota đã từng nói: “Một nét đặc trưng ở công nhân Nhật là họ sử dụng cả trí óc lẫn bàn tay của họ. Mỗi năm công nhân của chúng tôi đóng góp 1 triệu rưỡi kiến nghị và 95% những kiến nghị đó được áp dụng”. Việc lắng nghe những phản hồi của cấp dưới đã góp phần vào thành công của hãng Toyota như ngày nay. Chính vì vậy, các nhà quản lý cần học cách đón nhận góp ý từ cấp dưới. Dưới đây là lời phàn nàn của một nhân viên khi trình bày sự việc lên cấp trên. Bạn hãy nhận xét và rút kinh nghiệm cho bản thân khi đón nhận phản hồi từ cấp dưới. Trong tình huống này bà quản lý đã cư xử không đúng khi giao tiếp với anh Toàn, bà ta nên: • Giao tiếp thường xuyên bằng ánh mắt với Toàn. • Hơi nghiêng về phía Toàn khi đang lắng nghe những gì anh nói. • Thỉnh thoảng gật đầu khi tâm đắc điểm nào đó. • Biểu lộ sự tôn trọng người đối thoại bằng nét mặt chú ý. • Xin lỗi nếu phải nghe điện thoại. Rõ ràng, để nhận được phản hồi tốt, nhà quản l ý cần có một thái độ trân trọng cấp dưới10 để họ sẵn sàng đóng góp ý kiến, góp phần vì sự phát triển của tổ chức. Bên cạnh thái độ nhận phản hồi tốt, nhà quản lý cần tham khảo tính khả thi, tính hiệu quả của các ý kiến phản hồi để áp dụng vào thực tế, có như thế mới phát huy sức mạnh tập thể, kích thích tính năng động, sáng tạo của đội ngũ nhân viên. 9 Theo Báo tuổi trẻ. Số ra ngày 13-6-2010. 10 Tham khảo kỹ năng lắng nghe ở chương 1. “Điều đó thật tồi tệ”, Toàn than thở sau buổi nói chuyện với cấp trên của mình. “Tôi không thể chịu đựng được cách bà ta nói chuyện với tôi. Bà ta không thèm nhìn tôi khi tôi trả lời các câu hỏi. Bà ta ngồi như tượng trên ghế và hai mắt lim dim. Thỉnh thoảng bà ta còn nói chuyện điện thoại di động khá lâu. Tôi có cảm giác như là không có bà ta trong phòng”. Kỹ năng truyền thông ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan 53 TÓM TẮT Trong giao tiếp nơi công sở, bạn sẽ gặp không ít khó khăn có thể làm hiệu quả công việc của bạn bị giảm sút. Ngoài những khó khăn do yếu tố môi trường mang lại, khó khăn do chính quan hệ giao tiếp của bạn với cấp trên, với đồng nghiệp và với cấp dưới là vấn đề cần được quan tâm. Để được sự tín nhiệm của cấp trên, bạn cần sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ và thực thi nhiệm vụ được tốt. Bạn cần rèn luyện kỹ năng từ chối nếu công việc quá tải và học cách đóng góp ý kiến để không làm phiền lòng và được thượng cấp yêu mến. Muốn giao tiếp thành công với đồng nghiệp, bạn cần tôn trọng, cởi mở, chia sẻ, biết góp ý và vui vẻ đón nhận góp ý. Cấp dưới có tôn trọng bạn hay không, có tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của bạn hay không, phần lớn còn tùy thuộc vào kỹ năng giao tiếp của bạn với cấp dưới. Là nhà quản lý, bạn cần giải thích, hướng dẫn, động viên và thuyết phục cấp dưới trong quá trình giao nhiệm vụ. Ngoài ra, bạn cần quan tâm giúp đỡ, biết thông cảm và đối xử công bằng với tất cả nhân viên khi theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của họ. Trong quá trình kiểm tra đánh giá, bạn cần rèn luyện các kỹ năng nhắc nhở, phê bình, khen thưởng và sẵn sàng đón nhận phản hồi từ cấp dưới của bạn. LỜI KẾT Có phát biểu cho rằng: “Sống vì người khác là thiệt thòi” Bạn có đồng ý không? Theo tôi, quan điểm này không đúng vì “cho có nghĩa là nhận”. Hãy hy sinh lợi ích bản thân, bạn sẽ nhận nhiều hơn những gì bạn đã cống hiến cho người khác và đừng quên: “điều gì mình không muốn thì đừng đem đối xử với người khác11. Tôi rất tâm đắc về những câu nói được in trong tạp chí “Nhật ký thân yêu” của tác giả Thục Hân, tôi hy vọng bạn cũng thích như tôi. Xin được trích dẫn những lời nhắn nhủ này thay cho lời kết. 11 Dale Carnegie. Đắc nhân tâm. Bí quyết thành công. DỄ VÀ KHÓ Dễ là khi đánh giá lỗi lầm của người khác, nhưng khó là khi nhận ra sai lầm của mình. Dễ là khi nói mà không suy nghĩ, nhưng khó là khi biết kiểm soát những lời nói của mình. Dễ là khi làm tổn thương một người, nhưng khó là khi hàn gắn vết thương đó. Dễ là khi vấp ngã, nhưng khó là khi đứng dậy và đi tiếp. Dễ là khi phê bình người khác, nhưng khó là khi cải thiện chính bản thân mình. Dễ là khi nghĩ xấu về người khác, nhưng khó là khi cho họ niềm tin. Kỹ năng truyền thông ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan 54 PHỤ LỤC MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN KHI THIẾT KẾ POWERPOINT Bạn nên nhớ rằng, mục đích chính của sử dụng powerpoint là truyền đạt thông điệp và đảm bảo khán giả nhận được thông điệp, vì thế bạn cần thiết kế slide sao cho truyền đạt tốt nội dung bạn muốn thể hiện và mang tính thu hút. Dưới đây là một số kỹ thuật cơ bản giúp bạn đạt được điều đó: - Thay vì trình diễn slide chứa nhiều ký tự, bạn nên sử dụng mô hình hay đồ họa. Bạn sẽ thấy rằng, cùng một nội dung như nhau nhưng sử dụng mô hình hay đồ họa, kết hợp các màu sắc sẽ lôi cuốn hơn. - Sử dụng đồ thị thay bảng số liệu sẽ giúp khán giả dễ theo dõi hơn. - Khi trình bày biểu bảng, bạn nên sử dụng hình ảnh minh họa phù hợp và/hoặc pha trộn màu sắc giúp thu hút hơn. Made in USA On Star Perceived Quality and Customer Satisfaction Undifferentiated Model Line Quarter Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Sales ($ thousands) 120 123.6 128.544 134.9712 148.4683 170.7386 % Increase 3% 4% 5% 10% 15% 20% Reported Sales 1 2 3 4 5 6 $180, 000 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Quarters Reported Sales Differentiation Kỹ năng truyền thông ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan 55 - Bạn đừng cố trình bày tất cả nội dung vào một slide. Khán giả sẽ cảm thấy bối rối vì họ không đọc được mọi thứ và không tập trung vào nội dung chủ yếu bạn muốn truyền đạt. Một bí quyết là bạn cần chia nhỏ các slide. Mỗi nội dung là một slide. Khán giả sẽ dễ theo dõi và nắm được trình tự nội dung bạn trình bày. Nguy cơ gia nhập Low • High capital investment • Commoditized market makes it difficult to differentiate • Substantial dominance of Wintel platform and low-cost large-scale players (Dell, Gateway, HP, IBM) Khách hàng Low • End-users are mostly loyal • Cost of switching to PC is high (need new PC and new applications) High • PCs have dominance in the marketplace, and huge network externalities • Threat of switching to Wintel platform always present Cung cấp Low (for Motorola and IBM) • Apple is largest purchaser of PowerPC processors, therefore can exercise power on suppliers Đối thủ cạnh tranh Very High • Rivalry is very high since PCs are commoditized as HW/SW configurations • Competition is cost-based SP thay thế High • PCs are available in multiple configurations, performances and price ranges • PCs represent about 90% of the market • Huge network externalities for PCs Low • No Mac clone available • No competing product in the Mac market Mô hình 5 tác lực của M.Porter Có gì không ổn? Low (components suppliers) • Most components are commoditized (since they are the same used by PCs) so Apple has wide selection available Bạn có đọc được mọi thứ? Vì thế bạn cần chia nhỏ các nội dung. Mỗi slide là một nội dung. Ví dụ, mô hình năm tác lực của Micheal Porter có 5 nội dung, bạn thiết kế một slide mô hình hóa 5 tác lực này (slide này không chứa ký tự giải thích tác lực nào). Sau đó ở 5 slide tiếp theo bạn giải thích từng tác lực. - Giản lược ký tự càng nhiều càng tốt. Một nguyên tắc bạn cần nhớ là: “Một dòng chỉ tối đa 8 ký tự”. Tránh quá nhiều chữ trên màn hình. - Mỗi slide nên chứa tối đa 6 dòng ký tự. - Nên sử dụng một kiểu slide (slide design) thống nhất. Bạn chỉ nên thỉnh thoảng đổi kiểu slide khi nào bạn muốn nhấn mạnh hay muốn khán giả tập trung slide ấy. - Vài chú ý về cỡ chữ, font chữ và màu sắc: • Nên sử dụng kiểu chữ không chân, dạng trơn hay đậm để dễ nhìn như Arial, Tahoma, Vernada,để khán giả dễ đọc trên màn hình. Kiểu font Có Chân như TIMES, khó đọc hơn trên màn hình. Chỉ dùng một kiểu chữ duy nhất cho cả bài thuyết trình. • Luôn luôn dùng chữ cỡ lớn. Cỡ chữ trung bình là 24. Cỡ chữ tối thiểu là 18. Tiêu đề slide có cỡ chữ ít nhất là 30. Cỡ chữ nhỏ quá làm cho khán giả ngồi xa không thấy rõ. • Không nên in hoa tất cả ký tự vì in hoa sẽ khiến khán giả cảm thấy nặng mắt và khó tập trung. • Chú ý khi sử dụng chữ nghiêng. Chữ in nghiêng hoặc chữ in hoa chỉ thỉnh thoảng được sử dụng để nhấn mạnh ý nào đó. • Nếu slide quá nhiều chữ, bạn có thể chia thành nhiều slide, đừng giảm cỡ chữ. • Dùng màu sẫm trên nền sáng như màu đen, xanh đậm, đỏ đậm, xanh dương đậm, Màu sáng trên nền sẫm như màu trắng, vàng lợt, cam lợt, xanh lá cây lợt,Bạn cần chắc chắn rằng khán giả đọc chữ được dễ dàng, đừng trộn quá nhiều màu sắc. • Nền màu sáng dễ thực hiện hơn màu sẫm vì bạn có thể trộn các màu được dễ dàng và nền màu sáng rất tiện cho in ấn. Nền màu sẫm giúp khán giả đọc dễ hơn, thư giãn mắt, tốt cho trình chiếu nhưng lại bất tiện khi in ấn. Tùy mục đích sử dụng mà bạn quyết định chọn nền màu sáng Kỹ năng truyền thông ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan 56 hay sẫm. Tốt hơn hết là khi trình diễn bạn nên sử dụng màu sẫm, khi in ấn bạn nên chuyển sang nền màu sáng. - Nếu diễn giả trình bày slide có quá nhiều chữ, bạn cảm thấy thế nào? Adobe Buys Macromedia in $3.4BN Stock Deal April 18, 2005 Business Week • Adobe systems Inc. said it will acquire Macromedia Inc. in an all- stock transaction valued at $3.4BN • Acquisition will help Adobe expand into new markets, especially to provide content to mobile phones and other handheld devices • “J we believe the combined offerings will be even more compelling to our customers given the challenges they're going to face in trying to communicate information in this very complex environment.“ said Bruce Chizen, chief executive officer of Adobe • "It's a lot easier to combine two companies that are healthy and doing really well with lots of growth than it is to try to acquire and integrate a company that is broken." Bạn có đọc được mọi thứ? Bạn cần hạn chế trình bày slide theo kiểu liệt kê ký tự từ trên xuống dưới hay viết cả câu vào slide hay slide đầy chữ. Làm sao đễ slide dễ đọc hơn? Dưới đây là một số cách: • Nếu được, nên mô hình hóa và sử dụng triệt để không gian của slide trình diễn. • Chia nhỏ nội dung các slide phức tạp. • Dùng các từ then chốt. • Trình bày từng thông điệp sao cho súc tích, rõ ràng. Khả năng thu hút khán giả qua trình bày powerpoint còn tùy thuộc vào sức sáng tạo của bạn. Điều cuối cùng bạn nên nhớ là đừng đầu tư quá nhiều vào thiết kế powerpoint mà quên đi nội dung của bài thuyết trình. Việc truyền tải thông điệp bằng cách sử dụng công cụ trực quan là việc nên làm tuy nhiên bản thân công cụ trực quan không quyết định hoàn toàn hiệu quả của thuyết trình. Khán giả sẽ không đánh giá cao buổi thuyết trình mặc dù bạn thiết kế slide rất công phu nhưng cách diễn đạt của bạn rất kém. TÓM LẠI Bạn nên sử dụng phần mềm powerpoint để tăng hiệu quả của bài thuyết trình. Dưới đây là những việc bạn nên làm và những việc cần tránh khi thiết kế slide: TRÁNH NÊN 1. Nhiều chữ Sử dụng đồ họa 2. Nhiều số Sử dụng đồ thị 3. Tất cả=0 Giản lược=Tinh túy 4. Cở chữ quá nhỏ Dùng cỡ chữ lớn 5. Kiểu chữ có chân Kiểu chữ không chân 6. Màu chữ & nền không phù hợp Sáng tạo Kỹ năng truyền thông ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Biên dịch: Phạm Văn Nga – Trần Trung Can. Kỹ năng thuyết trình. Nhà xuất bản tổng hợp - Business Edge. Năm 2006. Giao tiếp trong quản lý. Nhà xuất bản trẻ. - Business Edge. Năm 2007. Hội họp và thuyết trình. Nhà xuất bản trẻ - Donald R. Clark. Presentations. - Học viện hành chính quốc gia. Phương pháp giảng dạy hiện đại cho người lớn. DSE- NAPA-Khoa phương pháp sư phạm hành chính. - Jeremy Comfort. Effective presentations. Oxford University Press. - Kellie Fowler. Running Effective Meetings - Nick Brieger and Jeremy Comfort. Language Reference for Business English. Prentice Hall International.
File đính kèm:
- bai_giang_ky_nang_truyen_thong_nguyen_thi_ngoc_lan.pdf