Bài giảng Máy xây dựng - Chương 3: Máy làm đất - Nguyễn Hữu Chí

Tóm tắt Bài giảng Máy xây dựng - Chương 3: Máy làm đất - Nguyễn Hữu Chí: ...u dày muốn rải và tiếp tục cho máy tiến về phía trước. Các công việc tạo dáng mặt nền hay bạt ta luy, đào rãnh thoát nước, đều có thể tiến hành được nhờ phối hợp các thao tác điều khiển lưỡi san như ở trên. 5. Năng suất và biện pháp nâng cao năng suất : a. Năng suất khi cắt và vận chuyển đ...uyền động xuống, mỗi hạt đất đều bị rung, do đó lực liên kết giữa chúng giảm đi, các cạnh sắc của chúng bị gãy và mài mòn, hình dáng gần tròn trĩnh và được sắp xếp đều đặn, các lỗ hổng giữa chúng chứa khí hoặc chất lỏng bị thu hẹp lại do đó đất có độ chắc cao hơn. Khi tiến hành đầm lèn, quá trì...p; - Số lần lu lèn và chiều sâu ảnh hưởng: Đất rời: n = 2 ÷ 3 lần; Đất nửa rời, nửa dẻo: n = 3 ÷ 4 lần; Đất dẻo: : n = 5 ÷ 6 lần. - Chiều sâu ảnh hưởng trung bình: 0 1 o p t W Q . pH = 0 ,1 8 . W 1 - , cm W- Độ ẩm của đất nền; Q- Tải trọng của bánh, kG; p- Áp suất hơi trong bá...

pdf90 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Máy xây dựng - Chương 3: Máy làm đất - Nguyễn Hữu Chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đắp kênh nương.
Máy đào đảm nhiệm 50 ÷ 70% khối lượng công tác đào xúc đất.
Trong các công trình xây dựng máy đào là một trong những loại
quan trọng nhất.
Máy đào một gầu là loại máy làm việc theo chu kỳ gồm các
nguyên công đào tích đất vào gầu nâng lên và đổ vào phương tiện
vận chuyển hoặc đổ thành đống.
33
Máy đào một gầu được sử dụng có hiệu quả trong các trường
hợp sau:
- Đào và xúc các loại đất, đá, khoáng sản,...ở vị trí cao hơn nền
máy đứng (khi lắp gầu thuận).
- Đào và xúc các loại đất, đá, khoáng sản,...ở vị trí thấp hơn nền
máy đứng (khi lắp gầu ngược).
- Khai thác đất, bùn, cát, sỏi ở vị trí xa hoặc thấp so với nền máy
đứng (khi lắp gầu dây).
- Đào các loại kênh mương, rãnh, hố lớn.
- Nạo vét kênh mương, luồng lạch.
- Bạt ta-luy, bào nền, hớt đất đá và bóc mặt đường cũ.
- Bóc dỡ vật liệu rời
-Đóng cọc khi lắp giá búa.
-Dùng làm máy cơ sở để lắp thiết bị ép cọc bấc thấm, giá búa đóng
cọc,
- Đào gốc cây, dọn mặt bằng
- Có thể dùng để cẩu một số máy móc vật tư trên công trường.
b. Phân loại
- Theo công dụng: Có máy đào vạn năng và máy đào chuyên dụng.
- Theo hệ thống treo bộ công tác: Có hệ treo mềm (cáp), và hệ treo
cứng (dùng xylanh thủy lực ).
- Theo hệ thống di chuyển: Có máy di chuyển bánh xích và máy di
chuyển bánh lốp.
- Theo đặc điểm truyền động: Có máy đào truyền động cơ khí và
máy đào truyền động thủy lực.
- Theo khả năng quay của cơ cấu quay: chia thành máy đào quay
được toàn vòng và không quay được toàn vòng.
- Theo kết cấu của bộ công tác: chia thành máy đào gầu thuận, gầu
nghịch, gầu bào, gầu ngoạm.
- Theo dung tích gầu: được chia thành 7 nhóm
34
35
36
3.3.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy đào một gầu truyền động
thủy lực
Trong những năm gần đây, máy đào một gầu truyền động thủy lực đã được phát
triển mạnh mẽ và có xu hướng thay thế dần các máy đào có bộ truyền động cơ
khí. So với máy đào truyền động cơ học chúng có những ưu điểm căn bản sau:
- Điều chỉnh vô cấp được tốc độ làm việc do thích hợp với sự biến đổi phức tạp của
lực cản đào trong quá trình công tác.
- Máy làm việc êm, đảm bảo an toàn khi quá tải, tuổi thọ cao, độ tin cậy lớn.
- Hình dáng đẹp, trọng lượng nhỏ, kích thước gọn.
- Làm việc chính xác, quỹ đạo đào đa dạng do vậy có thể đảm đương được những
nhiệm vụ phức tạp.
- Có thể trang bị được nhiều kiểu thiết bị công tác hơn, do vậy tính vạn năng cao
hơn.
- Chăm sóc kỹ thuật đơn giản.
Máy đào truyền động thủy lực có các cơ cấu nâng hạ cần, tay gầu, quay gầu,
đều là hệ thống xylanh thủy lực.
Máy có toa quay, có khả năng quay toàn vòng, dẫn động cho các cơ cấu quay là
động cơ thủy lực thông qua các truyền động bánh răng.
37
Hình 3.10. Máy đào một gầu di chuyển bánh xích
1- Xylanh gầu; 2- Tay gầu; 3- Gầu; 4- Bánh dẫn hướng; 5- Bánh sao chủ động; 
6- Động cơ; 7- Ca bin; 8- Cần; 9- Xylanh tay gầu; 10- Xylanh nâng hạ cần.
2. CÊu t¹o
38
39
40
Hình 3.11. Máy đào một gầu di chuyển bánh lốp
1- Máy cơ sở; 2- Cần; 3- Xylanh nâng hạ cần; 4- Xylanh tay gầu; 5- Tay gầu;
6- Xylanh gầu; 7- Gầu; 8- Chân chống; 9- Lưỡi gạt.
Máy đào bánh lốp
41
42
Máy đào gầu thuận
43
Tính đa năng của máy đào
44
GÇu ®µo
45
Tính đa năng của máy đào
46
Tính đa năng 
của máy đào
4. Hoạt động:
Để đào đất: nâng cần lên bằng xylanh (10), duỗi tay gầu ra bằng cách co
xylanh (9), kết hợp thao tác điều khiển xylanh gầu (1) để gầu bập vào nền
đất. Tiếp tục duỗi xylanh (1) để gầu (3) đào đất, phối hợp với xylanh duỗi
(9) để gầu gập lại và tích đầy đất, tùy theo quỹ đạo đào mà nâng cần (8)
lên để gầu ở độ cao thích hợp, sau đó quay máy đến vị trí cần đổ đất thích
hợp và di chuyển máy đến vị trí đào tiếp theo thông qua bộ di chuyển
bánh xích.
5. Năng suất máy đào.
Trong đó : Q- Năng suất máy đào , m3/h;
q- Dung tích gầu, m3;
kd- Hệ số làm đầy gầu;
kt- Hệ số sử dụng máy theo thời gian;
ktx- Hệ số tơi của đất;
Tck-Thời gian một chu kỳ làm việc, s.
47
48
3.4. MÁY VÀ THIẾT BỊ ĐẦM LÈN ĐẤT
3.4.1. Lý thuyết chung về đầm lèn đất
Đất sau khi được đào đắp dùng làm nền cho các công trình thường
không đảm bảo độ bền chắc cần thiết, do đó cần đầm lèn hoặc tự nhiên
hoặc nhân tạo.
Đầm lèn nhân tạo có ba phương pháp hay dùng:
- Đầm lèn do lực tĩnh.
- Đầm lèn do lực động.
- Đầm lèn do rung động.
Nếu đầm lèn bằng phương pháp tĩnh và động, đất bị biến dạng và
được lèn chặt là do việc tác dụng ngoại lực để phá vỡ các liên kết giữa
các phần tử đất với nhau, làm cho các lỗ hổng giữa các phần tử đất
chứa không khí hoặc chất lỏng bị thu hẹp lại, các phần tử đất được sắp
xếp lại sát nhau hơn. Như vậy, năng lượng đầm lèn chủ yếu để thắng
các lực liên kết và lực ma sát giữa các phần tử đất khi di chuyển.
49
Nếu đầm lèn bằng phương pháp rung động thì do rung động ở máy truyền động
xuống, mỗi hạt đất đều bị rung, do đó lực liên kết giữa chúng giảm đi, các cạnh
sắc của chúng bị gãy và mài mòn, hình dáng gần tròn trĩnh và được sắp xếp đều
đặn, các lỗ hổng giữa chúng chứa khí hoặc chất lỏng bị thu hẹp lại do đó đất có
độ chắc cao hơn.
Khi tiến hành đầm lèn, quá trình biến dạng phát triển trong một khoảng thời
gian cần thiết. Khi tác dụng lực đột ngột, thời gian để đất ở trạng thái căng rất
nhỏ so với thời gian cần thiết để đất biến dạng hoàn toàn.Vì vậy, để đạt được kết
quả mong muốn, cần tác dụng lực nhiều lần hoặc tăng thời gian duy trì lực tác
dụng. Lực tác dụng và thời gian tác dụng lực có thể khắc phục bằng cách tăng
giảm trọng lượng của máy đầm, tăng giảm số lần lu lèn hoặc cho máy chạy với
tốc độ nhanh chậm theo yêu cầu.
Ngoài ra, độ ẩm là một chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng đầm lèn và hiệu quả kinh tế.
Phạm vi sử dụng của các loại đầm
Đá
Cát
100%
Cát/Sét 
50%
Sét
100%
Lu nhẵn Lu chân cừu 
rung
Đầm chấn động
Đầm bánh hơi 
( 50T)
Lu chân cừu (lực tĩnh)
51
Độ chắc của đất nền sau khi đầm lèn: 
 0= k1.max 
trong đó: 
k1- Hệ số độ chắc phụ thuộc vào kết cấu bề mặt công trình; 
δmax- Độ chặt lớn nhất đạt được trong phòng thí nghiệm; 
 Áp suất tác dụng khi đầm : 
 0 = k2.[ ] 
trong đó: 
k2- Hệ số áp suất; 
[σ]- Độ bền giới hạn của đất. 
52
3.4.2. Công dụng và phân loại máy đầm lèn
Các máy đầm lèn được sử dụng trong công việc gia cố nền
móng và bề mặt công trình. Dưới tác dụng của đầm lèn, các phần
tử trong hỗn hợp đất hoặc vật liệu xây dựng sẽ được sắp xếp lại sát
nhau hơn, do đó tạo nên độ chắc theo yêu cầu.
Có rất nhiều kiểu, chủng loại máy đầm lèn đất. Tuy vậy, trong
trường hợp chung, chúng được phân loại theo 3 phương pháp đầm
lèn thông dụng sau:
- Đầm lèn do lực tĩnh.
- Đầm lèn do lực rung động.
- Đầm lèn do lực động.
Trên cơ sở của 3 phương pháp đầm lèn nêu trên, ta có các loại thiết
bị đầm lèn chủ yếu như trong sơ đồ sau:
53
54
3.4.3. Lu tĩnh bánh thép
3.4.3.1. Công dụng, phân loại
a. Công dụng:
Lu tĩnh bánh thép dùng để đầm đất, đầm các hỗn hợp móng đường
và đầm mặt đường bê tông nhựa nóng.
Lu thép bánh trơn không nên dùng trong thi công nền đất vì do chiều
sâu ảnh hưởng nhỏ (thường dưới 20 cm), tức lớp đất đắp được còn mỏng
đã phải đầm lèn do đó năng suất thấp. Mặt khác, bề mặt từng lớp đất đắp
sau khi đầm lèn bằng máy dễ trở thành nhẵn mịn làm cho lớp đất đắp tiếp
theo lên trên nó khó dính kết với lớp dưới để tạo cho nền công trình thành
một thể thống nhất liên kết chặt chẽ, sức bám của máy kém do đó chỉ dùng
để đầm lèn kết cấu mặt đường là thích hợp.
b. Phân loại:
+ Theo số trục bánh xe:
- Lu bánh thép có hai trục.
- Lu bánh thép có ba trục.
+ Theo trọng lượng máy:
- Loại nhẹ : trọng lượng máy ≤ 4 tấn
- Loại trung bình : trọng lượng máy từ 6 tấn ÷ 8 tấn
- Loại nặng : trọng lượng máy ≥ 10 tấn
55
3.4.3.2. Cấu tạo, nguyên 
lý làm việc
Cấu tạo lu tĩnh bánh 
thép 2 trục:
Hình 3.15: Lu tĩnh bánh thép 2 
trục
1- Bánh trước; 2- Thân máy; 3-
Vô lăng; 4- Cần điều khiển; 5-
Ghế ngồi; 6- Khung che; 
7-Bánh sau; 8-Buồng động lực; 
9- Khung lái; 10- Cửa gia tải
Nguyên lý làm việc: Động cơ Diesel trong buồng động lực (8) dẫn động momen
quay qua hộp số và hệ thống bánh răng làm cho 2 bánh chủ động quay theo
chiều tương ứng với việc máy tiến hay lùi. Máy để nhanh hay chậm là nhờ điều
khiển hộp số. Để lái máy sang trái hay phải thông qua vô lăng lái (3), cửa gia tải
(10) dùng khi cần tăng thêm tải cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật thi công.
56
Lu bánh thép (lu trơn, lu bánh cứng)
57
58
3.4.3.3. Năng suất của máy 
03600.L(B-A).HN= .k
L( +t).n
v
, m3/h 
L- Chiều dài đoạn đầm lèn, m; 
B- Chiều rộng vệt đầm khi máy đi qua, m; 
A- Chiều rộng trừ hao khi hai vệt đầm chồng lên nhau, m; 
v- Vận tốc đầm lèn, m/s; 
t- Thời gian quay đầu máy, s; 
k- Hệ số sử dụng thời gian. 
H0- chiều dày lớp vật liệu chịu ảnh hưởng của đầm lèn,m 
n- số lượt đầm lèn, lần 
59
60
61
3.4.4. Lu tĩnh bánh lốp
3.4.4.1. Công dụng, phân loại
a.Công dụng
Lu bánh lốp thuộc loại máy đầm lèn tĩnh nhưng được sử dụng rất
phổ biến để đầm đất do có những ưu điểm cơ bản sau:
- Điều chỉnh được áp lực đè lên nền một cách dễ dàng và trong phạm
vi khá rộng nhờ thay đổi được tùy ý áp suất trong bánh hơi.
- Tốc độ lu lèn lớn, năng suất cao.
- Vận chuyển máy dễ dàng, thuận tiện.
- Cấu tạo đơn giản.
- Thích ứng với mọi loại đất và chất lượng đầm lèn tốt do tăng giảm
được trọng lượng và áp suất hơi trong bánh.
- Đất được đầm lèn dưới tác dụng của bánh lốp so với bánh thép là tốt
hơn vì bánh lốp cho phạm vi được đầm lèn lớn hơn, thời gian tác dụng
lực cũng lâu hơn.
- Chiều sâu ảnh hưởng khi đầm lèn có thể đạt tới 40 ÷ 45 cm
62
b. Phân loại
Lu bánh lốp được phân loại như sau:
- Theo khả năng di chuyển:
+ Tự hành.
+ Không tự hành.
- Theo đặc điểm của trục bánh:
+ Dùng trục chung.
+ Dùng trục riêng.
- Theo trọng lượng:
+ Loại nhỏ : 5 ÷ 15 tấn.
+ Loại vừa : 15 ÷ 50 tấn.
+ Loại nặng : 50 ÷ 100 tấn.
3.4.4.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động
Hình 3.16.Lu tĩnh bánh lốp tự hành
1- Động cơ; 2- Thùng gia tải; 3- Khung máy;
4- Hệ thống bánh lốp đầm lèn.
Lu bánh lốp có cấu tạo khá đơn giản. Thùng chứa tải trọng bao gồm: một
hay nhiều thùng nhỏ được liên kết cứng hoạc cho phép dịch chuyển tương
đối với nhau. Hệ thống thùng chứa này được lắp đặt trên hệ thống trục bánh
lốp để tạo thành khối lu và liên kết với đầu kéo bằng càng kéo đầu liên kết
cứng.
1. Đầu kéo, 2. Thùng chứa tải trọng dằn; 3. Khung máy; 4. Hệ thống bánh hơi 
đầm lèn
Cấu tạo của Đầm bánh lốp 
Hình ảnh đầm bánh lốp
65
3.4.4.3. Các thông số cơ bản của lu bánh lốp và năng suất của máy 
a. Những thông số cơ bản của lu bánh lốp 
- Áp suất hơi trong bánh: 
Đất rời: p = 2 kG/cm2. 
Đất nửa rời, nửa dẻo: p = 3 ÷ 4 kG/cm2. 
Đất dẻo: p = 5 ÷ 6 kG/cm2. 
- Độ hở giữa hai bánh lốp sát nhau: 
 emax = ( 0.3  0.4)b, cm 
b- Chiều rộng bánh lốp, cm 
- Trọng lượng máy: 
 Gmax = E..Z , kG 
Gmax- Trọng lượng tối đa của máy, kG; 
E- Môđun cứng của lốp, kG/cm2; 
66
λ- Biến dạng của lốp; 
Z- số bánh lốp; 
- Số lần lu lèn và chiều sâu ảnh hưởng: 
Đất rời: n = 2 ÷ 3 lần; 
Đất nửa rời, nửa dẻo: n = 3 ÷ 4 lần; 
Đất dẻo: : n = 5 ÷ 6 lần. 
- Chiều sâu ảnh hưởng trung bình: 
0 1
o p t
W Q . pH = 0 ,1 8 .
W 1 -
, cm 
W- Độ ẩm của đất nền; 
Q- Tải trọng của bánh, kG; 
p- Áp suất hơi trong bánh, kG/cm2; 
ψ- Hệ số cứng của lốp. 
67
b. Năng suất máy đầm bánh lốp
N- Năng suất, m3/h
L- Chiều dài đoạn đầm lèn, m;
B- Chiều rộng vệt đầm khi máy đi qua, m;
A- Chiều rộng trừ hao khi hai vệt đầm chồng lên nhau, m;
v- Vận tốc đầm lèn, m/s;
t- Thời gian quay đầu máy, s;
k- Hệ số sử dụng thời gian.
n- số lần đầm lèn, lần
H0 – chiều dày lớp vật liệu chịu ảnh hưởng của đàm lèn, 
m;
68
3.4.5. Lu tĩnh chân cừu
3.4.5.1. Công dụng, phân loại
a. Công dụng: Lu chân cừu thường được dùng để đầm lèn những công trình đòi
hỏi chất lượng cao, những nơi chịu áp lực ngang lớn hơn như đê đập v.v, chiều
sâu ảnh hưởng của lu chân cừu thường đạt từ 40 – 60 cm và thường được
dùng với loại đất á sét với quy định độ ẩm nhất định để tránh dính kết làm lu mất
tác dụng. Sau khi lu, nền đất có đặc điểm là phía dưới có độ chặt tốt hơn ở trên
và không tạo thành từng lớp như lu trơn.
Lu chân cừu là một loại máy đầm lèn đất khá tốt. Loại đầm này có nhiều ưu điểm
như:
- Chiều sâu ảnh hưởng lớn.
- Cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ.
- Năng suất cao, chất lượng đầm lèn tốt.
- Nền đắp gồm nhiều lớp đầm lèn riêng biệt chồng lên nhau nhưng vẫn đảm bảo
được thống nhất, độ lèn chắc.
Tuy vậy, lu chân cừu cũng có những nhược điểm sau:
- Vận chuyển phức tạp.
- Chỉ thích ứng với những loại đất dẻo có độ ẩm được quy định chặt chẽ.
- Tầng dưới nền đầm lèn chắc nhưng tầng trên bề mặt không chặt.
- Sức kéo đòi hỏi lớn do hệ số cản di chuyển lớn.
69
b. Phân loại
Lu chân cừu được phân loại chủ yếu căn cứ vào hình dáng và tác
dụng của các kiểu vấu. Trên cơ sở đó, chúng được chia thành :
- Lu chân cừu đầm lèn 1 chiều.
- Lu chân cừu đầm lèn 2 chiều.
- Lu chân cừu đầm lèn theo chiều sâu.
3.4.5.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc
Cấu tạo của lu chân cừu thường dưới dạng không tự hành, gồm một
trống lăn trơn gá trên khung kéo. Tang trống được bao quanh bằng
những vành đai có gắn những vấu hình “chân cừu”. Lòng trống rỗng, trên
mặt trống có khoét các cửa để đổ nước, cát dùng để tăng giảm trọng
lượng khi máy đầm lèn. Để hạn chế đất dính bám vào “chân cừu”, máy
được lắp các tấm gạt đất theo chiều lăn của trống.
70
Hình 3.18 : Lu tĩnh chân cừu
1- Vấu chân cừu; 2- Khung lái; 3-
Cabin; 4- Nguồn động lưc; 
5- Bộ di chuyển; 6- Xylanh lái
Đầm chân cừu tự hành rung động
73
3.4.5.3. Các thông số cơ bản và năng suất của máy lu chân cừu
a. Các thông số cơ bản
- Chiều dài trống lăn: 
 B= (1,1 1,2)D, cm 
- Đường kính trống lăn: 
 D= (5  8)l, cm 
trong đó: l- Chiều dài chân cừu. 
- Trọng lượng máy : 
 G= p.F.Z, kG 
p- Áp lực tiếp xúc của chân cừu với mặt nền; 
F- Tiết diện đáy của chân cừu; 
Z- Số lượng chân cừu theo một hàng trên kích thước B; 
- Chiều sâu ảnh hưởng : 
 H0 = 0,65(l + 0,2.b - hx), cm 
b- Kích thước nhỏ nhất của mặt đáy chân cừu; 
hx- Chiều dày đất bị xới lên ở tầng trên. 
- Số lần đầm lèn : 
Sn = ξ
F . m 
S- Tiết diện mặt trống lăn; 
m- Tổng số chân cừu; 
ξ- Hệ số đầm lèn chồng chéo; 
n- Số lần đầm lèn trung bình. 
74
Thông thường chọn số lượt đầm lèn trung bình n = 6 ÷ 12 lần. Nói
chung khi số lượt đầm lèn tăng (n>12 lần) thì độ chắc của nền hầu
như không tăng nữa. Độ ngập sâu của vấu chân cừu xuống nền
cũng ngày càng giảm do độ chắc của đất tăng lên cùng với số lượt lu
lèn. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ trên hình (3.19):
Hình 3.19 : Biến thiên độ chắc
với số lượt đầm lèn
1- Ở độ sâu h = 55cm;
2- Ở độ sâu h=65cm;
3- Ở độ sâu h = 0
75
b. Năng suất của máy đầm chân cừu
N- Năng suất, m3/h
L- Chiều dài đoạn đầm lèn, m;
B- Chiều rộng vệt đầm khi máy đi qua, m;
A- Chiều rộng trừ hao khi hai vệt đầm chồng lên nhau, m;
v- Vận tốc đầm lèn, m/s;
t- Thời gian quay đầu máy, s;
k- Hệ số sử dụng thời gian.
76
3.4.6. Đầm bàn rung động
3.4.6.1. Công dụng và phân loại
Máy đầm lèn nhờ lực rung động rất có hiệu quả đối với đất rời khi
kích thước các hòn đất tương đối khác nhau và lực liên kết giữa chúng
có giá trị nhỏ. Bởi vậy, máy đầm loại này thích hợp nhất với cát, á sét,
sỏi và đá dăm nhỏ.Với đất dính và khô như đất sét, dùng máy đầm rung
động không thích hợp vì lực liên kết giữa các hòn đất rất lớn. Hơn nữa
kích thước hòn đất thường to, trọng lượng và sức ì lớn, lực truyền cảm
rung động yếu không đủ sức thắng nổi lực liên kết giữa chúng do đó
đầm lèn ít hiệu quả. Trong các máy đầm rung động, đầm bàn là một
trong những loại được dùng nhiều nhất.
Máy đầm bàn rung động có hai kiểu:
- Kiểu tự hành nhờ lực cản định hướng hoặc động cơ
- Kiểu không tự hành chỉ rung động thuần túy và có người hoặc máy kéo
lôi đi.
77
78
3.4.6.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc
Về nguyên tắc, cấu tạo của máy đầm bàn rung động thuần túy rất
đơn giản, thường là truyền động cơ học cho vật quay lệch tâm để tạo ra
lực rung động.
Cho một vật có khối lượng m quay lệch tâm với vận tốc góc ω quanh
tâm O với bán kính lệch tâm là r. Lực li tâm và sự thay đổi liên
tục theo phương và chiều của lực li tâm đã tạo nên sự rung động cho
vật.
P = mrω2 
Hình 3.20 : Sơ đồ cấu tạo đầm bàn rung động
1- Bệ máy; 2- Vỏ máy; 3- Vật quay lệch tâm (bánh lệch tâm).
Đầm bàn rung động có 3 trạng thái làm việc:
- Khi trục a-a nghiêng sang phải: Máy vừa 
đầm vừa di chuyển sang phải.
- Khi trục a-a nằm ngang: Máy đầm tại một vị 
trí.
- Khi trục a-a nghiêng sang trái: Máy vừa đầm 
vừa di chuyển sang trái
79
Cấu tạo, nguyên lý làm việc của đầm bàn rung động
Hình 3.21 : Máy đàm bàn rung động
a,b – Vị trí làm việc của đầm; c- Sơ đồ truyền động
1- Động cơ; 2,7-Truyền động đai; 3-Hộp chấn động gây rung;4- Đệm cao su; 5-
Bàn động; 6- Trục truyền động; 8- Bánh răng truyền động; 9- Bánh lệch tâm
80
3.4.6.3. Năng suất của máy đầm bàn rung
Năng suất thực tế của các loại đầm bàn rung được tính bằng công
thức sau:
Trong đó :
N- Năng suất m3/ca
B- Chiều rộng vệt đầm, m;
b- Chiều rộng trừ hao khi hai vệt chồng lên nhau, m;
v- Tốc độ di chuyển trung bình của máy đầm khi làm việc, km/h;
h- Chiều sâu đầm có hiệu quả,m;
T- Thời gian một ca làm việc, giờ;
k- Hệ số sử dụng máy theo thời gian;
m- Số lần đầm lèn cần thiết tại một ví trí.
Đầm cóc
81
82
3.4.7. Lu rung
3.4.7.1. Công dụng, phân loại
a. Công dụng
Trong công nghệ thi công hiện đại, lu
rung được sử dụng rất phổ biến để đầm
nén nền móng và bề mặt công trình.
So với lu tĩnh, lu rung cho chiều sâu
ảnh hưởng đầm lèn lớn hơn hẳn.Chúng
thích hợp với các loại nền á cát, á sét,
các loại vật liệu có tính chất hạt như đá
dăm, sỏi, bê tông asphalt,.... So với đầm
rung động, lu rung cho năng suất và có
tính cơ động cao hơn hẳn.
Lu rung có bánh trơn nhẵn được sử
dụng để đầm lèn bề mặt công trình hoặc
nền có tính chất hạt. Khi lắp trống lăn có
vấu, lu rung đầm được nền đất á sét với
chiều sâu ảnh hưởng lớn.
b. Phân loại
+ Theo khả năng di chuyển:
- Lu rung tự hành.
- Lu rung không tự hành.
+ Theo đặc điểm trống lăn công tác:
- Loại trống trơn.
- Loại trống có vấu.
+ Theo trọng lượng máy lu:
- Loại nhẹ : trọng lượng máy ≤ 4 tấn
- Loại trung bình : trọng lượng máy
từ 6 tấn ÷ 10 tấn.
- Loại nặng : trọng lượng máy ≥10
tấn
+ Theo hệ thống truyền động:
- Truyền động cơ khí.
- Truyền động thủy lực.
+ Theo lực rung của máy:
1, 3, 4,6,.20 (tấn)
83
84
3.4.7.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động
Lu rung thường được cấu tạo từ hai phần chính : Phần đầu kéo và phần bộ
công tác. Phần đầu kéo thường mang nguồn động lực chính dùng chung cho cả bộ
máy di chuyển và bộ gây rung. Với các lu rung hiện đại có sử dụng truyền động
thủy lực, động cơ đặt trên phần đầu kéo thường được dùng để dẫn động bơm
thủy lực. Dầu cao áp sẽ được dẫn tới các động cơ thủy lực của bộ máy di chuyển
và bộ máy gây rung, bên cạnh đó còn được dẫn tới các xylanh của cơ cấu lái.
Hình 3.22 : Sơ đồ cấu tạo 
lu rung
1- Trống lu; 2- Khung lái 
phía trước; 3- Xylanh lái; 
4- Bánh lốp; 5- Động cơ 
diesel; 6- Khung máy phía 
sau; 7- Ca bin điều khiển; 
8- Mô-tơ thủy lực;9-Tuy-ô 
thủy lực;10-Mái che.
2. Cấu tạo - Hoạt động
a. Cấu tạo
85
86
Hình 3.23 : Lu rung chân cừu
1- Khung lái; 2- Động cơ thủy lực gây rung; 3- Xylanh lái; 4- Bộ di 
chuyển; 5- Nguồn động lực; 6- Cabin; 7- Ống dẫn dầu; 8- Vấu chân cừu.
87
Cấu tạo trống đầm và bộ gây rung:
Hình 3.24 : Cấu tạo trống đầm và bộ gây rung
1- Vành trống lăn; 2,6- Vách đỡ; 3- Ổ đỡ giữa; 4- Vỏ bộ gây rung; 5- Trục lắp bánh 
lệch tâm; 7- Bộ giảm chấn; 8- Bánh đai; 9- Ống dẫn; 10,13- Bộ phận đỡ; 12- Bánh 
lệch tâm; 14- Đĩa xích chủ động; 15- Khớp cao su; 16- Ổ lăn đỡ; 17- Ổ lăn tự lựa
88
3.4.7.3. Năng suất của máy lu rung
Năng suất thực tế của lu rung được tính bằng công thức sau:
Trong đó:
N- Năng suất m3/ca
B- Chiều rộng vệt đầm, m;
b- Chiều rộng trừ hao khi hai vệt chồng lên nhau, m;
v- Tốc độ di chuyển trung bình của máy lu khi làm việc, km/h;
h- Chiều sâu đầm có hiệu quả,m;
T- Thời gian một ca làm việc, giờ;
k- Hệ số sử dụng máy theo thời gian;
m- Số lần lu cần thiết tại một vệt.
89
90

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_may_xay_dung_chuong_3_may_lam_dat_nguyen_huu_chi.pdf
Ebook liên quan