Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 7: Thi công lắp ghép - Nguyễn Hoài Nghĩa (Phần 2)
Tóm tắt Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 7: Thi công lắp ghép - Nguyễn Hoài Nghĩa (Phần 2): ... ra ngoài (mối nối chịu lực cột, dầm, panel). Các mối nối không chịu lực kỹ thuật (mạch nối, mạch ghép giữa 2 bộ phận đồng loại, chèn lấp bằng vữa sàn, tường). Các mối nối gắn liền với các cấu kiện thành phần của một kết cấu (mối nối khuếch đại). CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.3.2 Mối n...ết kết cấu thép. Liên kết thép bằng Ri vê: Ri vê gồm một thân tròn và một mũ hình bán cầu, bằng thép mềm, đường kính thường nhỏ hơn đường kính lỗ khoan khoảng 1mm. Khi tán ri vê sẽ được nung đến trạng thái đỏ trắng (chỉ được tán nguội với ri vê có đường kính < 12 mm). Tán ri vê bằn... lỏng dần trong quá trình làm việc sử dụng 2 ốc hoặc hàn dính 2 ốc vào thân bu lông; trường hợp không cho phép hàn thì sử dụng long đen xẻ rời, uốn vênh hoặc dùng ốc có chốt. CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.3.3 Gia công và liên kết kết cấu thép. Liên kết thép bằng bu lông: Bu lông tinh: sử ...
Biên soạn ban đầu: Th.S. Nguyễn Hoài Nghĩa KHOA XÂY DỰNG VÀ ĐIỆN KỸ THUẬT THI CÔNG Biên soạn bổ sung và trình bày: PGS.TS. Lưu Trường Văn CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.1 Giới thiệu. 7.2 Chọn cần trục phục vụ lắp ghép. 7.3 Các công tác chuẩn bị. 7.4 Thi công lắp ghép các cấu kiện. 7.5 Nguyên tắc chung thi công lắp ghép nhà công nghiệp. CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.3 Các công tác chuẩn bị. 7.3.1 Sản xuất các kết cấu BTCT đúc sẵn. 7.3.2 Mối nối lắp ghép. 7.3.3 Gia công và liên kết kết cấu thép. 7.3.4 Vận chuyển cấu kiện. 7.3.5 Khuếch đại cấu kiện. CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.3.1 Sản xuất các kết cấu BTCT đúc sẵn. Chế tạo tại nhà máy (giá thành hạ, cơ giới hóa tối đa; vận chuyển ). Hoặc trên các sân đúc ở công trường (chế tạo tập trung, chế tạo phân tán). Khuôn đúc phải chải sạch, lau sạch bụi bẩn, dầu mỡ chống gỉ, kiểm tra kích thước, độ kín khít. Tu sửa thường xuyên sau mỗi lần đúc và sau một thời gian sử dụng. CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.3.2 Mối nối lắp ghép. Mối nối chi tiết thép (liên kết qua chi tiết thép chôn sẵn mối nối khô). Mối nối bê tông và bê tông cốt thép (hàn cốt thép + đổ bê tông nội lực truyền qua bê tông cốt thép mối nối ướt). Mối nối kết hợp chi tiết thép và bê tông cốt thép (nội lực truyền 1 phần qua chi tiết chôn sẵn, 1 phần qua bê tông). CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.3.2 Mối nối lắp ghép (theo ý nghĩa của vữa lấp) Các mối nối không cần chi tiết kim loại và cốt thép (không cần hàn, mối nối chịu lực cột và móng). Các mối nối có chi tiết kim loại chôn lộ ra ngoài (mối nối chịu lực cột, dầm, panel). Các mối nối không chịu lực kỹ thuật (mạch nối, mạch ghép giữa 2 bộ phận đồng loại, chèn lấp bằng vữa sàn, tường). Các mối nối gắn liền với các cấu kiện thành phần của một kết cấu (mối nối khuếch đại). CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.3.2 Mối nối lắp ghép (các yêu cầu) Dễ lắp, dễ điều chỉnh, cố định kết cấu nhanh và chắc chắn, giải phóng nhanh dụng cụ treo buộc. Cố định tạm kết cấu bằng hàn, bu lông thi công và khung dẫn. Các mối nối lấp vữa bê tông tránh làm ván khuôn phức tạp. Các mối nối có chi tiết thép chôn sẵn chỉ thi công đường hàn nằm dưới và hàn đứng. Bố trí ở những nơi thợ hàn có thể tiếp cận và làm việc dễ dàng. Các mối nối cột cần chịu tải trọng nên thường là loại mối nối khô. CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.3.3 Gia công và liên kết kết cấu thép. Cắt thép: cắt nguội, cắt nóng (axetylen + oxy). Trước khi lắp ráp phải lắp thử đối với công trình phức tạp (Ví dụ: Bitexco Financial Tower). CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.3.3 Gia công và liên kết kết cấu thép. Liên kết thép bằng Ri vê: Ri vê gồm một thân tròn và một mũ hình bán cầu, bằng thép mềm, đường kính thường nhỏ hơn đường kính lỗ khoan khoảng 1mm. Khi tán ri vê sẽ được nung đến trạng thái đỏ trắng (chỉ được tán nguội với ri vê có đường kính < 12 mm). Tán ri vê bằng búa cầm tay, chạy bằng khí nén. Đầu búa có khuôn tán để tạo mũ bán cầu. Khi tán thân ri vê phình to ra, lấp kín khe hở; khi nguội ri vê co rút lại gì chặt các thanh liên kết và hình thành 1 mũ bán cầu thứ hai. CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.3.3 Gia công và liên kết kết cấu thép. Liên kết thép bằng Ri vê: Chiều dài ri vê: L = 1,12Σb + 1,4d Liên kết ri vê rất tốt đối với các kết cấu lớn hoặc nhỏ đặc biệt là các kết cấu chịu tải trọng động. CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.3.3 Gia công và liên kết kết cấu thép. Liên kết thép bằng bu lông: Loại liên kết này phổ biến vì đơn giản, nhanh, dễ làm, không yêu cầu thợ chuyên nghiệp. Chất lượng của liên kết bu lông phụ thuộc vào độ xiết chặt ốc ban đầu. Để ốc không bị lỏng dần trong quá trình làm việc sử dụng 2 ốc hoặc hàn dính 2 ốc vào thân bu lông; trường hợp không cho phép hàn thì sử dụng long đen xẻ rời, uốn vênh hoặc dùng ốc có chốt. CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.3.3 Gia công và liên kết kết cấu thép. Liên kết thép bằng bu lông: Bu lông tinh: sử dụng cho những nơi cần thay thế ri vê ở những kết cấu quan trọng, chịu lực lớn. Bu lông thô: sử dụng các mối nối chịu lực kéo và không quan trọng. Bu lông cường độ cao: có tác dụng truyền lực bằng ma sát giữa các mặt tiếp giáp mà không làm việc chịu ép mặt và chịu cắt như bu lông thường và ri vê. Sử dụng trong các thanh làm việc chịu kéo, chịu nén, hoặc chịu uốn. CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.3.3 Gia công và liên kết kết cấu thép. Liên kết thép bằng hàn: Tốn ít công lao động, tốn ít kim loại so với liên kết ri vê, hình dáng kết cấu đơn giản hơn. Các phương pháp hàn: Hàn thủ công bằng que hàn kim loại. Hàn tự động và bán tự động. Hàn tiếp xúc. CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.3.4 Vận chuyển cấu kiện. Cường độ bê tông đạt 70% Rtk. Trạng thái cấu kiện vận chuyển càng gần trạng thái làm việc càng tốt. Cấu kiện chịu uốn cần được kê bằng những khúc gỗ đúng vị trí thiết kế. Khi xếp nhiều cấu kiện thì điểm kê phải trùng nhau. Chiều cao và chiều dài xếp đảm bảo vận chuyển an toàn. CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.3.5 Khuếch đại cấu kiện. Kết cấu dàn mái thường làm thanh mảnh (thép, ứng suất trước). Không đúc nguyên dạng gây khó khăn cho vận chuyển. Trước khi lắp ghép cần liên kết (khuếch đại) thành 1 kết cấu.
File đính kèm:
- bai_giang_ky_thuat_thi_cong_chuong_7_thi_cong_lap_ghep_nguye.pdf