Bài giảng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt - Trần Thế Viên

Tóm tắt Bài giảng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt - Trần Thế Viên: ...ho CQHQ nơi mở tờ khai NK:  Bản sao Giấy chứng nhận ĐKKD chứng minh có chức năng KD khu vui chơi, giải trí, thể thao (có xác nhận của DN).  Ghi rõ trên ô 17 Tờ khai HHNK : “xe ô tô được thiết kế, chế tạo chỉ dùng chạy trong khu vui chơi, giải trí, TT không ĐK lưu hành và không tham gia giao t...* Đối với dịch vụ, giá tính thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của CSKD chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB:  Giá tính thuế TTĐB =Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT/1 + Thuế suất thuế TTĐB  * Giá tính thuế TTĐB một số trường hợp đặc biệt  Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB, giá tính thuế không l...3 60 b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g phần này 30 c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g phần này 15 d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g phần này 15...

pdf47 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt - Trần Thế Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
 Thuế TTĐB cũng là công cụ điều tiết thu nhập của
người tiêu dùng một cách công bằng hợp lý và để
điều chỉnh việc SX, KD, lưu thông và tiêu dùng một
số HH, DV đắt tiền, chưa phù hợp với nhu cầu tiêu
dùng của đại bộ phận người dân.
 Cùng với thuế GTGT, TNDN, thuế TTĐB đóng góp
số thu quan trọng cho NSNN.
 Thuế nhập khẩu có mục đích bảo hộ,
 Thuế TTĐB có mục đích điều tiết đặc biệt,
 Thuế GTGT có mục đích điều tiết phổ cập.
 HH, DV chịu thuế TTĐB = chịu thuế GTGT.
 HH, DV chịu thuế TTĐB khi lưu thông trên thị
trường - không phải nộp thuế TTĐB
 Cơ sở NK HH chịu thuế TTĐB phải nộp thuế
TTĐB = thuế NK và thuế GTGT.
Người nộp thuế:
- Người nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân sản
xuất, nhập khẩu hàng hóa và KDDV thuộc
đối tượng chịu thuế TTĐB.
- TC, CN kinh doanh XK mua HH thuộc diện chịu
thuế TTĐB của cơ sở SX để XK - không XK
mà tiêu thụ trong nước thì nộp thuế tiêu thụ
đặc biệt.
1. Hàng hóa:
a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây
thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người,
vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có
thiết kế vách ngăn;
đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh - trên
125cm3.
e) Tàu bay, du thuyền;
g) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái
hợp (reformade component) và các chế phẩm
khác để pha chế xăng;
h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở
xuống;
i) Bài lá;
k) Vàng mã, hàng mã
2. Dịch vụ:
a) KD vũ trường;
b) KD mát-xa, ka-ra-ô-kê;
c) KD ca-si-nô; trò chơi điện tử có thưởng bao gồm
trò chơi bằng máy giắc-pót, máy slot và các loại
máy tương tự;
d) KD đặt cược;
đ) KD gôn: bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;*
e) KD xổ số.
 Đối với KD gôn: dịch vụ cho thuê xe điện (buggy) và 
thuê người giúp việc trong khi chơi (caddy)
 Hoạt động cho thuê xe điện (buggy) và thuê người 
giúp việc trong khi chơi (caddy) thuộc hoạt động chơi 
gôn nên doanh thu của các hoạt động này là doanh thu 
kinh doanh gôn thuộc diện chịu thuế TTĐB.
 Việc thu thuế TTĐB đối với HH được áp dụng
đối với SP hoàn chỉnh, không áp dụng đối với
bộ linh kiện.
 HH nhập khẩu chịu thuế TTĐB nhưng tách rời
từng bộ phận để nhập từng lần khác nhau thì
HH bán ra vẫn thuộc diện chịu thuế TTĐB .
1. HH do cơ sở SX, gia công trực tiếp XK hoặc bán,
ủy thác cho cơ sở KD khác để XK:
 1.1. HH do các cơ sở SX, gia công trực tiếp XK ra
nước ngoài bao gồm cả HH bán, gia công cho
DN chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho
DN chế xuất.
 Hồ sơ CM là hàng đã thực tế XK:
- Hợp đồng bán hàng hoặc HĐ gia công cho NN.
- Hoá đơn bán hàng hoá XK hoặc trả hàng, thanh
toán tiền gia công.
- Tờ khai HHXK có xác nhận của cơ quan Hải
quan.
- CT thanh toán qua NH: thanh toán chậm trả,
phải có thỏa thuận ghi trong HĐXK nếu uỷ
thác XK thì bên nhận uỷ thác XK phải thanh
toán với NN qua NH
1.2. Cơ sở SXHH thuộc diện chịu thuế TTĐB nếu
tạm XK, tái NK theo giấy phép tạm XK, tái NK,
trong thời hạn chưa phải nộp thuế thì khi tái
NK không phải nộp thuế TTĐB, nhưng khi cơ
sở SX bán HH này phải nộp thuế TTĐB.
1.3. HH do cơ sở SX bán hoặc ủy thác cho cơ sở
KDXK để XK theo hợp đồng kinh tế.
2. HH mang ra NN để bán tại hội chợ triển lãm.
3. Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau:
- Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại;
quà tặng
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn
đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng
hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ
- Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái
xuất khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế
NK trong thời hạn quy định của pháp luật về thuế
xuất khẩu, thuế NK
- Hàng tạm NK để dự hội chợ, triển lãm nếu thực tái
xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế NK
theo chế độ quy định
- Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu
chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp
luật về miễn trừ ngoại giao
- Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý
miễn thuế NK của cá nhân người Việt Nam và
người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa
khẩu Việt Nam.
- Hàng NKđể bán miễn thuế các cửa hàng bán hàng
miễn thuế theo quy định của TTCP.
4. Hàng hoá NK từ nước ngoài vào khu phi thuế 
quan, HH từ nội địa bán vào khu phi thuế quan 
và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng 
hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan 
với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
5. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh 
doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách 
du lịch.
6. Xe ô tô: xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe
tang lễ; xe thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ
đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô
chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không
đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông.
 Riêng xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí,
thể thao không đăng ký lưu hành và không
tham gia giao thông lưu ý:
 Về mặt hàng xe ô tô chạy trong khu vui chơi, thể thao, giải trí
 Để xác định xe ô tô NK thuộc loại xe ô tô có thiết kế chỉ dùng để
chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành
và không tham gia giao thông thuộc đối tượng không chịu thuế
TTĐB phải xuất trình cho CQHQ nơi mở tờ khai NK:
 Bản sao Giấy chứng nhận ĐKKD chứng minh có chức năng KD
khu vui chơi, giải trí, thể thao (có xác nhận của DN).
 Ghi rõ trên ô 17 Tờ khai HHNK : “xe ô tô được thiết kế, chế tạo
chỉ dùng chạy trong khu vui chơi, giải trí, TT không ĐK lưu hành
và không tham gia giao thông”. Và chịu trách nhiệm về tính chính
xác của hồ sơ NK.
 Cơ quan Hải quan không thu thuế TTĐB mặt hàng nêu trên,
không cấp Tờ khai xác nhận nguồn gốc xe NK .
 Trường hợp thay đổi mục đích SD so với khi NK, trong thời hạn
10 ngày kể từ ngày thay đổi mục đích SD, phải khai báo với cơ
quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu và nộp thuế TTĐB.
7. Điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở 
xuống, theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên 
phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu thuyền, 
tàu bay.
 Trường hợp các cơ sỏ NK ký HĐ với nhà thầu lắp đặt thiết 
bị trong nước về việc cung cấp hệ thống điều hòa trung tâm 
trên 90.000 BTU, được NK thành nhiều lần nhiều chuyến, 
để không phải tính nộp thuế TTĐB đối với từng lần NK thì 
hồ sơ cần xuất trình với cơ quan HQ gồm: 
 Bản sao HĐMB trong hợp đồng phải thể hiện đây là thiết bị 
đồng bộ có công suất trên 90.000 BTU, mới 100% được NK 
nguyên chiếc theo tiêu chuẩn của nhà SX kèm theo bảng kê 
số lượng các chi tiết của thiết bị NK
 Các giấy tờ chứng minh liên quan. 
 Bản cam kết của DN về việc sử dụng hàng NK đúng mục 
đích và tự chịu trách nhiệm trước PL về cam kết của mình. 
Căn cứ tính thuế
 Căn cứ để tính thuế TTĐB phải nộp là giá tính thuế của hàng 
hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB và TS thuế TTĐB của HH, dịch vụ 
đó. 
 Giá tính thuế TTĐB
 Hàng hoá sản xuất trong nước
 Giá tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế 
GTGT và chưa có thuế TTĐB, Cụ thể
 Giá tính thuế TTĐB = ---------------------------------------
1 + Thuế suất thuế TTĐB
 Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là 
giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của hàng hóa 
đó không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;
G/bán chưa có 
thuế GTGT
– Thuế BVMT 
(nếu có)
Giá tính thuế:
 Đối với HH, DV dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu,
tặng cho là giá tính thuế TTĐB của HH, DV cùng loại hoặc tương
đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
 CSSX HH chịu thuế TTĐB bán hàng qua cơ sở trực thuộc h/toán
phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá do cơ sở trực
thuộc h/toán phụ thuộc bán ra chưa có thuế GTGT. CSSX bán
hàng thông qua đại lý bán đúng giá, hưởng HH thì giá làm căn
cứ xác định giá tính thuế TTĐB là g/bán chưa có thuế GTGT do
CSSX quy định chưa trừ HH.
 CSSX HH chịu thuế TTĐB bán hàng qua các CSKD t/mại thì giá
làm căn cứ tính thuế là g/bán chưa có thuế GTGT của CSSX
nhưng không được thấp hơn 10% so với g/bán BQ do CSKD
t/mại bán ra.
 Trường hợp g/bán của CSSX xuất thấp hơn 10% so với giá CSKD
thương mại bán ra thì giá tính thuế TTĐB là giá do CQ thuế ấn
định theo QĐ của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
Giá tính thuế (tiếp)
 Đối với CSKD xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB
của CSSX để XK nhưng không XK mà bán trong
nước thì giá tính thuế TTĐB trong trường hợp này
là bán chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT
được xác định cụ thể như sau:
 Giá tính thuế TTĐB =Giá bán trong nước của CSXK
chưa có thuế GTGT/1 + TS thuế TTĐB
 Trường hợp CSKD xuất khẩu kê khai giá bán (đã có
thuế GTGT và thuế TTĐB) làm căn cứ xác định giá
tính thuế TTĐB thấp hơn 10% so với giá bán trên
thị trường thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá
do CQ thuế ấn định theo quy định.
Giá tính thuế (tiếp)
 * Đối với hàng nhập khẩu:
 Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế NK + Thuế NK
 Trường hợp hàng hóa NK được miễn, giảm thuế nhập NK thì
giá tính thuế không bao gồm số thuế NK được miễn, giảm;
* Đối với hàng hoá SX dưới hình thức hợp tác KD giữa
CSSX và cơ sở sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) HH, công
nghệ SX giá tính thuế TTĐB là giá bán ra chưa có thuế GTGT
của cơ sở sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) HH, công nghệ
sản xuất.
* Đối với hàng hoá gia công là giá tính thuế của HH bán ra của
cơ sở giao gia GC hoặc giá bán của SP cùng loại hoặc tương
đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT và
chưa có thuế TTĐB
* Đối với dịch vụ, giá tính thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ
của CSKD chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB:
 Giá tính thuế TTĐB =Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT/1 + Thuế
suất thuế TTĐB
 * Giá tính thuế TTĐB một số trường hợp đặc
biệt
 Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB, giá tính thuế
không loại trừ giá trị vỏ bao bì. Đối với rượu, bia
chai bán theo giá có cả vỏ chai thì giá tính thuế TTĐB
không trừ giá trị vỏ chai.
 Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ,
định kỳ hàng quý cơ sở sản xuất và khách hàng thực
hiện quyết toán số tiền đặt cược, số tiền đặt cược
tương ứng với số vỏ chai không thu hồi được phải
đưa vào doanh thu tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
 Giá tính thuế (tiếp)
 Đối với KD vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá tính
thuế là DT chưa có thuế GTGT của các HĐ trong vũ
trường, cơ sở mát-xa và karaoke, bao gồm cả DT của
dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (ví dụ tắm,
xông hơi trong cơ sở mát-xa).
 Đối với KD gôn là DT thực thu chưa có thuế GTGT về
bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền phí
chơi gôn do hội viên trả và tiền ký quỹ .Trường hợp
khoản ký quỹ được trả lại người ký quỹ thì CS sẽ được
hoàn lại số thuế đã nộp bằng cách K/trừ vào số phải nộp
của kỳ tiếp theo, nếu không K/trừ thì CS sẽ được hoàn
thuế theo quy định. Trường hợp CSKD gôn có KD các
loại HHDV khác không thuộc đối tượng chịu thuế
TTĐB thì các HHDV đó không phải chịu thuế TTĐB.
Giá tính thuế (tiếp)
 Đối với KD ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, giá
tính thuế TTĐB là DT từ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi
điện tử có thưởng đã trừ tiền trả thưởng cho khách
tức là bằng số tiền thu được (chưa có thuế GTGT) do
đổi cho khách trước khi chơi tại quầy đổi tiền hoặc
bàn chơi, máy chơi trừ đi số tiền đổi trả lại khách hàng.
 Đối với kinh doanh đặt cược là DT bán vé đặt cược trừ
(-) tiền trả thưởng cho khách hàng (giá chưa có thuế
GTGT), không bao gồm doanh số bán vé vào cửa xem
các sự kiện giải trí gắn với hoạt động đặt cược.
 Lưu ý: Giá tính thuế Giá tính thuế TTĐB bao
gồm cả khoản thu thêm, được thu (nếu có) mà cơ
sở kinh doanh được hưởng.
 Giá tính thuế được tính bằng Đồng Việt Nam.
Trường hợp người nộp thuế có DT bằng ngoại tệ
thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ
giá giao dịch BQ trên thị trường ngoại tệ liên NH
do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm phát
sinh DT để xác định giá tính thuế.
Hóa đơn chứng từ
 Cơ sở SXKD không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng chế độ HĐ, CT thì cơ quan thuế căn
cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để ấn
định doanh thu theo quy định của Luật Quản lý
thuế và xác định số thuế TTĐB phải nộp.
 Cơ sở SX khi bán HH, giao hàng cho các CN, cơ sở
phụ thuộc, đại lý đều phải sử dụng HĐ. Trường
hợp CN, cửa hàng trực thuộc đặt trên cùng một
tỉnh, TP với CSSX hoặc hàng xuất chuyển kho thì
cơ sở được sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.
Thời điểm xác định thuế TTĐB như sau:
 Đối với bán hàng hóa, thời điểm phát sinh doanh
thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho
người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay
chưa thu được tiền;
 Đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung
ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng
dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay
chưa thu được tiền.
 Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký
tờ khai hải quan.
STT Hàng hoá, dịch vụ Thuế suất (%)
I Hàng hoá
1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá 65
2 Rượu 
Rượu từ 40 độ trở lên ( Đến hết năm 2009) 65
Rượu từ 20 độ đến dưới 40 độ ( Đến hết năm 2009) 30
Rượu dưới 20 độ, rượu hoa quả, rượu thuốc (Đến hết năm 
2009)
20
Năm 2010 25
a) Rượu từ 20 độ trở lên
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 
năm 2012
45
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50
b) Rượu dưới 20 độ 25
3 Bia 
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 45
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50
4 Xe ô tô dưới 24 chỗ
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại điểm 
4đ, 4e và 4g phần này
Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống 45
Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 50
Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 60
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại 
điểm 4đ, 4e và 4g phần này
30
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại 
điểm 4đ, 4e và 4g phần này
15
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại điểm 
4đ, 4e và 4g phần này
15
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, 
năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử 
dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng.
Bằng 70% mức TS áp 
dụng cho xe cùng loại quy 
định tại điểm 4a, 4b, 4c và 
4d phần này
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học
Bằng 50% mức TS áp 
dụng cho xe cùng loại quy 
định tại điểm 4a, 4b, 4c và 
4d phần này
g) Xe ô tô chạy bằng điện
Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 25
Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 15
Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 10
Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10
5 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi 
lanh trên 125cm3 20
6 Tàu bay 30
7 Du thuyền 30
8 Xăng các loại, nap-ta, chế phẩm tái hợp và các chế 
phẩm khác để pha chế xăng 10
9 Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 10
10 Bài lá 40
11 Vàng mã, hàng mã 70
II Dịch vụ
1 Kinh doanh vũ trường 40
2 Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê 30 
3 Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng 30
4 Kinh doanh đặt cược 30
5 Kinh doanh gôn 20
6 Kinh doanh xổ số 15
 Cơ sở sản xuất nhiều loại hàng hóa và kinh doanh
nhiều loại dịch vụ chịu thuế TTĐB có các mức thuế
suất khác nhau thì phải kê khai nộp thuế TTĐB
theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại
hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở sản xuất hàng hóa,
kinh doanh dịch vụ không xác định được theo từng
mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức
thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở
có sản xuất, kinh doanh.
2. PP tính thuế TTĐB thế giới áp dụng:
 PP tính theo mức thu tuyệt đối: số thuế TTĐB được quy
định bằng mức thu cụ thể trên một đơn vị tính: Ví dụ, Anh:
thuế TTĐB 80 pences /1 lít xăng, Malaysia: thuế 58 ringit/ 1
kg thuốc lá điếu; 48 ringit/dexilit bia, Hàn Quốc: thuế TTĐB
đối với casino 35.000 Won/ người, 559 Won/ 1 lít xăng,
255Won/ 1 lít dầu diezel.
 PP tính thuế TTĐB theo mức thu tương đối: số thuế
TTĐB tính theo tỷ lệ % của giá hàng hoá. Ví dụ, Đài Loan:
thuế TTĐB 20% đối với điều hoà nhiệt độ, Việt Nam đánh
thuế TTĐB 10% đối với xăng, Hàn Quốc đánh thuế TTĐB
10% đối với hộp đêm
 Thuế TTĐB phải nộp=Giá tính thuế TTĐB x T/suất thuế
TTĐB
PP tính thuế TTĐB đối với một số trường hợp đặc
thù
 Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB
bằng nguyên liệu đã chịu thuế TTĐB thì được k/trừ
thuế TTĐB đã nộp đối với phần nguyên liệu đầu vào,
nếu có chứng từ hợp pháp:
 Số thuế TTĐB phải nộp =Thuế TTĐB của HH xuất kho
tiêu thụ trong kỳ - Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nguyên
liệu mua vào tương ứng với số HH xuất kho tiêu thụ
trong kỳ.
 Cơ sở SX, KD nhiều loại HH, DV thuộc diện chịu thuế
TTĐB có T/suất khác nhau thì phải kê khai thuế TTĐB
theo từng mức TS quy định đối với từng loại HH, DV;
nếu không xác định được theo từng mức TS thì phải
tính theo mức TS cao nhất
Các trường hợp được hoàn thuế đã nộp
a.Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:
 Hàng hoá NK đã nộp thuế TTĐB nhưng còn lưu kho,
lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của
CQHQ, được tái xuất ra nước ngoài.
 Hàng hoá NK đã nộp thuế TTĐB để giao, bán hàng cho
nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng
hóa NK để bán cho các phương tiện của các hãng nước
ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam
và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường
quốc tế theo qui định của Chính phủ.
 Hàng tạm NK để tái XK theo phương thức kinh doanh
hàng tạm nhập tái xuất khi tái XK được hoàn lại số
thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số hàng
tái XK.
 * Hàng NK đã nộp thuế TTĐB nhưng tái xuất khẩu
ra nước ngoài được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp
đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
 Hàng tạm NK để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu
sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác trong
thời hạn nhất định đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất
khẩu được hoàn thuế.
 Hàng NK đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực
tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu
trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác
đáng, đã nộp thuế TTĐB.
 Đối với hàng NK chưa phù hợp về chất lượng, chủng
loại theo hợp đồng, giấy phép NK (do phía chủ hàng
nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm
quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước
ngoài mà được phép NK thì cơ quan Hải quan kiểm tra
và xác nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếu có số thuế
đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải
nộp đủ số phải nộp.
b. Hàng hoá là nguyên liệu NK để sản xuất, gia công hàng
XK được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với
số nguyên liệu dùng để SX hàng hoá thực tế XK.
c. Cơ sở SX, KD quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách,
giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao,
bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế
TTĐB nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế
hoàn lại số thuế nộp thừa.
d. Hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp:
 Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
 Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
 Hoàn thuế trong trường hợp có số tiền thuế TTĐB đã
nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp theo quy định.
 Cơ sở được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với
nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB nếu có chứng từ hợp
pháp. Số thuế TTĐB được k/trừ đối với nguyên liệu tối
đa không quá số TTĐB tương ứng với số nguyên liệu
dùng sản xuất ra hàng hoá đã tiêu thụ. Việc k/trừ tiều
thuế TTĐB được thực hiện cùng với việc khai nộp
thuế, xác định bằng công thức:
 Số thuế TTĐB phải nộp = Số thuế TTĐB phải nộp của
hàng chịu thuế TTĐB xuất kho tiêu thụ trong kỳ - Số
thuế TTĐB đã nộp ở khâu nguyên liệu mua vào tương
ứng với số hàng xuất kho tiêu thụ trong kỳ
. Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế
TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn
bất ngờ, bị lỗ được xét giảm thuế TTĐB. Mức
giảm thuế được xác định trên cơ sở số thiệt hại do
thiên tai, định họa, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng
không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi
đã được bồi thường (nếu có) và không quá 30%
số thuế phải nộp theo Luật định của năm bị thiệt
hại.
CHÚC SỨC KHỎE VÀ THÀNH CÔNG !

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_luat_thue_tieu_thu_dac_biet_tran_the_vien.pdf