The approach trend about the smart home from training to real products on the market

Tóm tắt The approach trend about the smart home from training to real products on the market: ... và trên thị trường về nhà thông minh hiện nay. 2. Tiêu chí chung và cơ chế điều khiển nhà thà thông minh trên thị trường hiện nay 2.1. Một số tiêu chí chung về công nghệ nhà thông minh Thành phần của hệ thống nhà thông minh bao gồm các cảm biến (cảm biến nhiệt độ, cảm biến ánh sáng hoặc c...rên sự biến đổi trạng thái mà cảm biến ghi nhận, từ đó gửi tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm để phát lệnh điều khiển phù hợp. Ví dụ, tại khu vực cầu thang hoặc nhà vệ sinh lắp các cảm biến hồng ngoại khi đó đèn TNU Journal of Science and Technology 226(16): 179 - 187 183 Email: jst@tnu.ed...nghiên cứu và phát triển, chạy trên hệ điều hành Androi và iOS. Ứng dụng Lumi Life cho phép điều khiển và cập nhập trạng thái các thiết bị thông minh trong ngồi nhà thông qua mạng Lan và Internet. Bằng việc sử dụng ứng dụng của App Lumi Life người dùng dễ dàng sử dụng thiết bị, đặt lịch hoạt...

pdf9 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu The approach trend about the smart home from training to real products on the market, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột số tiêu chí chung về công nghệ nhà thông minh 
Thành phần của hệ thống nhà thông minh bao gồm các cảm biến (cảm biến nhiệt độ, cảm biến 
ánh sáng hoặc cảm biến đo cử chỉ), các bộ điều khiển hoặc máy chủ và các thiết bị điện gia dụng 
đầu cuối (thiết bị an ninh cảnh báo, hệ thống cửa, điều hòa trung tâm, động cơ rèm mành, hệ 
thống đèn chiếu sáng và trang trí, quạt thông gió, ti vi, bếp gas, bếp từ,...) được kết nối với nhau. 
Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng và sự hài lòng của một ngôi nhà thông minh đối với người sử 
dụng cần phải đảm bảo các tiêu chí sau [9], [12], [17]-[20]: 
➢ Kích hoạt bằng một nút bấm: 
Thông thường, để điều khiển tất cả các thiết bị trong nhà, chúng ta cần tới hàng chục công tắc, 
thậm chí với căn nhà lớn hàng trăm công tắc. Hiện nay, với ngôi nhà thông minh có thể điều 
khiển tất cả bằng một vài nút bấm trên màn hình cảm ứng của smartphone hay máy tính bảng. 
Ngoài ra, cũng có thể điều khiển và kiểm soát ngôi nhà thông qua giao diện trực quan 3D, ở đó 
các thiết bị được mô phỏng giống như đang sử dụng thực tế, chỉ cần chạm vào thiết bị tương ứng 
trong màn hình để điều khiển. 
➢ Điều khiển theo ngữ cảnh: 
Thông qua ví dụ sau giúp chúng ta hình dung được nguyên lý hoạt động của hệ thống. Giả sử 
khi nhà có khách, chủ nhân ngôi nhà chỉ cần chạm vào ngữ cảnh “phòng khách” trên Smart 
phone hoặc máy tính bảng, hệ thống đèn phòng khách sẽ bật, rèm cửa mở ra, điều hòa bật với 
nhiệt độ đã được cài đặt, phát bản nhạc nhẹ nhàng,... Thông thường, với ngôi nhà bình thường để 
làm được việc này chúng ta phải thao tác khá nhiều. Như vậy, sự tiện nghi đã được thể hiện khi 
mà chỉ cần chạm vào một nút trên màn hình cảm ứng đã có thể thực hiện được tất cả. 
TNU Journal of Science and Technology 226(16): 179 - 187 
 182 Email: jst@tnu.edu.vn 
➢ Điều khiển bằng giọng nói: 
Không chỉ điều khiển trực tiếp trên smartphone, máy tính bảng, chúng ta có thể điều khiển 
nhà mình bằng giọng nói của chính mình bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Nhà thông minh hiện 
nay được trang bị công nghệ trợ lý ảo, giúp giao tiếp với hệ thống trở nên thân thiện, không cứng 
nhắc như một hệ thống điều khiển thông thường. Sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời khi chúng ta ra 
lệnh bằng giọng nói và hệ thống đáp ứng điều đó ngay. 
➢ Hệ thống an ninh thông minh: 
Một vấn đề không thể thiếu đó là hệ thống an ninh trong ngôi nhà, nó nắm giữ vai trò quan 
trọng, bảo vệ ngôi nhà 24/7, kiểm soát các nguy cơ cháy nổ (rò rỉ khí gas, chập điện), bị xâm 
nhập trái phép, Hệ thống này gồm các thiết bị kiểm soát vào ra ACS (chuông cửa có hình kết 
hợp kiểm soát vào ra bằng vân tay, mã số, thẻ từ), hàng rào điện tử, cảm biến khói, cảm biến phát 
hiện người, hệ thống IP camera ghi hình,... 
➢ Hệ thống kiểm soát môi trường: 
Môi trường không khí có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của mỗi thành viên 
trong ngôi nhà. Nhà thông minh được trang bị hệ thống kiểm soát môi trường với các cảm biến 
nhiệt độ, độ ẩm, đo nồng độ oxy,... đặt ở một số vị trí thích hợp trong ngôi nhà. Các thông số 
được chuyển về bộ điều khiển trung tâm để tính toán và hiển thị, đưa ra lệnh điều khiển tới các 
thiết bị điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, quạt thông gió,... 
➢ Hệ thống giải trí âm thanh đa vùng: 
Âm nhạc giúp chủ nhân ngôi nhà thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Hệ thống âm thanh 
đa vùng của ngôi nhà thông minh giúp cho các khu vực khác nhau trong nhà cùng 1 lúc có thể phát 
các bản nhạc khác nhau tùy theo sở thích của từng người. Ở mỗi khu vực người dùng có thể lựa 
chọn phát nhạc theo sở thích của mình mà không ảnh hưởng tới những người ở khu vực khác. 
➢ Khả năng kết nối không giới hạn: 
Không chỉ hạn chế về không gian điều khiển thiết bị như trước, ngày nay người sử dụng có 
thể kiểm soát ngôi nhà của mình từ bất cứ đâu. Dù đang ở cơ quan, hay đang đi siêu thị mua 
sắm, hệ thống nhà thông minh sẽ giúp chủ nhân ngôi nhà dễ dàng kiểm soát và điều khiển ngôi 
nhà từ thiết bị di động, máy tính bảng thông qua kết nối Internet (Wifi, 3G). 
➢ Tính năng tiết kiệm năng lượng: 
Bên cạnh các tiêu chí về chất lượng mà một ngôi nhà thông minh đem lại sự tiện nghi và thoải 
mái, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến chi phí năng lượng mà các thiết bị công nghệ trong 
ngôi nhà tiêu thụ. Do đó, các ngôi nhà thông minh nên phối hợp lắp đặt các hệ thống lưới điện 
thông minh như: hệ thống điện mặt trời, sức gió, sóng biển,... 
2.2. Cơ chế điều khiển nhà thông minh trên thị trường hiện nay 
Có thể phân chia làm 3 loại cơ chế hoạt động như sau [17]-[19]: 
➢ Cơ chế nhận dạng: Cơ chế nhận dạng cho phép ghi nhớ những đặc điểm được cài đặt sẵn 
trong bộ nhớ. Khi việc nhận dạng xảy ra không trùng khớp so với dữ liệu cài đặt trên, hệ thống sẽ 
từ chối phục vụ hoặc phát ra cảnh báo. Ví dụ như: cửa cổng ngôi nhà chỉ mở với những xe ô tô có 
biển số đã đăng ký với hệ thống, cửa tự động nhận dạng vân tay chỉ mở với đúng người hoặc 
trong khoảng thời gian đêm, nếu có người lạ mặt trong phòng khách hệ thống sẽ báo động, 
➢ Cơ chế lập trình sẵn: Với một số thiết bị trong ngôi nhà cần được điều khiển mang tính 
chất lặp đi lặp lại có chu kỳ theo lịch trình nhất định thì cơ chế lập trình sẵn sẽ phát huy được vai 
trò. Ví dụ như: bắt đầu từ 6h30 tối đèn sân vườn, đèn bảo vệ tự động bật sáng và tắt vào thời 
điểm 6h sáng, 7h sáng tivi tại phòng ăn tự động bật đúng kênh đã cài đặt để người ăn sáng có thể 
xem tin tức, 8h30 sáng hệ thống bơm nước tưới sân vườn hoạt động trong 15 phút; 20h đêm các 
hệ thống cửa tự động an toàn sẽ đóng lại,... 
➢ Cơ chế cảm ứng: Cơ chế cảm ứng là một cơ chế linh hoạt, hoạt động trên sự biến đổi trạng 
thái mà cảm biến ghi nhận, từ đó gửi tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm để phát lệnh điều khiển 
phù hợp. Ví dụ, tại khu vực cầu thang hoặc nhà vệ sinh lắp các cảm biến hồng ngoại khi đó đèn 
TNU Journal of Science and Technology 226(16): 179 - 187 
 183 Email: jst@tnu.edu.vn 
sẽ tự động bật khi có người và tự động tắt sau một thời gian nhất định khi không có người; hệ 
thống báo động sẽ thông báo khi cửa có những chấn động cơ học hơn mức bình thường (do phá 
hoại, đột nhập) thông qua các cảm biến rung, mái kính sẽ tự động đóng lại khi có mưa, mành – 
rèm tự hoạt động ở trạng thái thích hợp nhất khi cảm ứng với ánh nắng mặt trời, đèn tự động bật 
khi chiếu sáng tự nhiên không đủ,... 
3. Tổng hợp một số cấu trúc cơ bản về nhà thông minh 
Với góc nhìn từ trong đào tạo ra đến các sản phẩm thực tế trên thị trường, có thể tổng hợp cấu 
trúc điều khiển nhà thông minh cơ bản thông qua 3 cấu trúc sau: 
3.1. Cấu trúc điều khiển cơ bản bậc 1 
Đây là cấu trúc điều khiển các thiết bị điện dân dụng trong ngôi nhà một cách tự động thông qua 
tín hiệu từ các cảm biến như: Cảm biến chuyển động, cảm biến ánh sáng, cảm biến độ ẩm, nhiệt 
độ,... gửi về bộ xử lý trung tâm, từ đó phát lệnh điều khiển các rơle đóng/ mở các thiết bị điện trong 
ngôi nhà hay không gian xung quanh ngôi nhà. Cấu trúc này khá đơn giản phù hợp với các trải 
nghiệm về một số tinh năng tự động trong ngôi nhà với chi phí thấp được thể hiện ở Hình 2. 
Hình 2. Cấu trúc nhà thông minh cơ bản bậc 1 
3.2. Cấu trúc điều khiển cơ bản bậc 2 
Cấu trúc điều khiển nhà thông minh cơ bản bậc 2 như Hình 3. Có thể hiểu là bên cạnh những 
tín hiệu đầu vào của bộ xử lý trung tâm được thu nhận trực tiếp từ cảm biến, còn kết hợp với các 
tín hiệu do người tác động (nút ấn, giọng nói,...) từ giao diện giám sát thiết kế trên các ứng dụng 
mã nguồn mở (App). Các tín hiệu từ các App (trên Smart phone, máy tính bảng,...) truyền tới bộ 
xử lý trung tâm thông qua các giao thức đơn giản như: sóng Bluetooth, sóng RF,... hoặc các tín 
hiệu từ các module giao tiếp qua mạng viễn thông như: module Sim900A, DTMF8870,... Ưu 
điểm của cấu trúc này so với cấu trúc 1 là đã tích hợp chức năng điều khiển và giám sát thiết bị 
điện thông qua các App ; tuy nhiên vẫn còn hạn chế về khoảng cách truyền nhận dữ liệu. Vì vậy, 
cấu trúc này chỉ phù hợp trong các căn phòng có khoảng cách nhỏ. 
Hình 3. Cấu trúc nhà thông minh cơ bản bậc 2 
3.3. Cấu trúc điều khiển cơ bản bậc 3 
Hơn hẳn với hai cấu trúc trên, cấu trúc như Hình 4 cho phép người sử dụng thông qua các 
App mã nguồn mở phát lệnh điều khiển từ Smart phone, máy tính bảng,... đến bộ điều khiển 
trung tâm thông qua webserver (của các App) và được kết nối qua Internet. Do đó khoảng cách 
điều khiển thiết bị là không giới hạn về không gian. Đồng thời tăng khả năng phối hợp giữa các 
App qua mạng Internet để mở rộng các tính năng điều khiển thiết bị. Đây là một trong các cấu 
trúc đang được các hãng thiết bị thông minh sử dụng trên thế giới. 
TNU Journal of Science and Technology 226(16): 179 - 187 
 184 Email: jst@tnu.edu.vn 
Hình 4. Cấu trúc nhà thông minh cơ bản bậc 3 
4. Minh họa một số bài toán điều khiển nhà thông minh trong đào tạo 
4.1. Điều khiển thiết bị điện thông minh sử dụng vi điều khiển PIC và phần mềm mã nguồn 
mở Mit App Inventor 
Bài toán: Điều khiển thiết bị chiếu sáng trong nhà bằng nút ấn thông qua giao diện Mit App 
Inventor trên Smart phone hoặc bằng giọng nói tiếng Việt sử dụng sóng Bluetooth kết hợp với 
công cụ tìm kiếm bằng giọng nói trên Google Asistant, có cấu trúc điều khiển và giao diện giám 
sát được thiết kế như Hình 5. 
Hình 5. Sơ đồ nguyên lý điều khiển thiết bị bằng giọng nói tiếng Việt sử dụng sóng Bluetooth qua Mit App 
Inventor 
Nhận xét: Với cấu trúc điều khiển thiết bị điện như trên đã giúp cho sinh viên có góc nhìn 
trực quan về thiết bị thực đảm bảo được tính năng bật/ tắt thiết bị từ xa bằng giọng nói tiếng Việt 
thông qua đường truyền Bluetooth kết hợp với sóng wifi. Tuy nhiên, chất lượng điều khiển chưa 
thực tốt do còn ảnh hưởng của nhiễu tạp âm và khoảng các truyền giới hạn. 
4.2. Điều khiển thiết bị điện thông minh qua mạng Inernet sử dụng ESP8266 và App Blynk 
Bài toán: Sử dụng module ESP8266 phối hợp với module thu phát sóng RF315MHz để điều 
khiển đóng cắt đa thiết bị điện trong nhà thông minh qua mạng Internet; đồng thời đo nhiệt độ, độ 
ẩm môi trường thông qua module DHT11 và được giám sát thông qua giao diện trên App Blynk 
Hình 6 [12]. Với bài toán này, số thiết bị điện được điều khiển có thể lên tới 1024 thiết bị (nhờ 
việc mã hóa mềm bộ mã truyền thông giữa module thu và module phát RF) và không giới hạn 
khoảng cách. 
Nhận xét: Qua cấu trúc điều khiển Hình 6, nhìn chung đã cho thấy được ưu điểm vượt trội kể 
cả về khoảng cách điều khiển cũng như số lượng thiết bị điều khiển, sản phẩm đào tạo này đã 
phần nào tiến gần với sản phẩm thật trên thị trường hiện nay. 
TNU Journal of Science and Technology 226(16): 179 - 187 
 185 Email: jst@tnu.edu.vn 
Hình 6. Sơ đồ kết nối điều khiển và truyền thông sử dụng App Blynk 
Nhìn chung các bài toán đã và đang được xây dựng trong đào tạo theo hướng thực hành tại cơ 
sở đào tạo phần nào đã đáp ứng được một số yêu cầu về tiêu chí của một ngôi nhà thông minh. 
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế về: tính bảo mật, thiết bị chế tạo các sản phẩm không đồng 
bộ, tính thẩm mĩ không cao, tính năng làm việc chưa thực sự ổn định,... 
5. Một số sản phẩm nhà thông minh trên thị trường hiện nay 
5.1. Ứng dụng sản phẩm của Lumi Smart Home 
Lumi Việt Nam đã hình thành và phát triển từ năm 2012. Ứng dụng Lumi Life là một ứng 
dụng hỗ trợ điều khiển từ xa các thiết bị thông minh do Công ty Cổ phần Lumi Việt Nam nghiên 
cứu và phát triển, chạy trên hệ điều hành Androi và iOS. Ứng dụng Lumi Life cho phép điều 
khiển và cập nhập trạng thái các thiết bị thông minh trong ngồi nhà thông qua mạng Lan và 
Internet. Bằng việc sử dụng ứng dụng của App Lumi Life người dùng dễ dàng sử dụng thiết bị, 
đặt lịch hoạt động cho thiết bị, kích hoạt kịch bản cho thiết bị, cài đặt và kích hoạt kịch bản riêng. 
Một số thiết bị chính của sản phẩm Lumi Smart Home có thể kể đến như Hình 7a [18]: 
+ Bộ điều khiển trung tâm Zigbee của Lumi smart home (Home Controller-HC) được kết nối 
với server của hãng thông qua Internet, số thiết bị HC quản lý có thể lên đến 65000 thiết bị. 
+ Cảm biến cửa. 
+ Công tắc cảm ứng. 
+ Module âm thanh Audio đa vùng. 
+ Module điều khiển hồng ngoại,... 
Các thiết bị Lumi được kết nối với HC và đồng thời kết nối với nhau qua một giao thức truyền 
thông không dây Zigbee. Người sử dụng sẽ ra lệnh cho các thiết bị điện hoạt động bằng chính 
giọng nói của mình; giám sát chúng trên điện thoại hoặc máy tính bảng thông qua App của hãng 
hoặc chạm điều khiển trên các công tắc cảm ứng hiện đại, sang trọng. Ngoài ra, với ứng dụng của 
Lumi, ngôi nhà còn được trang bị trí tuệ thông minh nhân tạo tiên tiến nhất trên thế giới qua việc 
sử dụng loa thông minh Amazon Echo Dot, loa Milo thông minh,... 
5.2. Ứng dụng sản phẩm của Tuya Smart Home 
Công ty Tuya Smart Technology được thành lập năm 2014 và có trụ sở tại Guang Zhou, khu 
công nghệ cao, Hàng Châu, Trung Quốc. Là một doanh nghiệp công nghệ cao kết hợp nghiên 
cứu, phát triển, sản xuất và bán hàng, sản phẩm của Tuya Smart tập trung chủ yếu vào: công tắc 
cảm ứng điều khiển qua Wifi, camera thông minh wifi, cảm biến thông minh và nhiều thiết bị 
thông minh khác. Tất cả linh kiện điện tử cấu thành nên sản phẩm đều được nhập khẩu từ các 
hãng bán dẫn hàng đầu Thế giới như Texas Instrument, Freescale, NXP, Panasonic,... 
TNU Journal of Science and Technology 226(16): 179 - 187 
 186 Email: jst@tnu.edu.vn 
a) Lumi smart home b) Tuya smart home 
Hình 7. Một số sản phẩm thiết bị nhà thông minh trên thị trường hiện nay 
Cũng giống như sản phẩm của hãng Lumi smart home, trước khi vận hành các thiết bị phục vụ 
cho việc điều khiển các tính năng thông minh trong ngôi nhà, cần phải cho các thiết bị gia nhập 
server và cấu hình các thiết bị tạo thành một mạng liên kết để các thiết bị có thể truyền thông qua 
lại với nhau. Người sử dụng có thể điều khiển các thiết bị thông minh của TuyaSmart thông qua 
các App của TuyaSmart hoặc SmartLife, các App này có thể cài đặt trên các hệ điều hành Androi 
hoặc IOS. 
Một số thiết bị chính của sản phẩm TuyA Smart Home có thể kể đến như Hình 7b [17]: 
+ Bộ điều khiển trung tâm Zigbee của TuyA Lumi smart home (HUBL), số thiết bị quản lý 
lên đến 200 thiết bị. 
+ Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm. 
+ Cảm biến chuyển động. 
+ Công tắc cảm ứng. 
+ Bộ cảnh báo an ninh,... 
Nguyên lý hoạt động của sản phẩm TuyA Smart Home cũng tương tự như Lumi Smart Home. 
Nhận xét: Thông qua quá trình tìm hiểu và vận hành các thiết bị của các hãng sản phẩm trên 
thị trường như: Lumi Smart Home, TuyA Smart Home,... có thể đưa ra một số kết luận về những 
ưu điểm trong sản phẩm của các hãng so với các sản phẩm đào tạo sinh viên như sau : 
➢ Số lượng thiết bị được điều khiển lớn (Lumi smart home là 65000 thiết bị/1HC; TuyA 
smart home là 200 thiết bị/1HUBL,... ). 
➢ Điều khiển không giới hạn về không gian thông qua sự kết hợp linh hoạt giữa các giao thức 
truyền thông tiêu biểu là wifi và zigbee. 
➢ Các Web server đều quản lý thiết bị độc quyền theo từng hãng, tính bảo mật cao. 
➢ Thiết bị có hình dáng bắt mắt, tính thẩm mỹ cao. 
➢ Giao diện giám sát trên các App của hãng đẹp, dễ quan sát và trực quan cho người dùng. 
Bên cạnh những ưu điểm trên thì một trở ngại không nhỏ cho người sử dụng đó là với sản 
phẩm của các hãng đòi hỏi phải có hiểu biết nhất định về công nghệ mới có thể sử dụng linh hoạt 
và vận hành hệ thống một cách thuận tiện. Sẽ không phù hợp với những gia đình có người lớn 
tuổi hoặc ít va chạm với công nghệ. 
6. Kết luận 
Bài báo tổng quan về công nghệ của nhà thông minh và giới thiệu một số cấu trúc điều khiển 
nhà thông minh cơ bản theo hướng đào tạo gắn lý thuyết vào thực hành tại các trường Đại học Kỹ 
thuật tại Việt Nam. Nhằm giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát về các bài toán điều khiển nhà 
thông minh và có thể tự thiết kế mô hình nhà thông minh với các tính năng từ đơn giản đến tiệm 
cận với các công nghệ của các sản phẩm thực tế đang sử dụng trên thị trường. Đồng thời cũng chỉ 
ra khoảng cách trong các mô hình đào tạo so với sản phẩm thực tế. 
TNU Journal of Science and Technology 226(16): 179 - 187 
 187 Email: jst@tnu.edu.vn 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] M. R. Alam, M. B. I. Reaz, and M. A. Mohd Ali, “A Review of Smart Homes – Past, Present, and 
Future,” IEEE Transactions on Systems Man and Cybernetics Part C (Applications and Reviews), vol. 
42, no. 6, pp. 1190-1203, November 2012. 
[2] D. Hendricks, “The History of Smart Homes,” 2014. [Online]. Available: 
https://www.iotevolutionworld.com/m2m/articles/376816-history-smart-homes.htm. [Accessed April 
22, 2014]. 
[3] Sinha, “The Evolution of Smart Home Technology,” 2018. [Online]. Available: 
https://blog.bccresearch.com/the-evolution-of-smart-home-technology. [Accessed Apr. 11, 2018]. 
[4] P. P. Gaikwad, J. P. Gabhane, and S. S. Golait, “A Survey based on Smart Homes System Using 
Internet-of-Things,” International conference on computation of power, energy, information and 
communication, 2015, pp. 0330-0335. 
[5] V. Ricquebourg, D. Menga, D. Durand, B. Marhic, L. Delahoche, and Cristophe, “The Smart Home 
Concept : our immediate future,” E-Learning in Industrial Electronics, 2006 1ST IEEE International 
Conference, pp. 23-28, 2007, doi:10.1109/ICELIE.2006.347206. 
[6] C. Paul, A. Ganesh, and Sunitha, “An Overview of IoT Based Smart Homes,” Proceedings of the 
Second International Conference on Inventive Systems and Control (ICISC 2018), 2018, pp. 43-46. 
[7] M. A. AL-Qutayri, Smart Home System. Published by In-Teh, Olajnica 19/2, 32000 Vukovar, Croatia, 
2010. 
[8] R. C. Elsenpeter, Build Your Own Smart Home. Published by McGraw-Hill, USA, 2003. 
[9] C. Gomez and J. Paradells, "Wireless home automation networks: A survey of architectures and 
technologies," IEEE Communications Magazine, vol. 48, no. 6, pp. 92-101, 2010. 
[10] T. Mendes, R. Godina, E. Rodrigues, J. Matias, and J. Catalão, "Smart and energy-efficient 
home implementation: Wireless communication technologies role," 5th International Conference 
on Power Engineering, Energy and Electrical Drives (POWERENG), 2015, pp. 377-382. 
[11] M. Siekkinen, M. Hiienkari, J. Nurminen, and J. Nieminen, “How Low Energy is Bluetooth 
Low Energy? Comparative Measurements with ZigBee/802.15.4,” Wireless Communications and 
Networking Conference Workshops (WCNCW), Paris, France, 2012, pp. 232-237. 
[12] N. T. Dang and T. H. L. Le, “An improvement of wireless remote multi-device control panel in smart 
homes using RF and wifi,” iJOE, vol. 15, no. 15, pp. 127-133, 2019. 
[13] N.T. Dang, “Improvements of control panel for remote switchear of electricial instrument in smart 
house using rf and wifi”, TNU Journal of Science and Technology, vol. 185, no. 09, pp. 21-25, 2018. 
[14] M. Sripan, X. Lin, P. Petchlorlean, and M. Ketcham, “Research and Thinking of Smart Home 
Technology,” International Conference on Systems and Electronic Engineering (ICSEE), 2012, pp. 
61-64. 
[15] C. Withanage, R. Ashok, C. Yuen, and K. Otto, “A comparison of the popular home automation 
technologies,” 2014 IEEE Innovative Smart Grid Technologies - Asia, ISGT ASIA 2014, pp. 600-605, 
2014, doi: 10.1109/ISGT-Asia.2014.6873860. 
[16] L. Gao, Z. Wang, J. Zhou, and C. Zhang, “Design of Smart Home System Based on ZigBee 
Technology and R&D for Application”, Energy and Power Engineering, pp. 13-22, August 2016, 
doi: 10.4236/epe.2016.81002. 
[17] Tuya Smart Home, 2017. [Online]. Available: https://tuyasmart.vn/. [Accessed Sep. 12, 2017]. 
[18] Lumi Smart Home, 2018. [Online]. Available: https://lumi.vn/tin-tuc-lumi-11-325-nha-thong-minh-
smart-home-la-gi.html. [Accessed Jul. 12, 2018]. 
[19] Bkav Smart Home, 2016. [Online]. Available: https://smarthome.com.vn/nha-thong-minh. [Accessed 
Nov. 8, 2016]. 
[20] M. Kaneko, K. Arima, T. Murakami, M. Isshiki, and H. Sugimura, "Design and implementation of 
interactive control system for smart houses," 2017 IEEE International Conference on Consumer 
Electronics (ICCE), 2017, pp. 283-284. 

File đính kèm:

  • pdfthe_approach_trend_about_the_smart_home_from_training_to_rea.pdf