Bài giảng Máy xây dựng - Chương 1: Cấu tạo tổng thể máy xây dựng - Nguyễn Hữu Chí
Tóm tắt Bài giảng Máy xây dựng - Chương 1: Cấu tạo tổng thể máy xây dựng - Nguyễn Hữu Chí: ...iết bị động lực bằng thủy lực có các loại sau đây (bảng 1.3): Các thiết bị động lực bằng thủy lực Chuyển động tịnh tiến Chuyển động quay Xy lanh thủy lực Bơm - động cơ kiểu bánh răng Bơm - động cơ kiểu pitông Pitông hướng trục Pitông hướng kính 1.2.2.4. Thiết bị động lực ... một cơ cấu công tác. Tuy nhiên, bộ phận này có đặc thù riêng nên ta gọi là cơ cấu di chuyển và có cách phân loại riêng cho cơ cấu này. 18 1.4.2. Phân loại bộ phận công tác và cơ cấu di chuyển Như đã nêu ở trên, bộ phận công tác của máy xây dựng bao gồm tất cả các cơ cấu máy thực hiện các chức... và băng gầu. Nội dung cụ thể về công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách xác định năng suất của các loại cần trục và các loại băng chuyền nêu trên sẽ được giới thiệu trong chương 2 của cuốn giáo trình này. 31 Thang cuốn Vít tải 32 Băng tải cao su Băng gầu Băng tải cao ...
Phạm vi sử dụng của máy. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy khoan cọc nhồi. 23.Công dụng máy ép bấc thấm. Ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của máy. Cấu tạo, sơ đồ mắc cáp và nguyên lý hoạt động của máy ép bấc thấm. 24.Công dụng, phân loại búa đóng cọc. Phạm vi sử dụng của từng loại Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của búa diezel kiểu ống dẫn. 25.Công dụng, phân loại búa đóng cọc diezel. Phạm vi sử dụng của búa diezel. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của búa diezel kiểu cột dẫn. 26.Công dụng, phân loại búa rung. Phạm vi sử dụng của búa rung. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của búa rung nối cứng, nối mềm và va rung. 27.Công dụng, phân loại máy rải bê tông xi măng. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy rải bê tông xi măng. Năng suất máy rải chu kỳ và máy rải liên tục. 28.Công dụng, phân loại máy rải bê tông nhựa nóng. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động và năng suất của máy rải bê tông nhựa nóng. 29.Công dụng, phân loại máy bóc nguội mặt đường nhựa. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động và năng suất của máy bóc mặt đường. CHƯƠNG 1 – CẤU TẠO TỔNG THỂ MÁY XÂY DỰNG 1.1. CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH MÁY XÂY DỰNG Mỗi một máy xây dựng có thể được coi là một hệ thống bao gồm những bộ phận chính sau đây: 1- Bộ phận động lực 2- Hệ thống truyền động 3- Bộ phận công tác 4- Hệ thống điều khiển Các bộ phận của máy xây dựng có mối liên quan trực tiếp với nhau và được biểu thị bằng sơ đồ trên hình 1.1. ngoài các bộ phận trên còn một số bộ phận khác. 5 Hình 1.1. Sơ đồ biểu thị các bộ phận cấu thành máy xây dựng Bộ phận động lực Bộ phận công tác Hệ thống truyền động Hệ thống điều khiển - Hệ thống động lực (động cơ): là các loại động cơ đốt trong, điện, nguồn cung cấp năng lượng cho máy và các thiết bị công tác. - Hệ thống truyền động: là bộ phận trung gian dùng để truyền công suất hoặc thay đổi tốc độ từ thiết bị động lực đến các bộ phận công tác. - Hệ thống điều khiển: dùng để điều khiển quá trình làm việc của máy. - Bộ công tác: là nơi thực hiện chức năng làm việc của máy. 6 CÁC BỘ PHẬN KHÁC CỦA MXD - Hệ thống khung bệ: có độ bền lâu, độ cứng vững tốt, hình dáng thích hợp để gá lắp và giữ cho các cụm máy ổn định trong quá trình làm việc. - Thiết bị an toàn, chiếu sáng: dùng để ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra, đồng thời tạo điều kiện cho người điều khiển làm việc thuận lợi và an toàn. - Cơ cấu di chuyển dùng: để di chuyển máy trong quá trình làm việc đồng thời truyền áp suất và tải trọng lên nền. 7 1.1. CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH MÁY XÂY DỰNG 8 1.2. BỘ PHẬN ĐỘNG LỰC 1.2.1. Công dụng của bộ phận động lực Bộ phận động lực là một cơ cấu của máy có nhiệm vụ tạo ra công suất cho máy hoạt động. Hay nói cách khác, bộ phận động lực của máy chính là cơ cấu tạo ra mô men hoặc lực tác dụng lên các bộ phận công tác của máy để cho bộ phận này thực hiện chức năng công nghệ của mình. 1.2.2. Phân loại bộ phận động lực 1.2.2.1. Động cơ đốt trong Dựa vào nhiên liệu được dùng để chạy động cơ, hiện nay trên các máy xây dựng có các loại động cơ đốt trong sau đây (bảng 1.1): Động cơ đốt trong Động cơ xăng (chạy bằng nhiên liệu là xăng) Động cơ dầu (hay còn gọi là động cơ Diezel, chạy bằng nhiên liệu là dầu Diezel) 91.2.2.2. Động cơ điện Động cơ điện là loại động cơ thứ cấp chạy bằng năng lượng điện. Năng lượng điện có thể được lấy từ mạng điện công nghiệp hoặc từ các máy phát điện lắp trực tiếp trên các máy xây dựng. Động cơ điện có các loại sau đây (bảng 1.2): Động cơ điện Động cơ điện một chiều Động cơ điện xoay chiều Động cơ điện xoay chiều một pha Động cơ điện xoay chiều hai pha Động cơ điện xoay chiều ba pha Động cơ điện xoay chiều ba pha đồng bộ Động cơ điện xoay chiều ba pha không đồng bộ Rôto lồng sóc Rôto dây quấn 10 1.2.2.3. Thiết bị động lực bằng thủy lực Thiết bị động lực bằng thủy lực lắp trên các máy xây dựng bao gồm bơm - động cơ thủy lực và xy lanh thủy lực. Các thiết bị này hoạt động nhờ áp suất cao của dầu thủy lực. Thiết bị động lực bằng thủy lực có các loại sau đây (bảng 1.3): Các thiết bị động lực bằng thủy lực Chuyển động tịnh tiến Chuyển động quay Xy lanh thủy lực Bơm - động cơ kiểu bánh răng Bơm - động cơ kiểu pitông Pitông hướng trục Pitông hướng kính 1.2.2.4. Thiết bị động lực bằng khí nén Thiết bị động lực bằng khí nén được lắp trên một số máy xây dựng chính là xy lanh khí nén. Các xy lanh này hoạt động nhờ áp suất của khí nén. 11 1.3. HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG 1.3.1. Công dụng của hệ thống truyền động Hệ thống truyền động có công dụng truyền công suất từ bộ phận động lực đến các bộ phận công tác của máy. Hệ thống truyền động có thể làm thay đổi lực, mô men, tốc độ chuyển động, đồng thời có khả năng thay đổi dạng và quy luật chuyển động của các cụm máy. 1.3.2. Phân loại hệ thống truyền động Hệ thống truyền động trên các máy xây dựng bao gồm nhiều dạng. Phụ thuộc vào vai trò, chức năng và đặc điểm của việc truyền công suất giữa các cụm máy với nhau, trên các máy xây dựng có những dạng truyền động như: Truyền động cơ khí, truyền động điện, truyền động thủy lực và truyền động khí nén. Sau đây chúng ta xem xét các dạng truyền động trên máy xây dựng. PHÂN LOẠI TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ 12 Truyền động cơ khí Truyền động tay quay- thanh truyền Truyền động bằng cáp Truyền động ăn khớp Truyền động ma sát Truyền động xích Truyền động trục vít- đai ốc Truyền động bánh răng T.động bánh răng- thanh răng T.động trục vít- bánh vít T.động bánh ma sát, đĩa ma sát Truyền động đai 13 Truyền động tay quay thanh truyền Truyền động cáp Truyền động xích Truyền động vít đai ốc 14 Truyền động bánh răng Truyền động bánh rang- thanh răng Truyền động ma sát Truyền động trục vít- bánh vít Truyền động đai 15 Phân loại truyền động điện Phương pháp phân loại Các loại truyền động điện Theo loại dòng điện a- Truyền động điện dòng xoay chiều. b- Truyền động điện dòng một chiều. c- Truyền động điện phối hợp (dòng xoay chiều và dòng một chiều). Theo số lượng động cơ điện dẫn động a- Truyền động điện một động cơ đơn chiếc (một động cơ điện dẫn động cho một cơ cấu máy). b- Truyền động điện một động cơ theo nhóm (một động cơ điện dẫn động cho nhiều cơ cấu máy). c- Truyền động điện nhiều động cơ (nhiều động cơ điện dẫn động cho một cơ cấu máy). Theo cấu tạo của động cơ điện a- Truyền động điện dòng một chiều: Với động cơ điện một chiều kích từ song song. Với động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp. Với động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp. b- Truyền động điện dòng xoay chiều: Dòng xoay chiều một pha, hai pha. Dòng xoay chiều ba pha: - Với động cơ điện đồng bộ. - Với động cơ điện không đồng bộ: Động cơ rôto lồng sóc; Động cơ rôto dây quấn 16 Phân loại truyền động thủy lực Truyền động thủy lực Theo phương chuyển động của các cơ cấu Theo nguyên lý tác dụng của dầu thủy lực Chuyển động quay (các loại bơm- động cơ thủy lực) Chuyển động tịnh tiến (xylanh thủy lực) Truyền động thủy tĩnh (cơ cấu làm việc nhờ áp suất cao của dầu thủy lực) Truyền động thủy động (cơ cấu làm việc nhờ vận tốc cao của dầu thủy lực) 1.3.2.4. Truyền động khí nén Hệ thống truyền động khí nén trên các máy xây dựng là các xy lanh khí nén. Các xy lanh này làm việc nhờ áp suất của khí nén. Vai trò của xy lanh khí nén chủ yếu là để điều khiển hoạt động cho các bộ phận (hoặc cơ cấu) công tác của máy. 17 1.4. BỘ PHẬN CÔNG TÁC 1.4.1. Công dụng của bộ phận công tác Bộ phận công tác (hay cơ cấu công tác) của các máy xây dựng có công dụng thực hiện chức năng công nghệ của máy. Tùy thuộc vào cấu tạo và hoạt động, mỗi máy xây dựng có thể có một hoặc nhiều chức năng. Sau đây là những ví dụ: - Máy nghiền đá chỉ có một chức năng là nghiền đá. - Ô tô tải vận chuyển vật liệu xây dựng có hai chức năng là: Chức năng di chuyển để vận chuyển vật liệu và chức năng lật nghiêng thùng xe để đổ vật liệu. - Máy đào một gầu có ba chức năng là: Chức năng đào xúc và đổ đất, chức năng quay máy trong mặt phẳng ngang và chức năng di chuyển máy. - Một cần trục có bốn chức năng tương đương với bốn cơ cấu, đó là: Chức năng nâng - hạ hàng, chức năng nâng - hạ cần, chức năng quay cần trục trong mặt phẳng ngang và chức năng di chuyển cần trục. Như vậy, có nghĩa là tất cả những cơ cấu thực hiện các chức năng công nghệ của máy trong quá trình máy làm việc được gọi là các bộ phận công tác. Như vậy, bộ phận di chuyển máy cũng được coi là một cơ cấu công tác. Tuy nhiên, bộ phận này có đặc thù riêng nên ta gọi là cơ cấu di chuyển và có cách phân loại riêng cho cơ cấu này. 18 1.4.2. Phân loại bộ phận công tác và cơ cấu di chuyển Như đã nêu ở trên, bộ phận công tác của máy xây dựng bao gồm tất cả các cơ cấu máy thực hiện các chức năng công nghệ của máy trong quá trình máy làm việc. Cấu tạo của bộ phận công tác rất đa dạng. Mỗi một bộ phận công tác có công dụng và cấu tạo khác nhau mà không thể phân loại được. Riêng đối với cơ cấu di chuyển, ta có thể phân loại như sau (bảng 1.7): Cơ cấu di chuyển Cơ cấu di chuyển bánh xích (chỉ dùng cho di chuyển toàn máy) Cơ cấu di chuyển bánh lốp (chỉ dùng cho di chuyển toàn máy) Cơ cấu di chuyển bánh sắt (dùng cho máy và cho cụm máy) Một số máy hiện nay có Cơ cấu di chuyển Bước Hệ thống di chuyển Công dụng: Hệ thống di chuyển dùng để di chuyển toàn bộ máy trong quá trình làm việc, đồng thời truyền áp suất và tải trọng ngoài lên nền. Các máy MXD - XD hiện nay thường được trang bị bộ di chuyển như sau: Phân loại: - Bộ di chuyển bánh xích; - Di chuyển bánh lốp; - Di chuyển bánh sắt và đường ray; - Di chuyển bước; - Di chuyển bằng phao. 19 8. Hệ thống di chuyển của máy xây dựng : Máy xây dựng thường dùng các loại hệ thống di chuyển sau: 1. Bánh xích 4. Di chuyển trên phao 2. Bánh hơi 5. Di chuyển bước 3. Bánh sắt trên ray Hệ thống di chuyển bằng bánh xích 20 Di chuyển bánh lốp 21 Di chuyển bước 22 Di chuyển phao 23 Di chuyển bánh sắt đường ray 24 25 1.5. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN 1.5.1. Công dụng của hệ thống điều khiển: Hệ thống điều khiển của máy xây dựng có công dụng điều khiển toàn bộ các cơ cấu máy hoạt động trong quá trình máy làm việc. 1.5.2. Phân loại hệ thống điều khiển Hệ thống điều khiển của máy xây dựng được phân loại theo bảng 1.8. Hệ thống điều khiển Theo phương pháp điều khiển: Điều khiển bằng tay Điều khiển tự động (hoặc bán tự động). Theo nguyên lý truyền lực điều khiển: Điều khiển trực tiếp Điều khiển có khuếch đại (dùng cơ cấu trợ lực). Theo phương pháp truyền động trong điều khiển: Điều khiển bằng cơ khí Điều khiển bằng điện Điều khiển bằng thủy lực Điều khiển bằng khí nén Điều khiển tổng hợp. 26 1.6. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI TỔNG THỂ MÁY XÂY DỰNG 1.6.1. Giới thiệu chung: Máy xây dựng là các thiết bị dùng trong xây dựng công trình có công dụng phục vụ cho công tác xây dựng, ví dụ như: Xây dựng giao thông, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng thủy lợi, thủy điện v.v. Máy xây dựng có vai trò chủ đạo và không thể thiếu được trong quá trình thi công các hạng mục của công trình xây dựng. Để có cơ sở cho việc chọn máy cũng như sử dụng máy, người ta phân loại máy xây dựng theo chức năng công nghệ của chúng. Sau đây là phân loại tổng thể (hay còn gọi là cách đặt tên) cho các loại máy xây dựng hiện nay. Đây cũng là phần giới thiệu sơ bộ về các loại máy xây dựng cơ bản mà chúng ta sẽ nghiên cứu và tìm hiểu trong môn học này. 27 1.6.2. Máy nâng - vận chuyển Máy nâng - vận chuyển là thuật ngữ dùng để chỉ hai nhóm máy: Nhóm máy nâng và nhóm máy (hay thiết bị) vận chuyển liên tục. Các thiết bị này được sử dụng nhiều trong công tác lắp ráp, xây dựng và xếp dỡ hàng hóa. a- Máy nâng: Là những thiết bị được dùng để nâng - hạ các vật nặng trong quá trình xây dựng, lắp ráp hoặc xếp dỡ. Trong cuốn giáo trình Máy xây dựng [9] đã trình bày chi tiết về các loại thiết bị và máy nâng, trong đó có các loại kích, palăng, tời nâng và các loại máy trục. Tuy nhiên, do hạn chế về thời lượng của môn học, mặt khác theo nội dung của đề cương đã được phê duyệt, cho nên trong cuốn giáo trình này chỉ giới thiệu các loại máy trục có cần (hay còn gọi là cần trục), cụ thể như: Cần trục ôtô, cần trục bánh lốp, cần trục bánh xích và cần trục tháp. Máy nâng 28Cần trục 29 Máy nâng Cầu trục Kích nâng Thang máy Cần trục tháp 30 b- Thiết bị vận chuyển liên tục: Thiết bị vận chuyển liên tục được đề cập ở đây là các loại băng chuyền. Các loại băng chuyền được sử dụng để vận chuyển các loại vật liệu rời hoặc các gói hàng (kiện hàng) ở cự ly ngắn trong nội bộ công trường xây dựng hoặc trong khu vực xếp dỡ. Trong thực tế có rất nhiều loại băng chuyền và trong cuốn giáo trình Máy xây dựng [9] cũng đã giới thiệu các loại băng chuyền đó. Do vậy trong cuốn giáo trình này cũng chỉ giới thiệu ba loại băng chuyền được đề cập tới trong môn học, đó là băng chuyền đai cao su (hay còn gọi là băng tải cao su), băng xoắn trục vít (vít tải) và băng gầu. Nội dung cụ thể về công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách xác định năng suất của các loại cần trục và các loại băng chuyền nêu trên sẽ được giới thiệu trong chương 2 của cuốn giáo trình này. 31 Thang cuốn Vít tải 32 Băng tải cao su Băng gầu Băng tải cao su 33 1.6.3. Máy làm đất Máy làm đất là một loại máy chủ đạo trong các máy xây dựng. Trong các công trình xây dựng, dù là xây dựng giao thông, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp hay xây dựng thủy lợi, thủy điện đều gặp phải công tác thi công đất. Máy làm đất là những thiết bị được dùng để thi công đất cho các công trình xây dựng đó. Trong phạm vi của môn học, ở đây chúng ta cũng chỉ tìm hiểu và nghiên cứu bốn loại máy làm đất chủ đạo, đó là máy ủi, máy đào một gầu, máy san và máy đầm lèn đất. Công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp xác định năng suất của các loại máy này được giới thiệu chi tiết trong chương 3 của cuốn giáo trình này. Máy làm đất 34 Máy ủi Máy ủi Máy san Máy san 35 Máy đào 36 Máy cạp Máy đào Máy đào Máy đầm (máy lu bánh cứng) 37 38 Máy đầm bánh lốp Máy đầm chân cừu Máy đầm cóc Máy đầm bàn Máy đầm chân cừu 39 1.6.4. Máy làm đá Máy làm đá được phân ra hai nhóm: Nhóm máy gia công đá (máy nghiền đá) và nhóm máy phân loại đá (máy sàng đá). a- Máy nghiền đá: Máy nghiền đá được dùng để nghiền đá có kích thước lớn thành những hòn đá có kích cỡ nhỏ hơn để sử dụng trong xây dựng. Trong thực tế có nhiều loại máy nghiền đá, nhưng trong khuôn khổ giáo trình này chỉ giới thiệu các loại máy nghiền đá sau: Máy nghiền đá kiểu má, máy nghiền đá kiểu hình côn, máy nghiền đá kiểu trục ép. b- Máy sàng đá: Máy sàng đá có công dụng phân loại đá thành các nhóm có kích cỡ khác nhau. Thông thường, trong xây dựng người ta sử dụng đá có kích cỡ như sau: Đá nhóm 1 có kích cỡ 5mm; đá nhóm 2 có kích cỡ từ 5 -15mm; đá nhóm 3 có kích cỡ từ 15 -30mm. Các máy sàng đá được giới thiệu trong phần này là máy sàng lắc, máy sàng rung vô hướng và máy sàng rung có hướng. Chương 4 của giáo trình sẽ giới thiệu các nội dung cụ thể về công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các công thức xác định năng suất của các loại máy nghiền đá và máy sàng đá. 40 41 42 1.6.5. Máy làm bê tông Trong nhóm máy làm bê tông có các loại thiết bị sau: Máy trộn và trạm trộn bê tông, thiết bị vận chuyển bê tông và thiết bị đầm lèn bê tông. a- Máy trộn bê tông: Là một thiết bị độc lập có chức năng nhào trộn hỗn hợp các loại vật liệu để tạo thành bê tông. Tùy thuộc thành phần của vật liệu, bê tông được tạo thành có thể là bê tông xi măng hoặc bê tông nhựa nóng. b- Trạm trộn bê tông: Trạm trộn bê tông là một tổ hợp các thiết bị được ghép nối với nhau có công dụng sản xuất ra bê tông (bê tông xi măng hoặc bê tông nhựa nóng). c- Thiết bị vận chuyển bê tông: Thiết bị này có chức năng vận chuyển bê tông xi măng hoặc bê tông nhựa nóng từ nơi sản xuất bê tông đến các công trình xây dựng. Riêng đối với bê tông xi măng thì các thiết bị vận chuyển còn có nhiệm vụ vận chuyển bê tông ở cự ly ngắn trong phạm vi công trường thi công (bơm bê tông). 43 1.6.5. Máy làm bê tông d- Thiết bị đầm lèn bê tông: Thiết bị đầm lèn bê tông có công dụng lèn chặt bê tông đạt độ chặt yêu cầu trong quá trình xây dựng. Do có sự khác nhau về yêu cầu kỹ thuật trong sử dụng, cho nên thiết bị đầm lèn bê tông và đầm lèn đất có sự khác nhau về cấu tạo và đặc tính kỹ thuật. Nội dung của chương 5 sẽ đề cập cụ thể về công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách xác định năng suất của các loại thiết bị làm bê tông. Đầm bàn Đầm rùi Đầm thước Máy trộn bê tông xi măng 44 45Trạm trộn bê tông xi măng 46 Xe chở bê tông xi măng 47 Máy bơm bê tông xi măng 48 Máy bơm bê tông xi măng 49Thi công bê tông xi măng 50 Máy đầm bê tông xi măng 51 1.6.6. Máy thi công nền móng Máy thi công nền móng có công dụng gia cố nền và móng các công trình xây dựng như cầu, đường, các công trình xây dựng công nghiệp, nhà cao tầng, đập thủy lợi, thủy điện v.v. Trong nhóm máy thi công nền móng có nhiều loại máy, nhưng trong khuôn khổ của môn học, chúng ta chỉ tìm hiểu các máy sau: Búa đóng cọc (búa diezel, búa rung, máy ép cọc thủy lực), máy khoan cọc nhồi và máy ép bấc thấm. Tùy thuộc vào chức năng và công dụng của các công trình xây dựng, người ta sẽ sử dụng các loại máy thi công nền móng khác nhau, cụ thể như: a- Búa đóng cọc thường được sử dụng khi thi công các công trình có chiều cao và trọng lượng lớn nhưng cũng chỉ giới hạn ở mức theo quy phạm xây dựng. 52 1.6.6. Máy thi công nền móng (tiếp) b- Máy khoan cọc nhồi được sử dụng để thi công cọc khoan nhồi cho những công trình có chiều cao và trọng lượng rất lớn, mà tại đó công tác thi công cọc theo công nghệ thông thường không đáp ứng được mức độ chịu tải của móng công trình. c- Máy ép bấc thấm được sử dụng để gia cố nền đường khi đường đi qua những vùng thấp trũng, nền đường dễ bị thấm nước nên chóng bị hỏng, lúc này bấc thấm có vai trò như là những vật mao dẫn để dẫn nước từ trong nền đường thoát ra ngoài. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phạm vi sử dụng của các loại máy thi công nền móng như búa đóng cọc, máy khoan cọc nhồi và máy ép bấc thấm được trình bày cụ thể trong chương 6 của giáo trình. Máy gia cố nền móng 53Búa đóng cọc diezel Búa đóng cọc thủy lực 54 Búa rung 55 Máy ép cọc thủy lực 56 Máy ép bấc thấm 57 Máy thi công cọc cát 58 59 Máy thi công cọc đất gia cố xi măng (Cọc xi măng đất) Máy thi công cọc đất gia cố xi măng 60 Máy thi công cọc khoan nhồi 61 62 1.6.7. Máy thi công bề mặt công trình Trong rất nhiều công trình xây dựng, bề mặt công trình được coi là hạng mục cuối cùng của quá trình thi công như mặt đường, bề mặt sân bay, bề mặt sân bãi nhà kho, bề mặt nhà ga, bến cảng v.v. Máy thi công bề mặt công trình có chức năng hoàn thiện các bề mặt đó. Để hoàn thiện bề mặt công trình, các loại máy này có nhiệm vụ rải lớp vật liệu (bê tông xi măng hoặc bê tông nhựa nóng) lên bề mặt, san phẳng lớp vật liệu đó đạt độ bằng phẳng theo yêu cầu, sau đó đầm lèn và tiến hành các công việc lần cuối khác theo yêu cầu thiết kế. Trong công tác duy tu, nâng cấp bề mặt công trình (phổ biến nhất là duy tu bề mặt đường bê tông nhựa) thì máy thi công bề mặt công trình còn có nhiệm vụ xới bóc lớp mặt đường cũ và sau đó thực hiện công nghệ thi công để rải lên đó lớp vật liệu mới. Trên cơ sở các yêu cầu nêu trên đối với máy thi công bề mặt công trình, chương 7 của giáo trình sẽ giới thiệu các loại máy sau: Các thiết bị thi công bề mặt bê tông xi măng, máy rải bê tông nhựa nóng và máy bóc nguội mặt đường bê tông nhựa. Trạm trộn bê tông nhựa 63 64 Trạm trộn bê tông nhựa Máy rải bê tông nhựa nóng 65 Máy rải mặt đường bê tông xi măng 66 Máy cào bóc nguội mặt đường bê tông nhựa 67
File đính kèm:
- bai_giang_may_xay_dung_chuong_1_cau_tao_tong_the_may_xay_dun.pdf