Bài giảng Lịch sử Lớp 10 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rôma

Tóm tắt Bài giảng Lịch sử Lớp 10 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rôma: ... cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn: + Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển. + Khó khăn: Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm, do đó lương thực thiếu luôn phải nhập. Các hoạt động của thầy và trò Những ...ân hay không? Vậy bản chất của nền dân chủ ở đây là gì? HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung phân tích và chốt ý: Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy - Tính chất dân chủ của thị quốc: Quyền lực không nằm trong tay quý tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500, mọi công dâ...t minh ra chữ viết? Đại diện nhóm 1 lên trình bày các nhóm khác bổ sung, sau đó GV chốt lại và cho điểm (điều này sẽ động viên được HS). GV nên có các câu hỏi gợi mở cho các nhóm thảo luận và trả lời như: Quan niệm của cư a. Lịch và chữ viết - Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã ...

pdf15 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử Lớp 10 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rôma, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY – HY LẠP VÀ RÔMA 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS phải nắm được những vấn đề 
sau: 
1. Kiến thức 
 - Điều kiện tự nhiên của vùng Đại Trung Hải với sự phát triển của thủ 
công nghiệp và thương nghiệp đường biển và với chế độ chiếm nô. 
 - Từ cơ sở kinh tế – xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế Nhà 
nước dân chủ – cộng hoà. 
2. Tư tưởng 
 Giáo dục cho HS thấy được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp 
mà tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo trong xã hội 
chiếm nô. Từ đó giúp các em thấy được vai trò của quần chúng nhân dân 
trong lịch sử. 
3. Kỹ năng 
 - Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ để phân tích được những 
thuận lợi, khó khăn và vai trò của điều kiện địa lý đối với sự phát triển mọi 
mặt của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải. 
 - Biết khai thác nội dung tranh ảnh. 
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC 
 - Bản đồ các quốc gia cổ đại. 
 - Tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại. 
 - Phần mềm Encarta 2005- phần Lịch sử thế giới cổ đại. 
III. TIếN TRÌNH Tổ CHứC DạY - HọC 
 Bài này dạy trong 2 tiết: Tiết 1 giảng mục 1 mục 2; Tiết 2 giảng mục 
3. 
1. Kiểm tra bài cũ 
  Câu hỏi kiểm tra ở tiết 1: 
 Câu hỏi 1: Cho HS làm nhanh câu hỏi trắc nghiệm: 
 Hãy điền vào chỗ chấm: 
 - Các quốc gia cổ đãi phương Đông hình thành ở................................ 
 - Thời gian hình thành Nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông 
 - Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông ................... 
 - Giai cấp chính trong xã hội ............................................................... 
 - Thể chế chính trị .............................................................................. 
 (Câu hỏi này có thể chuẩn bị ra khổ giấy A0 treo lên bảng cho HS điền 
vào hoặc in ra giấy A4 kiểm tra cùng một lúc được nhiều HS. 
 Câu hỏi 2: 
 Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn 
hoá cho nhân loại? 
  Câu hỏi kiểm tra ở tiết 2 
 Tại sao Hy Lạp, Rôma có một nền kinh tế phát triển? Bản chất của 
nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rôma là gì? 
2. Dẫn dắt bài mới 
 GV khái quát nội dung phần kiểm tra bài cũ (phần kiểm tra ở tiết 1) 
dẫn dắt HS vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức về bài mới cho HS như 
sau: 
 Hy Lạp và Rôma bao gồm nhiều đảo nhỏ, nằm trên bờ Bắc Địa Trung 
Hải. Địa Trung Hải giống như cái hồ lớn, tạo nên sự giao thông thuận lợi 
giữa các nước với nhau, do đó từ rất sớm đã có những hoạt động hàng hải, 
ngư nghiệp và thương nghiệp biển. Trên cơ sở đó, Hy Lạp và Rôma đã phát 
triển rất cao về kinh tế và xã hội làm cơ sở cho một nền văn hoá rất rực rỡ. 
Để hiểu được điều kiện tự nhiên đã chi phối sự phát triển kinh tế và xã hội 
của các quốc gia cổ đại Hy lạp, Rôma như thế nào? Thế nào là thị quốc? Sự 
hình thành thể chế Nhà nước dân chủ cộng hoà ra sao? Những thành tựu văn 
hoá tiêu biểu của cư dân cổ đại Hy lạp, Rôma để lại cho loài người? So sánh 
nó với các quốc gia cổ đại phương Đông? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học 
hôm nay để trả lời cho những vấn đề trên. 
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp 
Các hoạt động của thầy và trò 
Những kiến thức HS cần nắm 
vững 
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân 
 GV gợi lại ở các quốc gia cổ đại phương 
Đông hình thành sớm nhờ điều kiện tự 
nhiên thuận lợi. Còn điều kiện tự nhiên ở 
các quốc gia Địa Trung Hải có những 
thuận lợi và khó khăn gì? 
 - HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác 
 Thiên nhiên và đời sống của 
con người. 
Các hoạt động của thầy và trò 
Những kiến thức HS cần nắm 
vững 
có thể bổ sung cho bạn. 
 GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: 
 GV phân tích cho HS thấy được: Với 
công cụ bằng đồng trong điều kiện tự nhiên 
như vậy thì chưa thể hình thành xã hội có 
giai cấp và Nhà nước. 
 - GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa của công cụ 
bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải? 
 HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. 
- Hy Lạp, Rôma nằm ở ven biển 
Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh 
tác ít cà cứng, đã tạo ra những 
thuận lợi và khó khăn: 
+ Thuận lợi: Có biển, nhiều hải 
cảng, giao thông trên biển dễ dàng, 
nghề hàng hải sớm phát triển. 
+ Khó khăn: Đất ít và xấu, nên chỉ 
thích hợp loại cây lâu năm, do đó 
lương thực thiếu luôn phải nhập. 
Các hoạt động của thầy và trò 
Những kiến thức HS cần nắm 
vững 
 GV nhận xét và kết luận: 
 - Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý 
nghĩa không chỉ có tác dụng trong canh tác 
cày sâu, cuốc bẫm, mở rộng diện tích trồng 
trọt mà còn mở ra một trình độ kỹ thuật 
cao hơn và toàn diện (sản xuất thủ công và 
kinh tế hàng hoá tiền tệ). 
- Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý 
nghĩa: Diện tích trồng trọt tăng, sản 
xuất thủ công và kinh tế hàng hoá 
tiền tệ phát triển. 
Như vậy, cuộc sống ban đầu của cư 
dân Địa Trung Hải là: sớm biết 
buôn bán, đi biển và trồng trọt. 
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
 - GV đặt câu hỏi: 
 Nhóm 1: Nguyên nhân ra đới của thị 
quốc? Nghề chính của thị quốc? 
 Nhóm 2: Tổ chức của thị quốc? 
 - Cho các nhóm đọc SGK và thảo luận 
với nhau sau đó gọi các nhóm lên trình bày 
và bổ sung cho nhau. 
 - Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý: 
 Thị quốc Địa Trung Hải 
Các hoạt động của thầy và trò 
Những kiến thức HS cần nắm 
vững 
 Nhóm 1: Do địa hình chia cắt, đất đai 
nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập 
trung dân cư ở một nơi. Hơn nữa nghề 
buôn bán và làm nghề thủ công là chính 
nên mỗi bộ lạc sống ở từng mỏm bán đảo, 
khi hình thành xã hội có giai cấp thì đây 
cũng hình thành Nhà nước (Thị quốc). 
 Nhóm 2: Tổ chức của thị quốc: Chủ 
yếu là thành thị với vùng đất đai trồng trọt 
bao quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, 
đền thờ, sân vẫn động, nhà hát và quan 
trọng là có bến cảng. 
 GV cho HS tìm hiểu về thành thị Aten 
(SGK) để minh hoạ. 
Quốc: tình trạng đất đai phân tán 
nhỏ và đặc điểm của cư dân sống 
bằng nghề thủ công và thường 
nghiệp nên đã hình thành các thị 
quốc. 
- Tổ chức của thị quốc : Về đơn vị 
hành chính là một nước, trong 
thành thị là chủ yếu. Thành thị có 
lâu đài, phố xá, sân vận động và 
bến cảng. 
Hoạt động 3: Hoạt động tập thể 
 GV đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ và 
Các hoạt động của thầy và trò 
Những kiến thức HS cần nắm 
vững 
gọi một số HS trả lời: 
 Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở điểm 
nào? So với phương Đông? 
 HS đọc SGK và trả lời, các cá nhân bổ 
sung cho nhau. 
 - Không chấp nhận có vua, có Đạiiôị 
công dân, Hội đồng 500 như ở Aten, tiến 
bộ hơn ở phương Đông (quyền lực nằm 
trong tay quý tộc mà cao nhất là vua). 
 GV bổ sung cho HS và phân tích thêm, 
lấy ví dụ ở Aten, 
 GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ tiếp: Có 
phải ai cũng có quyền công dân hay 
không? Vậy bản chất của nền dân chủ ở 
đây là gì? 
 HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung phân 
tích và chốt ý: 
 Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy 
- Tính chất dân chủ của thị quốc: 
Quyền lực không nằm trong tay 
quý tộc mà nằm trong tay Đại hội 
công dân, Hội đồng 500, mọi 
công dân đều được phát biểu và 
biểu quyết những công việc lớn của 
quốc gia. 
- Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở 
Các hoạt động của thầy và trò 
Những kiến thức HS cần nắm 
vững 
Lạp, Rôma: Đó là nền dân chủ chủ nô (phụ 
nữ và nô lệ không có quyền công dân), vai 
trò của chủ nô rất lớn trong xã hội vừa có 
quyền lực chính trị vừa giàu có dựa trên sự 
bóc lột nô lệ (là các ông chủ, sở hữu nô lệ). 
 - GV có thể cho HS tự đọc thêm SGK 
để hiểu thêm về kinh tế của các thị quốc, 
mối quan hệ giữa các thị quốc. Ngoài ra 
gợi ý cho HS xem tượng Pêriclet: Ông là 
ai? Là người thế ào? Tại sao người ta lại 
tạc tượng ông? (Ông là người anh hùng chỉ 
huy đánh thắng Ba Tư, có công xây dựng 
Aten thịnh vượng đẹp đẽ. Trong xã hội dân 
chủ cổ đại, hình tượng cao quý nhất là 
người chiến sĩ bình thường, gần gũi thân 
mật, được đặt ở quảng trường để tỏ lòng 
tôn kính, ngưỡng mộ). 
 GV khai thác kênh hình 6 trong SGK và 
Hy Lạp, Rôma: Đó là nền dân chủ 
chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ 
của chủ nô đối với nô lệ. 
Các hoạt động của thầy và trò 
Những kiến thức HS cần nắm 
vững 
đặt câu hỏi cho Hs suy nghĩ: Tại sao nô lệ 
lại đấu tranh? Hậu quả của các cuộc đấu 
tranh đó? (Câu hỏi này nếu có thời gian thì 
cho HS thảo luận trên lớp, nếu không còn 
thời gian , GV cho HS về nhà suy nghĩ).
Tiết 2. (Dành cho mục văn hoá cổ đại hy 
lạp và Rôma) 
 - Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi ở mục trên. 
 GV dẫn dắt HS vào bài mới: Một chế độ 
dựa trên sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ 
người ta gọi đó là chế độ chiếm hữu nô lệ, 
nô lệ bị bóc lột và đã đấu tranh làm cho 
thời cổ đại và chế độ chiếm hữu nô lệ chấm 
dứt. Nhưng cũng ở thời kỳ đó, dựa vào 
trình độ phát triển cao về kinh tế công 
thương và thể chế dân chủ, cư dân cổ đại 
Địa Trung Hải đã để lại cho nhân loại một 
 Văn hoá cổ đại Hy Lạp và 
Rôma 
Các hoạt động của thầy và trò 
Những kiến thức HS cần nắm 
vững 
nền văn hoá rực rỡ. Những thành tựu đó là 
gì, tiết học này sẽ giúp các em thấy được 
những giá trị văn hoá đó. 
Hoạt động 4: Hoạt động theo nhóm 
 GV cho HS bài tập sưu tầm về văn hoá 
cổ đại Hy Lạp, Rôma từ ở nhà trước, tiết 
này HS trình bày theo nhóm theo yêu cầu 
đặt ra của GV. 
 GV đặt câu hỏi: Những hiểu biết của cư 
dân Địa Trung hải về lịch và chữ viết? So 
với cư dân cổ đại phương Đông có gì tiến 
bộ hơn? Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ 
viết? 
 Đại diện nhóm 1 lên trình bày các nhóm 
khác bổ sung, sau đó GV chốt lại và cho 
điểm (điều này sẽ động viên được HS). GV 
nên có các câu hỏi gợi mở cho các nhóm 
thảo luận và trả lời như: Quan niệm của cư 
a. Lịch và chữ viết 
- Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải 
đã tính được một năm có 365 ngày 
và 1/4 nên họ định ra một tháng lần 
lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 
hai có 28 ngày. Dù chưa thật chính 
xác nhưng cũng rất gần với hiểu 
biết ngày nay. 
- Chữ viết: Páht minh ra hệ thống 
Các hoạt động của thầy và trò 
Những kiến thức HS cần nắm 
vững 
dân Địa Trung Hải về trái đất, mặt trời? 
Cách tính lịch so với cư dân cổ đại phương 
Đông? Chữ viết của cư dân Địa Trung hải 
có dễ đọc, dễ viết hơn phương Đông 
không? Những chữ trên Khải hoàn môn 
Trai-an có gì giống với chữ viết chúng ta 
đang sử dụng bây giờ? 
 GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày những 
hiểu biết của nhóm em về các lĩnh vực 
khoa học của cư dân cổ đại Địa Trung 
hải? Tại sao nói: "Khoa học đã có từ lâu 
nhưng đến Hy Lạp, Rôma khoa học mới 
thực sự trở thành khoa học"? 
 Cho đại diện nhóm 2 lên trình bày về 
chữ cái A, B, C,  lúc đầu có 20 
chữ cái, sau thêm 6 chữ nữa để trở 
thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh 
như ngày nay. 
- Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ 
viết: đây là cống hiến lớn lao của 
cư dân địa Trung hải cho nền văn 
minh nhân loại. 
b. Sự ra đời của khoa học 
Các hoạt động của thầy và trò 
Những kiến thức HS cần nắm 
vững 
các lĩnh vực toán, lý, sử , địa về các định lý 
Ta-lét, Pitagio hay Acsimet (câu chuyện về 
nhà bác học Acsimet), có thể ghi lên bảng 
giới thiệu cho cả lớp một định lý. Các 
nhóm khác bổ sung cho nhóm bạn. 
 GV nhận xét, chốt ý và cho điểm nhóm 
trình bày. 
 - GV đặt câu hỏi: Những thành tựu về 
văn hoá, nghệ thuật của cư dân cổ đại Địa 
Trung Hải? 
 Nhóm 3 lên trình bày và các nhóm khác 
bổ sung. 
 - Văn học: Có các anh hùng ca nổi tiếng 
của Hômerơ là Iliat và Ôđixê; Kịch có nhà 
viết kịch Xôphốclơ vở Ơđíp làm vua, Ê-
sin viết ở Ô-re-xti,  
 - GV có thể kể cho HS nghe cụ thể một 
câu chuyện và cho HS nhận xét về nội 
Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, 
địa. 
- Khoa học đến thời Hy lạp, Rôma 
mới thực sự trở thành khoa học vì 
có độ chính xác của khoa học, đạt 
tới trình độ khái quát thành địa lý, 
lý thuyết và nó được thực hiện bởi 
các nhà khoa học có tên tuổi, đặt 
nền móng cho ngành khoa học đó. 
c. Văn học 
- Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo 
hát). 
- Một số nhà viết kịch tiêu biểu như 
Sô phốc, Ê-sin,  
- Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi 
cái đẹp, cái thiện và có tính nhân 
đạo sâu sắc. 
Các hoạt động của thầy và trò 
Những kiến thức HS cần nắm 
vững 
dung? (mang tính nhân đạo, đề cao cái 
thiện, cái đẹp, phản ánh các quan hệ trong 
xã hội, ) 
 - Nghệ thuật: Cho các em giới thiệu về 
các tác phẩm nghệ thuật mà các em sưu 
tầm được, miêu tả đền Pác-tê-nông, Đấu 
trường ở Rô-ma trong SGK, ngoài ra cho 
HS quan sát tranh: tượng lực sĩ ném đĩa, 
tranh tượng nữ thần Athêna,  
 - GV đặt câu hỏi: Hãy nhận xét về nghệ 
thuật của Hy Lạp, Rôma? 
 - GV gọi HS trả lời và các nhóm bổ 
sung cho nhau, sau đó GV chốt ý: 
 Chủ yếu là nghệ thuật tạc tượng thần và 
nghệ thuật xây dựng các đền thờ thần. 
Tượng mà rất "người", rất sinh động, thanh 
khiết. Các công trình nghệ thuật chủ yếu 
làm bằng đá cẩm thạch trắng: "Thanh 
d. Nghệ thuật 
- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây 
đền thờ thần đạt đến đỉnh cao. 
Các hoạt động của thầy và trò 
Những kiến thức HS cần nắm 
vững 
thoát làm say mê lòng người là kiệt tác 
của muôn đời". 
4. Sơ kết bài học 
GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nhắc lại đặc 
trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, thể chế chính trị, xã hội và những thành 
tựu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải. 
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà 
 - Học bài cũ, làm bài tập trong SGK và lập bảng so sánh hai mô hình 
xã hội cổ đại (về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội). 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lich_su_lop_10_bai_4_cac_quoc_gia_co_dai_phuong_ta.pdf