Bài giảng Kỹ thuật an toàn điện

Tóm tắt Bài giảng Kỹ thuật an toàn điện: ...  Cách điện thực chất là ngăn cách về điện giữa các phần mang điện với nhau, giữa các phần mang điện với các bộ phận khác của thiết bị, công trình...  Để cách điện, người ta dùng các vật liệu cách điện như: sứ cách điện, sơn cách điện, ê-may, vải, cao su, nhựa, dầu cách điện...  Cá...nối đất. Các cực nối đất phải được đặt trực tiếp ở gần máy.  - Điện trở của trang bị nối đất nối với điểm trung tính của máy phát hoặc máy biến áp hoặc đầu ra của nguồn điện 1 pha ở bất kỳ thời điểm nào trong năm phải £ 2; 4 và 8 W tương ứng với điện áp dây: 660; 380 và 220 V đối với...c độ nhất định.  Điện áp cho phép của TBĐ được chọn tuỳ theo loại môi trường và tính chất nguy hiểm của điều kiện làm việc.  Để cung cấp điện áp thấp, người ta dùng MBA cách ly các cuộn dây sơ và thứ cấp.  6. Cân bằng điện thế  Mặc dù cắt mạch điện trong khi sửa chữa là rất quan tr...

pdf70 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Kỹ thuật an toàn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 3.3. Điện áp bước (Ub)
 Điện áp bước là điện áp giữa 2 chân 
người do dòng điện chạm đất tạo nên.
 Càng gần vật nối đất, Ub càng lớn và 
ngược lại. Ở nơi cách xa vật nối đất
 R= 20 m, Ub = 0.
 3.4. Điện áp cho phép ( Ucp )
 Để xác định giới hạn an toàn cho 
người, người ta dựa vào điện áp cho 
phép.
 Tiêu chuẩn điện áp cho phép ở mỗi 
nước một khác. Ở Việt Nam, tuỳ theo 
tính chất nguy hiểm của môi trường 
mà Ucp lấy giá trị từ 12 đến 36 V. 
II. PHÂN TÍCH AN TOÀN TRONG CÁC 
MẠNG ĐIỆN
 1. Phân tích an toàn trong các 
mạng điện đơn giản
 1.1. Mạng điện đơn giản
Mạng điện đơn giản là mạng điện một 
chiều và xoay chiều một pha.
 1.2. Mạng điện cách điện đối với đất
 Ở mạng điện này, khi người chạm phải điện, 
sẽ xảy ra những trường hợp sau:
 * Khi chạm vào một cực:
 Bằng tính toán và thực nghiệm người ta đã 
tính được: 
 Ing = U / 2Rng + Rcđ
 Trong đó: 
 Ing : dòng điện qua người
 U : điện áp của lưới điện
 R ng : điện trở của cơ thể người
 Rcđ : cách điện của mạng đối với đất
 Từ đó chúng ta có nhận xét : cách điện của 
mạng càng tốt, mức độ nguy hiểm càng giảm.
 * Khi chạm vào 2 cực:
 Ing = U / Rng
 Đây là trường hợp nguy hiểm nhất. Tai 
nạn thường xảy ra khi sửa chữa TBĐ có 
mang điện áp, một tay sờ vào một cực, 
còn chạm vào cực kia là các bộ phận khác 
của cơ thể.
 * Chạm vào một cực còn cực kia chạm 
đất:
 Lúc đó:
 Ing = U / Rng
 Trường hợp này cũng rất nguy hiểm
1.3. Mạng có một cực hay một pha 
nối đất
 * Mạng điện 1 dây:
 Với mạng điện này, khi chạm phải 
mạng điện thì trị số dòng điện qua 
người:
 Ing = U / Rng
 Trường hợp này rất nguy hiểm vì cách 
điện của mạng không tham gia hạn 
chế dòng điện qua người.
 * Mạng 2 dây:
 - Khi chạm vào cực có nối đất:
 Bình thường, khi chạm vào cực có nối đất, 
không nguy hiểm gì vì trong tình trạng vận 
hành bình thường của lưới điện, điện áp đặt lên 
người luôn < 5 % U. Nhưng khi xảy ra ngắn 
mạch, điện áp phân bố trên đường dây theo 
điện trở của dây dẫn. Tuỳ theo vị trí người 
chạm phải mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau.
 - Khi chạm vào cực không nối đất:
 Ing = U / Rng
 - Khi chạm phải 2 dây:
 I ng = U / Rng
 Cả 2 trường hợp trên (2 và 3) đều nguy hiểm 
đối với người.
 1.4. Nhận xét
 Ở các trường hợp trên, đối với mạng 
cách điện đối với đất thì cách điện của 
mạng luôn tham gia hạn chế dòng 
điện qua ngươì (Ing).
 Còn ở mạng nối đất, cách điện của 
mạng không tham gia hạn chế dòng 
điện qua người.
2. Phân tích an toàn trong các 
mạng điện 3 pha
 2.1. Mạng có trung tính cách điện
 Mạng có trung tính cách điện là mạng 
có trung tính không nối với các thiết bị 
nối đất hoặc nối qua thiết bị để bù 
dòng điện dùng trong mạng, qua máy 
biến áp, hay qua các khí cụ điện có 
điện trở lớn.
 * Trường hợp chạm vào 1 pha:
 Khi người chạm vào 1 pha, bằng tính 
toán và thực nghiệm, người ta đã tính 
được:
 Ing = 3 U f / 3Rng + Rcđ
 Trong đó: 
 U f : điện áp pha của mạng
 R cđ : cách điện của mạng đối với đất
 Rng : điện trở của cơ thể ngườì
 Như vậy cách điện của mạng càng tốt, 
mức độ nguy hiểm càng giảm.
 * Trường hợp chạm vào 2 pha hoặc 
chạm vào 1pha còn pha kia chạm đất: 
 Ing = Ud / Rng
 Trong đó: Ud là điện áp của mạng 
điện.
2.2. Mạng có trung tính nối đất trực 
tiếp
 Mạng có trung tính nối đất là mạng có 
trung tính nối trực tiếp với thiết bị nối 
đất hoặc nối với đất qua một điện trở 
bé.
 * Khi chạm vào 1 pha :
 Ing = U f / Rng
 * Khi chạm vào 2 pha hoặc chạm vào 1 
pha còn pha kia chạm đất :
 Ing = Ud / Rng
 2.3. Nhận xét
 - Ở mạng có trung tính cách điện, khi 
người chạm vào 1 pha, điện trở cách 
điện của mạng có tác dụng hạn chế 
dòng điện qua người;
 - Ở mạng có trung tính nối đất, cách 
điện của mạng không tham gia hạn 
chế dòng điện qua người;
 Trường hợp người chạm vào 2 pha 
hoặc chạm vào 1 pha còn pha kia 
chạm đất, mức độ nguy hiểm đều như 
nhau.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG TAI 
NẠN ĐIỆN
 1. Cách điện của thiết bị điện
 Cách điện là biện pháp quan trọng hàng 
đầu để bảo vệ không cho điện rò ra vỏ 
máy gây nguy hiểm cho người sử dụng, 
tránh truyền điện giữa các pha gây ra ngắn 
mạch.
 Cách điện thực chất là ngăn cách về điện 
giữa các phần mang điện với nhau, giữa 
các phần mang điện với các bộ phận khác 
của thiết bị, công trình...
 Để cách điện, người ta dùng các vật 
liệu cách điện như: sứ cách điện, sơn 
cách điện, ê-may, vải, cao su, nhựa, 
dầu cách điện...
 Cách điện được đặc trưng bằng điện 
trở cách điện (Rcđ). Trị số của Rcđ 
cho phép phụ thuộc điện áp của mạng 
điện. Đối với TBĐ điện áp đến 500 V 
thì Rcđ ³ 0,5 MW. 
 Để đảm bảo an toàn, trong quá trình 
sử dụng phải nghiêm chỉnh chấp hành 
chế độ sử dụng, kiểm tra, thử nghiệm 
cách điện của TBĐ. 
 Việc kiểm tra thử nghiệm cách điện có 
thể tiến hành bằng nhiều cách. Thông 
thường dùng Mê - gô - mét. Khi có 
điều kiện thì thử bằng sức chịu đựng 
đối với điện áp tăng cao.
 Để tăng mức an toàn cho người sử 
dụng, có trường hợp người ta sử dụng 
cách điện kép. Cách điện kép là cách 
điện 2 lớp độc lập với nhau, mỗi lớp 
đều có khả năng chịu được điện áp 
định mức của thiết bị điện.
2. Bảo vệ nối đất
 2.1. Mục đích ý nghĩa
 Khi cách điện bị hỏng, những phần kim 
loại của TBĐ hay các máy móc khác 
thường trước kia không có điện áp, bây 
giờ có thể mang hoàn toàn điện áp làm 
việc, khi chạm vào người có thể bị tổn 
thương. Để an toàn, người ta nối đất để 
giảm điện áp đối với đất ở những bộ 
phận trên (khi có sự cố) đến 1 giá trị an 
toàn.
 Như vậy, nối đất là sự chủ động nối vỏ TBĐ 
với hệ thống nối đất. Hệ thống nối đất gồm 
cực nối đất (cọc hoặc thanh) và dây dẫn nối 
đất. ý nghĩa của nó là tạo nên giữa vỏ TBĐ 
và đất một mạch điện có độ dẫn điện lớn 
để dòng điện qua người (I ng) khi người 
chạm vào vỏ TBĐ có cách điện bị chọc 
thủng trở nên không nguy hiểm đối với 
người.
 Có 2 kiểu nối đất: nối đất tập trung và nối 
đất hình lưới (hình vòng). 
 Do điện trở xuất của đất lớn nên nối đất tập 
trung khó đảm bảo được các yêu cầu an 
toàn, vì thế người ta thường dùng hệ thống 
nối đất hình lưới.
 2.2. Lĩnh vực dùng bảo vệ nối đất
 - Đối với TBĐ có điện áp < 1000 V: 
bảo vệ nối đất dùng trong trường hợp 
trung tính cách điện đối với đất.
 - Bảo vệ nối đất khó thực hiện vì đảm 
bảo cách điện cho cả mạng điện là 
điều rất khó. Hơn nữa muốn làm thiết 
bị nối đất cho đảm bảo thì rất tốn kém 
nên hiện nay chỉ dùng ở những nơi có 
mức độ an toàn cao (các mỏ than, 
hầm lò...).
 - Đối với TBĐ có điện áp > 1000 V: 
bảo vệ nối đất dùng trong mọi trường 
hợp, không phụ thuộc chế độ làm việc 
của trung tính và loại nhà cửa.
 2.3. Điện trở nối đất
 Điện trở nối đất gồm: điện trở phân 
tán, điện trở của các dây dẫn và thanh 
nối đất hợp lại.
 Qui phạm hiện hành qui định: 
 - Với TBĐ có điện áp <=1000 V thì 
Rnđ <= 4 Ώ . Trong trường hợp công 
suất của máy phát hoặc MBA £ 100 
KVA thì cho phép điện trở của hệ 
thống nối đất <=10 Ώ .
 - Với TBĐ điện áp > 1000 V: Rnđ £ 
0,5 W trong bất cứ thời gian nào trong 
năm, có tính đến điện trở nối đất tự 
nhiên, điện trở nối đất nhân tạo không 
được vượt quá 1 Ώ .
3. Bảo vệ nối dây trung tính
 3.1. Ý nghĩa của bảo vệ nối dây 
trung tính
 Bảo vệ nối dây trung tính là nối vỏ 
TBĐ với dây trung tính, dây này đã 
được nối đất ở nhiều chỗ. Bảo vệ nối 
dây trung tính dùng cho các mạng 4 
dây điện áp thấp ( 380 / 220 V; 220 / 
110 V ) có trung tính nối đất trực tiếp.
 Ý nghĩa của việc này xuất phát từ ở chỗ: ở 
mạng < 1000 V có trung tính nối đất trực tiếp, 
nếu dùng bảo vệ nối đất sẽ không đảm bảo 
được các điều kiện kiện an toàn khi có một pha 
chạm vỏ. Mặt khác, điện áp của 2 pha còn lại 
đối với đất sẽ tăng cao. Người ta tìm cách tăng 
giá trị dòng điện chạm đất này lên một giá trị 
nào đó để bảo vệ có thể cắt nhanh chỗ bị sự cố 
mới đảm bảo được an toàn.
 Biện pháp đơn giản nhất là dùng dây dẫn nối 
vỏ thiết bị với dây trung tính. Mục đích của nó 
là biến sự chạm vỏ thiết bị thành ngắn mạch 1 
pha để bảo vệ làm việc cắt nhanh phần sự cố.
 3.2. Phạm vi ứng dụng
 Bảo vệ nối dây trung tính dùng cho 
mạng điện 4 dây điện áp < 1000 V có 
trung tính nối đất.
 Trong các mạng điện này, bảo vệ nối 
dây trung tính dùng cho mọi cơ sở sản 
xuất không phụ thuộc vào môi trường 
xung quanh. Biện pháp này vừa đơn 
giản, rẻ tiền lại dễ có khả năng thực 
hiện nên hầu hết các cơ sở sản xuất 
hiện nay đều dùng.
 3.3. Những yêu cầu đối với bảo vệ 
nối dây trung tính
 - Điểm trung tính của máy phát, máy 
biến áp về phía điện áp đến 1000 V 
phải được nối với cực nối đất bằng dây 
nối đất. Các cực nối đất phải được đặt 
trực tiếp ở gần máy.
 - Điện trở của trang bị nối đất nối với 
điểm trung tính của máy phát hoặc 
máy biến áp hoặc đầu ra của nguồn 
điện 1 pha ở bất kỳ thời điểm nào 
trong năm phải £ 2; 4 và 8 W tương 
ứng với điện áp dây: 660; 380 và 220 
V đối với nguồn điện 3 pha hoặc 380; 
220 và 127 V đối với nguồn điện 1 
pha.
 - Dây trung tính phải được nối đất lặp 
lại. Để đảm bảo ngắt tự động phần bị 
sự cố cũng như để đảm bảo ổn định 
nhiệt, điện dẫn toàn phần của dây 
"không" bảo vệ trong tất cả các 
trường hợp không được nhỏ hơn 50% 
điện dẫn toàn phần của dây pha. Điện 
trở nối đất lặp lại của dây "không"phải 
£ 15; 30 và 60 W tương ứng với các 
cấp điện áp trên. 
 - Khi thực hiện bảo vệ nối dây trung 
tính, phải dùng dây "không" bảo vệ 
riêng, tách biệt với dây "không" làm 
việc (mạng 3 pha 5 dây) hoặc 1 phần 
dây "không" bảo vệ, tách từ dây 
"không" làm việc để nối "không" cho 
TBĐ.
 - Trong mạch của dây trung tính, 
không được dùng cầu dao hay cầu 
chảy. Muốn cắt dây trung tính, chỉ có 
thể dùng máy cắt điện và máy cắt sẽ 
cắt đồng thời cả dây trung tính và các 
dây pha khác cùng một lúc.
 - Khi dây "không" đi song song với các 
dây pha thì phải có cách điện bằng với 
cách điện của dây pha.
 - Ở các điểm cơ khí nhỏ, nếu kéo dây 
"không"có khó khăn thì cho phép dùng 
biện pháp nối đất hoặc biện pháp cắt 
điện để bảo vệ để thay thế cho bảo vệ 
nối "không".
 3.4. Kiểm tra công trình nối đất, 
nối "không“
 Trang bị nối đất và nối "không" TBĐ 
cần phải được kiểm tra khi nghiệm 
thu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất 
thường.
 Kiểm tra nghiệm thu được thực hiện 
sau khi trang bị nối đất, nối 'không"đã 
được lắp đặt xong.
 Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo thời 
gian quy định từ 6 tháng đến 2 năm 1 lần 
tuỳ theo mức độ nguy hiểm của nơi bố trí 
TBĐ.
 Kiểm tra bất thường được thực hiện khi: xảy 
ra tai nạn, sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra tai 
nạn; sau khi sửa chữa trang bị nối đất, nối " 
không"; khi xây dựng mới hay sửa chữa các 
công trình khác có khả năng gây hư hỏng 
các bộ phận của trang bị nối đất, nối 
"không".
 Tuỳ theo hình thức kiểm tra mà nội dung 
được tiến hành theo các bước khác nhau
 + Nội dung kiểm tra nghiệm thu gồm:
 · Kiểm tra lắp đặt thực tế so với thiết kế;
 · Kiểm tra việc sử dụng vật liệu theo yêu cầu thiết kế;
 · Kiểm tra toàn bộ các mối hàn, mối nối, xem xét về 
độ bền cơ học, điện trở tiếp xúc;
 · Kiểm tra biện pháp chống ăn mòn, rỉ;
 · Kiểm tra việc bảo vệ mạch dẫn đi qua các khe lún co 
dãn và chướng ngại khác;
 · Kiểm tra các biện pháp chống điện áp chạm và điện 
áp bước ở những nơi cần thiết;
 · Kiểm tra việc lấp đất và đo điện trở nối đất;
 · Kiểm tra điện trở mạch pha - dây "không"và khả 
năng cắt của thiết bị bảo vệ (kích thước, qui cách dây 
chảy, dòng chỉnh định của áp - tô - mát);
 Việc kiểm tra được thực hiện qua xem xét bằng mắt, 
dùng thước đo, máy đo điện trở nối đất, máy đo điện 
trở mạch pha - dây "không".
 + Nội dung của kiểm tra định kỳ và kiểm tra 
đột xuất gồm có:
 · Đo điện trở nối đất, điện trở mạch pha -
dây "không";
 · Kiểm tra toàn bộ trang bị nối đất, nối 
"không";
 · Kiểm tra các mối hàn, mối nối;
 · Kiểm tra tình trạng các lớp mạ hoặc sơn 
chống ăn mòn, rỉ;
 · Kiểm tra các mặt tiếp xúc điện;
 · Kiểm tra phần ngầm, những chỗ nghi ngờ 
(đào lên xem và đo đạc);
 · Kiểm tra các mạch dẫn đi qua chướng ngại;
 · Kiểm tra tình trạng của đất.
 4. Cắt điện bảo vệ
 Cắt điện bảo vệ là biện pháp tự động 
tách TBĐ hoặc phần thiết bị xảy ra sự 
cố đe doạ nguy hiểm ra khỏi lưới trong 
thời gian rất ngắn từ khi sự cố.
 Biện pháp này có ưu điểm là khi trên 
vỏ TBĐ xuất hiện điện áp đến một giá 
trị nào đó thì bảo vệ sẽ tác động cắt 
thiết bị sự cố ra khỏi lưới điện, để đảm 
bảo an toàn cho người, nếu người 
chạm vào vỏ thiết bị.
 Biện pháp này có thể dùng để bổ xung 
hoặc thay thế cho bảo vệ nối đất và 
nối "không".
 Cắt điện bảo vệ có thể khống chế theo 
nguyên tắc điện áp hoặc nguyên tắc 
dòng điện. Hiện nay chủ yếu người ta 
dùng rơ - le rò, khống chế theo 
nguyên tắc điện áp.
 5. Hạ thấp điện áp
 Môi trường làm việc có ảnh hưởng đến 
Rng, Utx đặt lên người. Việc cải tạo 
môi trường là cần thiết nhưng không 
phải lúc nào cũng làm được. Vì thế để 
dảm bảo an toàn, người ta hạ thấp 
điện áp sử dụng xuống.
 Tuy nhiên, do yêu cầu công nghệ cũng 
như kinh tế, việc hạ thấp điện áp cũng 
chỉ trong một mức độ nhất định.
 Điện áp cho phép của TBĐ được chọn 
tuỳ theo loại môi trường và tính chất 
nguy hiểm của điều kiện làm việc.
 Để cung cấp điện áp thấp, người ta 
dùng MBA cách ly các cuộn dây sơ và 
thứ cấp.
 6. Cân bằng điện thế
 Mặc dù cắt mạch điện trong khi sửa chữa là 
rất quan trọng nhưng trong một số trường 
hợp cần thiết vẫn cho phép sửa chữa 
đường dây có điện áp, nhất là đường dây 
cấp điện cho những hộ tiêu thụ quan trọng.
 Yêu cầu của phương pháp này là cách ly 
người với tất cả các vật có điện thế khác 
trong khi tiếp xúc với dây dẫn có điện áp. 
Làm như vậy để loại trừ và hạn chế đến 
mức an toàn dòng điện khép mạch qua 
người xuống đất.
 Khi dùng biện pháp cân bằng thế, đòi 
hỏi phải có biện pháp an toàn hết sức 
chặt chẽ, công nhân được huấn luyện 
kỹ, được trang bị đầy đủ các phương 
tiện dụng cụ an toàn.
 Để thực hiện biện pháp cân bằng thế, 
có nhiều hình thức tiến hành cụ thể 
khác nhau. ở Việt Nam hiện đang áp 
dụng một số hình thức sau:
 - Người công nhân đứng trên mâm 
kim loại đã được cách điện đối với đất, 
dùng sào cách điện nối dây dẫn (một 
đầu đã nối sẵn với mâm kim loại) vào 
pha cần sửa chữa, sau đó mới chạm 
tay trực tiếp. Lúc sửa xong, dây này 
phải được tháo ra sau bằng sào cách 
điện;
 - Sử dụng các liên kết bằng vật liệu 
cách điện, tạo nên những cái ghế cách 
điện rồi đưa tới vị trí cần sửa chữa. 
Người công nhân ngồi trên ghế cách 
điện, mặc những bộ quần áo chuyên 
dùng bằng sợi pha kim loại có các 
điểm nút và dây dẫn để nối cân bằng 
thế, dùng sào cách điện nối các dây 
dẫn từ quần áo vào pha cần sửa chữa, 
sau đó mới tiếp xúc trực tiếp bằng tay.
7. Trang bị các phương tiện bảo vệ
 7.1. Rào chắn, biển báo
 Để tránh bị tiếp xúc bất ngờ với vật dẫn điện, 
người ta treo cao, chắn kỹ hoặc rào lại. Ngoài 
che chắn cố định, người ta còn dùng những 
cái chắn tạm thời di động, nắp đậy bằng cao 
su...
 Bảng báo hiệu thường dùng để báo trước sự 
nguy hiểm cho người đến gần vật mang điện, 
cấm thao tác những thiết bị gây ra tai nạn 
hoặc để nhắc nhở...
 7.2. Trang bị các phương tiện bảo vệ
 Trong quá trình sửa chữa, vận hành lưới 
điện, tuỳ theo tính chất nguy hiểm, người 
ta trang bị các phương tiện bảo vệ như: 
sào cách điện, kìm cách điện, găng tay 
cách điện, giày ủng cách điện, cái thử 
điện áp, kìm đo điện, bảo vệ nối đất di 
động...
 Các phương tiện bảo vệ phải được bảo 
quản tốt, thí nghiệm định kỳ thường 
xuyên.
 8. Tổ chức vận hành an toàn
 Thực tế cho thấy: phần lớn các trường 
hợp xảy ra tai nạn điện là do vi phạm các 
tiêu chuẩn, qui phạm, qui trình kỹ thuật 
an toàn điện, trình độ vận hành non 
kém...
 Để an toàn, cần tuân thủ triệt để các tiêu 
chuẩn, qui phạm kỹ thuật an toàn điện 
ngay từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt 
TBĐ.
 Trong quá trình vận hành cần thường 
xuyên kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng 
để khắc phục, loại trừ những nguy cơ 
gây ra tai nạn.
 Những người làm các công việc về 
điện phải có sức khoẻ tốt, trình độ 
chuyên môn tốt, nắm vững các qui 
trình qui phạm về điện có liên quan.
 Việc quản lý đóng cắt điện thiếu chặt 
chẽ nhiều khi dẫn đến những tai nạn, 
sự cố hết sức nghiêm trọng. Vì vậy 
việc phân công người trực và đóng cắt 
điện phải hết sức chặt chẽ.
 Tại nơi trực phải có sơ đồ cung cấp 
điện. 
 Khi tiến hành sửa chữa TBĐ hoặc các 
phần mạng điện đều phải có phiếu 
công tác, phiếu thao tác. Tuỳ theo tính 
chất công việc mà phiếu công tác, 
phiếu thao tác đòi hỏi những mức độ 
chặt chẽ khác nhau.
 10. Tĩnh điện - Cách phòng tránh
 10.1. Nguyên nhân sinh ra tĩnh 
điện và tác hại của nó
 Nguyên nhân sinh ra tĩnh điện chủ yếu 
là do ma sát giữa các vật cách điện với 
nhau, hoặc giữa các vật cách điện và 
vật dẫn điện, do sự va đập của các 
chất lỏng cách điện khi chuyên rót, 
hoặc va đập của chất lỏng cách điện 
với kim loại.
 Tĩnh điện còn ở trên các hạt nhỏ, rắn 
cách điện trong quá trình nghiền nát.
 Trong sản xuất, tĩnh điện có thể là 
nguyên nhân của những vụ nổ cháy, 
tai nạn nghiêm trọng và là yếu tố ảnh 
hưởng đến sức khoẻ con người. 
 Tĩnh điện thường xuất hiện ở các đai 
truyền lực lớn, các nghành sản xuất 
len, vải, giấy, cao su, nghành in, 
nghiền sàng và các quá trình vận 
chuyển nhiên liệu...
 10.2. Các biện pháp đề phòng sự 
nguy hiểm của tĩnh điện
 Có 3 loại biện pháp đề phòng sau:
 - Giảm điện thế của tĩnh điện đến mức 
an toàn không cho phóng điện nữa;
 - Làm tiêu tan sự tích luỹ điện tích tĩnh 
điện;
 - Không cho xuất hiện điện tích tĩnh 
điện.
 Các biện pháp đề phòng này tuỳ theo 
đặc tính và điều kiện phát sinh mà có 
các hình thức khác nhau./.
 11. Chống sét
 11.1. Khái niệm
 Sét là hiện tượng phóng điện trong khí 
quyển giữa đám mây dông mang điện 
tích với đất hoặc giữa các đám mây 
dông mang điện tích trái dấu với nhau.
 11.2.Tác hại của sét
 Đối với người, sét nguy hiểm trước hết 
như một nguồn điện áp cao và rộng 
lớn. Nếu bị sét đánh, người sẽ chết 
ngay.
 Nhiều khi sét không phóng điện trực 
tiếp cũng nguy hiểm vì khi dòng điện 
sét đi qua vật nối đất sẽ tạo nên một 
điện áp bước rất nguy hiểm.
 Tác hại của sét còn có thể gây lên 
những đám cháy lớn, nếu trực tiếp 
đánh vào các công trình, thiết bị thì sẽ 
gây lên những phá hoại lớn.
 Tác hại của sét có nhiều dạng, nhưng 
có thể chia thành hai loại chủ yếu là: 
Tác hại do sét đấnh trực tiếp và tác 
hại do ảnh hưởng gián tiếp của sét.
 11.3. Chống sét
 Chống sét đánh trực tiếp:
 Để chống sét đánh trực tiếp, người ta 
dùng cột thu lôi. Nguyên tắc làm việc 
của cột thu lôi là thu sét về mình, 
không cho đánh vào các đối tượng 
được bảo vệ.
 Khả năng bảo vệ của cột thu lôi là do 
đặc điểm dễ phóng điện của mũi nhọn 
ở vị trí cao hơn để dẫn dòng điện sét 
xuống đất.
 Ngoài cột thu lôi, tuỳ đặc điểm từng 
công trình mà người ta còn dùng dây 
thu lôi, lưới thu lôi...
 Để dòng điện sét thoát xuống đất 
nhanh, điện trở nối đất càng bé càng 
tốt. Tuỳ theo tính chất nguy hiểm của 
công trình mà người ta qui định trị số 
điện trở nối đất chống sét khác nhau.
 Đối với các công trình bình thường, 
điện trở nối đất chống sét nhỏ hơn 
hoặc bằng 10 Ôm 
 Chống sét gián tiếp (sét cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ):
 - Chống sét cảm ứng tĩnh điện: Để dề phòng cảm 
ứng tĩnh điện của sét, người ta nối đất các thiết bị, 
cấu trúc kim loại của công trình.
 Chống sét cảm ứng điện từ : Để đề phòng cảm 
ứng điện từ thì tất cả các kết cấu kim loại
 cách ly với đất và nhỏ hơn 10 cm; những chỗ mặt 
bích tiếp xúc xấu phải có biện pháp nối liền chúng 
thành một mạch vòng kín và phải được tiếp đất tốt 
để không có sự chênh lệnh về điện thế. Các dây 
nối phải bắt chặt bằng bu lông hoặc hàn.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_an_toan_dien.pdf
Ebook liên quan