Bài giảng Luật kinh tế - Chương IV: Pháp luật về hợp đồng

Tóm tắt Bài giảng Luật kinh tế - Chương IV: Pháp luật về hợp đồng: ... trên đã có hiệu lực chưa? e.Trình tự giao kết HĐDSBước 1: Đề nghị giao kết HĐDS + Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. + Hình thức: trực tiếp, gián tiếp + Thời điểm đề nghị gia...iện hoặc sửa đổi đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới.(đ392 BLDS) +Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng: * Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lờ...c + Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được - Hậu quả pháp lý: + Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận + Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.4. Thực hiện, thay đổi, chấm dứt HĐDS4.1. Nguyên tắc thực hiện HĐDSThực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số l...

ppt27 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Luật kinh tế - Chương IV: Pháp luật về hợp đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV:PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNGI.Một số vấn đề lý luận chung về hợp đồngĐịnh nghĩa hợp đồng Hợp đồng là chế định luật và là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật của bất kỳ quốc gia nào. Theo nghĩa rộng, HĐ là sự thoả thuận của 2 hay nhiều bên về một vấn đề nhất định trong XH nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các bên đó. Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh, pháp luật chia HĐ thành các loại: Hđ lao động, HĐ kinh tế, Hđ dân sự, HĐ thương mại 2. Đặc điểm của hợp đồngHợp đồng là một hành vi pháp lýHợp đồng là sự thoả thuận giữa các bênHđ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên. 3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồngChủ thể ký kết hợp đồng phải hợp phápChủ thể ký kết hợp đồng phải tự nguyệnNội dung của hợp đồng không được trái pháp luật, đạo đức xã hộiHình thức hợp đồng phải hợp phápII.Chế độ pháp lý về hợp đồng dân sựA. Tổng quan về HĐDS1.Khái niệm HĐDS “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” (Đ388BLDS)2. Phân loại HĐDS (đ 406BLDS)Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:a. Phân loại theo tính chất, đặc điểm của nghĩa vụ: HĐ song vụ và HĐ đơn vụb.Ploại theo sự phụ thuộc nhau về hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng chính và hợp đồng phục.Ploại theo hình thức của HĐ:HĐ bằng lời nói, HĐ bằng văn bản, HĐ mẫu, HĐ có chứng nhận, công chứng, xin phépd. Ngoài ra, còn có các loại HĐ sau: - Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba; - Hợp đồng có điều kiện3. Giao kết hợp đồng dân sựNguyên tắc Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.b. Chủ thể: Là các bên tham gia quan hệ hợp đồng, gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.c. Hình thức của HĐDS: - Lời nói, - Bằng văn bản - Hoặc bằng hành vi cụ thể.(đ401 BLDS) d. Nội dung của HĐDS Là tất cả các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng thoả thuận xác lập nên, nó xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia ký kết, quyết định tính khả thi của hợp đồng cũng như hiệu lực pháp lý của HĐ.Nội dung của HĐDS bao gồm 3 điều khoản:Điều khoản chủ yếuĐiều khoản thường lệĐiều khoản tùy nghiTình huốngNgày 1/9/2008, công ty TNHH Tín Mai gửi cho Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đơn chào hàng, trong đó có nội dung: “máy vi tính để bàn hiệu FPT, giá 5,5tr đồng/máy; máy vi tính để bàn hiệu Samsung, gía 6tr đồng/máy. Thư chào hàng này có hiệu lực trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được gửi đi”. Ngày 5/9/2008, nhận được thư chào hàng, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum có thư trả lời với nội dung: “chấp nhận mua 100 máy vi tính để bàn hiệu FPT. Đề nghị cty TNHH Tín Mai bán giá 5.2tr đồng/máy và giao hàng tại phòng vi tính của trường, địa chỉ 129 Phan Đình Phùng, Tx Kon Tum vào ngày 15/9/2008”.Đến ngày 19/9/2008 không nhận được lô hàng trên, Phân hiệu đã liên lạc với cty Tín Mai và nhận được trả lời là cty Tín Mai không chấp nhận được giá Phân hiệu đề nghị nên cty đã bán toàn bộ lô hàng trên cho trường THPT Lê Lợi ngaỳ 17/9/2008. Phân hiệu cho rằng cty Tín Mai đã vi phạm hợp đồng vì không thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng. Cty Tín Mai không đồng ý với quan điểm trên vì cho rằng hợp đồng mua bán chưa được xác lập. Theo anh/chị, hợp đồng trên đã có hiệu lực chưa? e.Trình tự giao kết HĐDSBước 1: Đề nghị giao kết HĐDS + Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. + Hình thức: trực tiếp, gián tiếp + Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:a) Do bên đề nghị ấn định;b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. * Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác. + Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây (đ394) :1. Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;2. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;3. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;4. Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;5. Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.+Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồnga) Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. + Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.Bước 2: Chấp nhận đề nghị giao kết HĐ+ Là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.(đ396BLDS) Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị, chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới.(đ392 BLDS) +Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng: * Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. *Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.+Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng: bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. f. Thời điểm có hiệu lực của HĐDS (đ404 BLDS) - Về nguyên tắc, HĐDS có hiệu lực từ thời điểm giao kết: + Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. +Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. + Hđ miệng có hiệu lực từ thời điểm các bên trực tiếp thoả thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của HĐ + Hđ bằng văn bản có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng đã ký vào văn bản HĐ + Hđ bằng Vb có chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép có hiệu lực tại thời điểm HĐ được chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép. g. Hợp đồng dân sự vô hiệu - HĐDS vô hiệu khi HĐ trái với những quy định của pháp luật. - Phân loại: HĐDS VH từng phần và HĐDSVH toàn bộ - Các trường hợp GDDS vô hiệu: +Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội +GDDS vô hiệu do giả tạo + Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện + Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn + Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa +Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình + Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức + Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được - Hậu quả pháp lý: + Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận + Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.4. Thực hiện, thay đổi, chấm dứt HĐDS4.1. Nguyên tắc thực hiện HĐDSThực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác 4.2 Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐDSCầm cố tài sảnThế chấp tài sảnĐặt cọcKý cượcKý quỹBảo lãnhTín chấp4.3 Chấm dứt, huỷ bỏ HĐDS, đơn phương chấm dứt HĐDSChấm dứt HĐDSHợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:1. Hợp đồng đã được hoàn thành;2. Theo thoả thuận của các bên;3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;4. Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.b) Huỷ bỏ HĐDS- Điều kiện huỷ bỏ HĐDS: Khi 1 bên vi phạm HĐ và các bên đã thoả thuận đó là điều kiện huỷ bỏ HĐHậu quả pháp lý: + HĐ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết + các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. + Bên huỷ bỏ không phải bồi thường thiệt hại, bên có lỗi trong việc hợp đồng bị huỷ bỏ phải bồi thường thiệt hại. c. Đơn phương chấm dứt HĐDSĐối tượng: các bên trong hợp đồngTrình tự: phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt HĐ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.Hậu quả pháp lý: + HĐ chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. + Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. + Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. + Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại 5.Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm HĐDSHành vi vi phạm HĐDS bao gồm: - Không thực hiện HĐ - Thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụĐặc điểm - Chỉ áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật. - Là hậu quả pháp lý bất lợi cho bên có hành vi vi phạm HĐ như: bắt buộc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại. - Luôn liên quan trực tiếp tới tài sản5.1.Các hình thức của trách nhiệm HĐTrách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụĐiều kiện áp dụng: khi có hành vi vi phạm của bên thực hiện nghĩa vụPhân loại:+ Trách nhiệm dân sự (TNDS) do không thực hiện nghĩa vụ giao vật.(đ303 BLDS)+ TNDS do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không thực hiện công việc (đ304)+TNDS do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự (NVDS)(đ305)+ TNDS do chậm tiếp nhận việc thực hiện NVDS (đ306)b) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trách nhiệm BTTH phát sinh khi có đủ các điều kiện sau:Có hành vi vi phạm: là những hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong HĐCó thiệt hai thực tế xảy ra: thiệt hại về vật chất(đ307)Có MQH nhân quả giữa hành vi VPPL và thiệt hại xảy raTính có lỗi của người vi phạm NVDS

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_kinh_te_chuong_iv_phap_luat_ve_hop_dong.ppt
Ebook liên quan