Bài giảng Kỹ thuật xét nghiệm cầm máu kỳ đầu

Tóm tắt Bài giảng Kỹ thuật xét nghiệm cầm máu kỳ đầu: ... mặt duỗi cẳng tay. Sát trùng . Đợi 1-2 phút, dùng kim chủng đâm mạnh, tạo nên 2-3 vết thương nằm ngang cách nhau ít nhất 2cm, sâu đến hạ bì. Khởi động đồng hồ. Dùng giấy thấm máu. Ghi thời gian máu chảy từng vết thương. Tháo dải đo HA. Kết quả XN là trị trung bình thời gian máu chảy của cá...rong 1 số bệnh lý máu: suy tuỷ xương, lơ xê mi cấp, bệnh Glanzmann, Dengue xuất huyết... V. CO CỤC MÁU 1. Nguyên lý Định tính hay định lượng mức độ co của cục đông fibrin sau khi máu đã đông trong ống nghiệm thuỷ tinh. 2. Dụng cụ - Ống nghiệm thuỷ tinh đã tráng bằng nước muối sinh lý - Nồ... lấy từ đầu ngón tay hay máu tĩnh mạch. 1.4. Kết quả Độ dính in vivo = Số lượng tiểu cầu dính x100/ số lượng TC máu mao mạch (Số lượng tiểu cầu dính = số lượng TC máu mao mạch - trung bình của 3 lần đếm) 1.5. Trị số bình thường Thay đổi từ 20 - 40 % 2. Phương pháp Salzman (in vitro) 2.1. ...

pdf24 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Kỹ thuật xét nghiệm cầm máu kỳ đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM
CẦM MÁU KỲ ĐẦU
I. SỨC BỀN MAO MẠCH
1. Nguyên lý
Số nốt xuất huyết xuất hiện ở 1 vị trí đã
chọn trước sau 1 thời gian giảm áp (dùng
bầu giác) hay chịu 1 áp lực đã định trước
(dùng dải đo huyết áp).
2. Phương pháp thực hiện
2.1. Phương pháp giảm áp
2.2. Phương pháp tăng áp
Dùng dải đo huyết áp bao quanh cánh tay
bệnh nhân như khi đo huyết áp. Đo huyết
áp bệnh nhân. Sau đó duy trì áp suất ở trị
số giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối
thiểu (nhưng không quá 10 cm Hg) trong
vòng 5 phút. Tháo dải đo huyết áp ra và 
đếm số nốt xuất hiện ở vùng nếp gấp
khuỷu tay cho đến 5 phút sau khi tháo dải 
đo huyết áp. Nếu trong khi đang duy trì
áp suất mà thấy nốt xuất huyết xuất hiện
nhiều, tháo ngay dải đo huyết áp và xét
nghiệm có kết quả dương tính.
3. Trị số bình thường
3.1. Phương pháp giảm áp
Trị số giảm áp tối thiểu có thể làm xuất hiện 5 nốt
xuất huyết. Nếu trị số này dưới 15 cm Hg, kết
luận là giảm sức bền mao mạch.
3.2. Phương pháp tăng áp
Bình thường, số nốt xuất huyết xuất hiện phải 
dưới 7 nốt. Khi số nốt xuất huyết nhiều hơn 7, 
kết quả được ghi là dương tính
4. Nguyên nhân sai lầm
- Các nốt xuất huyết đã có sẵn từ trước khi XN
- Thực hiện XN 2 lần tại cùng 1 chỗ.
- Trong phương pháp giảm áp, có thể lầm hồng
ban
- Trong phương pháp tăng áp, kết quả có thể sai
lạc nếu đưa áp suất lên quá cao.
5. Giải thích kết quả
- Sức bền mao mạch của phụ nữ và trẻ em kém 
hơn của người lớn nam giới
- Sức bền mao mạch giảm trong giảm tiểu cầu, 
viêm mạch do độc tố hay dị ứng và thiếu
vitamin C. Đôi khi XN cũng dương tính trong rối
loạn chức năng tiểu cầu, bệnh v-W và 1 số 
trường hợp thời gian máu chảy kéo dài mà
không có khác thường về tiểu cầu và huyết
tương.
- Không nên thực hiện XN với dây garô
II. THỜI GIAN MÁU CHẢY (TS)
1. Phương pháp Duke
1.1. Nguyên lý
Dùng kim chủng tạo 1 vết thương nằm ngang ở
vùng giữa dái tai và đo thời gian máu chảy.
1.2. Dụng cụ :Kim chủng, Giấy thấm, Đồng hồ
bấm giây, Ête, Bông, gạc
1.3. Phương pháp thực hiện
- Sát trùng da 
- Dùng kim chủng chọc mạnh vùng giữa dái tai. 
Khởi động đồng hồ bấm giây
- Cứ 30 giây 1 lần, dùng giấy thấm thấm máu
- Ngay khi không còn máu thấm vào giấy nữa, 
bấm đồng hồ bấm giây
1.4. Trị số bình thường
1 - 4 phút
1.5. Nguyên nhân sai lầm
- Chọc kim chủng quá nông
- Dùng thuốc salicylat (aspirin), corticoid
- Truyền máu, các thành phần của máu trong 24 
giờ trước đó.
- Chọc kim chủng quá sâu
- Thực hiện không đúng cách
- Ở trẻ em có thể thực hiện XN ở gót chân thay vì
dái tai.
2. Phương pháp Ivy
2.1. Nguyên lý
Đo thời gian máu chảy của các vết thương ở mặt
duỗi cẳng tay, dưới 1 áp suất đã định.
2.2. Dụng cụ : Máy đo huyết áp, Kim chủng, Giấy
thấm, Bông gạc và ête, Đồng hồ bấm giây
2.3. Phương pháp thực hiện
Bọc dải đo HA. Bơm tạo áp suất 4 cm Hg. Chọn 1 
vùng ở mặt duỗi cẳng tay. Sát trùng . Đợi 1-2 
phút, dùng kim chủng đâm mạnh, tạo nên 2-3 
vết thương nằm ngang cách nhau ít nhất 2cm, 
sâu đến hạ bì. Khởi động đồng hồ. Dùng giấy
thấm máu. Ghi thời gian máu chảy từng vết
thương. Tháo dải đo HA. Kết quả XN là trị trung
bình thời gian máu chảy của các vết thương.
2.4. Trị số bình thường
Thay đổi từ 1 - 4 phút. 
2.5. Nguyên nhân sai lầm
- Những nguyên nhân sai lầm của pp Duke
- Độ sâu của vết thương
- Đâm trúng mạch máu nằm khá sâu
Phương pháp Ivy được sử dụng nhiều nhất hiện
nay là phương pháp Ivy xẻ ngang với kim
Simplate® sử dụng một lần.
Giá trị bình thường: 4-8 phút.
3. Giải thích kết quả
Thời gian máu chảy kéo dài gặp trong một số
bệnh lý sau:
- Giảm số lượng tiểu cầu
- Chất lượng tiểu cầu kém
- Giảm sức bền thành mạch có hoặc không có
giảm tiểu cầu
- Thương tổn thành mạch do dị ứng hay do độc tố
- Bệnh von- Willebrand
- Thiếu nặng các yếu tố II, V, VII và X...
III. ĐẾM TIỂU CẦU, QUAN SÁT HÌNH THÁI, 
ĐỘ TẬP TRUNG
1. Đếm tiểu cầu
- Trị số bình thường: 150 - 350x 109/l
- Số lượng tiểu cầu giảm trong:
Xuất huyết giảm tiểu cầu, Suy tuỷ xương, Lơ xê
mi cấp, Sốt xuất huyết, Sau tia xạ hoặc sau
hoá trị liệu, Do 1 số thuốc có độc tính với tiểu
cầu, Một số trường hợp trong hội chứng rối
loạn sinh tuỷ, Đông máu nội mạch lan toả (DIC)
- Số lượng tiểu cầu tăng chủ yếu gặp trong hội
chứng tăng sinh tuỷ
2. Quan sát hình thái và độ tập trung tiểu
cầu
- Tiểu cầu bắt màu tím nhạt, không có nhân, kích 
thước 1-4μm, tế bào chất trong suốt có các hạt 
đỏ, đứng thành cụm (≥ 3 tiểu cầu)
+ Tiểu cầu có kích thước to, gấp 2-3 lần tiểu cầu
bình thường; to bằng hoặc hơn lymphocyt (TC 
khổng lồ). Một số có nhân giả do loạn dưỡng, 
đôi khi có chân giả, ít ngưng tập. TC có kích 
thước nhỏ, thường kèm theo giảm vật chứa
trong tiểu cầu
+ Độ tập trung tiểu cầu
Tăng trong hội chứng tăng sinh tuỷ
Giảm trong 1 số bệnh lý máu: suy tuỷ xương, lơ xê
mi cấp, bệnh Glanzmann, Dengue xuất huyết...
V. CO CỤC MÁU
1. Nguyên lý
Định tính hay định lượng mức độ co của cục đông 
fibrin sau khi máu đã đông trong ống nghiệm
thuỷ tinh.
2. Dụng cụ
- Ống nghiệm thuỷ tinh đã tráng bằng nước muối
sinh lý
- Nồi chưng cách thuỷ 37 độ C
3. Phương pháp thực hiện
Lấy 3ml máu tĩnh mạch cho vào 2 ống nghiệm
thuỷ tinh chưng cách thuỷ đến khi máu đông. 
Theo dõi 4 giờ nữa và xác định mức độ co cục
máu, định tính từ 0 đến +++ hay định lượng
bằng cách đo lượng huyết thanh rỉ ra.
4. Kết quả
- Mức độ co cục máu được biểu thị từ 0 (không
co) đến +++ (co hoàn toàn)
- Bình thường cục máu phải co hoàn toàn. Trong
các trường hợp bệnh lý, cục máu không co hoặc
co không hoàn toàn, ngoài ra có thể gặp 1 số
hiện tượng khác: cục máu co nhưng dưới đáy
rất nhiều hồng cầu hoặc cục máu co nhưng
nhanh chóng bị tan ra.
- Sự co cục máu phụ thuộc vào số lượng tiểu cầu, 
lượng fibrinogen và thể tích khối hồng cầu (Hct). 
Tăng fibrinogen máu và đa hồng cầu rất khó
làm co cục máu.
V. DÍNH TIỂU CẦU
1. Phương pháp Borchgrevink (in vivo)
1.1. Nguyên lý
Trong khi đo thời gian máu chảy theo pp Ivy, đếm
số lượng tiểu cầu của mẫu máu chảy ra từ các
vết thương vào các thời điểm cách đều nhau. So
sánh trị số trung bình của các lần đếm này với
số lượng tiểu cầu của mẫu máu mao mạch hay
tĩnh mạch. Hiệu số của 2 trị số này cho biết số 
lượng tiểu cầu dính vào vết thương và từ đó suy 
ra độ dính tiểu cầu in vivo.
1.2. Dụng cụ và thuốc thử
Các dụng cụ và thuốc thử dùng trong XN đo thời
gian máu chảy theo pp Ivy và XN đếm tiểu cầu.
1.3. Phương pháp thực hiện
Khi thực hiện pp Ivy để đo TS vào phút thứ 1, 3 và
5 sau khi dùng kim chủng tạo 3 vết thương ở
mặt duỗi cẳng tay, lấy mẫu máu chảy ra từ các
vết thương và đếm số lượng tiểu cầu. Đồng thời, 
đếm số lượng tiểu cầu của mẫu máu mao mạch
lấy từ đầu ngón tay hay máu tĩnh mạch.
1.4. Kết quả
Độ dính in vivo = Số lượng tiểu cầu dính x100/ số 
lượng TC máu mao mạch
(Số lượng tiểu cầu dính = số lượng TC máu mao 
mạch - trung bình của 3 lần đếm)
1.5. Trị số bình thường
Thay đổi từ 20 - 40 %
2. Phương pháp Salzman (in vitro)
2.1. Nguyên lý
Máu lấy trực tiếp từ tĩnh mạch được cho đi qua 1 
cột bi thuỷ tinh và chảy vào 1 ống nghiệm hứng. 
Đếm số lượng tiểu cầu trước và sau khi qua cột 
bi thuỷ tinh, từ đó tính được số lượng tiểu cầu 
dính vào bi thuỷ tinh và suy ra độ dính in vitro 
của tiểu cầu XN.
2.2. Dụng cụ và thuốc thử
- 2 ống nghiệm hứng máu Vacutainer có chứa sẵn 
EDTA
- 2 vòng kẹp ống Vacutainer
- 1 chuôi gắn kim thông thường và 1 chuôi gắn 
liền với 1 ống plastic đựng đầy bi thuỷ tinh.
- Kim cỡ 20
2.3. Phương pháp thực hiện
2.4. Kết quả
Độ dính TC = (Số lượng TC mẫu chứng - số 
lượng TC mẫu nghiệm) x 100 /
Số lượng TC mẫu chứng
2.5. Trị số bình thường
Trên 25%
3. Ý nghĩa XN
- Bệnh nhân thiếu YT đông máu và đang điều trị
kháng đông thì độ dính tiểu cầu không thay đổi.
- Độ dính tiểu cầu giảm trong:
+ Bệnh von-Willebrand
+ Một số bệnh lý rối loạn chức năng TC
+ Một số thuốc giảm đau, sau truyền dextran...
+ Do 1 số bệnh lý khác: tăng urê huyết
- Độ dính tiểu cầu tăng trong:
+ Bệnh lý gây huyết khối
+ Đái đường
+ Hút thuốc lá
+ Hiện tượng dính tiểu cầu cũng tăng lên sau mổ, 
sau đẻ hoặc sau 1 sang chấn tổ chức nào đó
(đặc biệt là sau cắt lách...)
VI. THỜI GIAN GÂY TẮC NGHẼN
1. Nguyên lý
Máy PFA-100 bắt chước về mặt invitro những điều
kiện gặp gỡ khi có tổn thương thành tiểu động
mạch và như vậy PFA-100 thực hiện quá trình
cầm máu nhân tạo, nó cho phép đánh giá toàn
bộ chức năng tiểu cầu trong máu toàn phần
chống đông citrat.
Máy đo thời gian cần thiết làm nghẽn hoàn toàn, 
gọi là TO (temps d’occlusion) 
2. Giá trị bình thường
- Collagen-Adrenalin: 133 giây (96-170)
- Collagen-ADP: 92 giây (71-111)
3. Nguyên nhân sai lầm
Không thể giải thích kết quả nếu
- Hct <25%
- Hb < 6 g/dl
- Tiểu cầu < 70 G/l
- Lấy máu đã hơn 4 giờ
4. Giải thích kết quả
PFA-100 nhạy cảm hơn thời gian Ts bằng phương
pháp Ivy xẻ ngang để phát hiện thiếu hụt yếu tố
von-Willebrand và dùng thuốc aspirine ngẫu
nhiên, đây là 2 nguyên nhân thường gặp nhất
làm thay đổi cầm máu kỳ đầu.
Platelet function screen
„ Replaces the bleeding 
time as a test of platelet 
function
„ PFA-100; ordered as 
“platelet function 
screen”
„ Blue top tube
„ Measures the time it 
takes for blood to block 
membrane coated with 
either 
collagen/epinephrine or 
collagen/ADP
Platelet function screen
Results
Epi ADP Interpretation
Normal Normal Normal platelet function
Abnormal Normal “Aspirin effect”
Abnormal Abnormal Abnormal platelet function
Valvular heart disease
Renal failure
Von Willebrand disease

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_xet_nghiem_cam_mau_ky_dau.pdf
Ebook liên quan