Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 5: Công tác gạch đá - Nguyễn Hoài Nghĩa

Tóm tắt Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 5: Công tác gạch đá - Nguyễn Hoài Nghĩa: ...đặc: mạch vữa ngang, mạch vữa đứng phải được chèn đầy và ép bên ngoài cho chặt, nhất là mạch đứng. Khi xây phải vét vữa nhồi vào từng mạch đứng cho đủ không được để thiếu, gió dễ lùa qua và yếu khối xây. Mạch thường dày 0,8 - 1,2 cm. Nếu mạch quá dày cũng làm yếu khối xây.  Từng lớp xây phải...: Hàng gạch phía ngoài được xây theo các cách:  Xây chèn đầy mạch: để xây tường mạch lõm  Xây chèn và vét vữa vào mạch đứng: để xây tường đầy mạch  Xây theo PP áp sát: dùng để xây mạch ngoài của tường đầy vữa. Nhằm tạo mạch đứng dùng bay vừa gạt vừa ép vữa vào viên gạch đã xây trước. PP x...dãy trụ, tại mỗi trụ thả 4 dây vào 4 góc trụ và cố định chúng  Không được động mạnh hàng gạch mới xây phải che mưa để trụ khỏi biến dạng. Sau khi xây xong phải nhanh chóng cố định đầu tự do lại. CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ Xây trụ. Xây trụ liền tường:  Để tăng thêm độ ổn định và sức chịu ...

pdf88 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 5: Công tác gạch đá - Nguyễn Hoài Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn ban đầu: Th.S. Nguyễn Hoài Nghĩa
KHOA XÂY DỰNG VÀ ĐIỆN
KỸ THUẬT THI CÔNG
Biên soạn bổ sung và trình bày: PGS.TS. Lưu Trường Văn
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
 5.1 Giới thiệu chung.
 5.2 Các quy tắc xây tường.
 5.3 Vật liệu trong công tác xây.
 5.4 Kỹ thuật xây.
5.5 Yêu cầu kỹ thuật của khối xây.
 5.6 Xây một số bộ phận công trình.
 5.7 Xây đá.
 5.8 Dàn giáo và vận chuyển vật liệu trong công tác xây.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.1 Giới thiệu chung
 Công tác xây gạch, đá có từ rất lâu đời
 Các khối xây gạch đá thông dụng:
 Khối xây bằng đá hộc: được xây bằng đá thiên
nhiên không định hình, dùng để xây móng tường, 
tường hầm và tường chắn.
 Khối xây đá đã gọt đẻo: đá thiên nhiên đã được gọt
đẻo thành hình dáng nhất định dùng để xây những
công trình lớn.
 Khối xây bằng gạch nung hoặc gạch không nung:
dùng để xây tường, cột chịu lực hoặc tường ngăn.
 Khối xây bằng bêtông: các viên bêtông được đúc
theo hình dạng nhất định để xây tường và cột.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.1 Giới thiệu chung
 Khối xây được cấu tạo từ nhiều viên riêng lẻ, gắn chặt
với nhau bằng vữa sao cho lực tác dụng không làm dịch
chuyển. 
 Xây gạch theo nguyên tắc phân mạch khối, chia
thành các lớp, hàng.
 Khối xây chỉ chịu lực nén tốt, chống uốn và trượt kém
nên mặt lớp xây phải vuông góc với lực tác dụng lên
khối xây.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.2 Các quy tắc xây tường
- Gồm nhiều hàng gạch, giữa các hàng gạch rải 1 lớp vữa
gọi là mạch nằm. Ngoài ra còn có mạch đứng dọc và
ngang.
- Thành phần nằm 
ngang P2=Psinα làm 
dịch chuyển viên 
gạch
- Lực ma sát f 
Pcosα chống lại lực 
dịch chuyển (f: hệ số 
ma sát)
- Để khối xây ổn 
định: Psinα ≤ f 
Pcosα ⇒ tgα ≤ f
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.3 Vật liệu trong công tác xây: Gồm có gạch (đá xây) và
vữa.
5.3.1 Gạch:
1. Gạch đất sét nung.
2. Gạch không nung.
3. Gạch đặc biệt.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
Gạch đất sét nung: Gạch đất sét được nhào trộn, tạo hình, 
phơi khô, nung chín. Có 2 loại chính: gạch đặc, gạch rỗng.
 Gạch đặc: thường gọi là gạch chỉ (gạch thẻ, gạch đinh) 
kích thước chuẩn 45x90x190cm (40x80x180cm, 
35x70x170cm), được phân loại như sau:
 Loại A: gạch chín già, bảo đảm hình dạng kích thước, màu sẫm
không bị nứt nẻ cong vênh, Rn≥ 75 kg/cm2→ dùng xây tường chịu
lực.
 Loại B: gạch chín, bảo đảm hình dạng kích thước, màu hơi nhạt, 
có thể bị nứt nẻ nhẹ, không bị cong vênh, Rn≥ 50 kg/cm2. → dùng
xây tường ngăn, nơi khô ráo. 
 Loại C: gạch chín quá già, từng phần bị hoá sành, bảo đảm hình
dạng kích thước, màu sẫm, có thể bị nứt nẻ, cong vênh, có Rn cao
→ dùng xây móng, nơi ngập nước.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
1. Gạch đất sét nung (tt):
 Gạch rỗng (gạch ống): loại 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ, kích thước
90x90x190cm (80x80x180cm, 70x70x170cm), →
dùng để xây tường ngăn, cách nhiệt và cách âm tốt.
2. Gạch không nung:
 Gạch ximăng cát, hoặc ximăng vôi xỉ cát (gạch xỉ), có
kích thước bằng 1 đến 6 viên gạch chỉ, dùng để xây
tường ngăn và công trình tạm, cường độ chịu nén
không cao, khả năng chịu xâm thực kém
3. Gạch đặc biệt:
 Gạch chịu lửa, gạch axit.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.3 Vật liệu trong công tác xây: 
5.3.2 Đá xây:
 Được khai thác từ những núi đá có gốc là đá vôi, có 3 loại:
 Đá tảng: kích thước vừa tầm vận chuyển của người, 
chưa gia công, dùng để xây móng, kè đá, tường chắn, 
có cường độ chịu lực cao. Do có nhiều lỗ rỗng nên tốn
vữa, khó xây.
 Đá thửa: được gia công sơ bộ, có 1 hoặc 2 mặt tương
đối phẳng dùng để xây tường, sức chịu lực cao.
 Đá đẻo: tảng đá lớn, được gia công cẩn thận, khả
năng chịu lực cao. Khi xây dựng phải cẩu lắp từng tấm
rất khó khăn.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.3 Vật liệu trong công tác xây: Gồm có gạch (đá xây) và
vữa.
5.3.3 Vữa:
 Làm nhiệm vụ gắn kết những viên gạch riêng lẻ.
 Làm bằng phẳng bề mặt khối xây, làm cho lực phân bố
giữa các viên gạch đều hơn.
 Chèn kín mạch chống gió lùa qua khối xây.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.3.3 Vữa (tt):
- Phân loại:
 Theo dung trọng: vữa nặng (γ ≥ 1500 kG/m3), vữa nhẹ (γ ≤ 
1500 kG/m3)
 Theo thành phần: vữa ximăng cát (gồm ximăng, cát, 
nước; có cường độ cao, độ dẻo kém, chịu được ẩm ướt), 
vữa tam hợp (gồm vôi, cát, ximăng, nước; độ dẻo cao, 
chịu ẩm kém) và vữa vôi (gồm vôi, cát; cường độ chịu lực
kém, không chịu được ẩm, dùng để xây tường tạm).
 Theo mác vữa, thường có số hiệu sau: 25, 50, 75, 100, 
150, 200
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.4 Các yêu cầu kỹ thuật của khối xây.
 Mạch vữa trong khối xây phải đông đặc: mạch vữa
ngang, mạch vữa đứng phải được chèn đầy và ép bên
ngoài cho chặt, nhất là mạch đứng. Khi xây phải vét vữa
nhồi vào từng mạch đứng cho đủ không được để thiếu, gió
dễ lùa qua và yếu khối xây. Mạch thường dày 0,8 - 1,2 cm. 
Nếu mạch quá dày cũng làm yếu khối xây.
 Từng lớp xây phải ngang bằng: phải căng dây ngang để
từng hàng xây nằm trên mặt phẳng ngang. Mỗi mét xây
theo chiều cao phải kiểm tra ít nhất 2 lần.
 Khối xây phải thẳng đứng: Để kiểm tra độ thẳng đứng
của khối xây người ta dùng quả dọi bằng thép quy chuẩn. 
Độ nghiêng các mặt và các góc khối xây theo chiều cao
không được vượt quá 10 mm cho 1 tầng nhà (3 – 4 m) 
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.3 Các yêu cầu kỹ thuật của khối xây.
 Mặt khối xây phải phẳng: dùng thước gỗ hoặc hợp kim
nhôm có các cạnh song song thẳng dài từ 2 – 2,5m (thước
tầm) để kiểm tra mặt phẳng khối xây
 Góc xây phải vuông: để đảm bảo vuông góc và thẳng
đứng của các góc tường, dùng cữ góc bằng gỗ hoặc thép
góc điều chỉnh và cố định vào bên trong góc từ trước khi
xây.
 Khối xây không được trùng mạch: mạch đứng không
được liên tục theo phương thẳng đứng mà phải ngắt
quãng. Khoảng cách giữa các mạch đứng của 2 hàng trên
dưới phải cách nhau ít nhất ¼ viên gạch theo hàng ngang
và ½ theo hàng dọc thì tường xây được xem là không
trùng mạch.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.3 Các yêu cầu kỹ thuật của khối xây.
“Ngang bằng – thẳng đứng – mặt phẳng – góc vuông –
mạch không trùng – thành một khối vững chắc”
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.5 Kỹ thuật xây.
Các thao tác trong kỹ thuật xây:
 Căng dây xây.
 Chuyển và sắp gạch.
 Rải vữa.
 Đặt gạch lên lớp vữa vừa rải.
 Đẻo và chặt gạch.
 Kiểm tra lớp xây.
 Miết mạch.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.5.1 Căng dây xây: 
 Nhằm để xây thẳng hàng người ta dùng dây chỉ căng làm
chuẩn. Tường 11cm chỉ cần căng 1 dây, tường 22cm trở
lên căng 2 dây ở 2 mặt tường.
 Khi xây 1 dãy trụ cần phải căng 2 hàng dây dọc và từ 2 
hàng dây này thả 4 dây ở 4 góc trụ và cố định chúng (lèo
đứng).
 Để giảm thời gian đặt các dây cữ người ta dùng các loại
thước cữ bằng gỗ thoặc thép (có các bộ phận dịch dây cữ, 
và bộ phận kẹp chặt thứơc vào tường) và trên thước có
đánh dấu các hàng xây cao trình đặt dầm, lanh tô
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.5.2 Chuyển và sắp
gạch: 
 Yêu cầu sao cho
nhanh nhất, thuận
tiện nhất. 
 Xây tường dày 45 
trở lên có 2 cách
xếp gạch tốt nhất
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.5.2 Chuyển và sắp
gạch: 
 Yêu cầu sao cho
nhanh nhất, thuận
tiện nhất. 
 Xây tường dày 45 
trở lên có 2 cách
xếp gạch tốt nhất
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.5.3 Rải vữa: 
 Khi xây mạch hở: rải vữa lên mặt gạch cách mép tường 2 
- 2,5cm. Chiều rộng lớp vữa 7 - 8cm cho xây dọc, 20-
22cm cho xây ngang. Chiều dày lớp vữa ≤ 2,5 - 3cm.
 Khi xây mạch đầy: rải vữa lùi vào cách mép tường 1-
1,5cm.
 Khi xây chèn vữa: rải thành 1 dãi liền.
 Dùng vữa có độ sụt 90-130mm, để rải vữa dùng loại
xẻng lõm, hoặc gầu.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.5.4 Đặt gạch: 
Hàng gạch phía ngoài được xây theo các cách:
 Xây chèn đầy mạch: để xây tường mạch lõm
 Xây chèn và vét vữa vào mạch đứng: để xây tường đầy
mạch
 Xây theo PP áp sát: dùng để xây mạch ngoài của tường
đầy vữa. Nhằm tạo mạch đứng dùng bay vừa gạt vừa ép
vữa vào viên gạch đã xây trước. PP xây áp sát vất vả
hơn.
 Xây theo PP nửa chèn: dùng cách xây áp sát và đặt 2 
viên gạch xây cùng 1 lúc trên lớp vữa đã rải sẵn giữa
những hàng ngoài đã xây. 
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.5.5 Đẻo và chặt gạch:
 Khối lượng lớn dùng máy. Nếu không nhiều có thể đẻo
bằng dao xây.
 Chọn viên gạch không non quá, không già quá. 
 Phải ướm tạo dáng trước rồi mới chặt.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.6 Xây các bộ phận công trình.
 Xây móng.
 Xây tường.
 Xây trụ.
 Xây lanh tô, vòm cuốn bằng gạch.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
Xây móng.
 Móng gạch chỉ chịu nén, cắt, không chịu uốn→ móng
gạch thường là móng độc lập, móng băng.
 Giằng móng: để liên kết các móng ngang, dọc lại, phân bố
tải trọng lên móng cho đều, hạn chế lún lệch.
 Để đảm bảo góc truyền lực α ≥ 60, móng gạch thường
được giựt cấp từng nửa viên gạch. 
 Gạch dùng để xây móng phải là gạch già, mác 75 trở lên, 
vữa phải là vữa ximăng cát ở những nơi ẩm thấp (hoặc
vữa tam hợp cho nền đất khô ráo).
 Trên mặt móng nếu không có giằng móng BTCT thì phải
có lớp vữa chống thấm chân tường.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
Xây tường.
 Tường chịu lực.
 Tường chèn khung chịu lực.
 Tường ngăn. 
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
Xây tường.
Tường chịu lực:
 Phải dày ≥ 10cm
 Phải có giằng tường (BTCT) để liên kết các bức tường
ngang dọc lại với nhau thành 1 khối thống nhất, tránh cho
các góc tường khỏi bị xé nứt. Ngoài ra còn đóng vai trò là
dầm sàn, là lanh tô cho cửa đi, cửa sổ.
 Xây tường chịu lực: dùng gạch loại A (R≥75 kG/cm2 )
 Vữa xây tường chịu lực: phải là vữa ximăng.
 Khi xây tường chịu lực cần phải tuân các yêu cầu kỹ thuật
xây.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
Xây tường.
Tường chèn khung chịu lực:
 Thường chờ thép râu ở cột để câu vào mạch vữa tường
chèn.
 Lớp trên cùng sát với mặt đáy dầm, người ta vỉa nghiêng
hàng gạch chèn vữa kín đầu trên hòn gạch bằng cách đặt
1 lớp vữa lên đầu trên viên gạch.
Biên soạn & giảng: TS. Lưu Trường Văn 
(Ph.D, PKNU, Korea)
44
Ngang - b»ng; ®øng- th¼ng; mÆt -ph¼ng; gãc - vu«ng; m¹ch kh«ng trïng; thµnh mét khèi 
®Æc ch¾c 
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
Xây tường.
Tường ngăn:
 Tường ngăn (chỉ chịu tải trọng bản thân) không chịu lực có
chiều dày nửa viên gạch.
 Phía trên tường ngăn nơi giáp với sàn không phải xây
chèn.
 Vữa xây mác không cao.
CE 311IU, Assoc.Prof. Luu Truong Van 47
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
Xây trụ.
 Xây trụ độc lập.
 Xây trụ liền tường.
 Xây trụ có cốt thép hoặc lõi BTCT. 
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
Xây trụ.
Xây trụ độc lập:
 Trụ là cấu kiện chịu nén đúng tâm, tiết diện nhỏ mảnh, nên
khi xây cần phải chính xác, chỉ cần lệch tâm 1 chút là trụ
gãy đỗ.
 Khi xây người ta căng 2 sợi dây thép cho suốt cả dãy trụ, 
tại mỗi trụ thả 4 dây vào 4 góc trụ và cố định chúng
 Không được động mạnh hàng gạch mới xây phải che mưa
để trụ khỏi biến dạng. Sau khi xây xong phải nhanh chóng
cố định đầu tự do lại. 
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
Xây trụ.
Xây trụ liền tường:
 Để tăng thêm độ ổn định và sức chịu lực của tường
thường xây thêm những trụ liền tường (bổ trụ tường).
 Không được để trụ có các mạch đứng trùng nhau làm tách
trụ rời khỏi tường.
Xây trụ có cốt thép hoặc lõi BTCT:
 Để chống lại lực uốn người ta xây trụ gạch có gia cường
cốt thép hoặc lõi BTCT.
CE 311IU, Assoc.Prof. Luu Truong Van 54
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
Xây lanh tô, vòm cuốn bằng gạch.
 Lanhtô, vòm cuốn là các kết cấu được xây bằng gạch chịu
lực theo hiệu ứng vòm. 
 Để kết cấu làm việc tốt, ổn định cần phải triệt tiêu lực đạp
theo phương ngang.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
Xây lanh tô, vòm cuốn bằng gạch.
 Lanh tô gạch xây theo kiểu 1 dọc, 1 ngang: đặt cốp pha, 
rải 1 lớp vữa xi măng dày 2-3cm trong đó có đặt cốt thép
cho mỗi 1 nửa viên gạch theo chiều dày tường.
 Lanh tô xây theo kiểu nêm, kiểu vòm: xây trên khuôn từ 2 
chân đến khóa vòm. Khoá vòm là viên gạch được xây cuối
cùng, xây viên khoá khó, và phải chèn thật chắc chắn.
 Mạch vữa phải hướng tâm
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
Xây lanh tô, vòm cuốn bằng gạch.
 Dùng cuốn hình trụ và vòm mỏng bằng gạch để làm mái
nhà
 Cuốn hình trụ được xây thành những hàng song song với
trục cuốn. 
 Số lượng hàng xây phải lẻ.
 Xây đồng thời từ 2 bên chân cuốn lên đến hàng khoá của
cuốn
 Phải làm cốp pha trên giá đỡ
 Xây cuốn mỏng cong 2 chiều trên cốp pha đặt trên vòm
cuốn. Vòm cuốn có thể đặt trên dàn giáo di động.
MOÄT SOÁ COÂNG TRÌNH XAÂY BAÈNG GAÏCH TREÂN THEÁ GIÔÙI:
Nhaø thôø ôû Albi, Phaùp
Coâng trình ôû Boston
CE 311IU, Assoc.Prof. Luu Truong Van 63
CE 311IU, Assoc.Prof. Luu Truong Van 64
Ngaân haøng noâng nghieäp ôû Owatonna, Minnesota, 
xaây naêm 1908
11.7 KHOÁI XAÂY BAÈNG ÑAÙ:
MOÄT SOÁ COÂNG TRÌNH XAÂY BAÈNG ÑAÙ TREÂN THEÁ GIÔÙI:
Ñaïi saûnh tröôøng ñaïi hoïc Harvard (1881-1884)
Trung taâm thöông maïi ôû Chicago (1885)
Nhaø thôø ôû Boston (1872-1877)
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.7 Xây đá.
 Đá hộc: là đá không có kích thước nhất định, thường có
2 dạng chính là đá dẹt, đá tròn.
 Đá hộc thường dùng để xây móng tường, tường hầm, 
tường chắn, trụ, bờ kè, đê, đập  
 Xây móng bằng đá hộc theo từng lớp dày 0,3m
 Xây những hàng có chiều cao như nhau gọi là xây theo
1 cữ.
 Trong mỗi lớp xây xen kẽ có những tảng xếp dọc và
ngang nhờ đó có thể liên kết tốt những viên ở phía ngoài
với những viên chèn.
Xaây theo 1 cöõ
Khuoân cöõ
Maët baèng haøng xaây
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
Xây đá hộc có 3 cách:
 Dùng xẻng: trước tiên xếp các viên đá ngoài lên lớp vữa đã
rải bằng xẻng. Những đầu mẩu nhô ra được ghè bỏ bằng
búa. Dùng xẻng đổ vữa vào khe hở giữa các viên đá ngoài
và xếp đá chèn. Các khe giữa các viên đá lớn được chèn kỹ
bằng đá dăm.
 Rót vữa vào khối xây: mỗi lớp đá hộc được xếp khan, chèn
đá dăm ở kẽ, sau đó rót vữa lỏng vào khối đá. Cách này
không được chắc bằng cách dùng xẻng.
 Dùng đầm rung: Để khối xây đá hộc có cường độ cao mỗi 1 
lớp xây phải đầm rung. Xây bằng xẻng trong cốp pha, phía
trên hàng xây rải 1 lớp vữa dày 4cm ,trên đó đặt đầm bàn. 
Rung cho đến khi vữa không chảy vào khối xây nữa. Thời
gian rung 60-80s.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
 Để phía ngoài của tường đá bằng phẳng, xây ở mặt ngoài 
theo mặt chuẩn hoặc xây trong cốp pha.
Xây tường đá hộc
có ốp tường phía
ngoài
Xây tường đá hộc
trong cốp pha
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
 Xây ốp tường đá bằng gạch thì phải tiến hành đồng thời với 
xây đá, cứ cách 4-6 hàng gạch dọc lại xây những hàng gạch 
ngang câu vào khối đá hộc.
 Sử dụng cốp pha giảm được công lao động nhưng tốn gỗ
 Xây trụ và tường bằng đá hộc tiến hành từng đợt có chiều 
cao 1-1,2m khi chiều dày của tường 0,6-0,7m. 
 Mỗi 1 hàng xây bằng đá hộc phải dùng dây căng để đảm bảo 
độ thẳng đứng và ngang phẳng của khối xây.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
5.8 Dàn giáo và vận chuyển vật liệu trong công tác xây
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
Quan hệ giữa chiều cao xây và năng suất xây
Dàn giáo ngoài:
Dàn giáo ngoài sử dụng để xây những tường cao trên 5,5m mà
không có sàn trung gian. 
Cuplock scaffolding
Dàn giáo treo:
Dùng để xây tường nhà 
khung. Dây treo được treo ở 
côngxon của dầm hay dàn và 
liên kết chặt với khung nhà. 
Vận chuyển vật liệu trong công tác xây
-Vận chuyển theo phương ngang
-Vận chuyển lên cao

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_thi_cong_chuong_5_cong_tac_gach_da_nguyen.pdf